1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam

16 1,4K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 28 KB

Nội dung

1 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam 1. Mục tiêu phát triển - Cùng với các hãng hàng không khác của Việt Nam xây dựng Ngành hàng không dân dụng trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Phát triển nhanh thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không song song với bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động bay vận chuyển hàng hóa. - Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của thị trường vận chuyển hàng không, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. - Phát triển đội máy bay, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. - Tăng khả năng cạnh tranh về vận tải hàng hóa nói riêng và vận tải hàng không nói chung của Vietnam Airlines về quy mô, chất lượng trong thị trường nội địa và trên trường quốc tế. - Đẩy nhanh phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam từ chỗ tiếp nhận và làm chủ công nghệ chuyển giao, từ đó tự thiết kế, chế tạo các trang thiết bị giúp vận tải hàng không được thuận tiện hơn. 2. Định hướng phát triển Vận tải hàng hóa đường hàng không phải là phương thức vận tải hàng hóa an toàn, phổ biến và thuận tiện, đóng góp tích cực vào công nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóaphát triển đất nước. Phấn đấu đến 2020 trở thành hãng hàng không vận tải hàng hóa đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á và là một trong 10 hãng hàng không đứng đầu vận tải hàng hóa tại châu Á. Đến năm 2030 phát triển ngang tầm tiên tiến với các hãng trên thế giới. 2.1. Các chỉ tiêu phát triển - Tốc độ tăng trưởng bình quân: + Tổng thị trường vận tải hàng hóa: 16% giai đoạn 2010- 2015, 18% giai đoạn 2015- 2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030. 2 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân + Phục vụ hàng hóa tại cảng hàng không: 17% giai đoạn 2010- 2015, 17% giai đoạn 2015- 2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030. - Sản lượng vận tải của Tổng công ty Vietnam Airlines + Năm 2010: 0,2 triệu tấn và 486 triệu T.Km hàng hóa. + Năm 2015: 1,45 triệu tấn và 856 triệu T.Km hàng hóa. + Năm 2020: 1 triệu tấn và 1580 triệu T.Km hàng hóa. + Năm 2030: xấp xỉ 3 triệu tấn và 3400 triệu T.Km hàng hóa. - Sản lượng khai thác cảng hàng không + Năm 2010: đạt 0,62 triệu tấn hàng hóa. + Năm 2015: đạt 1,4 triệu tấn hàng hóa. + Năm 2020: đạt 3,1 triệu tấn hàng hóa. + Năm 2030: đạt 11,5 triệu tấn hàng hóa. 2.2. Mạng đường bay a) Đến năm 2020 Mạng đường bay được xây dựng chủ yếu theo mô hình “trục- nan” với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong mạng đường bay đối với Vietnam Airlines, các đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á là các đường bay hoạt động chính; các đường bay nội địa và Đông Dương là các đường bay có ý nghĩa quan trọng, các đường bay xuyên lục địa có ý nghĩa chiến lược lâu dài - Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á: + Mở rộng mạng đường bay bằng các loại máy bay thân lớn tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông bằng việc tăng tần suất bay, tăng điểm bay. Trong đó đặc biệt chú trọng đường bay tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu như đường bay Nhật Bản được coi là “đường bay vàng” của Vietnam Airlines bởi lượng hàng hóa lớn thì đường bay Hàn Quốc lại là đường bay chủ yếu để hàng của Vietnam Airlines vận chuyển sang Mỹ. + Chú trọng khai thác thương quyền 3,4 kết hợp với hàng thương quyền 6 giữa các điểm Đông Bắc Á với các nước Đông Nam Á và Úc. Mở rộng trao đổi thương quyền 5 với Đông Bắc Á. 3 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân - Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á: đến năm 2020 mạng đường bay Đông Nam Á sẽ bao gồm: + Mạng đường bay trong tiểu vùng Việt Nam- Lào- Campuchia- Myanma. Giữ vững thê cạnh tranh với với cửa ngõ phía bắc Băng Cốc, tăng tần suất bay cao trên các đường bay giữa Việt Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) với Campuchia (Phnompenh và Xiêm Riệp), đường bay xuyên Đông Dương, đường bay cố đô Huế- Xiêm Riệp- Luông Pha Băng, mở đường bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Răng Gun (Myanma), đường bay từ Đà Nẵng đi Viêng Chăn. Tăng cường khai thác hàng thương quyền 6 để hỗ trợ các đường bay dài trong trong mạng bay của Vietnam Airlines. + Tăng tần suất khai thác cao trên các đường bay từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đi Băng Cốc, Kua- la- lăm- pơ, Xing-ga-po, mở thêm đường bay từ Đà Nẵng đến các điểm này. Đối với các chuyến bay có tần suất lớn hơn 2 chuyến/ ngày nên khai thác các loại máy bay thân rộng có tải trọng lớn để tăng khả năng khai thác chở hàng. Nghiên cứu mở các đường bay giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các sân bay thứ cấp ở Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra còn mở thêm các đường bay tới các nước Đông Nam Á khác từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tới Gia- các- ta và đường bay tới Manila. + Tùy thuộc vào khả năng khai thác hàng hóa có thể mở các đường bay quốc tế trực tiếp giữa Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ thẳng tới các nước trong khu vực mà không qua Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nữa. - Mạng đường bay Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông: Tăng cường tần suất khai thác máy bay thân rộng tới Úc (Menbon, Xítni), mở đường bay đến Ấn Độ, ngoài ra còn mở đường bay đến Niu-di-lân thông qua khai thác hàng thương quyền 5 tại các điểm Đông Nam Á, cố gắng mở 1 tới 2 điểm bay tới Trung Đông, tập trung vào Quatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. - Mạng đường bay tầm xa: + Tăng cường khai thác các đường bay thẳng từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Paris (Pháp), Moscow (Nga) và Frankfouk (Đức), nghiên cứu khai thác đến các trung tâm trung chuyển mới tại châu Âu (London, Amsterdam…). Từng bước mở 4 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân rộng có chọn lọc các đường bay tới Thụy Sĩ, Áo, Ukraine và khu vực Scandinavi… và vùng viễn đông của Nga, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. + Sớm mở các đường bay đến Hoa Kỳ, kết hợp khai thác thương quyền 5 tại Đông Bắc Á và châu Âu. + Trước năm 2015, khai thác các máy bay chở hàng trên các đường bay đi châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc. - Mạng đường bay nội địa + Các đường bay trục Bắc- Nam, khai thác tần suất bay trên các đường bay nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước là Hà Nội- Đà Nẵng- thành phố Hồ Chí Minh. + Mở rộng khai thác liên vùng giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các sân bay thứ cấp trong nước nhằm tận dụng hết nguồn hàng trong nước. + Tăng tần suất và tải cung ứng trên các đường bay nội vùng. + Đến năm 2010 mở các đường bay nội vùng và liên vùng mới: thành phố Hồ Chí Minh- Chu Lai- Hà Nội, Hà Nội- Đà Nẵng- Quy Nhơn, Cần Thơ- Đà Nẵng- Hà Nội, Hà Nội- Buôn Mê Thuật, thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Hới- Hà Nội, Huế- Đà Lạt, tăng cường tần suất bay trên tuyến Hà Nội- Đà Lạt. + Giai đoạn 2010- 2015: mở thêm các tuyến bay liên vùng thành phố Hồ Chí Minh- Nà Sản, Hà Nội- Đà Nẵng- Phú Quốc, nghiên cứu khai thác các tuyến bay liên vùng giữa các trung tâm du lịch không qua các trung tâm lớn. + Giai đoạn 2015- 2020: tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa, phát triển khu công nghiệp Chu Lai thành trung tâm chuyển phát nhanh và trung chuyển hàng hóa của khu vực. b) Đến năm 2030 - Tăng cường và mở rộng mạng đường bay quốc tế, đặc biệt là tuyến bay xuyên lục địa đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Chu Lai, đặc biệt chú trọng đến đường bay Chu Lai, mở các đường bay mới từ các cảng hàng không quốc tế đến các điểm mới tại châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ nhằm tận dụng khai thác hàng hóa từ tất cả các cảng hàng không mà Vietnam Airlines có đường bay tới. 5 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân - Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa, mở các đường bay liên vùng, kể cả các đường bay không nối tới các khu trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. - Tập trung phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình vận tải khác nhau. 2.3. Đội tàu bay a) Đến năm 2020 - Chủng loại tàu bay + Tàu bay tầm ngắn (khai thác các đường bay dưới 4 giờ bay): khai thác chủ yếu cho mạng đường bay nội địa và mạng đường bay Đông Nam Á + Tàu bay tầm trung (khai thác các đường bay dưới 10 giờ bay) + Tàu bay tầm xa (khai thác các đường bay xuyên lục địa) + Loại tàu bay chở hàng: sử dụng loại 20-30 tấn để khai thác chở hàng trong khu vực, loại 70-100 tấn để khai thác chở hàng đi châu Âu và Bắc Mỹ. Định hướng sử dụng các loại tàu bay chuyên dụng chở hàng của Boeing, Airbus, Nga, Nhật Bản hoặc tương đương. - Số lượng tàu bay: + Giai đoạn đến 2010: đầu tư 16 máy bay gồm 10 máy bay A321 với trọng tải khoảng 2 đến 3 tấn và 6 tàu bay ATR-500 trọng tải khoảng trên dưới 1 tấn. Tổng số tàu bay khai thác là 62 tàu bay. + Giai đoạn 2011- 2015: đầu từ 16 tàu bay gồm 10 tàu bay A321 trọng tải 2 đến 3 tấn, 4 tàu bay Boeing 787 trọng tải trên dưới 10 tấn, 1 tàu bay A350-900 và 1 tàu bay ATR72-500. Tổng số tàu bay khai thác là 104 tàu bay. + Giai đoạn 2016- 2020: đầu tư 13 tàu bay gồm 4 tàu bay B787, 9 tàu bay A350-900. Tổng số tàu bay khai thác là 150 tàu bay. b) Đến năm 2030 Định hướng đến 2030 tiếp tục đầu tư đội tàu bay, trong đó chú trọng đầu tư hợp lý cho đội tàu bay khai thác các đường bay xuyên lục địa nhằm nâng cao khả năng khai thác, cạnh tranh của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam trên các đường bay đến châu Âu và châu Mỹ theo quy hoạch phát triển mạng đường bay. Đội tàu bay của 6 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân hàng không Việt Nam sẽ có khoảng 230 đến 250 chiếc, trong đó số tàu bay sở hữu tiếp tục duy trì trên 50% tính theo đầu tàu bay. 3. Các biện pháp đề ra Với tình hình thực trạng của Vietnam Airlines hiện nay và với những định hướng, mục tiêu phát triển đã đề ra, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của hàng không Việt Nam nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng. Ta thấy đối với tất cả các doanh nghiệp thì vốn, công nghệ và nguồn nhân lực là ba vẫn đề quan trọng nhất, do đó phần giải pháp sẽ tập trung đề cập việc hoàn thiện những khía cạnh này. 3.1. Thành lập Vietnam Airlines Cargo độc lập riêng biệt, không chỉ là một bộ phận phụ thuộc của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam Hiện nay việc chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines thực chất ra là phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyến bay chở khách của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, thu nhập từ hoạt động vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines chỉ là thu nhập đóng góp cho hoạt động chính của Vietnam Airlines là chở khách. Chính vì vậy mà vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines chưa được đánh giá đúng cũng như đứng ở đúng vị trí và tầm quan trọng của nó khi mà mọi quyết định của hãng phần lớn đều là để phục vụ cho chuyên chở hành khách được tốt chứ không phải là phục vụ cho chuyên chở hàng hóa. Lấy 1 ví dụ là một chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật, do lượng khách quá ít, có thể sẽ đổi máy bay từ Boeing 777(tải khoảng 10 tấn) xuống A321(lượng tải khoảng 3 tấn) để giảm chi phí nhiên liệu do lượng khách không đủ mặc dù hàng hóa không thể chuyên chở hết bằng A321. Điều này sẽ làm việc vận tải hàng hóa bằng đường hàng không khó khăn hơn rất nhiều. Lấy 1 ví dụ khác là lượng hành khách nhiều trên 1 chuyến bay, điều này cũng đồng nghĩa với việc hành lý họ mang theo cũng tương đối lớn, do đó máy bay mất quá nhiều tải cung ứng, ngoài ra cũng phải tăng lượng xăng dầu cho máy bay, khiến cho tải dành cho vận tải hàng hóa càng giảm đi, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa. 7 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Vì những lí do trên thì một giải pháp được đặt ra để nâng cao khả năng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đó là thành lập một công ty vận tải hàng hóa hàng không riêng biệt, Vietnam Airlines, Cargo hoạt động độc lập tách biệt với tổng công ty Hàng Không Việt Nam. Khi đó, Vietnam Airlines Cargo hoàn toàn có cơ sở và điều kiện để nâng cao được khả năng phục vụ hàng hóa của mình. Nguồn vốn riêng không phải chờ đợi từ Vietnam Airlines, chính vì vậy sẽ tăng khả năng nâng cấp công nghệ, vật liệu máy móc phục vụ cho chuyên chở hàng hóa một cách chuyên nghiệp hơn, đầu tư mua những loại máy bay đặc dụng chuyên chở hàng hóa. Việc này không những nâng cao được hiệu quả vận chuyển hàng hóa và còn tăng được uy tín của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Một lợi ích khác của việc tách ra thành lập Vietnam Airlines Cargo riêng biệt là tăng được thu nhập, do hiện nay vẫn chỉ coi thu nhập từ vận tải hàng hóa là thu nhập bổ sung cho vận tải hành khách nên giá bán đối với vận tải hàng hóa còn ở mức cao và khả năng cạnh tranh thấp, nếu thành lập được Vietnam Airlines Cargo riêng, cùng với chất lượng dịch vụ được tăng lên, đồng thời giá bán giảm sẽ tương xứng và thu nhập từ vận tải hàng hóa sẽ tăng lên. Tuy nhiên nếu tự đứng ra thành lập Vietnam Airlines Cargo riêng cũng có vô số thách thức và vấn đề. Trước hết là vấn đề kinh nghiệm: nói gì đi chăng nữa thì vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines cũng là một bộ phận vô cùng non trẻ của Vietnam Airlines, chưa bao giờ đứng ra hoạt động một mình, chưa có bộ phận khách hàng riêng và ổn định để có thể có được nguồn thu nhập cao ngay từ đầu. Hơn thế nữa, khi tách ra khỏi Vietnam Airlines thì Vietnam Airlines Cargo sẽ phải đối mặt với vấn đề nguồn vốn và các vấn đề tài chính khác, do hiện tại vận tải hàng hóa là thu nhập bổ sung cho Vietnam Airlines nên chưa có hạch toán chi phí riêng cho vận tải hàng hóa, sau khi tách ra thì tính toán chi phí, thu nhập, lợi nhuận cũng sẽ là vấn đề không nhỏ cho Vietnam Airlines Cargo. 3.2. Có đội bay Freighter chuyên chở hàng hóa riêng không phụ thuộc vào đội bay chở khách Như đã nói ở trên thì hiện nay việc chuyên chở hàng hóa của Vietnam Airlines hoàn toàn phụ thuộc vào các máy bay chở khách. Do đó việc chở hàng hóa sẽ bị bó buộc bởi nhiều yếu tố: số lượng hành khách trên máy bay, số lượng hành lý của hành 8 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân khách, kiểu máy bay không phù hợp với những hàng hóa đặc biệt, không thể chuyên chở được hàng nguy hiểm, hàng giá trị cao… Vietnam Airlines đến nay vẫn chưa có chiếc máy bay chở hàng đặc dụng (Freighter) riêng để chở hàng mà chỉ mua tải trên các Freighter của một số hãng như Korean Air, Chinese Airline… Chính vì nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ngày một tăng cao nên yêu cầu cấp thiết đối với Vietnam Airlines lúc này là cần có một đội bay Freighter riêng nhằm nâng cao chất lượng chuyên chở hàng hóa của hãng. Trước hết là tăng được khối lượng hàng hóa chuyên chở vì tải của các máy bay chở hàng thường là rất lớn, nếu như một máy bay chở khách cỡ lớn có thể chở nhiều nhất khoảng 15 tấn hàng hóa thì 1 máy bay chở hàng trung bình có thể chở lên đến 50 tấn hàng hóa. Việc này giúp cho luân chuyển hàng hóa đường hàng không diễn ra nhanh hơn, hiệu quả vận chuyển hàng hóa tăng lên, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Lợi ích nữa của Freighter là có thể chuyên chở được hàng hóa đa dạng, từ các loại hàng bình thường cho đến hàng mau hỏng, súc vật sống, hàng nguy hiểm, hàng xa xỉ… Việc đa dạng này sẽ nâng cao khả năng chuyên chở cho Vietnam Airlines, tăng sức cạnh tranh của vận tải hàng hóa đường hàng không so với vận tải biển và vận tải đường sắt. Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng Freighter còn khắc phục được một vấn đề lớn nữa của vận tải hàng hóa bằng các máy bay chở khách, đó là vấn đề giá. Chính vì khối lượng chuyên chở mỗi chuyến hàng của Freighter là rất lớn nên cùng một lượng chi phí thì doanh thu thu được sẽ cao hơn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, Vietnam Airlines sẽ có cơ sở để thực hiện các chính sách giảm giá cho vận chuyển hàng hóa, vừa đảm bảo được lợi nhuận, vừa nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Vietnam Airlines trên trường quốc tế. Tuy nhiên việc sử dụng Freighter cũng có những vấn đề riêng mà Vietnam Airlines chưa thể khai thác và sử dụng Freighter được, vấn đề đầu tiên là việc lệch đầu các đường bay, có thể hàng đi thì nhu cầu lớn và tải cung ứng luôn không đáp ứng đủ nhưng hàng về thì không có, khiến cho máy bay phải bay về trong tình trạng không có hàng, như vậy sẽ dẫn đến tốn chi phí vô ích, nếu không có những chính 9 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân sách điều chỉnh kịp thời thì sẽ dẫn đến lỗ khi khai thác bằng Freighter… Những đường bay vận chuyển hàng lớn của Vietnam Airlines hiện nay như đường bay Nhật Bản, đường bay đi châu Âu, lượng hàng về do chưa đáp ứng được chi phí bỏ ra nên Vietnam Airlines chưa thể khai thác Freighter được. 3.3. Tham gia vào liên minh hàng không chuyên chở hàng hóa Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam, là hãng hàng không đứng đầu về khối lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam, tuy nhiên so với các hãng hàng không khác ngay trong khu vực và trên thế giới thì thị phần vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines chỉ là một phần quá bé nhỏ, hơn nữa về chất lượng cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. So với những hãng hàng không xung quanh như Thai Airways, Korean Air, Japan Airlines… đều là những hãng có đội bay Freighter lớn và khả năng vận chuyển hàng hóa cực lớn. Vì vậy khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines là rất thấp. Để tăng khả năng cạnh tranh của Vietnam Airlines thì vấn đề cần thiết lúc này là tham gia vào một liên minh hàng không chuyên chở hàng hóa có vị thế cao trên thế giới. Nó sẽ giúp cho Vietnam Airlines có hợp tác với nhiều hãng trên thế giới về vận tải hàng hóa, và từ đó việc vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines cũng sẽ được thông suốt và nhanh chóng hơn. Trước đây Vietnam Airlines cũng có hợp tác mua tải tương đối chặt chẽ với các hãng như Korean Air và Chinese Airlines để vận tải hàng hóa đi Mỹ, tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay thì những hợp tác này hiện nay không còn được chắc chắn như trước và cũng đồng nghĩa với hàng hóa của Vietnam Airlines đi Mỹ sẽ không được thông suốt như trước nữa. Hiện nay Vietnam Airlines cũng đang tham gia vào IATA(hiệp hội vận tải hàng hóa quốc tế) tuy nhiên vẫn cần tham gia vào các hiệp hội, tổ chức nhỏ khác của khu vực Đông Nam Á, khu vực châu Á. Giải pháp này có lẽ nên thực hiện trước tiên vì nó sẽ giúp mở rộng thị trường cho vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines, tăng cạnh tranh cho hãng. 3.4. Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng Trong tất cả các yếu tố tạo nên thành công của một sự việc hay sự vật, thì con người chính là nhân tố quan trọng nhất hàng đầu đóng vai trò quyết định mạnh mẽ 10 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân nhất. Hầu hết những tiêu chuẩn đã được đề ra để tiến hành đánh giá chất lượng dịch vụ hàng hóa đều phải dựa vào trình độ của cán bộ nhân sự hàng hóa. Muốn giải quyết công việc nhanh, chính xác và thắng lợi luôn luôn đòi hỏi ở cán bộ hàng hóa một sự chú tâm nhất định, sự nhiệt tình và chịu khó học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới. Để có thể tư vấn cho khách hàng của mình, bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm sắc bén về họat động vận tải hàng hóa, cán bộ hàng hóa đòi hỏi phải có kiến thức rộng và tổng quát về họat động ngọai thương, về tình hình xuất nhập khẩu của nước nhà, tình hình kinh tế chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới…. Việc xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực hàng hóa của Vietnam Airlines hiện nay vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Các khóa huấn luyện về hàng hóa của IATA thường quá ít và mỗi khóa thì thường kéo dài trong thời gian ngắn, chủ yếu là các khóa huấn luyện nghiệp vụ nhỏ…Và những người được huấn luyện sẽ về và giảng dạy lại cho các nhân viên khác. Do thời gian hạn hẹp và đào tạo không chính quy nên sau khi đào tạo ngắn hạn thì những kiến thức của các nhân viên hàng hóa tương đối hạn chế và gặp phải nhiều vấn đề khi xảy ra các sự cố bất thường liên quan đến vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, trong những năm qua, Vietnam Airlines đã và đang luôn có những chính sách tốt cho công tác tuyển dụng, đào tạo, cũng như chế độ khen thưởng hấp dẫn nhằm thu hút những cán bộ giỏi, năng động và sáng tạo đối với toàn thể Tổng Công ty nói chung và đối với ban hàng hóa nói riêng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên khó khăn và thách thức đối với những nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa trong việc tiếp thu những kiến thức mới trên toàn cầu của các nhân viên là một việc làm hết sức cần thiết và không được dừng lại, vì dừng lại thì sẽ thấy hai từ tụt hậu. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cần mở các lớp đào tạo dài hạn và chuyên nghiệp về hàng hóa nhằm huấn luyện được một lực lượng nhân lực có chất lượng, có khả năng và nghiệp vụ cao. [...]... có chính sách tổng thể phối hợp phát triển ngành hàng không với du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa - Đầu tư, phát triển có trọng điểm về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cho các địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động bay và đầu tư hạ tầng 13 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân tại các cảng hàng không nằm trong các khu vực hải đảo, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, các khu... lượng dịch vụ vận tải hàng hóa Mong rằng chuyên đề này sẽ đóng góp được cho Vietnam Airlines những ý kiến tốt giúp Vietnam Airlines ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa, góp phần duy trì củng cố Vietnam Airlines không chỉ là hãng hàng không hàng đầu Việt Nam và còn vươn lên tầm khu vực và quốc tế trong thời gian tới Ngoài việc nêu ra những vấn đề về vận tải hàng hóa mà Vietnam Airlines... tiềm năng phát triển các khu công nghiệp và du lịch, đảm bảo tiếp nhận máy bay lớn cho cả ngày và đêm - Ưu tiên phát triển công nghiệp hàng không Triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm của ngành phục vụ cho phát triển công nghiệp hàng không, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ phần mềm, mạng thông tin toàn ngành song song với đầu tư phát triển. .. và công bằng cho mọi đối tượng Ưu tiên sử dụng, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thực hiện chế độ ưu đãi đối với các đối tượng lao động tại các cảng hàng không nội địa, vùng sâu, vùng xa, hải đảo - Các giải pháp tạo vốn phát triển + Nhà nước cần ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không Nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng. .. hãng hàng không, các doanh nghiệp tham gia hoạt động hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng - Thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp trong ngành Khuyến khích việc thành lập các hãng hàng không mới trên cơ sở nhu cầu của thị trường và việc tham gia kinh doanh các dịch vụ hàng không của tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh... KHẢO - Giáo trình thống kê kinh tế Tác giả: tiến sĩ Phan Công Nghĩa Nhà xuất bản giáo dục 2002 - Sách: vận tải quốc tế và bảo hiểm vận tải quốc tế Tác giả: Triệu Hồng Cẩm Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn - Trang web: www.vietnamairlines.com.vn - Các báo cáo hàng năm và nguồn số liệu của ban kế hoạch tiếp thị hàng hóa_ Tổng công ty Hàng Không Việt Nam ... tăng cường vị thế của Vietnam Airlines, thể hiện cam kết cao độ của Hãng hàng không quốc gia đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và sự phát triển của cộng đồng - Nhật: tăng cường phát động điểm đến, xây dựng hình ảnh mới về điểm đến Việt Nam, tiếp tục thực hiện hợp đồng quảng cáo với đại lý mới được lự - Đức: tập trung quảng bá điểm đến kết hợp nhấn mạnh ưu thế của Việt Nam, phối hợp với... nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cho việc phát triển cảng hàng không Chu Lai, Long Thành, các cảng hàng không, sân bay mới, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở kỹ thuật thương mại khác tại các cảng hàng không 15 Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân KẾT LUẬN Ngày nay với những bước chuyển mình liên tiếp, Việt Nam đang... hội cho Vietnam Airlines thể hiện mình, từng bước khẳng định thương hiệu vươn tầm ra quốc tế, sánh cùng với các hãng hàng không tầm cỡ khác trong một thời gian không xa Tuy hiện tại vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn chưa phải là sản phẩm dịch vụ chính của Vietnam Airlines nhưng điều này sẽ sớm được khắc phục bằng việc nâng cao trang thiết bị máy bay, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng... đi trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Với hành trang hơn hai thập kỷ phát triển vừa qua, Việt Nam đã có được những bước tiến dài trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển dịch vụ hàng không nói riêng Trong tình hình thị trường hiện nay, khi mà lực lượng cạnh tranh đang lớn mạnh và ngày càng gay gắt, khó khăn thị trường thúc ép sự phát triển và đi lên của Vietnam Airlines, . dân Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam 1. Mục tiêu phát triển - Cùng với các hãng hàng không. ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của hàng không Việt Nam nói chung và của Vietnam Airlines nói

Ngày đăng: 20/10/2013, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w