Họ và tên tác giả luận văn: LÊ VĂN THẮNGTÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí Quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: T
Trang 1Họ và tên tác giả luận văn: LÊ VĂN THẮNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí Quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợp xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 2Họ và tên tác giả luận văn: LÊ VĂN THẮNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí Quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợp xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Chuyên Ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THÁC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: NGUYỄN HOÀNG BẢO
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác.
Ngày tháng năm 2016
Tác giả
Lê Văn Thắng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,với sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của quý, thầy côKhoa Kinh tế, Viện đào tạo sau Đại học, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn
“Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợp xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”.
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tếthành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết và thời gian giảng dạy tôi trongsuốt chương trình cao học
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Hoàng Bảo, ngườithầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập vàthực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh/chị tại Ủy ban nhân dân huyệnChâu Thành; Phòng Nông Nghiệp & PTNT; Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Tàinguyên & Môi trường; Phòng Nội Vụ; Phòng LĐTB & Xã hội ; Văn phòng HĐND
& UBND, Chi cục Thống kê; Uỷ ban nhân dân xã Đông Thạnh đã tạo tạo mọi điềukiện thuận lợi về thời gian và công tác để tôi hoàn thành chương trình cao học đặc biệt
là luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn lãnh đạo Đảng Ủy, UBND các ban ngành Mặt Trận Tổ Quốc,các đoàn thể xã, các ấp và bà con nhân dân toàn xã Đông Thạnh, huyện ChâuThành đã hỗ trợ, chia sẻ nhiều thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận vănnày
Trang 5TÓM TẮT
Luận văn “Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợp xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” nhằm
phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng của địa phương đối với 19 tiêu chí quốc gia
về xây dựng nông thôn Nghiên cứu được thực hiện tại xã Đông Thạnh, một xãđiểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang Từ kết quả đạt được đề xuấtmột số giải pháp phù hợp hơn trong việc xây dựng nông thôn mới đối với huyệnChâu Thành, tỉnh Hậu Giang
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: Bước 1 nghiên cứu sơ bộ, bước 2nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương phápđịnh tính Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằmgiúp phát hiện ra các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng
để đưa ra phương hướng nghiên cứu Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằngphương pháp định lượng: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nôngthôn trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên và kíchthước mẫu hợp lệ là 120 mẫu, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê
mô tả và so sánh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống vật chất và tinh thần của người dânnông thôn được cải thiện khi xây dựng đạt 19 tiêu chí quốc gia trong Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới theo qui định của nhà nước Tuy nhiên đời sống củangười dân nông thôn còn nhiều khó khăn, mức thu nhập chưa bằng mức sinh hoạtbình quân tối thiểu Nhiều tiêu chí còn bất cập chưa phù hợp yêu cầu thực tế củađịa phương Kết quả cứu còn xác định được nhu cầu hưởng thụ của người dânkhi xây dựng đạt các tiêu chí nông thôn mới như: Nhu cầu hưởng thụ về văn hóa,
y tế
Kết quả nghiên cứu này đưa ra giải pháp cũng như đề xuất kiến nghị chochính quyền địa phương và tham khảo trong việc chung tay xây dựng nông thônmới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nôngthôn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở trên địa bàn huyện Châu Thành,tỉnh Hậu Giang
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC BẢNG x
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài 4
1.7 Kết cấu dự kiến của luận văn 4
1.8 Tóm tắt Chương 1 5
CHƯƠNG 2 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 Khái niệm về nông thôn 6
2.2 Khái niệm về phát triển nông thôn 6
2.3 Khái niệm về chất lượng cuộc sống 7
2.4 Một số nhân tố tác động đối với chất lượng cuộc sống 9
2.5 Phát triển nông thôn ở một số nước Châu Á 10
2.5.1 Phát triển nông thôn ở Nhật Bản 10
2.5.2 Phát triển nông nghiệp ở Đài Loan 11
2.5.3 Phát triển nông nghiệp ở Hàn Quốc 12
Trang 72.6 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 13
2.6.1 Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới 13
2.6.2 Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới 14
2.6.3 Chức năng nông thôn mới 14
2.6.4 Khó khăn – thách thức trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 15
2.6.5 Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 16
2.6.6 Kết luận 18
CHƯƠNG 3 21
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 21
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Châu Thành và xã Đông Thạnh 21
3.1.2 Thực trạng về tình hình nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành 24
3.1.3 Tóm tắt chương 3 26
CHƯƠNG 4 27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
4.1.Quy trình nghiên cứu 27
4.2 Khung phân tích 28
4.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 31
4.4 Phương pháp thu thập số liệu 32
4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 34
CHƯƠNG 5 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
5.1 Kết quả nghiên cứu 36
5.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành 40
5.3 Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu người dân về 19 tiêu chí nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành 45
5.3.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu đáp ứng quy hoạch và thực hiện quy hoạch 47
5.3.2 Mức độ đáp ứng nhu cầu về giao thông 47
5.3.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu về thủy lợi 47
5.3.4 Mức độ đáp ứng nhu cầu về điện 48
Trang 85.3.5 Mức độ đáp ứng nhu cầu về trường học 48
5.3.6 Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất văn hóa 49
5.3.7 Mức độ đáp ứng nhu cầu về chợ 49
5.3.8 Mức độ đáp ứng nhu cầu về bưu điện 49
5.3.9 Mức độ đáp ứng nhu cầu về nhà ở 50
5.3.10 Mức độ đáp ứng nhu cầu về thu nhập 50
5.3.11 Mức độ đáp ứng nhu cầu về hộ nghèo 50
5.3.12 Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu lao động 51
5.3.13 Mức độ đáp ứng nhu cầu về tổ chức sản xuất 51
5.3.14 Mức độ đáp ứng nhu cầu về giáo dục 52
5.3.15 Mức độ đáp ứng nhu cầu về y tế 52
5.3.16 Mức độ đáp ứng nhu cầu về văn hóa 52
5.3.17 Mức độ đáp ứng nhu cầu về môi trường 53
5.3.18 Mức độ đáp ứng nhu cầu về hệ thống chính trị - xã hội 53
5.3.19 Mức độ đáp ứng nhu cầu về an ninh trật tự 53
5.4 Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 54
5.4.1 Điểm mạnh 54
5.4.2 Điểm yếu 55
5.4.3 Cơ hội 56
5.4.4 Thách thức 57
5.4.5 Một số giải pháp về xây dựng nông thôn mới huyện Châu Thành 58
5.6 Mô phỏng phương án xây dựng nông thôn mới huyện Châu Thành đến năm 2020 59
CHƯƠNG 6 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1 Kết luận 62
6.2 Đóng góp của luận văn 62
6.3 Kiến nghị 63
Đối với người dân: 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 68
Trang 9Hội đồng nhân nhânLao động gia đìnhNgày công lao động gia đìnhNgày công lao động
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốcMục tiêu quốc gia
NN & PTNTNông nghiệp và Phát triển Nông thôn
UBND
NTM
Ủy ban nhân dânNông thôn mới
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
/Trên
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 21Hình 5.1 Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng nhu cầu các tiêu chí nông thônmới xã Đông Thạnh 57Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu 31
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 5.1Giới tính đại diện hộ gia đình nông thôn 38
Bảng 5.2 Độ tuổi đại diện hộ gia đình nông thôn 39
Bảng 5.3 Nhân khẩu trong gia đình nông thôn 39
Bảng 5.4 Lao động chính trong gia đình nông thôn 40
Bảng 5.5 Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nông thôn 40
Bảng 5.6 Hộ sản xuất gia đình nông thôn 41
Bảng 5.7 Diện hộ gia đình nông thôn 41
Bảng 5.8 Trình độ học vấn gia đình nông thôn 42
Bảng 5.9 Diện tích đất của gia đình nông thôn 42
Trang 13“Nông nghiệp-nông dân-nông thôn” là 3 mấu chốt quan trọng trong chính sách
“tam nông” Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (X) về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” có vịtrí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổquốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữvững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc vănhóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Các vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nôngdân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các
cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triểntoàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt
Việc xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước taquan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nôngthôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn.Việt Nam trên đường đổi mới và phát triển với nền kinh tế đa thành phần Nước
ta là một nước nông nghiệp, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn Nông thôn là địabàn kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước Công cuộc xây dựng nông thôn mới làmột vấn đề trọng tâm, nhiệm vụ cấp bách được Đảng và Nhà nước ta chú trọng vớicông cuộc đổi mới làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vănminh” không thể tách rời việc phát triển khu vực nông thôn rộng lớn
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng
Trang 14nông thôn mới giai, đoạn 2010 - 2020, bao gồm các nội dung chính sau đây: “Xâydựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôndân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; anninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là huyện nông thôn và là huyện có xã đượctỉnh chọn thí điểm hoàn thành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, cụ thể là xãĐông Thạnh
Tuy xã đã hoàn thành 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đờisống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, chất lượngcuộc sống của người dân chưa được cải thiện, nhiều tiêu chí thực hiện còn bất cậpchưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợp xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm góp phần giúp cho địa phương thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Chính phủ về vấn đề “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” và xây dựng nông thôn mới.
Trang 151.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành hiện nay ra sao?
Mức độ đáp ứng của 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đối với xã ĐôngThạnh, huyện Châu Thành ra sao?
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn xã Đông Thạnh, huyệnChâu Thành, tỉnh Hậu Giang có được tốt hơn Sau khi thực hiện đạt 19 tiêu chí quốcgia về nông thôn mới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những cán bộ trong ban chỉ đạo, ban quản lý xã, ban phát triển ấp thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, các cán bộ phụ trách các lĩnh vực cón liên quan đến nội dung tiêu chí và những người dân am hiểu tình hình địa phương ở các ấp được chọn để khảo sát.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vì đây là mộttrong những xã được tỉnh chọn làm xã điểm trong xây dựng nông thôn mới theo Bộtiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính Kỹthuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện ra cácvấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Thu thập các số liệu từ các báo cáo và chínhsách có liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới của địa phương; các báo cáo khoahọc và tạp chí liên quan
Bước 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng,tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn nghiên cứu để xâydựng số liệu sơ cấp và xác định mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trìnhxây dựng nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Trang 16Phương pháp này thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18 và Exel 2010.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu này chỉ ra được mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia vềchương trình xây dựng nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh HậuGiang so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn Nghiên cứu cũng mang lạimột số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn cho địa phương Kết qủa nghiên cứu của
đề tài này là cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương, các hộ gia đình tham khảo
đề có những giải pháp cụ thể hơn trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới huyệnChâu Thành, tỉnh Hậu Giang
1.7 Kết cấu dự kiến của luận văn
Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 6 chương bao gồm cả Chương mở đầu
và Chương kết luận và kiến nghị Cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: Lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiêncứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và
ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề xâydựng nông thôn mới ở Việt Nam Lược khảo những nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ
đó đưa ra phương hướng nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Chương này trình bài về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đông Thạnh
và huyện Châu Thành
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ cơ sở lý thuyết, tổng quan những nghiên cứu trước và đặc điểm của địabàn nghiên cứu, trong chương này sẽ trình bày khung phân tích và phương phápnghiên cứu
Chương 5: Kết qủa nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, phân tích thống kê mô tả và so sánh dữ liệunghiên cứu Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thônmới so với chất lượng cuộc sống dân cư nông thôn xã Đông Thạnh, huyện ChâuThành, tỉnh Hậu Giang
Trang 17Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Đánh giá tổng quan toàn bộ kết qủa nghiên cứu, từ đó đưa ra một số giải pháp
có tính chất gợi ý, khuyến nghị khi thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xâydựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang sao cho các tiêu chí đápứng tốt hơn, phù hợp thực tế ở địa phương, chất lượng cuộc sống của dân cư nông thônđược nâng lên Đồng thời, nêu lên những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuấthướng nghiên cứu tiếp theo
1.8 Tóm tắt Chương 1
Vấn đề xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn phù hợp cho việc pháttriển kinh tế nông thôn Việt Nam được phần lớn người dân nông thôn nhiệt tình hưởngứng và tham gia thực hiện Thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tuy rằng xâydựng nông thôn mới có sự khác nhau ở mỗi quốc gia về cơ chế chính sách, vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí Nhưng có mục tiêu chung nhằm nâng cao đờisống vật chất và tinh thần dân cư nông thôn Người dân được hưởng thụ nhiều hơn, cócảnh quan môi trường được tốt hơn, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ởvùng nông thôn được ổn định và giữ vững Vì vậy Chương 1 đã đưa ra lý do nghiêncứu và xác định vấn đề nghiên cứu cần được thực hiện là “Mức độ đáp ứng 19 tiêu chíQuốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống củadân cư nông thôn: Trường hợp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
Chương 1 đã nêu ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vinghiên cứu cũng như ý nghĩa và bố cục luận văn đã được trình bày ở cuối chương
Trang 18CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về nông thôn, xây dựng nôngthôn mới, 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới, tổng quan vềxây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở ViệtNam Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xácđịnh mức độ đáp ứng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để đưa ra phương hướngnghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp khi xây dựng nông thôn mới
2.1 Khái niệm về nông thôn
“Nông thôn” là một khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng và có thể khácnhau ở các Quốc gia Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), một trong nhữngphương pháp chính để xác định nông thôn là phương pháp sử dụng định nghĩa chính trị,theo đó, thành thị được xác định gồm các trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lạiđược định nghĩa là nông thôn Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia sử dụng cách tính mức
độ sẵn có của các loại hình dịch vụ để xác định vùng thành thị, phần còn lại là nông thôn.Theo Từ điển bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà ở đó tập trungdân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp” Ở Việt Nam, theo quy định về hànhchính và thống kê, thì nông thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phườnghoặc thị trấn được quy định là khu vực thành thị) Cho đến nay, nông thôn ở nước ta đượchiểu là nơi sinh sống và làm việc của cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùngsản xuất nông nghiệp là chính Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường,trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (2013), Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
Ủy ban Nhân dân xã
2.2 Khái niệm về phát triển nông thôn
Theo Ellis và Biggs (2001) và Nimal (2008), khái niệm phát triển nông thôn đãthay đổi sâu sắc từ ba thập kỷ qua Với quan điểm ở những thập niên 50-60, mục tiêuchính của phát triển nông thôn là phát triển sản xuất nông nghiệp để qua đó tăng thunhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn, và phát triển nông thôn là nhằm sửdụng hiệu qủa các nguồn lực để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng Mãi chođến thập niên 1970, phát triển nông thôn vẫn được hiểu đồng nghĩa với phát triển nông
Trang 19nghiệp, vì vậy, chính sách phát triển nông thôn chỉ nhằm tập trung tăng cường pháttriển sản xuất nông nghiệp Cách hiểu này hình như bị ảnh hưởng bởi sự mong muốncông nghiệp hóa dựa trên rút trích thặng dư từ nông nghiệp, Với cách hiểu này, mụctiêu phát triển nông thôn của hầu hết các quốc gia là khuyến khích nông nghiệp củanông trại qui mô nhỏ.
2.3 Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Theo TS Hồ Bá Thâm ( 2015), khái niệm chất lượng cuộc sống Hoạt động củacon người có hai mặt: Hoạt động trên lĩnh vực xã hội như lao động sản xuất, hoạt độngchính trụ, xã hội, giáo dục, văn hóa và hoạt động cá nhân phục vụ cuộc sống cá nhânnhư: ăn, ngủ, đi lại, quan hệ gia đình, bè bạn, vui chơi, thể hiện quyền tự do cá nhân…Lĩnh vực thứ hai này là thuộc về phạm trù cuộc sống
Sống là một quá trình làm nảy sinh nhu cầu và thỏa mãn các nhu cầu cá nhântrong quan hệ với cộng đồng Sống cũng là quá trình xác lập giá trị sống và kỹ năngsống Nhưng mức độ thỏa mãn về lượng và về chất là khác nhau Theo Bách khoa toànthư mở Wikipedia: Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trịtinh thần Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sốngcho con người là một nỗ lực của các nhà nước (chính phủ), xã hội và cả cộng đồngquốc tế Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnhbao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là về mặt chính trị.Chất lượng cuộc sống không nên nhằm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu chí làchủ yếu dựa vào thu nhập Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sốngbao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã hội,môi trường sống, sức khỏe (về chất thể) và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sốngriêng tư
Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng cuộc sống, mộtkhái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người Ngoài ra chất lượng cuộc sốngthường xuyên liên quan đến những khái niệm trừu tượng và đậm màu sắc chính trị như
tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền Ngoài ra nó cũng liên quan đến chỉ số hạnhphúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chất chủ quan và khó để đo lường,thống kê, người ta không thể cân đong đo điếm được và không nhất thiết phải là sựgiàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên đượccoi là một thước đo duy nhất Và có người cho rằng: Chất lượng sống (CLS) và Chấtlượng cuộc sống (CLCS) là khác nhau Chất lượng cuộc sống là vấn đề hoàn toàn
Trang 20mang tính chủ quan Theo đó, mỗi người có quyền lựa chọn một thái độ sống phù hợpnhất với bản thân mình CLS không có mẫu số chung bởi mỗi cá nhân sẽ tự điều tiết,nhưng CLCS là vấn đề khách quan, theo tôi hiểu là CLCS quốc gia CLCS là một kháiniệm khá mênh mông, vừa là chuyện tổ chức xã hội – phạm trù chung nhưng vẫn rấtriêng bởi tính chất cá nhân chi phối Nhưng lại nói: CLCS lại định nghĩa như một cảmnhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiênnhiên.
Thực ra theo chúng tôi, theo nghĩa rộng, chất lượng sống hay chất lượng cuộcsống theo chúng tôi, mà một, đó là hai cách nói chứ không phải là hai như có ngườiquan niệm CLS, hay CLCS dùng chỉ cho cả cá nhân và cũng là cho cả cộng đồng/quốc gia CLS hay CLCS đều vừa có tính khách quan và vừa có tính chất chủ quan tùytheo góc độ xem xét Và CLS cá nhân cũng không tách rời các quyền của con người,các quan hệ xã hội mà phải bao hàm nó CLS không nên hiểu theo nghĩa quá hẹp “chỉ
về các chỉ số sức khỏe của con người”
Bởi vì, ngay chính Bách khoa toàn thư mở Wikapedia cũng thừa nhận: Chấtlượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độtốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánhgiá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội
Về tiêu chí: Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người tùythuộc vào mức độ thu nhập, vào các điều kiện kinh tế và tài chính Nhưng vấn đề làđiều kiện sống có thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào môitrường xã hội, vào kiến thức của từng người, vào các hoạt động văn hóa, vào thời gian
để giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, điếm bằng tiềnbạc Một số tiêu chí khác có thể phản ánh chất lượng cuộc sống như: HDI, GDP (GDPbình quân đầu người là hộ gia đình, chỉ số nghèo đói), chỉ số giáo dục (gồm tỷ lệ ngườibiết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạtầng cho giáo dục), Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế,chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calobình quân đầu người – phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điềukiện sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy,nước ngầm, nước giếng…) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện vềnhà ở, chỗ ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài racòn có các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng,
Trang 21nhà ở xã hội… và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc sống vậtchất và tinh thần của con người.
Theo Liên Hiệp Quốc: Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất để
đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nộidung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nổ lực để nâng cao cuộcsống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định HDI được sử dụng bởi Chươngtrình Phát triển của Liên Hiệp Quốc trong báo cáo phát triển con người của Liên HiệpQuốc Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống Trong khi đó,WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống, mức độ hạnh phúc gồm 100 câu hỏitrắc nghiệm để đo một số tiêu chí với ba nhóm là: 1 Mức độ sảng khoái về chất gồm:Sức khỏe, tinh thần, ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi lại (giao thông, vận tải), thuốc men (Y tế,chăm sóc sức khỏe); 2 Mức độ sảng khoái về tâm thần: yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh(tín ngưỡng, tôn giáo); 3 Mức độ sảng khoái về xã hội gồm: các mối quan hệ xã hội kể
cả quan hệ tình dục, môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh,kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường thiên nhiên)
2.4 Một số nhân tố tác động đối với chất lượng cuộc sống
Những nhân tố chung tác động đến chất lượng cuộc sống thể hiện ra một hệthống các nhân tố cụ thể, có thể quan sát được Theo chúng tôi đó là: 1 Việc làm, năngsuất lao động, thu nhập; 2 Phương tiện đi lại, hạ tầng giao thông, thái độ ý thức củangười vận hành phương tiện giao thông; 3 Sức khỏe, dịch vụ chữa bệnh, nơi nằm chưabệnh, thuốc men, thái độ của bệnh viện, khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân, giađình; 4 Dịch vụ học tập, phương tiện học hành, thái độ và văn hóa học đường, nănglực quản lý học đường; 5 Nơi ăn chốn ở như nhà cửa, phương tiện phục vụ nghỉ ngơi,
ăn ngủ, vệ sinh, bửa ăn đảm bảo năng lượng cơ thể đã tiêu hao, mức độ ngon miệng,
an toàn thực phẩm; 6 Quan hệ tình cảm trong gia đình, quan hệ vợ chồng (tình dục vàtình cảm), con cái, mức độ tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, tôn trọng, yêu thươngnhau; 7 Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp; 8 Không gian vui chơi giải trí văn hóa nghệthuật, sinh thái, du lịch, môi trường sống như không khí, ánh sáng, âm thanh; 9 Thểchế, môi trường xã hội và năng lực thực hiện tự do cá nhân, thực hiện quyền bìnhđẳng, quyền dân chủ (quyền thông tin, phát biểu ý kiến, sự tôn trọng khác biệt) tronggia đình, cộng đồng; 10 Đảm bảo an toàn thân thể và an ninh trong cuộc sống; 11.Văn hóa sống của bản thân (năng lực, lẽ sống, lý tưởng, nhu cầu, tính tự chủ, ý chívươn lên, kỷ năng sống,…)
Trang 222.5 Phát triển nông thôn ở một số nước Châu Á
2.5.1 Phát triển nông thôn ở Nhật Bản
Cuối thế kỷ XIX, với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mình là đất hẹp ngườiđông, Nhật Bản hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình “tiết kiệm đất đai” nhằm vàohiệu quả lao động và áp dụng phân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi nông trại, nhânrộng các giống cây tốt, sử dụng nhiều phân bón hóa học, phát triển canh tác, kinhdoanh quy mô nhỏ kết hợp giữa tập trung lao động và tập trung đất đai
Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự phát triển nhanh chóng của công cuộc côngnghiệp hóa ở Nhật Bản đã thu hút một lượng lớn lao động của nông nghiệp, lực lượng lao động ở nông thôn trở nên thiếu hụt, nhưng Nhật Bản đã kịp chuẩn bị cơ giới thay thế lao động Công nghiệp hóa cung cấp cho nông nghiệp một lượng lớn máy móc công cụ, bắt đầu thời kỳ cơ khí hóa nông nghiệp quy mô lớn Máy cày, máy xới và máy nông cụ khác ở Nhật Bản đã tăng lên từ 90.000 cái vào năm 1955 lên gần 400.000cái vào đầu những năm 70 sau đó cơ bản hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp Nhưng cùng vào thời kỳ phát triển này, chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản gặp phải
sự phản đối mạnh mẽ của các tập đoàn lợi ích thương nghiệp, công nghiệp và người tiêu dùng Về sau, khi công nghiệp phát triển nhanh chống, sự tẩy chay đối với nông nghiệp ở trong nước mới mất đi Đoàn thể nông nghiệp của Nhật Bản đã thành công trong việc đề xướng và thực thi bảo hộ nông nghiệp ở trình độ cao nhất thế giới Bài học rút ra từ Nhật Bản:
- Để phát triển nông thôn, chính phủ Nhật Bản đã nắm vai trò chủ đạo, mạnhdạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng đường đưa điện, nước, điệnthoại… đến từng nhà dân, cải thiện môi trường, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đẳng, tạodựng cơ sở để thành thị và nông thôn tác động tốt với nhau, phát triển cân bằng bềnvững Ngày nay đời sống vùng nông thôn ở Nhật Bản không khác gì nhiều so với thànhthị
- Khi bắt đầu công nghiệp hóa, 80% số nhà máy lớn được xây dựng ở nôngthôn Công nghiệp Nhật Bản luôn ưu tiên phục vụ phát triển nông nghiệp mà nhất là sảnxuất vật tư và máy móc cho nông nghiệp và xen nông nghiệp – nông thôn là thị trườnglớn để tích lũy cho công nghiệp Nhờ đó, nông nghiệp Nhật Bản được cơ giới thích hợpvới quy mô sản xuất nhỏ, có đủ phân và thuốc để thâm canh Cũng chính nhờ phục vụ tốtcho nông nghiệp nên ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp Nhật Bản có thể xuất khẩumáy móc nông nghiệp cho các nước đang phát triển
Trang 232.5.2 Phát triển nông nghiệp ở Đài Loan
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Đài Loan đã dồn sức phát triển nôngnghiệp, tự cung cấp đủ lương thực và có dư Sau khi vấn đề lương thực được bảo đảm,
từ năm 1963 trở đi Đài Loan bắt đầu tập trung phát triển công nghiệp nhẹ Sự tập trungphát triển công nghiệp giai đoạn này dẫn đến sự mất cân bằng, thiếu bền vững, một sốnơi của Đài Loan có dấu hiệu xem thường duy trì phát triển nông nghiệp Đến năm
1969, sản xuất nông nghiệp trở nên xuống dốc, kéo theo sự giảm sút, phá sản trong sảnxuất công nghiệp Điều này khiến chính phủ Đài Loan bắt buộc phải điều chỉnh chínhsách, tức chuyển từ phương châm “nông nghiệp hỗ trợ công nghiệp” sang “côngnghiệp hỗ trợ nông nghiệp” Đài Loan đã đưa ra chính sách cụ thể là từ năm 1974, bắtđầu thiết lập một quỹ bình chuẩn lương thực, thực hành chính sách thu mua đảm bảogiá cả đối với các nông sản phẩm như lúa, gạo, tăng cường đầu tư vào các hạng mụccông trình công cộng nông thôn, bao gồm thủy lợi, rừng chắn gió, đường và nước máy;
mở rộng cơ giới hóa nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp; tăng cườngnghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đào tạonhân lực và cung cấp kinh phí
Một điểm mạnh quan trọng nữa là vai trò của hiệp hội nông dân Đài Loan làcầu nối giữa Chính phủ và nông dân, gắn nông dân với Chính phủ Trải qua nhiều lầncải cách và phát triển, Hiệp hội Nông dân Đài Loan vẫn đóng vai trò chính:
1 là tổ chức của nông dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại diện của nhân dân;
2 là tổ chức được chính phủ ủy thác giải quyết các vấn đề nhằm phục vụ các mục tiêu của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn
Bài học rút ra từ Đài Loan:
- Trong phát triển nông thôn, Chính phủ nắm vai trò chủ đạo, điều chỉnh chínhsách phù hợp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đầu tư nghiên cứu khoa học, đàotạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp
- Công nghiệp Đài Loan đã xem nông nghiệp và nông thôn là thị trường để pháttriển Do đó, công nghiệp Đài Loan tập trung mạnh cho sản xuất vật tư nông nghiệp vàmáy móc chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường
và gia tăng giá trị cho nông sản
- Hiệp hội nông dân Đài Loan đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Chính phủ vànông dân nên đã góp phần thúc đẩy rất hiệu quả trong phát triển sản xuất và kinh doanhnông nghiệp ở Đài Loan
Trang 242.5.3 Phát triển nông nghiệp ở Hàn Quốc
Đến cuối những năm 60 thế kỷ trước, xã hội Hàn Quốc vẫn chỉ được mô tả gói gọn bằng hai từ: nghèo đói Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người tròm trèm
85 USD, hầu hết người dân không đủ tiền mua lương thực đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của mình Nền kinh tế lúc đó là thuần nông nên những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên đã có lúc gây ra nạn đói không bỏ sót một vùng đất nào Sự bất lực ngự trị, tình trạng hoang mang chi phối lòng người Vào tháng 4 năm 1970, Chính phủ HànQuốc phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phong trào này là “nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới; mọi người làm việc
và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn” Tinh thần Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác Ba trụ cột đó
là những giá trị xuyên xuốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung được công nhận đã góp công lớn đưa tổng sản phẩm quốc dân bình quân từ
85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển Phong trào NTM ở Hàn Quốc trải qua
5 giai đoạn:
1 Giai đoạn cải thiện điều kiện cư trú của nông dân (1971-1973) Trọng điểmcủa thời kỳ này là cải thiện điều kiện ăn ở của người dân, Chính phủ hỗ trợ cho nông dâncác vật tư xây dựng như xi măng, cốt thép…địa phương tự xây dựng
2 Giai đoạn nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân (1974-1976) Ở giaiđoạn này, phong trào NTM bắt đầu mở rộng theo hướng đô thị hóa, tập trung xây mới vàsửa chữa các công trình công cộng như nhà họp, công trình nước máy, khuyến khích xâymới nhà ở và phát triển kinh doanh đa dạng, tăng cường giáo dục nông thôn mới nhờ lựclượng chỉ đạo viên, cán bộ Chính phủ, người phục trách đoàn thể xã hội
3 Giai đoạn đi sâu vào sản xuất nông thôn, hạn chế tác động của Chính phủ(1977-1980) Phát triển các ngành nuôi trồng, chế biến nông sản phẩm và nông nghiệpđặc sản phát triển nhanh chóng, Chính phủ tiếp tục cung cấp nguyên liệu xây dựng để mở
ra các khu khai thác công nông và các công trình văn hóa nông thôn…
4 Hoàn thiện và mở rộng phong trào NTM (1981-1988) Lúc này, Chính phủđiều chỉnh các chính sách và biện pháp thực hiện phong trào NTM, khuyến khích ngườinông dân tự chủ triển khai xây dựng hiện đại hóa nông thôn Trong giai đoạn này, Chínhphủ xây dựng và hoàn thiện tổ chức của phong trào NTM trên toàn quốc, định ra kếhoạch phát triển và làm tốt việc cung cấp tài chính, vật lực và hỗ trợ về kỹ thuật để pháttriển NTM, phối hợp tốt các công tác: đào tạo, thông tin, tuyên truyền…
Trang 255 Sau 1988 đến nay, thông qua phong trào NTM, Hàn Quốc đã hoàn tất pháttriển hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nângcao trình độ tổ chức của nông dân, cuộc sống của người nông dân đạt đến mức khá giả,nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả nước Hàn Quốc.
Bài học rút ra từ Hàn Quốc
- Chính phủ nắm vai trò chủ đạo trong tiến trình phát triển nông thôn ở HànQuốc Chính phủ lấy vật chất và chính sách để kích thích tinh thần, thay đổi cách suynghĩ, tạo cho cư dân nông thôn niềm tin ở bản thân, thái độ tự chủ, làm việc hợp tác.Chính phủ cũng chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp làng vàchính quyền địa phương
- Phát triển nông thôn ở Hàn Quốc có một tiến trình rõ ràng qua năm giai đoạnvới bốn mục tiêu chính: Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn; tăng thunhập của nông dân; nâng cấp kết cấu hạ tầng; khuyến khích phát triển đời sống tinh thần
ở nông thôn
- Có phương pháp thực hiện cụ thể: Kích thích sự tham gia của người dân bằngnhững lợi ích thiết thực (Chính phủ thường cho những địa phương thoát nghèo); phâncấp, phân quyền quản lý và thực hiện dự án một cách rõ ràng và minh bạch; tăng cườngnăng lực của lãnh đạo địa phương, phát huy dân chủ và sức sáng tạo của người dân
2.6 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
2.6.1 Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới (QĐ số 491/QĐ – TTg, 16/4/2009)
Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùngTrung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải NamTrung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù lợp với đặcđiểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng bao gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí
Năm nhóm: 1: Quy hoạch, 1: Hạ tầng kinh tế xã hội, 3: Kinh tế và tổ chức sảnxuất, 4: Văn hóa – xã hội – môi trường, 5: Hệ thống chính trị
19 tiêu chí: 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4:Điện, 5: Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ nông thôn, 8: Bưu điện, 9: Nhà
ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sảnxuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị
xã hội vững mạnh, 19: An ninh trật tự xã hội
Trang 26Ở mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã của từngvùng miền cụ thể để được công nhận đạt xã nông thôn mới (NTM) Cụ thể như tiêu chí
hộ nghèo, một xã vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông nam bộ phải đạt tiêu chuẩn tỷ lệ
hộ nghèo <3%, Bắc trung bộ và duyên hải Nam trung bộ <5%, Tây Nguyên và Đồngbằng Sông Cửu Long<7% và Trung du miền núi phía Bắc <10%
Để được công nhận là huyện Nông thôn mới, phải có 75% số xã trong huyện đạt NTM Nếu tỉnh có 80% số huyện NTM thì sẽ đạt tỉnh NTM
2.6.2 Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng, tổ chức cuộc sống của cư dân nông thôntheo hướng văn minh, hiện đại, gìn giữ bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắnvới phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xãhội nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng ( ấp, thôn, bản), xã vàquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, địa phương kết hợp giữa hỗ trợ của Nhànước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn Nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở Xây dựng các hình thức tổ chứcsản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cảnông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện “ mỗi làng mỗi nghề” (Nghị quyết số24/2008/NQ-CP) Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiệnđại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với pháttriển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh tháiđược bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa ( Quyết định số 800/QĐTTg, ngày 04/6/2014)
2.6.3 Chức năng nông thôn mới
Theo Hồ Xuân Hùng (2010), NTM Việt Nam phải đảm bảo ba chức năng sau:
1 Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp, nông thôn mớiphải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướngsản xuất hàng hóa, không phải là tự cung tự cấp, phát huy được đặc sắc của địa phương( đặc sản) Đồng thời với việc này là phát triển sản xuất làng nghề, trước hết là ngànhnghề truyền thống của địa phương để tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn
2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc Bản sắc văn hóa làng quêcũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó cũng là giữ gìn văn hóa truyền
Trang 27thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia Làng quê nông thôn Việt Nam khác
so với các nước xung quanh, ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác vớiH’Mông, khác với Êđê, Bana, người Kinh…
3 Chức năng sinh thái Chức năng sản xuất nông nghiệp lại mang chức năngphục vụ hệ thống sinh thái Từ vườn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, trangtrại cà phê, tiêu…, hệ thống tưới tiêu, hồ, đập thủy lợi cho đến bờ dậu… làm cho conngười gần gũi gắn chặt với thiên nhiên
2.6.4 Khó khăn – thách thức trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Theo Hồ Xuân Hùng (2010), trong quá trình chỉ đạo 11 xã điểm triển khai xây dựng nông thôn mới ở nước ta đang gặp phải 3 khó khăn lớn nhất sau đây:
1 Tăng nhanh, bền vững thu nhập cho nông dân Theo tinh thần Nghị quyết số26-NQTW, đến 2020 thu nhập của dân nông thôn tăng gấp 2,5 lần hiện nay, bình quân cưdân nông thôn hiện nay thu nhập 400USD/người ( cả nước xấp xỉ 1.000 USD/người),trong khi cả nước hiện còn hơn 2.000 xã/9.800 xã nghèo nhất nước có tỷ lệ hộ nghèo lơnhơn 50% khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và đô thị đàng ngày càng rộng ra, đấtđai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, khí hậu thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đó là tháchthức rất lớn
2 Xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, trong điều kiện thực tế hạ tầng nôngthôn quá lạc hậu nhất là miền núi, vùng đồng bằng sông Cửu Long trong khi nguồn vốnđầu tư của Chính phủ rất hạn chế Mặc khác, lại phải xây dựng được môi trường sinh tháinông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
3 Chuyến dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng giảm dần lao độngnông nghiệp, sao cho đến năm 2020 lao động nông nghiệp chỉ chiếm 30% lao động của
xã hội ( thay vì gần 60% như hiện nay)
Theo Nguyễn Duy Cần (2011), xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với những thách thức sau:
- Phần lớn các vùng nông thôn Việt Nam vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, hạtầng cơ sở kém, sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro, đời sống nông dân còn khó khăn Dovậy, việc xây dựng xã NTM đòi hỏi phải có đầu tư lớn từ chính phủ, nhiều kinh phí củaNhà nước
- Xây dựng NTM đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cấpđược đào tạo, huấn luyện nhuần nhuyễn, đặc biệt lãnh đạo cấp xã Tuy nhiên, thực tế cácđịa phương đã bắt đầu xây dựng NTM nhưng cán bộ chưa được huấn luyện, đào tạo,năng lực cán bộ còn yếu, thậm chí chưa am hiểu về NTM là gì Phần lớn cán bộ, côngchức thực hiện chương trình NTM là kiêm nhiệm thiếu chuyên nghiệp
Trang 28- Năng lực sản xuất của người nông dân còn thấp và cần được nâng cao, bêncạnh đó sản xuất nông nghiệp cũng là hoạt động kinh doanh đầy rủi ro gây ra bởi thiêntai, dịch bệnh, thị trường Do vậy, nên tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ, xác định nhucầu của người nông dân và khả năng thực sự hiện nay của họ dựa trên sự đối thoại và cácnghiên cứu.
2.6.5 Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Theo Nguyễn Đăng Khoa (2013), xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn:
- Thứ nhất, trong việc nhận thức xây dựng nông thôn mới, đây là vấn đề liênquan tới cộng đồng, cần tăng cường truyên truyền vận động thuyết phục và làm rõ vai tròchủ thể của người nông dân Xây dựng nông thôn mới là một phong trào, một quá trìnhdài hạn Phải thống nhất phương châm "Người dân làm, Nhà nước hỗ trợ” thay cho khẩuhiệu “Nhà nước Nhân dân cùng làm”
- Thứ hai, cần phải quan tâm đến cấp cơ sở một cách quyết liệt; quan tâm độngviên khích lệ các phong trào thi đua, tập trung phát triển sản xuất, thu hút sự đầu tư củacác doanh nghiệp
- Thứ ba, trong việc ban hành cơ chế, chính sách, cần phải khuyến khích chính sách địa phương trồng lúa
- Thứ tư, cần rút ra bài học kinh nghiệm, đó là lấy xây dựng là tiền đề và luôn đặtlợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất
Ngoài ra việc triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp - nôngdân - nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn2010-2020 do Chính phủ xây dựng đến tất cả các xã trên phạm vi toàn quốc, theophương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách,
cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ởnông thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện Được thực hiện trên
cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ cómục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án
hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu
tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp nhân cư Được
Trang 29thực hiện gắng với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảmbảo cho phát triển quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộchuyên ngành ban hành) Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủyĐảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kếhoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thônmới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọitầng lớp Nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
Làm thế nào để tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Đảng, Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ tới toàn thể cán bộ, Nhân dân mộtcách tốt nhất; làm thế nào đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộcác chính sách để tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức thực hiện; đồng thời tìm ranhững giải pháp đột phá, khả thi vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt, nhằm tậptrung nỗ lực triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết 26 của Trungương Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Chương trình của Chính phủ
Trong đó cần tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình xây dựng nông thônmới để nâng cao nhanh, rõ rệt hơn đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn,thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn cả miền núi và ven biển; xây dựng nền nông nghiệptoàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ởnông thôn; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuấttheo hướng chú trọng phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp - nông thôn.Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại là nội dung
có tính lâu dài Trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng nông thônmới phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị thế chínhtrị, kinh tế) Đây là nhóm dân số đông nhất nước ta hiện nay, là giai cấp đã cùng vớigiai cấp công nhân Việt Nam đi suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.Nông thôn là khu vực rộng lớn nhất, đa dạng dân cư, đa dạng văn hóa truyền thống,nên cần có cách tổ chức vận động phù hợp Cần quyết định lựa chọn một cách khoahọc, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước; trong
đó, kiên trì quy hoạch và bổ sung quy hoạch lại nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới
Trang 30và phải đi trước một bước Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạchchi tiết, tôn trọng quá trình tích lũy nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam; hạn chếtối đa gây xáo trộn, tốn kém, gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi quy hoạch.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới,cần tập trung giải quyết tốt việc quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, baogồm cải tạo các làng cũ, xây dựng làng mới, quy hoạch tổng thể xã, thị trấn, xây dựngcác thị tứ; quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, giải quyết các vấn đề chínhsách xã hội, duy trì trật tự, an ninh và xây dựng nếp sống văn hóa
Nâng cao về vai trò của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội trongviệc xây dựng nông thôn mới, Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới lànhiệm vụ của cả hệ thống chính trị Phải khẳng định điều này vì chăm lo đời sống toàndân, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh là chủ trương xuyên suốt trong quà trình lãnh đạo của Đảng Mục tiêunày càng được làm rõ hơn qua mỗi thời kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng, thể hiện quanhững cương lĩnh, chủ trương, chính sách Do đó, có thể nói, Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020 cần toàn xã hội tập trungmột cách có hệ thống về quyết tâm và nguồn lực, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, sự chung tay góp sức của các cánhân, tổ chức để cùng tạo ra sự phát triển mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
2.6.6 Kết luận
2.6.6.1 Mặt làm được
Công tác tuyên truyền, vận động được cả hện thống chính trị từ trung ương đếnđịa phương phát động bằng nhiều phong trào thiết thực, tạo nhiều luồn sinh khí mớicho nông dân, phong trào thi đua đã phát huy hiệu qủa nhiều mô hình mới, cách làmhay: Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư gắn với xây dựng nông thônmới”; phong trào giảm nghèo, các phong trào cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ, đoànthanh niên đều gắng kết xây dựng nông thôn mới Từ đó, cả hệ thống chính trị vàquần chúng nhân dân đã hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựngnông thôn mới và có tinh thần trách nhiệm cao trong tham gia xây dựng nông thônmới
Trang 31Sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cùng với sự linh hoạt, sáng tạo trong lồngghép các nguồn vốn của các ngành, các cấp, sự chung tay góp sức của các doanhnghiệp trong và ngoài nước và người dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới nên
cơ sở hạ tầng nông thôn thay đổi rất rõ nét; hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sởvật chất văn hóa, công trình thủy lợi, được khang trang, bộ mặt nông thôn đã đượcthay đổi với diện mạo mới đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người nông dân nôngthôn, tạo được sinh khí phấn khởi trong Nhân dân
Từ những chủ trương, chính sách, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ chăm lo cho người dântrong phát triển sản xuất, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, bảo đảm an ninh trật tự,
an toàn xã hội đã mang lại cho người dân nông thôn yên tâm sản xuất; cùng với chínhsách chăm lo đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ưu đãi chophát triển kinh tế tập thể , góp phần nâng cao hiệu qủa phát triển sản xuất, nâng caogiá trị cho lao động cho nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
2.6.6.2 Mặt hạn chế
Mặc dù công tác tuyên truyền đã hiệu quả thu hút và tạo ý thức cao đối với cả
hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong tham gia xây dựng nộng thôn mới.Tuy nhiên, vẫn còn số ít cán bộ và ngưởi dân chưa thấu hiểu mục đích, nội dungchương trình nên tham gia thực hiện còn thiếu chủ động
Công tác lập quy hoạch và lập đề án xã nông thôn mới tư vấn ban đầu chưa sátthực tế, cầu toàn, chưa có cơ sở luận chứng rõ cơ cấu huy động nguồn lực thực hiện,
do đó khi triển khai thực hiện tính khả thi chưa cao, thiếu tính đồng bộ Cùng với một
số chính sách có sự thay đổi nên đồ án quy hoạch cần rà soát sửa đổi, bổ sung
Xây dựng nông thôn mới vai trò cấp xã là quyết định, nhưng hiện tại còn một sốđịa phương chưa quyết liệt trong việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện chương trình, còntrông chờ vào sự đầu tư của trên, thiếu sự năng động, sáng tạo Việc xây dựng đế ánphát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân ở một số xã chưa quan tâm đúngmức
Hướng dẫn của một số sở ngành ở địa phương chưa thật cụ thể, rõ ràng, mộtmặt do trung ương chưa có hoặc hướng dẫn chung chung, một mặt chưa đầu tư nghiêncứu kỹ gắn với điều kiện thực tế ở địa phương, dẫn đến trong triển khai thực hiện ởmột số địa phương còn lúng túng, đề ra kế hoạch chưa sát với từng nội dung tiêu chí
Bên cạnh đó bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp đều chưa có cán bộ chuyêntrách nên công tác tham mưu không được phát huy tốt, các sở ngành địa phương chưaphân công cán bộ tham mưu cho lãnh đạo ngành phụ trách các tiêu chí, cho nên chế độ
Trang 32thông tin, báo cáo định kỳ đột xuất của các sở, ngành địa phương với huyện thị xãthành phố thiếu tính thường xuyên, thiếu tính kịp thời và không đầy đủ, chưa phản ánhđược tình hình triển khai thực hiện của địa phương.
Trang 33CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Châu Thành và xã Đông Thạnh
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Huyện Châu Thành có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và Sông Hậu, cótuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thông mang tính chiến lược
đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu Phía Nam giáp thị xã Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh SócTrăng, Đông - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây - Bắc giáp thành phố Cần Thơ và phíaTây giáp huyện Châu Thành A
Diện tích tự nhiên là 139,06 km2 có 2 thị trấn, 7 xã với tổng số 65 ấp Dân sốtoàn huyện là 84.056 người, có một số ít người Khmer sống tại xã Đông Phước A, mật
độ dân số 604 người/km2 Đa số người dân sống theo trục lộ giao thông và theo cáctuyến kênh rạch và các khu vượt lũ của huyện; phần lớn sống bằng nghề nông, một số
ít tập trung tại chợ buôn bán
Trang 34Vị trí địa lý xã Đông Thạnh, phía Đông giáp xã Phú An, huyện Châu Thành; Tâygiáp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A; phía Nam tiếp giáp một phần xã Tân PhúThạnh, huyện Châu Thành A và một phần tiếp giáp với xã Đông Phước A, huyện ChâuThành, tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thànhphố Cần Thơ Tổng diện tích tự nhiên 1.124,72 ha Trong đó: Diện tích đất nôngnghiệp 1.005,40 ha, xã có 7 ấp; với tổng số 2.141 hộ, với 9.076 nhân khẩu; trong đósống bằng nghề nông chiếm 1.691 hộ, tỷ lệ 79%.
*Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đông Thạnh
Đông Thạnh là xã nằm cách xa trung tâm huyện khoảng 9 km phía Tây huyệnChâu Thành, tỉnh Hậu Giang Đa số người dân sống vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu
là vười cây ăn trái và chăn nuôi Cơ cấu kinh tế xã Đông Thạnh: Nông nghiệp chiếm1.005,66 ha, thủy sản 13,2 ha, đất ở 35,5 ha, đất công 7,6 ha (gồm đất trụ sở UBND,đất chùa, đất nhà TT, đất y tế, đất trường học)
*Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Châu Thành
Năm 2014 huyện Châu Thành đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,17% (NQ18,62%), đạt 102,95% so Nghị quyết đề ra Về chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tỷtrọng khu vực I (nông nghiệp) chiếm 8,2% (NQ 9,42%), tỷ trọng khu vực II (côngnghiệp - xây dựng) chiếm 59,19% (NQ 58,77%), tỷ trọng khu vực III (thương mại -dịch vụ) chiếm 32,61% (NQ 32,81%) Huyện Châu Thành chuyển dịch cơ cấu kinh tếnhanh đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ;giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Nhưng hiện nay công nghiệp - xây dựng đang triểnkhai thực hiện phần cơ sở hạ tầng chưa tới giai đoạn khai thác sử dụng, thương mại -dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng còn nhỏ lẻ Kinh tế của huyện hiện nay cũng chủyếu là kinh tế vườn mà thế mạnh là vườn cây ăn trái và chăn nuôi, diện tích lúa toànhuyện hiện có 210 ha
Giá trị sản xuất (GO giá so sánh 1994) tăng trưởng thời kỳ 2010-2015 tăng bìnhquân đạt 11,61%/năm Giá trị tăng thêm (VA giá so sánh 1994) tăng trưởng bình quânđạt 9,94%/năm Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn đang chiếm tỷ trọngcao (80,9%), tăng 12% so với năm 2010; chăn nuôi 17,3% (tăng 6,8% so năm 2010);
Trang 35dịch vụ chiếm 1,8% (tăng 0,5% so năm 2010) Trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi và thủy sản: Tổng diện tích lúa hàng năm giảm dần, từ 4.840 ha(năm 2010) xuống còn 868,03 ha (năm 2014); diện tích đất trồng lúa toàn huyện còn
210 ha Năng suất hàng năm từ 5,2 đến 6 tấn/vụ Tổng sản lượng cả giai đoạn ước đạt73.300 tấn Diện tích rau, màu tăng, năng suất bình quân đạt 12,3-13 tấn/ha; ước cảgiai đoạn đạt sản lượng là 79.295 tấn Cây ăn trái là nhóm cây trồng chủ lực trên địabàn huyện có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chấtcho bà con nông dân ở vùng nông thôn Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nuôi theo
hộ cá thể chỉ có khoảng 40 hộ nuôi theo quy mô trang trại Nuôi thủy sản là thế mạnhcủa huyện, mặc dù diện tích giảm, nhưng sản lượng tăng, ước sản lượng cả nhiệm kỳ
là 64.930 tấn Tổ chức triển khai đề án 1.000 của tỉnh trên địa bàn đạt tiến độ Công tácquản lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo và kịp thời xử lý khi
có ổ dịch xảy ra Thực hiện tốt chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
2010-2015, phát động chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô, chỉnh trang đô thị đã đạtnhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhất là vùng nông thôn.Tổng kinh phí 163.630 triệu đồng (Ngân sách Nhà nước 106.475 triệu đồng, Nhân dânđóng góp 47.718 triệu đồng và huy động 12.437 triệu đồng) 100% diện tích đê baosản xuất được khép kín theo tiêu chí nông thôn mới Từ 2010-2015 đầu tư xây dựng 23tuyến trung, hạ thế, chiều dài 23.137 md, cải tạo 4 tuyến chiều dài 3.233m; xây dựngmới 21 trạm biến áp tổng mức đầu tư 10 tỉ đồng; lắp mới và chuyển lưới điện 5.145
hộ, tổng số hộ sử dụng điện toàn huyện 20.731 hộ đạt 99,86% ; hộ sử dụng điện antoàn 20,307 hộ đạt 97,9% hộ sử dụng điện Y tế được quan tâm đầu tư, xây dựng nângcấp các Trạm Y tế; đảm bảo các điều kiện tối thiểu đáp ứng yêu cầu chuyên môn củangành, đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn (hoàn chỉnh) cho 01 phòng khám đa khoa khuvực, 08 Trạm Y tế và trang bị một phần (thiết bị văn phòng) cho các Trạm Y tế để đảmbảo phục vụ khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở Giáo dục: mạng lướitrường, lớp tiếp tục đầu tư, nâng cấp, sắp xếp hợp lý Từ nguồn vận động xã hội hóa vàngân sách của địa phương đã đầu tư xây dựng 02 Trường Mẫu giáo và 01 Trường Tiểuhọc Năm học 2014-2015, ngành học mầm non và phổ thông có tổng số
37 trường
Trang 36Mặc dù chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao,nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn huyện Châu Thành chưa được cảithiện và rút ngắn, do những tồn tại và hạn chế sau:
Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷtrọng cao nhưng hiện đang triển khai thực hiện chưa khai thác sử dụng, thương mại -dịch vụ kéo theo chỉ là nhỏ lẻ, người dân chỉ sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhưng còn hạn chế về chất lượng,thiếu đồng bộ, các công trình như bưu chính, viễn thông, điện nước phục vụ cho sinhhoạt nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn mới Trường học, bệnh việncần được nâng cấp đạt chuẩn; hệ thống nhà văn hóa xã, thị trấn chưa được khai thác và
sử dụng hiệu quả; vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế,kém chất lượng nhất là ở các khu vực chợ, cơ sở công nghiệp, chăn nuôi thủy sản.Chất lượng y tế, giáo dục chưa cao, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp, việclàm và thu nhập nông thôn chưa ổn định còn lệ thuộc nhiều vào mùa vụ, tỷ lệ giảmnghèo hàng năm có giảm nhưng chưa bền vững Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, theo lốitruyền thống, tự phát, hạn chế trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất,nông dân thiếu vốn sản xuất
3.1.2 Thực trạng về tình hình nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành
Sản xuất nông nghiệp chiếm 8,2% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơcấu kinh tế trong nông nghiệp nhanh nhưng chưa bền vững, đến nay kinh tế của huyệnchủ yếu là nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi: Đặc sản là cam sành và bưởinăm roi), công nghiệp đang đầu tư chưa khai thác, dịch vụ - thương mại thì nhỏ lẻ;chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn chậm, chưa thực sự trởthành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào thủcông, cơ giới hóa, tự động hóa không có Nguồn thu nhập chính của người dân ChâuThành là trồng cây ăn quả với một số loại cây trái được ưa chuộng như bưởi năm roi,cam sành, mít,…Mô hình sản xuất bưởi năm roi theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuấtbưởi hồ lô,…Sản lượng cây ăn trái các loại đạt 49.929 tấn/năm, nhiều mô hình kinh tếvườn có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với cây lúa
Trang 37Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát Thiếu định hướng, giám sát củacác cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch và thực hiện quyhoạch; các khu dân cư xóm, ấp, hệ thống giao thông, các nghĩa trang, cơ sở hạ tầng kỹthuật khác hầu hết chưa quy hoạch Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, chưađáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn Mạnglưới nông thôn tuy đã phát triển rộng khắp, song tỷ lệ đạt chuẩn chất lượng công trìnhcòn thấp, nhiều tuyến đường bị xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đường liên ấp xâydựng chưa theo quy chuẩn, chật hẹp, chất lượng thất; giao thông nội đồng ít được đầutư; thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là tình trạng
lũ lụt
Chất lượng lưới điện nông thôn còn kém, còn nhiều tuyến chưa kéo điện quốc gia(còn sử dụng điện cụm) thường xuyên bị mất điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sảnxuất
Tỷ lệ nhà văn hóa và khu thể thao xã, thị trấn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch còn thấp, trang thiết bị nghèo nàn, chưa có nhà văn hóa ấp Cơ sở vậtchất, sân bãi luyện tập, nhà văn hóa, phòng đọc sách, đội thông tin lưu động còn thiếu.Mạng lưới chợ nông thôn còn nhiều bất cập, tự phát, phân bổ không đều, cònnhiều chợ tạm, buôn bán không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng, lề đường, thiếu hệthống phòng chống cháy nổ, xử lý rác thải, nước thải chưa tốt, huyện chưa có bãi rác.Mức hưởng thụ của người dân về văn hóa, giáo dục, y tế còn thấp Một số điểmtrường xây dựng thiếu diện tích theo quy định nhưng khó khăn trong mở rộng diệntích; số trường đạt chuẩn quốc gia 15/37 cơ sở, tiểu học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ40,5%; có 6/9; Trạm Y tế đạt 10 chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia các loại hìnhbảo hiểm y tế đạt 44% trên tổng dân số toàn huyện
Vệ sinh môi trường năm 2014: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92,05%; tỷ
lệ hộ nghèo còn cao toàn huyện 1.939 hộ, chiếm tỷ lệ 9,54%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn thấp đạt 17,29% ảnh hưởng lớnđến quá trình chuyển dịch cơ cấu lạo động huyện; hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi cònyếu, chất lượng đội ngũ công chức xã chuẩn hóa đạt tỷ lệ thấp; trong nông thôn vẫn còn
Trang 38tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn như: Nếp sống văn hóa mới chậm hình hành, tệ nạn xãhội (tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm ) một số hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại nhất là trong
ma chay, cưới hỏi tội phạm trộm cắp, cố ý gây thương tích và tệ nạn xã hội len lỏivào đời sống nhiều vùng nông thôn; tình trạng chuyển đất sản xuất sang mục đích phinông nghiệp ngày càng tăng, chiếm 11,9 % tổng diện tích (đất ở chiếm 24,2%, đấtchuyên dụng chiếm 75,1%)
3.1.3 Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày tổng quan về kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành, tỉnhHậu Giang, là huyện nằm ở phía Nam sông Hậu Phía Đông tỉnh Hậu Giang và tiếpgiáp với thành phố Cần thơ Có Tuyến Quốc Lộ 1 và Nam Sông Hậu đi qua và làhuyện có khu, cụm công nghiệp Sông Hậu lớn nhất của tỉnh Hậu Giang Nhưng hiệnnay kinh tế chính của huyện là nông nghiệp, đời sống dân cư trên địa bàn chủ yếu làsản xuất nông nghiệp là chính với các loại cây chủ lực như: Cam sành, bưởi năm roi,
hồ lô, chanh không hạt, lúa Ngành công nghiệp đang phát triển và tăng trưởng khá,các công ty xí nghiệp trong các khu cụm công nghiệp đang đầu tư xây dựng vào giaiđoạn cuối chuẩn bị đưa vào vận hành khai thác có một số đã cho ra sản phẩm như công
ty thủy sản Minh Phú lao động nông thôn đang có chuyển hướng sang lao động phinông nghiệp, thương mại dịch vụ cũng có chiều hướng phát triển kéo theo Tuy nhiênchất lượng lao động thấp tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 17,29%, cơ sở hạ tầng tuy
có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đời sống của người dân nông thônđược cải thiện tuy nhiên vẫn còn thấp so với bình quân thu nhập của tỉnh và so với khuvực thành thị
Trang 39CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4 sẽ trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, khung phân tích, sửdụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp so sánh Trong chươngnày sẽ trình bày cách thức thu thập số liệu, mẫu nghiên cứu, cách thức sàn lọc dữ liệusau khi thu thập và quy trình xử lí số liệu thu thập
4.1.Quy trình nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu “Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xâydựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợphuyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được tiến hành các bước như sau:
Bước đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vinghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, căn cứ vào 19 tiêu chíxây dựng nông thôn mới Lập câu hỏi và tiến hành khảo sát thử nhằm mục đích hoànthiện bảng câu hỏi
Tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn đại diện chủ
hộ trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi với cở mẫu 140 mẫu Mẫu điều trasau khi thu về được kiểm tra mẫu đạt yêu cầu và sau đó mã hóa trên máy vi tính
Cuối cùng phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật dưới sự hỗ trợ của phần mềmSPSS 18, Exel 2010, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh Từ đó gợi ý một
số kiến nghị, chính sách khi xây dựng nông thôn mới huyện Châu Thành, tỉnh hậuGiang
Trang 40Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Nghiên cứu định tính (Tham khảo ý kiến)
Phát thảo bảng câu hỏi
Kiểm tra tính hợp lý bảng câu hỏi
Hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức
Tiến hành thu thập dữ liệu (n=140)
Làm sạch dữ liệu, mã hóa trên SPSS 18 và Exel 2010
Phân tích dữ liệu
Viết báo cáoHình 4.1: Quy trình nghiên cứu4.2 Khung phân tích
Sự tiếp cận các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã Đông Thạnh xác định mức
độ đáp ứng nhu cầu về tiêu chí nông thôn mới, trong đó nguồn lực là một trong nhữngnhân tố quan trọng là tiền đề không thể thiếu Thiếu nguồn lực sẽ không có cơ hội,không có tiền đề quan trọng để xây dựng triển khai các tiêu chí nông thôn mới nóichung và phát triển kinh tế nói riêng