1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2014 ”

20 268 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 51,44 KB

Nội dung

A MỞ ĐẦU 3 B NỘI DUNG 4 I Khái quát chung 4 1. Khái niệm hôn nhân: 4 2. Khái niệm kết hôn: 4 II Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. 5 1. Tuổi kết hôn 5 2. Ý chí tự nguyện 7 4. Các bên kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn 9 a, Cấm kết hôn giả tạo 10 b, Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn 10 c, Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ 12 d) Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng 14 5. Không thừa nhận kết hôn cùng giới tính. 15 III Mở rộng 16 1. Thực trạng tuân thủ quy định về điều kiên hôn nhân theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ở Việt Nam. 16 2. Một số kiến nghị, giải pháp cho thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 17 C KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20   A MỞ ĐẦU Công dân có quyền mưu cầu hạnh phúc, và một trong những việc thể hiện quyền mưu cầu hạnh phúc là hôn nhân. Từ thời cộng sản nguyên thủy, khi con người mới tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi giống. Cùng với sự phát triển của xã hội và khả năng nhận thức của con người, sự liên kết đó được tác dộng và củng cố trở thành một quan hệ xã hội. Được duy trì và phát triển bởi các quy ước chung của xã hội gọi là vợ chồng, dần dần quan hệ vợ chồng được định hình, được các văn bản quy phạm pháp luật gọi với nhiều tên gọi khác nhau và cuối cùng là hôn nhân. Xuất phát từ vị trí, vai trò của gia đình, từ quan niệm gia đình là tế bào của xã hội nên trong từng thời kỳ phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn tới vấn đề gia đình, đề ra những chủ trương thể chế hóa bằng pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng. Khi nhà nước quản lý và điều chỉnh quan hệ hôn nhân, sự kiện khởi đầu của hôn nhân là kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng mà nhà nước rất quan tâm. Kết hôn luôn dựa trên quan điểm bình đẳng, tự nguyện. Tuy nhiên để làm phát sinh quan hệ hôn nhân thì phải đáp ứng được điều kiện kết hôn do luật định. Điều kiện kết hôn được coi là yếu tố quan trọng cần được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với biến động xã hội ngày nay. Để hiểu thêm về vấn đề này em xin được lựa chọn phân tích về Điều kiện kết hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.   B NỘI DUNG I Khái quát chung 1. Khái niệm hôn nhân: Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ nhằm để chung sống lâu dài, cùng nhau xây dựng gia đình và được pháp luật thừa nhận. Quan hệ hôn nhân được hình thành do sự kiện kết hôn và được biểu hiện là một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ vợ chồng được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một trạng thái pháp lý. Trong đó quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng cùng tồn tại. Hôn nhân là một trong những cơ sở hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Do vậy pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh bằng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định rõ về những điều kiện, các quyền và nghĩa vụ,… Như vậy, đến đây, hôn nhân không cò chỉ đơn giản là mối liên kết giữa nam và nữ nữa, mà nó còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phải tuân theo những thủ tục và quy định của pháp luật. Nói cách khác, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhằm chúng sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân có các đặc điểm: tồn tại giữa những người khác giới, có tính chất 1 vợ một chồng, là sự liên kết dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phú. Trong đó, các bên bình đẳng như nhau trước pháp luật và phải tuân thủ quy định của pháp luật. 2. Khái niệm kết hôn: Xét dưới góc độ xã hội học. Theo từ điển Hán Việt, kết hôn nghĩa là người nam lấy vợ. Ở đây họ mặc định rằng người nữ không có vai vế, quyền lợi gì, và mặc nhiên rằng người vợ chỉ có 1 người chồng, kết hôn là một vợ một chồng đối với phía vợ, do đó kết hôn trong trường hợp này là người nam lấy vợ. Theo từ điển tiếng Việt, kết hôn là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng. Trong từ điển tiếng Việt đã có tiến bộ hơn khi có sự công bằng và bình đẳng hơn trong việc kết hôn đối với cả nam và nữ. Nói tóm lại, dưới góc độ xã hội, kết hôn được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng...

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TÊN ĐỀ TÀI

“ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN

GIA ĐÌNH 2014 ”

HỌ VÀ TÊN : LÊ ĐĂNG VINH

NGÀY SINH : 10/02/2000

MÃ SINH VIÊN : 18A51010100

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI- 2020

Trang 2

MỤC LỤC Trang

A- MỞ ĐẦU 3

B- NỘI DUNG 4

I- Khái quát chung 4

1 Khái niệm hôn nhân: 4

2 Khái niệm kết hôn: 4

II- Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 5

1 Tuổi kết hôn 5

2 Ý chí tự nguyện 7

4 Các bên kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn 9

a, Cấm kết hôn giả tạo 10

b, Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn 10

c, Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ 12

d) Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng 14

5 Không thừa nhận kết hôn cùng giới tính 15

III- Mở rộng 16

1 Thực trạng tuân thủ quy định về điều kiên hôn nhân theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ở Việt Nam 16

2 Một số kiến nghị, giải pháp cho thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 17

C- KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

A- MỞ ĐẦU

Công dân có quyền mưu cầu hạnh phúc, và một trong những việc thể hiện quyền mưu cầu hạnh phúc là hôn nhân Từ thời cộng sản nguyên thủy, khi con người mới tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi giống Cùng với sự phát triển của xã hội và khả năng nhận thức của con người, sự liên kết đó được tác dộng và củng cố trở thành một quan hệ xã hội Được duy trì và phát triển bởi các quy ước chung của xã hội gọi là vợ chồng, dần dần quan hệ vợ chồng được định hình, được các văn bản quy phạm pháp luật gọi với nhiều tên gọi khác nhau và cuối cùng là hôn nhân

Xuất phát từ vị trí, vai trò của gia đình, từ quan niệm gia đình là tế bào của xã hội nên trong từng thời kỳ phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn tới vấn đề gia đình, đề

ra những chủ trương thể chế hóa bằng pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng Khi nhà nước quản lý và điều chỉnh quan hệ hôn nhân, sự kiện khởi đầu của hôn nhân là kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng mà nhà nước rất quan tâm Kết hôn luôn dựa trên quan điểm bình đẳng,

tự nguyện Tuy nhiên để làm phát sinh quan hệ hôn nhân thì phải đáp ứng được điều kiện kết hôn do luật định Điều kiện kết hôn được coi là yếu tố quan trọng cần được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với biến động xã hội ngày nay Để hiểu thêm về vấn đề này em xin được lựa

chọn phân tích về " Điều kiện kết hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014"

Trang 4

B- NỘI DUNG

I- Khái quát chung

1 Khái niệm hôn nhân:

Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ nhằm để chung sống lâu dài, cùng nhau xây dựng gia đình và được pháp luật thừa nhận Quan hệ hôn nhân được hình thành do sự kiện kết hôn và được biểu hiện là một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng

Trong xã hội mà các quan hệ vợ chồng được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một trạng thái pháp lý Trong đó quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng cùng tồn tại Hôn nhân là một trong những cơ sở hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xã hội Do vậy pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh bằng Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2014, quy định rõ về những điều kiện, các quyền và nghĩa vụ,…

Như vậy, đến đây, hôn nhân không cò chỉ đơn giản là mối liên kết giữa nam và nữ nữa,

mà nó còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phải tuân theo những thủ tục và quy định của pháp luật Nói cách khác, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhằm chúng sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân có các đặc điểm: tồn tại giữa những người khác giới, có tính chất 1 vợ một chồng, là sự liên kết dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phú Trong đó, các bên bình đẳng như nhau trước pháp luật và phải tuân thủ quy định của pháp luật

2 Khái niệm kết hôn:

Xét dưới góc độ xã hội học Theo từ điển Hán Việt, kết hôn nghĩa là người nam lấy vợ

Ở đây họ mặc định rằng người nữ không có vai vế, quyền lợi gì, và mặc nhiên rằng người vợ chỉ có 1 người chồng, kết hôn là một vợ một chồng đối với phía vợ, do đó kết hôn trong trường hợp này là người nam lấy vợ Theo từ điển tiếng Việt, kết hôn là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng Trong từ điển tiếng Việt đã có tiến bộ hơn khi có sự công bằng và bình đẳng hơn trong việc kết hôn đối với cả nam và nữ Nói tóm lại, dưới góc độ xã hội, kết hôn được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng

Trang 5

Dưới góc độ pháp lí: kết hôn là một chế định pháp lí.

Chế định kết hôn là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập quan hệ

vợ chồng, bao gồm các quy phạm pháp luậy về điều kiện kết hôn, đăng kí kết hôn và hình thức

xử lí đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về kết hôn

Kết hôn còn được hiểu là một sự kiện pháp lí mà nó được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ khi hai bên tuân thủ những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có quy định về khái niệm hôn nhân, tại khoản 5, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình: “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”.

Kết hôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó được quy định là một quyền cơ bản của con

người ( theo khoản 1, Điều 36, Hiến pháp 2013), đồng thời khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự

2015 cũng đã quy định kết hôn là một quyền nhân thân Nó là quyền tự nhiên cơ bản của con người được pháp luật ghi nhân và bảo vệ Kết hôn là cơ sở quan trọng để tạo dựng gia đình, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người Đồng thời, kết hôn còn là cơ

sở pháp lí để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn

II- Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều kiện kết hôn là những yêu cầu, nguyên tắc, những điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật mà khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nam nữ có thể kết hôn với nhau một cách hợp pháp Dựa trên cơ sở sự phát triển và không ngừng thay đổi của xã hội, điều kiện kinh

tế, sự phát triển về sinh học, yêu cầu về điều kiện cuộc sống,…Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã đưa ra những điều kiện cần thiết để phát sinh quan hệ pháp lý - kết hôn

1 Tuổi kết hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000, nam từ 20 trở lên,

nữ từ 18 trở lên là đủ tuổi kết hôn Theo quy định này thì nam đã bước sang 20,

nữ đã bước sang 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn

Tuy nhiên, với quy định điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, độ tuổi kết hôn của nam và nữ sẽ được nâng lên và được tính theo tuổi tròn, tức là bắt buộc nam phải

từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn

Trang 6

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tế- xã hội ở nước ta Nam nữ kết hôn là xác lập quan hệ hôn nhân – cơ sở của gia đình Gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội của nó Một trong những chức năng đó là chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống Căn cứ vào sự phát triển tâm lý của con người, khi nam nữ đạt tuổi trưởng thành sẽ có những suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình Đó là một trong những yếu tố đảm bảo cho quan hệ hôn nhân có thể tồn tại bền vững Đồng thời, khi đạt tuổi trưởng thành, nam nữ có thể tự mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn Mặt khác, khi đạt độ tuổi trưởng thành, nam nữ đã có thể tham gia vào quá trình lao động và có thu nhập Điều đó có nghĩa là sẽ bảo đảm cho họ có thể có cuộc sống ổn định về kinh tế sau khi kết hôn Đây là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững Như vậy, quy định độ tuổi cho phép nam nữ kết hôn là tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Đối với trường hợp nam nữ ly hôn mà một trong hai hoặc

cả hai chưa đủ 18 tuổi, nghĩa là chưa đủ năng lực hành vi dân sự sẽ có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến các bên

Tuổi kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 là tuổi tối thiểu cho

phép nam nữ kết hôn Khi đến tuổi luật định, nam nữ kết hôn vào tuổi nào là tùy hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt, sở thích của mỗi người Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định về tuổi kết hôn tối đa dểcđảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện kết hôn

Về cách tính tuổi kết hôn: Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy

định về độ tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20, nữ từ đủ 18 Ví dụ: Chị A sinh ngày 1/1/1990 thì đến ngày 1/1/2008 chị A tròn 18 tuổi, từ sau ngày 1/1/2008 trở đi chị A có quyền kết hôn

Các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn sẽ bị xử lý hành chính theo như Nghị định

số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân

sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; cụ thể là điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định

Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn :

“1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

Trang 7

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ

vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó."

Hoặc có thể bị xử lý hình sự theo điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ

chức tảo hôn:

"Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị

xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm."

2 Ý chí tự nguyện

Xuất phát từ quyền con người được công nhận trên toàn thế giới trong Bản Tuyên ngôn

quốc tế nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 Điểm b Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình

2014 quy định “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định”

Khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình”

Tự nguyện trong kết hôn là việc hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau Mỗi bên nam nữ không bị tác động bởi bên kia hay của bất kỳ người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ Sự mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là gắn

bó với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình Sự tự nguyện của các bên trong việc kết hôn là yếu

tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững

Thứ nhất, để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, những người muốn kết hôn phải

cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn nộp tờ khai đăng ký kết hôn Trong trường hợp đặc biệt nếu một trong hai người không thể đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn mà có lý do chính đáng thì có thể gửi cho ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do vắng mặt, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú Vào ngày UBND tiến hành đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì đôi nam nữ phải có mặt để một lần nữa, hai người phải trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn rằng đến lúc bấy giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau

Trang 8

Thứ hai, pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc đăng ký kết hôn, đồng thời

pháp luật cũng không cho phép những người kết hôn vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn Thông thường, lễ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam được tiến hành tại

ủy ban nhân dân cấp xã Tuy nhiên, trong những trường hợp quá cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho hai bên nam nữ hoặc của con cái họ, lễ đăng ký kết hôn có thể được tiến hành tại nhà ở, cơ quan, đơn vị bộ đội, bệnh viện… nhưng dù ở đâu cũng phải có mặt cả hai người kết hôn

Thứ ba, pháp luật quy định việc kết hôn phải không có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để

kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ Do đó, những trường hợp kết hôn do cưỡng ép, bị lừa dối đều coi là kết hôn trái pháp luật

3 Năng lực chủ thể của hai bên kết hôn

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014, một trong các điều kiện

để nam nữ có thể kết hôn với nhau đó là cả hai bên nam nữ phải không mất năng lực hành vi dân sự Theo quy định của pháp luật hiện hành, người mất năng lực hành vi dân sự là người do

bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015

Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi nam, nữ kết hôn, giữa họ phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời họ phải thực hiện nghĩa vụ đối với vợ, với chồng mình và đối với các con Nhưng những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì không thể nhận thức và thực hiện được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ Do vậy, nếu họ kết hôn sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của vợ hoặc chồng và con cái họ Hơn nữa, một trong những điều kiện kết hôn quan trọng để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý là phải có sự tự nguyện của các bên nam, nữ Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không thể thể hiện được ý chí của họ một cách đúng đắn trong việc kết hôn, không thể đánh giá được sự tự nguyện của họ Đồng thời, căn cứ khoa học cho rằng, bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, cần phải có quy định cấm những người mắc bệnh này kết hôn để bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, bảo đảm cho nòi giống được phát triển tốt và bảo đảm cho gia đình hạnh phúc

Trang 9

Như vậy, khi toàn án ra quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đó bị cấm kết hôn Quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án là cơ sở để cơ quan đăng

ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn nếu người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự xin đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa nhằm bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi các nhân, người kết hôn phải được tự mình lựa chọn quyết định Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho vợ chồng, con cái và các thành viên khác trong gia đình

4 Các bên kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn

Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định

“d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm

a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“2 Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng

là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Trang 10

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, các bên kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn Cụ thể:

a, Cấm kết hôn giả tạo

Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “11 Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.”

Vậy kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo

những hợp đồng, thỏa thuận ngầm trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý

do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu Thay vào đó, một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân (về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề

cư trú, nhập cảnh ) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị Trong nhiều trường hợp nó được gọi là hôn nhân giả tạo Kết hôn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích Những cuộc hôn nhân giả thường ký một hợp đồng hoặc thỏa thuận ngầm để khai thác lỗ hổng pháp lý hay kẽ hở của pháp luật với nhiều hình thức tinh vi khác nhau

Như vậy, việc kết hôn giả vì những mục đích khác hơn là mục đích xây dựng gia đình

đã dần phá vỡ ý nghĩa cao đẹp của mái ấm gia đình, đồng thời đây cũng là hành vi lách luật, gây ra rắc rối cho cơ quan quản lý về an sinh – xã hội cũng như kinh tế, gây ra tổn hại đến lợi ích chung của toàn thể cộng đồng

b, Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “8 Tảo hôn là việc lấy

vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản

1 Điều 8 của Luật này.”

Theo đó, tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó vợ và chồng hoặc một trong hai người là trẻ

em hoặc người chưa đến tuổi kết hôn Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng cao, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều hủ tục lạc hậu Việc tảo hôn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống vợ chồng, sức khỏe của bà mẹ và trẻ em Kết hôn qua sớm

Ngày đăng: 26/09/2020, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w