CÂU HỎI KIỂMTRA NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN Họ và tên: Nguyễn Hồng Phi Đơn vị : Trường THCS Trực Định Câu 1: Anh (chị) hãy nêu mục tiêu giáo dục môi trường trong môn hóa học ở trường trung học cơ sở? Trả lời Mục tiêu của giáo dục môi trường 1) GDMT nhằm giúp học sinh có được: a) Các kiến thức về: - Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái. - Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con người). - Môi trường và phát tiển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi ích thu được. - Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ … - Các chủ chương, chính sách về môi trường của Đảng và Nhà nước, luật Bảo vệ môi trường … b) Hình thành các kĩ năng: - Kĩ năng giao tiếp - Kĩ năng tư duy - Kĩ năng nghiên cứu - Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề - Kĩ năng cá nhân và xã hội - Sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin . c) Thái độ và hành vi: Trang 1 - Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật. - Biết khoan dung và cởi mở. - Tôn trọng, niềm tin và quan điểm của người khác. - Biết tôn trọng những luận điểm và luận cứ đúng đắn. - Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường. - Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề môi trường, các hoạt động cải thiện môi trường. Như vậy, GDMT nhằm đạt mục đích cuối cùng là trang bị cho người học: - Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất. - Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường. - Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường. 2) GDMT ở trường phổ thông làm cho học sinh và giáo viên: 1. Có ý thức thường xuyên và luôn nhậy cảm với mọi khía cạnh của môi trường và những vấn đề có liên quan. 2. Thu nhập được những kiến thức cơ bản về môi trường, quan hệ giữa con người và môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ đó. 3. Phát triển kĩ năng bảo vệ môi trường, dự đoán, phòng tránh và giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh. 4. Tham gia tích cực vào các hoạt động khôi phục, bảo vệ môi trường. 5. Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường với sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực với môi trường. Câu 2 Anh ( chị ) hãy nêu những khó khăn và thuận lợi khi đưa GDMT vào môn hoá học ở trường THCS? Trả lời I. Những thuận lợi khi đưa GDMT vào môn hoá học ở trường THCS Trang 2 1. Môi trường tác động trực tiếp vào cuộc sống: mĩ quan, vệ sinh, sức khỏe . nên dễ thu hút sự quan tâm của xã hội. 2. BVMT là một hoạt động thiết thực, hữu ích. 3. GDMT được sự quan tâm của cộng đồng (toàn thể nhân loại tiến bộ, các tổ chức, quốc gia, quốc tế). 4. Thông tin đại chúng khá nhiều. 5. Kho tài nguyên qua internet rất phong phú nếu có phương tiện và biết cách khai thác. 6. Hoá học có nhiều nội dung liên quan đến môi trường. 7. Hình ảnh dễ làm cho học sinh thích thú. 8. Độ tuổi của học sinh dễ tác động, tiếp thu và làm theo cái mới. II. Những khó khăn khi đưa GDMT vào môn hoá học ở trường THPT 1. Hoạt động GDMT nói chung tương đối mới mẻ nên chứa có nhiều kinh nghiệm. 2. Thời gian dành cho môn hoá học không nhiều, thời lượng của 1 tiết học rất ngắn có 45 phút. Một số trường xin giờ ngoại khóa khó vì còn có nhiều hoạt động khác nhau . 3. Tài liệu tham khảo một số nơi tìm kiếm khó khăn. 4. Sách giáo khoa chưa đề cập nhiều nội dung GDMT ? 5. Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu đa năng, máy chiếu phim, vi tính nối mạng . 6. Tài chính eo hẹp, không có khoản chi riêng cho GDMT ở THCS. 7. Luật BVMT chưa thực hiện triệt để và đồng bộ. 8. Hiện trạng, thực tế một số nơi về môi trường chưa tốt, gây phản cảm . 9. Tập quán và phong tục một số nơi còn nặng nề, khó thay đổi. 10.Đời sống nhân dân còn khó khăn. 11.Trình độ khả năng của một số giáo viên còn hạn chế. Hết Trang 3 1. Việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học trước mắt tập trung vào hai hướng . Thầy (Cô) hãy trình bầy nội dung của hai hướng đó . Thầy (Cô) hãy phân tích để thấy rõ trong việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học thì việc trước mắt tập trung vào hai hướng mà Thầy (Cô) vừa trình bầy ở trên là cần thiết. 2. Thầy (Cô) hãy trình bầy cách soạn bài theo “ Dạy học nêu vấn đề” để truyền thụ một kiến thức mới trong một bài lên lớp mà Thầy (Cô) đã dạy. Phân tích để thấy rõ tác dụng tích cực của phương pháp dạy học phức hợp nêu trên . 3. Thầy (Cô) hãy cho biết : Sự khác nhau giữa dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và dạy học lấy học sinh làm trung tâm về các điểm sau đây : mục tiêu dạy học, nội Trang 4 dung dạy học , phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học , đánh giá chất lượng kết quả học tập của học sinh . Bản chất của quan điểm “ dạy học lấy học sinh làm trung tâm” Hạn chế của quan điểm “ dạy học lấy học sinh làm trung tâm” Trong hai cụm từ “Dạy học hướng vào người học” và “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” thì Thầy (Cô) thấy dùng cụm từ nào đúng với tinh thần cải tiến phương pháp dạy học ở nước ta hơn. Tại sao . 4. Thầy (Cô) hãy trình bầy cách sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu trong một bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới mà Thầy (Cô) đã dạy. Phân tích để thấy rõ tác dụng tích cực của cách làm trên . 5. Thầy (Cô) hãy trình bầy: Bản chất của “Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic” . Những trường hợp thường gặp làm xuất hiện tình huống có vấn đề trong “Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic” . Qui trình dạy học sinh giải quyết một vấn đề học tập trong “Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic” Các mức độ của “Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic” . 6. Thầy (Cô) hãy xây dựng một bài tập hóa học có sử dụng một hoặc một vài thao tác tư duy mà Thầy (Cô) có thể tùy chọn trong số các thao tác tư duy sau : phân tích và tổng hợp , trừu tượng hóa , khái quát hóa và cụ thể hóa , so sánh . Trình bầy cách dạy học bài tập vừa xây dựng và phân tích để thấy rõ tác dụng tích cực của bài tập này. Trang 5 . đích cuối cùng là trang bị cho người học: - Một ý thức tra ch nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Tra i đất. - Một khả. phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin . c) Thái độ và hành vi: Trang 1 - Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời