1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN một số biện pháp BD HS giỏi TV 5

19 383 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 152 KB

Nội dung

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “…trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp Tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng, ngay từ cấp Tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường. Việc giáo dục học sinh hằng ngày trên lớp có chất lượng chính là tạo một nền móng vững chắc cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài. Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục. Trường tiểu học Trần Thị Tâm nhiều năm qua việc bồi dưỡng học sinh giỏimột trong những nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu về chất lượng giảng dạy và hiệu quả bồi dưỡng ngày càng đòi hỏi cao. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cả một quá trình, phải có kế hoạch cụ thể cho người dạy và cả người học. Tôi là giáo viên tiểu học được giao nhiệm vụ bồi dưởng HSG ,vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt ở trường tiểu học”. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Lí luận Việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm động viên khích lệ học sinh và giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của việc quản lý chỉ đạo của các cấp quản lý giáo Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 1 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường tiểu học là nơi đầu tiên tham gia vào việc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ bồi dưỡng mầm mống năng khiếu kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngược lại năng khiếu của các em không được phát hiện hay không được quan tâm bồi dưỡng thì năng khiếu của các em mất dần, mầm mống năng khiếu tuy có nhưng sẽ bị mai một đi. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là phát huy hết khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồn học sinh cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Mặt khác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏimột tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của một nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng. III.THỰC TRẠNG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THỊ TÂM Trong những năm qua tôi được phân công dạy bồi dưỡng ở trường tiểu học Trần Thị Tâm, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã luôn bám sát, tìm tòi, phỏng vấn, thực nghiệm giảng dạy đặc biệt là môn Tiếng việt. Với nhận thức đó tôi luôn đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng việt bậc tiểu học, các tài liệu tập huấn thay sách và các tạp chí có liên quan về đại trà và nâng cao, qua sự nghiên cứu đó, đối chiếu với thực tế giảng dạy cố gắng tìm những biện pháp tối ưu nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở nghiên cứu đó tôi nhận thấy: Mục tiêu bồi dưỡng học sinh môn Tiếng việt không phải là để tạo ra những nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh giỏi này sẽ có những em có khả năng trở thành những tài năng văn chương, ngôn ngữ học, mà mục tiêu chính Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 2 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học của công tác này là: bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn chương đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại vừa giữ được những tinh hoa văn hoá dân tộc vừa tiếp thu tốt những giá trị văn hoá tiên tiến trên thế giới. Qua phỏng vấn, khảo sát tôi nhận thấy những vấn đề sau: Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt cần nắm chắc nội dung chương trình và kiến thức Tiếng việt, biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm, biết tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Trong quá trình giảng dạy biết sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở để hướng học sinh phân tích, tìm hiểu bài tập. 1. Khảo sát : *Thuận lợi và khó khăn . a,Thuận lợi: - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay đã được nhà trường và chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh quan tâm chỉ đạo sát sao. Bên cạnh đó nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả như: phòng học, chế độ bồi dưỡng của giáo viên, đồ dùng dạy học . và đặc biệt là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên hội ý, rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn bồi dưỡng, hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. - Giáo viên bồi dưỡng thường là những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, có uy tín trong học sinh, nhân dân và đồng nghiệp. - Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển vì vậy nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được sáng tỏ. Phụ huynh phối hợp với giáo viên quan tâm đến các em như mua vở, sách nâng cao, chăm sóc sức khỏe cho các em .Đưa đón các em đến nơi đến chốn . Vì vậy việc cho con em tham gia các lớp bồi dưỡng được các phụ huynh hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện vật chất để con em mình tham gia. b, Khó khăn: Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 3 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học - Nhìn chung hiện nay, nhà trường đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng điều kiện thực tế còn hạn chế cả phía nhà trường và phía cha mẹ học sinh. Việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục toàn diện và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn lúng túng bởi có nhiều lý do. 2, Tình hình thực tế của trường: + Về phía phụ huynh học sinh : Số lượng phụ huynh có nguyện vọng cho con em mình đi học bồi dưỡng môn Tiếng việt ít hơn môn Toán. Ít kiểm tra thường xuyên việc học ở nhà, học theo nhóm. - Điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn, thời gian dành cho việc học tập ở nhà còn ít, việc mua sắm tài liệu tham khảo còn hạn chế dẫn đến chất lượng không cao. +Về phía giáo viên: Kiến thức Tiếng việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn hạn chế, kinh nghiệm bồi dưỡng còn ít, không được phân công chuyên trách về vấn đề này. -Thời gian dành cho chương trình bồi dưỡng không nhiều chỉ chủ yếu là năm học cuối cấp vì vậy việc nắm khối lượng kiến thức hết sức nặng nề với các em. + Về học sinh: Tôi thấy các em còn nhỏ, thể chất yếu như em Hạnh so với các bạn khác thì nhỏ bé hơn , các em rất hiếu động. Số lượng học sinh tham gia chỉ có 3 em, so với đầu năm hiện giờ các em rất thích học, đi học chuyên cần không nghĩ buổi nào, trừ trường hợp ốm. Nhìn chung cả 3 em tôi bồi dưỡng em nào cũng yêu thích học văn. Bên cạnh đó sự tập trung của các em đôi khi chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, nóng vội trong các tình huống cộng với trình độ ngôn ngữ thấp so với yêu cầu đặt ra của học sinh giỏi môn Tiếng việt tạo ra không ít khó khăn cho công tác bồi dưỡng. 3. Kết quả của những năm trước: Trong những năm qua tôi đã chú trọng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài, tìm cách dạy tối ưu nhất để cho học sinh hiểu bài, thường xuyên kiểm tra theo giỏi sự tiến bộ việc học của các em. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 4 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học GV dạy phối hợp cùng phụ huynh đưa đón các em khi cho bồi dưỡng thứ bảy . Bên cạnh đó tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh luôn trao đổi tình hình học tập của các em. Qua thực tế tiết học, bồi dưỡng môn Tiếng việt phải bao gồm các bước cơ bản sau mà tôi đã vận dụng: - Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà. - Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học. - Bước 3: Nâng cao kiến thức Tiếng việt cần bồi dưỡng cho học sinh. - Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà. Kết quả trong 5 năm các em thi cấp Tỉnh- Huyện đều đạt giải, duy rì được số lượng HS giỏi hàng năm song chất lượng chưa cao và chưa mang tính bền vững. * Xuất phát từ thuận lợi khó khăn trên năm học này tôi tiếp tục được giao dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Mục tiêu chính của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2010-2011 là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh, phấn đấu học sinh đạt giải môn Tiếng việt cấp Huyện 2 giải, cấp Tỉnh 2 giải chất lượng giải được nâng lên. Trước chỉ tiêu đã đề ra và để đạt được học sinh giỏi cấp Huyện- Tỉnh đạt giải cao, đảm bảo tính bền vững. Tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp đổi mới dạy và học bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THỊ TÂM 1,Tiến hành khảo sát chọn học sinh ngay từ đầu năm: - Là những em đạt học sinh giỏi lớp 4, tổ chức ra đề, cho các em thi khảo sát *Kết quả đạt được: 03 em được chọn để bồi dưỡng. ST T Họ và tên Năm sinh Con ông bà Học lớp 1 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2000 Nguyễn Thị Hoài Cúc 5a 2 Lê Thị Tú Quyên 2000 Lê Thị Thu 5a 3 Nguyễn Đoàn Hiền Lương 2000 Đoàn Thị Hiền 5b 2, Lập kế hoạch bồi dưỡng: Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 5 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học - Thời gian bồi dưỡng cụ thể: - Ngay từ đầu năm tổ chức họp phụ huynh học sinh giỏi vào tháng 8 để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng và phối hợp với giáo viên. - Bắt đầu dạy vào tháng 8. Mỗi tuần học ít nhất 2 buổi, lịch chuyên môn nhà trường lên. -Giáo viên lên chương trình cụ thể trọng tâm kiến thức ở lớp 4-5: + Nội dung: bám sát chương trình của Bộ và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và nhà trường. + Tài liệu bồi dưỡng: -Sách bồi dưỡng HS giỏi Tiếng việt lớp 4-5 - Tiếng việt nâng cao lớp 4-5 -Tuyển tập đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học môn TV -Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học - 30 đề ôn luyện TV -Cảm thụ văn lớp 5 -Các đề thi HS giỏi của những năm trước. 3,Tổ chức thực hiện: - Mỗi tuần dạy 2 buổi, một buổi tôi dạy phần luyện từ và câu, một buổi dạy phần cảm thụ - Tập làm văn. - Các dạng bài sau tập trong chương trình bồi dưỡng: * Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng từ ngữ được chia làm 2 mảng. -Kiến thức lý thuyết về từ và khả năng nắm nghĩa sử dụng. a. Bồi dưỡng lý thuyết về từ: Nội dung không vượt ra ngoài 12 bài lý thuyết về từ: từ đơn, từ ghép, từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, từ nhiều nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa… b. Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo. - Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ ghép. - Khi phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 6 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học + Nếu có quan hệ về mặt ngữ nghĩa: từ ghép. + Nếu có quan hệ về mặt ngữ âm: từ láy. *Lưu ý trong tiếng Việt có những từ thuần Việt như: tắc kè bồ bóng, bồ kết hay những từ vay mượn như: xà phòng, mít tinh . là những từ đơn đa âm không nên sử dụng làm ngữ liệu để phân tích. Trong trường hợp học sinh đưa ra tôi cần phân tích mặt âm, mặt nghĩa để kết luận. Các từ 2 tiếng có sự giống nhau về âm như: chôm chôm, thằn lằn, ba ba, thuồng luồng . tuy không phải là từ láy nhưng đều được xem là từ láy. Các kiểu từ như: ồn ào, ầm ỉ, ọc ạch, ỏn ẻn . đều được xem là từ láy và được giải thích là khuyết âm phụ đầu. Các từ như cong queo, cuống quýt, kinh coong . cũng là từ lóng có phụ âm đầu viết dưới dạng những con chữ khác nhau. - Về phân biệt từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại. + Từ ghép tổng hợp: giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập mang tính tổng hợp khái quát nghĩa của những từ đơn hợp thành. VD: nhà cửa, ruộng vườn, núi sông . + Từ ghép phân loại: có yếu tố cụ thể hoá, cá thể hoá nghĩa cho yếu tố kia. VD: Xe đạp, xe máy, xe điện . *Lưu ý: Một số từ tuỳ từng ngữ cảnh mà xếp, có khi là từ ghép tổng hợp, có khi là từ ghép phân loại. VD: Từ "Sáng trong" trong câu "một tấm lòng sáng trong như ngọc" là từ ghép tổng hợp, có thể đổi thành "trong sáng". Nhưng trong câu "con hãy mua cho bố cái bóng đèn sáng trong, đừng mua bóng đèn sáng đục" thì là từ ghép phân loại. *Dạng bài tập phân biệt từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại nhìn chung các em nắm chắc làm bài tốt. - Làm giàu vốn từ hay luyện kỹ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh. - Dạng 1: Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ hay thành ngữ cụ thể. VD: Em hiểu thành ngữ "Gió chiều nào che chiều ấy" là thế nào? Hay "lao động trí óc" là gì? Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 7 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học - Dạng 2: Cho những từ có cùng yếu tố cấu tạo. VD: Phân biệt nghĩa của các từ "mẹ đẻ", "mẹ nuôi", "mẹ kế", "mẹ ghẻ" . - Dạng 3: Yêu cầu hoạt động kể ra các từ theo chủ đề. - Dạng 4: Yêu cầu phân loại từ theo nhóm nghĩa và đặt tên cho nhóm. - Dạng 5: Dạng để sửa lỗi từ dùng sai. VD: Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau, phân tích nguyên nhân và chữa lại cho đúng. a, Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý. -Dạng bài tập này các em thường không đọc kĩ đề, các em tự thêm bớt từ để đặt câu. Dẫn đến làm sai bài tập. *Tôi cho các em xác định yêu cầu của bài tập, tìm từ dùng sai trong câu đã cho. -Từ dùng sai: nhỏ nhen +Phân tích nguyên nhân: -Từ nhỏ nhen thường dùng chỉ tính nết của con người, không dùng để nói về đặc điểm của sự vật. -Chữa lại cho đúng bằng cách các em tìm 1 từ để thay thế cho từ nhỏ nhen câu đã cho -Chữa lại: Món quà tuy nhỏ bé nhưng em rất quý. +Sau đó tôi đưa ra bài tập tương tự học sinh làm rất tốt. - Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với những từ cho sẵn. - Dạng 7: Điền từ vào chỗ trống. * Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ngữ pháp. - Khái niệm câu và bản chất của câu: Các em thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu thường đặt câu thiếu thành phần vì vậy nên tôi tập trung vào các dạng bài tập. + Các ví dụ sau ví dụ nào đã thành câu, ví dụ nào chưa thành câu? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng. + Chữa câu sai sau đây bằng 2 cách . *Khi tôi đưa ra các dạng bài tập đó, để học sinh xác định đúng tôi đã hướng dẫn, gợi mở, đặt câu hỏi xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ…Từ đó các em đã nắm khá chắc để làm được các dạng bài tập này. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 8 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học -Cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu đó là các dạng bài tập: yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần của câu cho sẵn. + Yêu cầu học sinh tìm bộ phận chính của câu. + Dạng yêu cầu học sinh kết hợp các thành phần câu. + Dạng mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm thành phần phụ. - Kiến thức về dấu câu và kỹ năng sử dụng dấu câu. - Dạng: cho một đoạn không có dấu câu, yêu cầu học sinh tự đánh dấu câu vào chỗ thích hợp. - Dạy chữa lại những chỗ đặt dấu câu không đúng. -Kiến thức về từ loại, kỹ năng xác định từ loại. - Dạng: Yêu cầu học sinh tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu, đoạn văn . *Trong từng dạng bài tập tôi đưa ra, tôi thường cho các em đọc kĩ đề, sau đó xác định yêu cầu của đề bài, làm mẫu một bài rồi tôi đưa ra dạng bài tập tương tự để các em làm, tiếp đến tôi kiểm tra, đánh giá, có em nào chưa hiểu tôi giảng giải cho em đó hiểu và làm được bài tập dạng đã đưa ra mới sang bài tập khác. *Bồi dưỡng cảm thụ văn học: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một quá trình lâu dài và công phu trong phân môn tập đọc. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là bồi dưỡng vốn sống cho các em có vốn sống, các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp cận tác phẩm. Giáo viên cần tạo điều kiện để các em tiếp xúc với nhiều tác phẩm, không nên cảm thụ hộ, biến học sinh thành người minh hoạ cho mình. Giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của học sinh với những tác phẩm hay. Hoạt động của giáo viên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy nở trong hoạt động. Cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc thực thơ nâng trong trẻo của học sinh và nâng chúng lên ở cấp độ cao hơn, đồng thời giáo viên phải trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, những biện pháp tu từ . Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 9 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Một trong những biện pháp có hiệu quả nữa là giúp học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo, nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Khi cho học sinh tiếp xúc tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên tưởng. Đó là những câu hỏi về ý nghĩa tác phẩm giúp học sinh hiểu mục đích thông báo của văn bản, đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm tư tưởng của tác phẩm, giá trị nghệ thuật những từ ngữ hình ảnh gây nhiều ấn tượng. *Trong khi dạy tôi đã đưa ra các dạng bài tập như bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động. Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả. Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ. Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo. Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn. Chú ý: Khi đưa ra một bài tập tôi thường nhắc và hướng dẫn các em trước khi làm, muốn cảm thụ một đoạn văn, bài thơ trước hết em cần đọc kỹ bài, tìm xem trong đoạn thơ, bài văn đó có: - Những từ ngữ, hình ảnh nào hay, độc đáo. - Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng: như nhân hoá, so sánh, tu từ, ẩn dụ . - Nội dung đoạn thơ đó là gì? Trong đoạn thơ này, tác giả đã nói điều gì? -HS suy nghĩ làm và trả lời theo sự hướng dẫn của giáo viên. Hiện giờ các em đã biết cách làm một bài cảm thụ. *Bồi dưỡng làm văn. Làm văn là nơi thử thách cho học sinh các kỹ năng Tiếng việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học. Học sinh phải thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết, từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm nhận thật sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên với những nét riêng độc đáo. Trước hết để luyện tập kỹ năng viết văn của học sinh cần có những đề bài tốt, Tôi đã lựa chọn đề, tự ra đề bài gần gũi thân thiết với cuộc sống hàng ngày của các em nhưng cũng tránh lặp lại gò bó, nhàm chán. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 10 [...]... hỏi bài PHẦN KẾT LUẬN 1 Một số kết luận: 12 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Trong quá trình thực hiện tôi xin rút ra một số kết luận sau: - Để bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt có hiệu quả trước hết phải có những giáo viên vững về kiến thức, kỹ năng thực hành Tiếng việt, có vốn sống, vốn cảm xúc phong... Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CỤ THỂ PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU STT Nội dung bồi dưỡng 1 Kiểm tra và chữa BT ở nhà 2 3 4 Ôn tập về Cấu tạo của tiếng- Từ đơn- Từ phức Ôn tập: Từ láy- Từ ghép Ôn tập: Danh từ- Động từ- Tính từ Ôn Từ đồng nghĩa- Câu kể 15 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi... chất lượng HS giỏi năm học 2010- 2011 sẽ có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng được tăng lên, đảm bảo chỉ tiêu đã xây dựng 2 Kiến nghị: - Đối với nhà trường nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường phải được tổ chức ngay từ lớp 2 chú trọng hơn công tác khảo sát, lựa chọn học sinh vào lớp bồi dưỡng học sinh giỏi 13 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi... TLV: LT tả cảnh Cảm thụ: BT tìm hiểu và vận dụng biện pháp tu từ: Nhân hóa 5 TLV: LT tả cảnh Cảm thụ: BT tìm hiểu và vận dụng biện pháp tu từ: Điệp ngữ 6 TLV: LT tả cảnh Cảm thụ: Đoạn thơ trong bài “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa 7 TLV: Tả cảnh Cảm thụ: BT về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn 8 TLV: Tả cảnh Cảm thụ: BT tìm hiểu và vận dụng biện pháp tu từ: Đảo ngữ 9 TLV: Tả cảnh Cảm thụ: Cảm... sống, vốn hiểu biết của học sinh Trên cơ sở đó tôi rút ra kinh nghiệm rằng: Để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh cần phải cho các em quan sát, trải nghiệm những gì chuẩn bị viết VD: Khi hướng dẫn các em quan sát con đường để thực hiện bài viết “Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường”.Tuy nhiên không nên hiểu quan sát một 11 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp. .. Nghị lực;Ước mơ; 5 Giải BT theo đề Mở rộng vốn từ: Thiên Nhiên; Tài năng; 6 Giải BT theo đề Mở rộng vốn từ: Đồ chơi- Trò chơi; Bảo vệ môi trường 7 Giải BT theo đề Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc; Sức khỏe; Lạc quan yêu đời 8 Giải BT theo đề Mở rộng vốn từ: Công dân; Dũng cảm; Giải BT theo đề 16 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.. .Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Bên cạnh đó: Tôi đã rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề, quan sát, tìm ý, kỹ năng diễn đạt, viết đoạn và hoàn thiện bài viết Trong... em lại tìm hiểu một bài thơ có tựa đề "Mẹ" của nhà thơ Bằng Việt Chúng ta cùng đọc xem bài thơ này có gì khác với các bài thơ mà các em đã học nhé *Bồi dưỡng vốn sống: Hiện nay các giáo viên khi dạy bài tập làm văn cho học sinh thường thiên về dạy các kỹ thuật mà giáo viên cung cấp cho các em những chất liệu cuộc sống để tạo nên cái hồn của bài viết Khi một học sinh khó khăn trước một bài văn giáo... biện pháp tu từ: Đảo ngữ 9 TLV: Tả cảnh Cảm thụ: Cảm nhận của em đoạn thơ của Mai Thị Bích Ngọc - Tiếng đàn Ba- la- lai- ca… 17 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học 10 TLV: Tả cảnh Cảm thụ: Đoạn thơ trong bài: Quê hương nhà thơ: Đỗ Trung Quân 11 TLV: LT thuyết trình tranh luận Cảm thụ: Bài: Tiếng ru của Tố Hữu... TLV: Tả con vật Cảm thụ:Ai trồng cây 22 TLV: Tả con vật Cảm thụ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ TLV: Tả cảnh 18 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học 19 Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm . Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 9 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Một trong những biện pháp có hiệu quả nữa là giúp. bài. PHẦN KẾT LUẬN 1. Một số kết luận: Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm 12 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt

Ngày đăng: 20/10/2013, 15:11

w