Học tập Bác Hồ về lý luận và thực tiễn, nói và làm

2 1.7K 8
Học tập Bác Hồ về lý luận và thực tiễn, nói và làm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Học tập Bác Hồ về lý luận và thực tiễn, nói và làm

Học tập Bác Hồ vềluận thực tiễn, nói làmHồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã lấy Chủ nghĩa Mác- Lê nin làm luận soi đường cho thực tiễn cách mạng nước ta. Năm 1920, Người được đọc Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lê-nin. Sau khi nghiên cứu, Người đã sung sướng nói lên rằng: " Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Người khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản", chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ". Trong quá trình lãnh đạo Đảng Nhà nước, Hồ Chủ tịch đã để lại cho chúng ta những bài nói chuyện, những chỉ thị, những lời kêu gọi, khuyên răn vô cùng quý báu về đường lối, chủ trương, đạo đức, tác phong theo quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lê nin. Chính Người đã thực hiện lời của Mác: "Lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập được vào quần chúng". Người đã mở các lớp huấn luyện luận cho cán bộ, đảng viên ngay từ những năm 1927, trong hoàn cảnh hoạt động bí mật. Những tài liệu luận này được người diễn đạt dưới một hình thức giản dị. Nhờ đó đã góp phần trực tiếp đào tạo những cán bộ hoạt động thực tiễn thích hợp với hoàn cảnh khó khăn của cách mạng lúc bấy giờ. Sau này khi Đảng nắm được chính quyền, có điều kiện thuận lợi hơn, Hồ Chủ tịch đã quan tâm đến giáo dục luận Mác - Lê nin có hệ thống sâu rộng hơn ở các Trường Đảng. Hồ Chủ tịch nói: " luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế, không có luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi, luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo luận". Người còn nói: "thống nhất giữa lý luận thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mac- Lê nin. Thực tiễn không có luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, luận mà không liên hệ với thực tiễn là luận suông". Lê nin cho rằng luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng, luận không phải là cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra trong thực tế sinh động ., do vậy phải cụ thể hóa Chủ nghĩa Mác- Lê nin cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc, từng nơi. Hồ Chí Minh kiên quyết chống bệnh chủ quan cho đó là chứng bệnh nguy hiểm bậc nhất, tác hại to lớn đến cách mạng. Người nói: "Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại" nêu nguyên nhân của bệnh chủ quan là do "kém luận hoặc khinh luận, hoặc luận suông". Người phê bình những biểu hiện của bệnh chủ quan, chủ nghĩa kinh nghiệm chủ nghĩa giáo điều. Người chỉ rõ tác hại to lớn của bệnh kinh nghiệm trong cán bộ ta. Trong quá trình công tác, mỗi cán bộ đều có một số kinh nghiệm, những kinh nghiệm đó rất đáng quý, nhưng nếu dừng lại ở đó thì không đủ. Hồ Chủ tịch nói: "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng chẳng qua cũng từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ. Những anh em đó cần nghiên cứu thêm về luận mới thành người cán bộ hoàn toàn". Hồ Chủ tịch còn phê phán bệnh giáo điều: "Có những người xem được sách, xem nhiều sách. Siêng xem sách xem nhiều sách là một việc đáng quý. Nhưng thế không phải đã là biết luận". luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. luận mà không áp dụng vào thực tế là luận suông. Dù xem được hàng nghìn, hàng vạn quyển luận, nếu không biết đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách. Xem nhiều sách để mà lòe, để làm ra đây, thế không phải là biết luận. Những anh em đó, cần phải ra sức thực hành mới thành người biết luận. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải ra sức học tập kinh nghiệm của các nước, nhưng phải chống bệnh giáo điều, rập khuôn máy móc. Nước ta thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Có như vậy nền kinh tế của nước nhà mới phát triển bền vững. Trong công tác tuyên truyền, Hồ Chủ tịch nói: "Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: viết cho ai xem? nói cho ai nghe? nếu không vậy thì cũng như có ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem". Người còn luôn nhắc nhở phải cải tiến tiếng nói của ta. Người phê phán những đồng chí nói dài dòng, rổng tuếch, báo cáo bông lông, không nêu được đúng tình hình địa phương hay ngành mình, thậm chí còn báo cáo sai sự thật, che dấu khuyết điểm, đề cao thành tích để được khen. Hồ Chủ tịch đòi hỏi cán bộ phải làm nhiều hơn nói rất coi trọng thực tiễn. Người yêu cầu "phải đào tạo một số cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc". Người cán bộ phải biết cách làm đúng, phải biết tổ chức công việc của mình cho khoa học, phải điều tra nghiên cứu tìm hiểu đúng tình hình để đề ra những chủ trương sát hợp. Khi đã có chủ trương thì phải tổ chức thực hiện cho đúng. Sau đó phải tiến hành kiểm tra rút kinh nghiệm. Đó là phương pháp làm việc khoa học đem lại hiệu quả thiết thực. Người dạy người lãnh đạo, chỉ đạo phải có trọng tâm trọng điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo nơi khác. Phải biết cách nắm khâu chính trong công tác. Việc chính, việc gấp thì phải làm trước. Người cán bộ phải biết lắng nghe quần chúng, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để đề ra những chủ trương, chính sách nhằm phục vụ lợi ích của quần chúng. Người nghiêm khắc phê phán bệnh quan liêu, cửa quyền, ức hiếp quần chúng, lên mặt "quan cách mạng". Người cũng chỉ rõ, muốn biến chủ trương, chính sách thành hành động cách mạng thực tiễn thì phải có biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể. Chúng ta nói chủ trương một thì biện pháp phải mười, hai mươi . Hồ Chủ tịch đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa học hành. Người nói: "Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Người thường căn dặn: "huấn luyện phải nhắm đúng yêu cầu", nội dung huấn luyện phải phục vụ nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn một, phải phù hợp với yêu cầu đào tạo của những ngành công tác khác nhau. Hồ Chủ tịch khuyên cán bộ, Đảng viên không chỉ học tập ở trường lớp mà phải gắn việc học trong trường với cuộc sống ngoài xã hội, phải tổ chức học kinh nghiệm của nhau. Phương pháp giáo dục cán bộ của Bác rất phù hợp đối với từng cán bộ cụ thể, tinh tế, sâu sắc. Có một lần Bác viết thư cho thiếu tuớng Nguyễn Sơn, ngoài để tặng Sơn đệ (gửi chú Sơn), bên trong có một danh thiếp xinh xắn, giản dị, mặt trước in rõ 3 chữ Hồ Chí Minh, mặt sau có 4 dòng viết nắn nót, ngay ngắn: Đảm dục đại Tâm dục tế Trí dục viên Hành dục phương Chỉ vỏn vẹn 12 chữ, đã làm thiếu tướng Nguyễn Sơn tỉnh ra nhiều có nhiều điều suy nghĩ khác trước. Đảm dục đại là gan phải cho to, bao quát nhiều đức dũng cảm lớn, không chỉ đòi hỏi chiến đấu gan dạ mà còn phải biết táo bạo, dám nghĩ, dám làm những việc lớn. Tâm dục tế là tấm lòng, tâm hồn phải trong sáng, tinh tế, kín đáo, thanh nhã, không thô, lổ mãng. Trí dục viên là suy nghĩ phải trọn vẹn, toàn diện, đầy đủ, chu đáo. Hành dục phương là hành động phải ngay thẳng, đúng đắn, chân tình, phân minh, đàng hoàng, không méo mó, cong queo. Hiện nay Đảng ta mở rộng dân chủ nhằm xây dựng Đảng Nhà nước ta trong sạch vững mạnh. Từng người cán bộ nhân dân phải thấm nhuần lời dạy của Bác, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng đi đến thắng lợi huy hoàng . Học tập Bác Hồ về lý luận và thực tiễn, nói và làmHồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã lấy Chủ nghĩa Mác- Lê nin làm lý luận soi đường cho thực. việc thực tế, không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi, lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo lý luận& quot;. Người còn nói:

Ngày đăng: 25/08/2012, 19:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan