1 DULỊCHVĂN HÓA: LỢITHẾPHÁTTRIỂN NGUYỄN THỊ LÝ* * ThS - Trường CĐ VHNT & DL Sài Gòn TÓM TẮT Trong các loại hình du lịch, dulịchvănhóa đang trở thành xu thếpháttriển của các nước trong khu vực. Việt Nam một đất nước có nền vănhóa giàu bản sắc, nên dulịchvănhóa có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để Việt Nam khai thác phục vụ cho nền công nghiệp dulịch chuyên nghiệp. Bài viết nêu bật những lợithế mà dulịchvănhóa có được để phát triển: lợithế từ văn hóa, lợithế về tiềm năng và thế mạnh, lợithế từ các giải pháp để phát triển. ABSTRACT CULTURAL TOURISM: DEVELOPMENT ADVANTAGES In the form of tourism, cultural tourism is becoming the trend of development of countries in the region. Vietnam a country with rich culture, cultural tourism has so much potential and strengths to Vietnam exploited for tourism industry professionals. Article highlights the advantages that cultural tourism has been developing: the cultural advantage, the advantage of the potential and strengths and advantages of the solution for development. Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn dulịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ dulịchthế giới. Và Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập, trong xu thế đó dulịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vì vậy, để hoạt động dulịch ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của mình theo hướng pháttriển bền vững, việc khai thác những tiềm năng dulịch Việt Nam là hoạt động mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Bên cạnh những loại hình dulịch như: dulịch sinh thái, dulịch khám chữa bệnh, dulịch mạo hiểm, dulịch giáo dục . gần đây dulịchvănhóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách dulịch quốc tế. Đối với dulịch Việt Nam, dulịchvănhóa có nhiều lợithế làm bệ đỡ cho một nền công nghiệp dulịch chuyên nghiệp trong tương lai. Chúng ta xem xét các lợithế sau: 1. Lợithế từ vănhóa đưa đến sự pháttriển bền vững của dulịchVănhóa tự bản thân nó đã là một sự trường tồn, dựa vào vănhóa để pháttriển là một mục tiêu chiến lược đưa đến sự bền vững. Khi đưa vănhóa vào trong kinh doanh dulịch sẽ tạo nên các sản phẩm dulịchvăn hóa. Dulịchvănhóa là loại hình dulịch mà điểm đến là các địa 2 chỉ văn hóa, dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng . để tạo sức hút đối với khách dulịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Mối quan hệ biện chứng giữa vănhóa và dulịch trong quá trình vận động pháttriển là rất rõ. Dulịch khai thác các giá trị vănhóa làm nền tảng cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào vănhóa để phát triển. Sự pháttriển của dulịch đã làm cho các giá trị vănhóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa. Dulịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành vănhóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc” của mình” [5]. Dulịch Việt Nam trong những năm qua có được những thành tựu là do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của vănhóa dân tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch. Đối với khách dulịch có sở thích nghiên cứu, khám phá vănhóa và phong tục tập quán bản địa, thì dulịchvănhóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Thông qua hoạt động du lịch; sự giao lưu, giao thoa giữa các dòng du khách nội địa và quốc tế với cư dân bản địa đã cho ra đời một loại hình sản phẩm vănhóa đặc trưng đó là những sản phẩm du lịch. Trong tất cả các loại hình dulịch thì dulịchvănhóa là một hình thức dulịch mang lại nhiều lợi ích cho môi trường dulịch nhất: Dulịchvănhóa là công cụ để khôi phục, duy trì và phát huy những giá trị vănhóa của cộng đồng địa phương một cách hữu hiệu nhất. Dulịchvănhóa nếu khai thác tốt nó là một hình thức dulịch bền vững có lợi cho môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn của cộng đồng. Khách dulịchvănhóa thường có ý thức bảo vệ môi trường dulịch tốt hơn khách dulịch đại chúng [9]. Do đó, chúng ta phải có chiến lược pháttriểnvăn hóa. Khách dulịch không phải đến Việt Nam vì chúng ta vừa có một tòa nhà “trọc trời”, không phải họ đến Việt Nam vì chúng ta vừa xây dựng xong những khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, một cây cầu hiện đại… mà phần lớn họ đến Việt Nam hay quyết định quay trở lại Việt Nam vì những cuốn hút về mặt văn hóa. Theo thống kê: Trong số khách dulịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham gia vào các tour dulịch sinh thái tự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour dulịch tham quan - sinh thái nhân văn [8]. Tổng hợp các điều kiện và chỉ cần nhìn từ khía cạnh đa dạng văn hóa, từ lợithế của sự khác biệt, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng là điểm đến của thiên niên kỷ mới, là vẻ đẹp bất tận. Vấn đề là làm thế nào để khai thác thật hiệu quả vốn vănhóa trong hoạt động dulịch theo hướng pháttriển bền vững để dulịch Việt Nam, trong đó dulịchvănhóa không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là con đường để giao lưu, tiếp biến vănhóa năng động trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2. Lợithế từ tiềm năng của dulịch Việt Nam 3 Việt Nam là đất nước có tiềm năng dulịchvănhóa “khổng lồ”. Không chỉ là điều kiện mà là lợithếvănhóa xuất phát từ những đặc điểm vănhóa nổi bật của Việt Nam. Về cảnh quan, Việt Nam là một đất nước được kiến tạo rất đặc biệt: “lưng” thì dựa vào lục địa, “mặt” thì hướng ra biển Đông. Hệ thống núi non trùng điệp, với Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, nổi bật lên là đỉnh Phanxipang – đỉnh núi được ví như nóc nhà Đông Dương. Hệ thống dãy núi Trường Sơn chạy dọc phía Tây miền Trung đến Cao Nguyên như một con Rồng uốn lượn. Ở biển Đông cũng có một mê cung núi vô cùng tráng lệ, vừa được tôn vinh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Sông ngòi dày đặc, với rừng, thác, hồ, sông, suối phủ khắp cả nước. Tất cả tạo nên một cảnh quan vănhóa đa dạng của vùng bán đảo đặc trưng thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa hình thành nên nhiều di sản thiên nhiên, vănhóa kỳ thú. Về mặt cấu trúc, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 54 dân tộc, các tộc người đều có đặc trưng vănhóa riêng, tạo nên một bức khảm vănhóa đa sắc màu, thống nhất trong đa dạng. Nhiều di sản vănhóa Việt Nam mang đậm dấu ấn đóng góp của vănhóa đa tộc người được công nhận là di sản vănhóathế giới (Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, không gian vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên…). Về vănhóa – lịch sử: Việt Nam có một truyền thống vănhóa – lịch sử đặc thù mà đối với du khách, đấy là truyền thống vừa đặc sắc vừa chứa đầy nghịch lý cần khám phá: một nền vănhóa đa dạng uyển chuyển, dung hòa, sáng tạo và giữ vững được bản sắc trong những điều kiện tiếp xúc vănhóa hầu hết là không bình thường; một đất nước, một dân tộc nhỏ bé nhưng phải đối diện với những thử thách to lớn và làm nên những kỳ tích thật vĩ đại trong chiến tranh chống Nguyên - Mông, chống Minh - Thanh, chống Pháp, chống Mỹ… Một pho lịch sử như thế khó có thể kể hết về những lợithế của Việt Nam trong việc tựa vào vănhóa – lịch sử để pháttriểndu lịch, để thu hút khách dulịch đến Việt Nam. Về mặt địa – văn hóa, tức là khai thác những giá trị địa - văn hóa, dulịchvănhóa theo chiều ngang, theo không gian có tính vùng miền. Việt Nam còn có các vùng đặc trưng vănhóa như: Miền núi và trung du Bắc bộ đặc sắc bởi đa dạng vănhóa Việt cổ; Đồng bằng sông Hồng có vănhóa lúa nước; Bắc Trung bộ có cố đô, vănhóa cung đình; Duyên hải Nam Trung bộ có bãi biển đẹp và vănhóa Sa Huỳnh; Tây Nguyên có vănhóa Cà phê; Đông Nam bộ có vănhóa Óc eo; Đồng bằng sông Cửu Long có vănhóa sông nước miệt vườn. Các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, vùng du lịch, địa danh nổi tiếng sẽ tổng hòa tạo dựng lên thương hiệu điểm đến quốc gia Việt Nam. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động dulịchvănhóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội vănhóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Dulịch Điện Biên (Lễ hội vănhóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội 4 dân gian kết hợp tham quan những di sản vănhóa được UNESCO công nhận) . đều là những hoạt động của dulịchvăn hóa, thu hút nhiều khách dulịch trong và ngoài nước. 3. Lợithế từ sự đa dạng về loại hình văn hóa: Chúng ta dùng vănhóa để giúp cho sản phẩm dulịch Việt Nam vốn đã phong phú về chủng loại thêm hấp dẫn khách dulịch trong và ngoài nước, ta có thể phân ra các loại hình dulịchvănhóa tiêu biểu như sau: Thứ nhất: Dulịchvănhóa - lịch sử, gồm tất cả những chuyến dulịch thăm lại những khu di tích lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng lịch sử dân tộc, tham quan nơi làm việc của các vĩ nhân . Theo thống kê năm 2004, chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích là các đình chùa, lăng, miếu trong đó có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia gồm có 1322 di tích lịch sử, 1263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh. Du khách còn có thể thăm viếng 117 bảo tàng lịch sử văn hóa, trong đó có những bảo tàng quan trọng như: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng vănhóa Chăm ở Đà Nẵng… Mỗi di tích có một lý lịch riêng với biết bao nhiêu câu chuyện liên quan cùng các nhân chứng, kỷ vật. Tất cả những cái đó nếu được khai thác tốt sẽ trở thành những sản phẩm dulịch đáng kể. Trên khắp đất nước từ Bắc chí Nam không thiếu những địa danh có thể làm dulịchlịch sử văn hóa. Ở loại hình dulịch này ta còn thấy việc tham quan tìm hiểu các di tích danh nhân có khá nhiều trên khắp ba miền Bắc, Trung và Nam bộ. Những Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Du, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định… đều có các di tích và kèm theo đó là lịch sử phong phú của các di tích đó. Nếu so với các nước trong khu vực và thế giới, thì chừng ấy về chủng loại sản phẩm dulịch và các giá trị đang có thì phải được xếp là loại “giàu có”. Vấn đề, chúng ta phải làm gì để khai thác hiệu quả “gia tài” đó thật bài bản và chuyên nghiệp. Thứ hai: Dulịchvănhóa di sản, là sản phẩm lấy những giá trị văn hóa, lịch sử có trong di sản để cho khách thưởng thức. Một đất nước được vinh danh nhiều di sản, nó là “tấm giấy thông hành” về trình độ và bề dày vănhóa – văn minh của dân tộc đó. Đến nay, Việt Nam đã có 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm: Hai Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Năm Di sản vănhóathế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ. Các danh hiệu khác cũng được công nhận là di sản thế giới như: Sáu di sản vănhóa kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian vănhóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca Trù, hát Xoan. Ba Di sản tư liệu thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, 82 Bia tiến sĩ Văn 5 Miếu Thăng Long, Kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Cao nguyên Đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tương lai, danh sách các di sản thế giới của Việt Nam sẽ còn tiếp tục được bổ sung. Các danh hiệu di sản thế giới bảo đảm là một thương hiệu tốt quảng bá cho dulịchvănhóa Việt Nam phát triển. Và trong thực tế những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều du khách nước ngoài. Có nhiều lý do để Việt Nam thu hút được nhiều du khách, trong đó phải kể đến sự đóng góp lớn của những di sản thiên nhiên và vănhóathế giới tại Việt Nam. Thứ ba: về loại hình dulịchvănhóa cảm xúc, là những sản phẩm khai thác các đặc tính thẩm mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị, tiếng động những thành tố tạo thành cái cội nguồn vănhóa của vùng, dân tộc hay quốc gia. Những thành tố này sẽ tạo nên một vùng cảm xúc mạnh mẽ đối với du khách và để lại cho họ những kí ức đẹp về chuyến đi. Về loại hình dulịchvănhóa này chúng ta có Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian vănhóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca trù, Hát Xoan, được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản vănhóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể. Ngoài ra, nghệ thuật múa Rối nước Việt Nam đã có được thương hiệu dulịch của mình. Thứ tư: Dulịchvănhóa sự kiện và lễ hội, là những sản phẩm dulịch tận dụng sự kiện và lễ hội để xây dựng chương trình tour sao cho khách dulịch có thể trải nghiệm và hòa mình vào không khí của lễ hội một cách hợp lý nhất. Ở Việt Nam, lễ hội đã trở thành truyền thống và từ lâu là một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch thì nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội trong năm. Với gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, Việt Nam được ví như đất nước của lễ hội. Đây không chỉ là một kho tàng di sản vănhóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam mà còn có sức hút rất lớn đối với tất cả những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt. Vấn đề là kèm theo các lễ hội là những nghi thức tín ngưỡng, các đám rước nhiều màu sắc, nhiều phong tục khác nhau và đặc biệt là các sinh hoạt vănhoá nghệ thuật xung quanh nó như múa bóng rỗi, hát bội và các loại hình diễn xướng khác. Bên cạnh đó là những vui chơi phong tục, trò chơi, ca cải lương, hò, đờn ca tài tử… Một giá trị to lớn khác và cũng là những sản phẩm dulịch hết sức thú vị, đó là các sản phẩm của vănhoá ẩm thực mang sắc thái địa phương, hàng hóa, quà đặc sản của các vùng. Thứ năm: Dulịchvănhóa nghệ thuật ẩm thực, là sản phẩm được xây dựng trên cơ sở khai thác những nét tinh hoa ẩm thực truyền thống của vùng hoặc quốc gia tạo cho khách cơ hội nghiên cứu, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống. Vănhóa ẩm thực đóng vai 6 trò quan trọng trong việc pháttriểndu lịch. Trong hội thảo Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Philp Kotler, người được coi là một trong những nhà sáng lập trường phái marketing hiện đại của thế giới đã gợi ý: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Điều này có lẽ xuất phát từ việc các món ăn Việt Nam được rất nhiều người nước ngoài yêu thích. Theo lời BS. Nguyễn Khắc Viện có ba nghệ thuật ẩm thực được ưa chuộng trên thế giới: Hoa – Pháp – Việt. Một giáo sư Mỹ nhận định: “Văn hóa ẩm thực Việt Nam có cái gì đó phảng phất Hoa, có cái gì đó phảng phất Pháp song Nó vẫn khác Hoa, Pháp và đứng vào quãng giữa với nhiều món ăn, món quà dân tộc, dân gian” [4, tr404]. Thực vậy, món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn món ăn Trung Quốc, ít cay hơn món ăn của Thái Lan và Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn của châu Âu vừa ngon vừa lành, vừa ít mỡ, ít thịt, nhiều rau củ quả, vừa cân bằng các chất, các vị sao có lợi cho sức khỏe: ví như món có hơi nhiều thịt, mỡ thì ăn nhiều hành tiêu mỡ, ăn cùng với rau đỡ ngán; món ăn ướp tỏi hay ăn thêm tỏi để trừ khuẩn, lợi tim mạch, ngừa ung thư; món ăn có loại thịt trắng như gà, thịt thỏ hay có khoai, bí ngô, bí đao thì không sợ bệnh gút; món ăn có khế, chuối chát, nhiều loại húng thì ngừa dị ứng . Nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú, đa dạng và đều là sản vật của thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi miền, mỗi vùng quê có những món ăn đặc sản do quy trình chế biến và kết hợp gia vị để tạo ra món ăn độc đáo, hấp dẫn. Ẩm thực Việt Nam có đầy đủthế mạnh để tạo nên những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, nhưng chúng ta chưa khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này để thành công như các nước châu Âu hay Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…Vì vậy, một lần nữa cần khẳng định: có một nền ẩm thực Việt Nam cần giới thiệu với thế giới. Thứ sáu: Dulịchvănhóa làng nghề truyền thống, là sản phẩm dulịch khai thác các giá trị của làng nghề truyền thống, tạo cho khách cơ hội giao lưu học hỏi cách làm và mua những sản phẩm ấy. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước ta hiện có 2.900 làng nghề. Và đây được xem là một đặc sản của dulịch Việt. Ngoài những lợithế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét vănhoá đặc sắc, các làng nghề truyền thống còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng vănhoá hay một hệ thống di tích. PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu pháttriểndulịch làng nghề nhận định: “Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên dulịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm dulịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể”. Và “Du lịch làng nghề là loại hình dulịchvănhoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị vănhoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống trên khắp miền đất nước”. Pháttriểndulịch qua các làng nghề là một hướng đi đúng, bởi không chỉ tạo nên sự đa dạng cho các tour du lịch; quảng bá vănhóa Việt, mà còn là cách thức giới thiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề. 7 Thứ bảy: Dulịchvănhóa biển đảo Việt Nam, là sản phẩm dulịch dựa vào tài nguyên biển như bãi biển, vịnh và các đảo ven bờ để du khách thư giản, nghỉ dưỡng, giải trí biển . Việt Nam là đất nước bán đảo với 3.200 km bờ biển và trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài tiềm năng tự nhiên, biển đảo Việt Nam còn gắn liền với các trung tâm vănhóa của vùng tại các đô thị ven biển, các lễ hội truyền thống như lễ hội Tháp Bà Ponaga, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội cầu ngư, lễ hội Katê… Gắn với làng nghề truyền thống và các di sản vật thể và phi vật thể khác tạo nên quần thể tài nguyên dulịch tự nhiên - nhân văn vô cùng phong phú, hấp dẫn, đặc sắc riêng có của vùng có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Hơn thế, biển đảo Việt Nam còn gắn liền với lịch sử pháttriển của dân tộc, những dấu ấn thương mại biển Đông có từ thế kỷ XVI – XVIII, những trận đánh hào hùng từ các cửa biển, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển Đông trong thế kỷ XX, Côn đảo đang được đề cử là di sản vănhóathế giới… Các giá trị lịch sử - vănhóa gắn liền với những đặc trưng tự nhiên nổi bật như: Các bãi biển nơi đây có nước biển trong, xanh, sạch và ấm quanh năm; bãi biển dài, cát trắng, mịn và đẹp như Non Nước, Cửa Đại, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né; Khí hậu nhiệt đới, ôn hòa, nhiệt độ ấm áp quanh năm, bãi biển thoải, nền chắc và nước trong; Hệ thống đảo gần bờ với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, các bãi biển trên đảo đặc biệt giữ được vẻ nguyên sơ vì vậy có giá trị đặc biệt đối với dulịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao biển; Các đảo ven bờ có diện tích đủ lớn và điều kiện có thểpháttriểndulịch như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre, Hòn Tằm (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận) . Hệ thống vũng vịnh như vịnh Quy Nhơn, Xuân Đài, Nha Trang, Vân Phong là nơi hội tụ không gian biển giao thoa với đời sống vănhóa ven biển tạo nên sức hấp dẫn đặc trưng của mỗi điểm du lịch. Đó là những lợithế bất tận. Như vậy, Việt Nam là một nước có điều kiện và tiềm năng pháttriểndulịchvănhóa với những ưu thế về các giá trị vănhóa “đồ sộ”: sự đa dạng về lịch sử, đa tôn giáo, đa dân tộc, một môi trường an ninh – chính trị ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo sự pháttriển bền vững của dulịch nói riêng và công cuộc pháttriển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, dulịchvănhóa là loại hình cần được đẩy mạnh pháttriển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên dulịch Việt Nam. 4. Lợithế từ các giải pháp để khai thác phát triển. Lợithế ở các giải pháp pháttriển tức là dulịch nói chung, dulịchvănhóa nói riêng có được sự quan tâm của Nhà nước, có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp đến mọi ngành nghề và toàn xã hội. Đó là một ưu thế không phải đối tượng kinh doanh nào cũng có thể được. Tôi có thể nêu khái quát như sau: 8 Thứ nhất: Dulịch có mối quan hệ với CÁC NGÀNH KHOA HỌC (Lịch sử, địa lý, văn hóa…) điển hình như vănhóadu lịch. Bởi “Văn hóaDulịch là khoa học nghiên cứu, khai thác các giá trị vănhóa để pháttriểndulịch [6]. VănhóaDulịch chính là quá trình thẩm nhận những giá trị vănhóa Việt Nam đối với mọi đối tượng du khách khác nhau. VănhóaDulịch giúp người kinh doanh dulịch khai thác những giá trị vănhóa trong kinh doanh, trong dulịchvăn hóa. Như vậy các ngành khoa học có mối liên hệ hỗ trợ, thúc đẩy cho dulịchvănhóaphát triển. Thứ hai: Gắn bó mật thiết với GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO. Tức đào tạo nguồn nhân lực có tri thức du lịch. Nguồn nhân lực dulịch đang được đầu tư thích đáng, đến nay đã có 11 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp về dulịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch trực tiếp quản lý và trên 60 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có tham gia đào tạo du lịch. Dulịch là một lĩnh vực đặc thù. Người làm công tác du lịch, tuy gắn với một chuyên ngành cụ thể, cũng cần có kiến thức phong phú, tổng hợp về các điểm đến, cả về không gian vănhóa lẫn thời gian văn hóa. Những kiến thức cơ bản về tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa, về những đặc điểm của điểm dulịch từ góc nhìn sử - văn hóa, địa - vănhóa và địa - chính trị cần được chú trọng đặc biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, người làm công tác dulịch phải hội đủ cả kiến thức, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ, trong đó việc khai thác những khía cạnh chiều sâu của lịch sử vănhóa như truyền thống triết học, văn học nghệ thuật, quan niệm nhân sinh, đặc thù lịch sử cũng như những đặc sắc của một vùng đất nhìn từ khía cạnh sinh thái – nhân văn có ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, các hướng dẫn viên dulịch trong quá trình hướng dẫn du lịch, các hướng dẫn viên cũng là những người sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo dựng những sản phẩm dulịch tưởng như vô hình thông qua các kỹ năng tác nghiệp của mình. Dưới góc độ này, các hướng dẫn viên dulịch là những người góp phần quan trọng trong việc xây dựng các sản phẩm dulịch có chất lượng đưa tới phục vụ du khách. Thông qua trình độ và nhiệt huyết của hướng dẫn viên, các tuyến điểm tham quan dulịch được khai mở và sống dậy dưới những góc nhìn khác, đem đến cho du khách cái nhìn sống động về những công trình, hiện vật tưởng như vô tri, vô giác. Thứ ba: LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ HẠ TẦNG - GIAO THÔNG. Yếu tố hạ tầng cơ sở, giao thông chiếm vị trí rất quan trọng đối với sự pháttriển của đất nước nói chung, lĩnh vực dulịch nói riêng. Tuy nhiên, mấu chốt phải có sự xã hội hóa, tức Nhà nước chỉ đưa ra các cơ chế chính sách, lập ra quy hoạch hoặc có thể hỗ trợ một phần kinh phí các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, còn lại phải kêu gọi nhà đầu tư rót vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Một trong những đặc điểm của dulịchvănhóa là sự độc lập của vùng địa phương trong việc pháttriểndu lịch. Ở Việt Nam, Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng là ba đơn vị điển hình có chiến lược pháttriểndulịch tự chủ, nên thành công về dulịchvănhóa rất rõ nét. Tự tìm hướng đi, tự đầu tư và kêu gọi 9 đầu tư là sự linh hoạt trong hoạt động dulịch mà các địa phương khác cần học tập ba mô hình nói trên. Thứ tư: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với pháttriểndulịchthể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó dulịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Dulịch và đến 2005 là Luật Dulịch đã đi vào cuộc sống. Và để đẩy mạnh pháttriểndulịchvănhóa đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, sự phối kết hợp đồng bộ đối với chiến lược pháttriểndulịchthể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời các cấp chính quyền phải tiến hành quy hoạch tổng thểpháttriểndu lịch, khai thác và phát huy các giá trị vănhóa nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc vănhóa dân tộc, thể hiện nét vănhóa đa dạng nhiều màu sắc của một quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo và có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Thứ năm: GẮN BÓ VỚI CỘNG ĐỒNG. Tôi đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa dulịch với cộng đồng. Bởi lẽ, “hàng xóm” của các di sản chính là cộng đồng, là cư dân sống xung quanh các di tích, di sản. Gần đây, khách du lịch, người làm dulịch có quan niệm ghép ngành dulịch Việt Nam với bốn chữ B (Bụi, Bẩn, Bực, Buồn). Vấn đề 4B là thực trạng của dulịch Việt Nam, ai đã đi dulịch một lần cùng đều nhận thấy rõ điều này: Bẩn ở môi trường, ở vệ sinh an toàn thực phẩm; Bụi ở khắp mọi nơi; Bực vì nạn đeo bám để bán hàng; Buồn vì không biết chơi và giải trí ở đâu. Nếu không có giải pháp khắc phục được những “vấn đề thường ngày này” hiện trạng du khách “không đến lần thứ hai”, “nói xấu dulịch Việt Nam” tác động không nhỏ đến sự pháttriển của du lịch. Do đó, cần có chiến lược giáo dục vănhóa ứng xử dulịch đến với cộng đồng và đưa cộng đồng trở thành một nguồn lực thúc đẩy dulịchphát triển. Tóm lại, Dulịchvănhóa là xu hướng pháttriển của Việt Nam. Việt Nam có một “gia tài” vănhóa đồ sộ để tạo ra cái hồn cho sản phẩm dulịchvănhóa của mình. Nếu khai thác hiệu quả dulịchvăn hóa, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dulịch phục vụ cho sự nghiệp pháttriển đất nước khi dulịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn. Và lớn hơn là đưa đến chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp dulịchvănhóa tại Việt Nam để làm đòn bẩy cho sự pháttriển kinh tế dulịch của cả nước. Xin nêu lên nhận định làm cái kết cho bài viết “Chúng ta có thể thấy rằng trong bất cứ địa hạt nào của văn hoá, đạo đức đến trình diễn, dulịch đều xuất phát từ truyền thống. Vì vậy, chúng ta không tận dụng được cái mạch truyền thống ấy thì chẳng khác tự trói tay, trói chân mình. Cái có sức hút lâu bền, thu hút đặc biệt du khách nước ngoài chính là bản sắc vănhóa nội tại ở mỗi miền”. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Ngọc Khánh, Vũ Thụy An, Lễ hội Việt Nam, Nxb Thanh niên, H, 2007 2. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc vănhóa dân tộc, Nxb Tp Hồ Chí Minh 3. Lê Ngọc Trà, Vănhóa Việt Nam Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục, H, 2007. 4. Trần Quốc Vượng, Vănhóa Việt Nam Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Vănhóa dân tộc, Tạp chí vănhóa nghệ thuật, H, 2000. 5. Dulịch bao giờ cũng là văn hóa, http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=226591$ChannelID=100 6. Dương Văn Sáu: “Văn hoádu lịch” - sản phẩm của vănhoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay”, http://www.ajc.edu.vn/Desktopdefault.aspx?tabit=174$ItemID=853 7. Dulịchvăn hóa: Xu thế mới của Việt Nam, http://vietbao.vn/Kinh-te/Du-lich-van-hoa- Xu-the-moi-cua-Viet-Nam/20158934/87/ 8. Ths. Lê Văn Minh, Dulịch sinh thái - tiềm năng và thế mạnh của dulịch Việt Nam, http://www.itdr.org.vn/ . (Lịch sử, địa lý, văn hóa ) điển hình như văn hóa du lịch. Bởi Văn hóa Du lịch là khoa học nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch. đưa văn hóa vào trong kinh doanh du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa 2 chỉ văn hóa,