Hoágiảimâuthuẫngiữanhânviên Chức vụ trưởng phòng kinh doanh đang trống, sếp muốn chọn ra Thanh hoặc Hoàng, nhưng không hề có thái độ rõ ràng mà muốn họ tự quyết định. Tình huống khó khăn này khiến mối quan hệ giữa họ ngày càng trở nên căng thẳng. Tình huống thực tế: Thanh và Hoàng là hai nhânviên xuất sắc phòng kinh doanh, doanh thu của họ chiếm đến 1/2 thu nhập của cả phòng. Mối quan hệ giữa hai người vốn rất tốt đẹp cho dù sự cạnh tranh công việc có ảnh hưởng đôi chút đến thành tích của mỗi người. Chức vụ trưởng phòng kinh doanh đang trống, sếp muốn chọn ra một trong hai người, nhưng không hề có thái độ rõ ràng mà muốn hai người tự quyết định. Tình huống khó khăn này khiến mối quan hệ giữa họ ngày càng trở nên căng thẳng. Trong các công ty và doanh nghiệp tình huống tương tự như trên còn rất nhiều. Sếp là người đứng đầu công ty và thường đưa ra những quyết sách khó nắm bắt trong phút nhất thời hoặc đã trải qua sự suy xét kĩ càng. Họ cho rằng mọi việc trong công ty đều nằm trong sự kiểm soát của bản thân, cho dù có kết quả có như thế nào thì cũng không có ảnh hưởng lớn cho công ty. Vô hình chung quyết định của họ lại mang đến cho cấp dưới những áp lực tâm lí nặng nề. Thông thường sếp càng gần gũi với nhânviên thì áp lực càng tăng với người cấp dưới. Vậy trong trường hợp của Thanh và Hoàng, hai người nên giải quyết như thế nào để vượt qua được mâuthuẫn và nắm bắt cơ hội tốt thăng tiến? Với vai trò là người lãnh đạo công ty, sếp nên giải quyết ra sao để không gây nên tổn hại không đáng có cho công ty? Đồng nghiệp khác của phòng kinh doanh nên có thái độ đúng đắn và nắm bắt cơ hội này như thế nào? Sếp nên hóagiải nguy cơ và cục diện bị động của công ty Mỗi việc làm của sếp đều có mục đích riêng , thông qua Thanh và Hoàng rà soát cách đối ứng của họ trước tin đồn và cách ứng xử với các đồng nghiệp, từ đó muốn tìm người tiếp quản, quyết định này có thể đưa ra nhất thời và không được suy xét đến hậu quả. Sách lược của sếp đôi khi có mang yếu tố nguy hiểm nhất định, khiến công việc trở nên phức tạp và dễ tạo vết nứt trong đội ngũ nhânviên ( sự chia cắt phe phái giữa Thành và Hoàng), nguy hiểm hơn nữa là mất đi một trong hai người nhânviên xuất sắc. Với tư cách là người lãnh đạo, bạn nên giải quyết vấn đề này ra sao? Tiến hành bầu chọn. Hãy đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng để chon ra người thích hợp. Dựa trên thành tích nghiệp vụ trước đó, diễn thuyết, hùng biện công khai theo những tiêu chuẩn khác nhau. Nhânviên đáp ứng điều kiện có thể tham gia cạnh tranh ( không riêng Thanh và Hoàng ), trong quá trình bình chọn có thể mời phụ trách bộ phận khác và chuyên gia trong lĩnh vực làm giám khảo đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Trực tiếp thi hành mệnh lệnh. Nếu mục đích đã đạt được, căn cứ vào phán đoán của mình trực tiếp quyết định người phụ trách bộ phận để cải thiện cục diện bị động hiện tại và tránh sự việc biến chuyển theo chiều hướng xấu. Quyết định này có thể không mấy thuyết phục nhưng với tư cách là người lãnh đạo, quyền lực đó là của bạn. Chỉ cần cách làm của bạn có lợi cho lợi ích chung của công ty. Tuyển dụng người phụ trách mới. Nếu thấy hai người không đạt tiêu chuẩn hoặc khó đưa ra sự chọn lựa, bạn có thể xét đến việc tuyển dụng một người trưởng phòng mới, mà vẫn duy trì phạm vi công việc, chế độ đãi ngộ, chức vụ của Thanh và Hoàng. Việc làm này có thể sẽ mang đến cảm giác thất vọng cho hai người nhânviên nhưng sẽ không ảnh hưởng đến tính tích cực,sự nhiệt tình và lòng tự trọng của họ. Sếp có thể gặp riêng động viên và biểu hiện điểm khó của mình, chủ động khích lệ tiếp tục ửng hộ công việc của họ với tiền đề không ảnh hưởng đến công việc của người phụ trách mới. Thỏa hiệp.Có thể chon một trong hai người làm trưởng phòng, người còn lại đóng vai trò phó phòng; phân toàn bộ thị trường kinh doanh của công ty thành hai phần lớn do hai người phụ trách và trực tiếp làm việc với sếp, không nảy sinh trường hợp chỉ có người phụ trách duy nhất. Cất nhắc một người làm phụ trách bộ phận kinh doanh, người kia phụ trách một bộ phận khác. Làm như vậy sẽ cân bằng vị trí giữa họ khiến vấn đề phức tạp trở nên đơn giản hơn, nhưng ý định này có thể không phải là mục đích của sếp. Những biện pháp nêu ra với tình huống thực tế trên đây đều có lợi thế và bất cập khác nhau, quyết định cuối cùng phụ thuộc vào tình hình thực tế của công ty, người lãnh đạo nên đưa ra quyết định nhanh chóng để giải quyết cục diện chung. Hóagiải nguy cơ Với Thành và Hoàng thì đây là lựa chọn khó khăn cho sự nghiệp, bất luận kết quả ra sao, họ cần tuân theo qui luật của cuộc chơi, luôn giữ thái độ bình tĩnh để tiếp nhận và thay đổi cục diện trước mắt. Phương pháp hiệu quả: 1. Hãy coi đây là bài kiểm tra mà sếp đưa ra cho cả hai người, không nên có thái độ phàn nàn hay trách móc trước đồng nghiệp, nếu hành động này đến tai sếp thì cơ hội thăng tiến cũng sẽ biến mất 2. Chủ động nói chuyện với sếp với nếu với tư cách là trưởng phòng, sẽ tích cực đóng góp ý kiến sáng tạo, cải thiện công việc ra sao. Trong tình huống này không nên quá thân thiết hoặc quá xa cách, nếu có thái độ hời hợt sếp cho rằng bạn không mấy quan tâm đến công việc này, nếu tỏ ra quá nhiệt tình ấn tượng của sếp về bạn sẽ giảm xuống, cho rằng tham vọng của bạn quá cao. Hãy cho sếp cảm thấy bạn có tư chất và năng lực phân tích phán đoán với công việc. 3. Hoàn thành công việc hiện tại có hiệu quả cao. Không để áp lực phiền muộn hay lo lắng, ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Nếu ảnh hưởng đến công việc trước mắt sếp sẽ cho rằng bạn chưa đủ sự chắc chắn, tố chất kém. Một chút thách thức đã ảnh hưởng đến công việc người như vậy sẽ khó làm được việc lớn. Tâm lí thỏa mái ổn định giúp đông nghiệp tin tưởng và sếp tín nhiệm bạn. Tích cực chủ động giúp đỡ người có khả năng đảm nhận công việc hiện tại của bạn giúp họ có trách nhiệm hơn, như thế bạn sẽ có thời gian để đón nhận thách thức mới, cho sếp thấy năng lực lãnh đạo của bạn. 4. Hóagiải quan hệ với đồng nghiệp cả với đối thủ cạnh tranh. Cần hiểu rằng đồng nghiệp không dám gần bạn là do tình thế bị động của bạn, nếu đứng trong đội ngũ đồng nghiệp không tốt rất có thể nhận sự công kích từ người sếp mới Vì vậy hãy tích cực nói chuyện với đồng nghiệp, không nên có thái độ cao ngạo, phách lối vì sắp được cất nhắc, gây phản cảm cho mọi người. Tích cực tiếp xúc với người cùng cạnh tranh nếu đối phương có ý hợp tác với bạn thì bạn sẽ giành được sự tôn trọng của sếp và các đồng nghiệp khác; nếu đối phương không có ý muốn hợp tác thì cơ hội thành công của bạn càng cao bởi với cùng điều kiện như vậy sếp sẽ thích thái độ khiêm tốn, rộng lượng của nhà quản lí. 5. Tìm người đồng nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tiếp xúc mọi người, qua đó có thể hiểu rõ hơn suy nghĩ và cách nhìn của mọi người. Nếu có tin tức không có lợi cho bản thân hãy cảnh giác và kịp thời có cách cư xử giải quyết hợp lí, nếu bạn là người phụ trách bộ phận tương lai không nên đả kích với người nói lời không có lợi với bạn. . Hoá giải mâu thuẫn giữa nhân viên Chức vụ trưởng phòng kinh doanh đang trống, sếp muốn chọn. nhân viên thì áp lực càng tăng với người cấp dưới. Vậy trong trường hợp của Thanh và Hoàng, hai người nên giải quyết như thế nào để vượt qua được mâu thuẫn