TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn này là tìm hiểu phương pháp xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể theo mô hình Kiến trúc tổng thể, từ đó đưa ra đề xuất phương pháp luận xây dựng Hệ thống th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ CHO HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆT NAM
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Ái Việt
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, nguyên Viện trưởng Viện CNTT- Đại học Quốc Gia Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Ái Việt, người đã định hướng chuyên môn, cũng như trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Viện CNTT –
ĐH Quốc Gia Hà Nội đã đóng góp ý kiến, nhận xét và quan tâm chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện đề tài
Tôi cũng xin cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu ITI-EA về Cyber Security đã luôn sát cánh bên tôi, nhiệt tình quan tâm, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian vừa qua
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, giảng viên của Học Viện Khoa học Xã Hội đã tạo điều kiện cho tôi trong việc tìm hiểu và tiếp cận các thông tin liên quan đến quy trình quản lý và vận hành của Học Viện
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và bạn bè để tiếp tục hoàn thiện thêm về đề tài và có thể mở rộng phạm vi ứng dụng cho nhiều đơn vị đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam trong tương lai.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Chính
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Đình Chính
Trang 5TÓM TẮT
Mục tiêu của luận văn này là tìm hiểu phương pháp xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể theo mô hình Kiến trúc tổng thể, từ đó đưa ra đề xuất phương pháp luận xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể cho các đơn vị đào tạo đại học và áp dụng thực tiễn tại Học Viện Khoa học Xã Hội
Chương đầu của luận văn trình bầy tổng quan về các nghiệp vụ chính tại các đơn vị đào tạo sau đại học tại Việt Nam
Chương tiếp theo nghiên cứu và đề xuất giải pháp xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể cho các đơn vị đào tạo sau đại học theo cách tiếp cận Kiến trúc tổng thể
Chương cuối tập trung vào đánh giá thực trạng về nghiệp vụ và các Hệ thống thông tin quản lý tại Học Viện Khoa học Xã Hội, đề xuất xây dựng Hệ thống thông tin tổng thể cho Học Viện Khoa học Xã Hội dựa trên giải pháp đã
đề xuất
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH 9
DANH MỤC BẢNG BIỂU 10
TỔNG QUAN 11
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 11
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 13
1.1 Các hoạt động nghiệp vụ chính của các đơn vị đào tạo sau Đại học 13
1.2 Các HTTT dùng trong các đơn vị đào tạo sau đại học 13
1.3 Thực trạng ứng dụng CNTT trong một số đơn vị đào tạo sau Đại học Việt Nam 15
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HTTT TỔNG THỂ CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ 17
2.1 Tổng quan về kiến trúc tổng thể 17
2.1.1 Một số khái niệm 17
2.1.2 Thành phần của Kiến trúc tổng thể: 19
2.1.3 Giá trị của Kiến trúc tổng thể 20
2.1.4 Quy trình xây dựng Kiến trúc Tổng thể 21
2.1.5 Xây dựng HTTT tổng thể theo hướng tiếp cận kiến trúc tổng thể 22
2.2 Áp dụng cách tiếp cận EA để xây dựng HTTT tổng thể 23
2.2.1 Kiến trúc nghiệp vụ 23
2.2.2 Kiến trúc thông tin 24
2.2.3 Kiến trúc ứng dụng 26
2.2.4 Kiến trúc công nghệ 29
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HTTT TỔNG THỂ CHO HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 32
3.1 Thực trạng của Học viện KHXH 32
3.1.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của Học Viện Khoa học Xã Hội 32
3.1.2 Hiện trạng ứng dụng CNTT tại Học viện KHXH 33
3.1.3 Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn.37 3.1.3.2 Các mục tiêu khi xây dựng HTTT tổng thể của Học viện KHXH 38
3.2 Kiến trúc nghiệp vụ của Học viện KHXH 39
Trang 73.2.1 Quy trình quản lý đào tạo 40
3.2.2 Quy trình Quản lý khoa học 46
3.2.3 Quy trình Quản lý Bổ sung kiến thức và Đào tạo ngắn hạn 47
3.2.4 Quy trình quản lý hợp tác quốc tế 48
3.2.5 Quy trình quản lý tài chính 48
3.2.6 Quy trình Văn phòng 48
3.2.7 Quy trình Quản lý tạp chí 49
3.2.8 Quy trình quản lý thông tin tư liệu, thư viện 50
3.3 Kiến trúc HTTT tổng thể cho Học viện KHXH 50
3.3.1 Mô hình tương tác dữ liệu trong nghiệp vụ Quản lý đào tạo 50
3.3.2 Mô hình kiến trúc ứng dụng cho HTTT tổng thể của Học viện 51
3.3.3 Mô hình kiến trúc công nghệ cho HTTT tổng thể của Học viện 55
3.4 Kết quả đạt được 57
3.4.1 Đánh giá chung 57
3.4.2 Khả năng mở rộng trong tương lai 57
3.4.3 Kết quả thực tiễn 57
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 8DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
EA - Enterprise Architecture Kiến trúc tổng thể
Enterprise Xí nghiệp, Doanh nghiệp, Tổ chức, Cơ quan
IT - Information Technology Công nghệ thông tin
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mô hình kiến trúc tổng thể 20
Hình 2.2: Lợi ích của EA 21
Hình 2.3: Quy trình xây dựng Kiến trúc tổng thể 21
Hình 2.4: Tổng quan các nghiệp vụ chính tại đơn vị đào tạo đại học 24
Hình 2.5: Mô hình RESTful API 28
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Học viện KHXH 33
Hình 3.2: Các nghiệp vụ chính tại Học viện KHXH 40
Hình 3.3: Quy trình thiết lập chương trình và kế hoạch đào tạo 41
Hình 3.4: Quy trình tuyển sinh 41
Hình 3.5: Quy trình quản lý văn phòng 49
Hình 3.6: Mô hình tương tác dữ liệu giữa các nghiệp vụ trong Quản lý đào tạo 51
Hình 3.7: Sơ đồ kiến trúc ứng dụng hiện tại 52
Hình 3.8: Kiến trúc Công nghệ thông tin Học viện KHXH 53
Hình 3.9: Kiến trúc hệ thống mạng hiện tại 55
Hình 3.10: Kiến trúc hệ thống mở rộng trong tương lai 56
Hình 3.11: Bảng điều khiển hệ thống 58
Hình 3.12: Màn hình danh sách phòng thi 58
Hình 3.13: Màn hình phân hệ quản lý đào tạo 59
Hình 3.14: Màn hình phân hệ Quản lý khoa học 59
Hình 3.15: Màn hình phân hệ Quản lý cán bộ giảng viên 60
Hình 3.16: Màn hình phân hệ Quản lý tạp chí 60
Hình 3.17: Hợp tác quốc tế 61
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng điều tra ứng dụng CNTT tại một số trường Đại học 16Bảng 3.1: Danh sách thiết bị phần cứng tại Học viện 35Bảng 3.2: Danh sách các HTTT hiện có tại Học viện 37
Trang 11TỔNG QUAN
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là đơn
vị đào tạo bậc sau đại học và Tiến sỹ về các ngành khoa học xã hội tại Việt Nam Học viện KHXH hiện đang đào tạo 31 ngành trình độ tiến sĩ và 26 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ [7]
Tổng số nghiên cứu sinh và học viên cao học đang học tập và nghiên cứu tại Học viện lên đến trên 3000 người, trong đó có trên 1300 nghiên cứu sinh và trên 2000 học viên cao học Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học đến Học viện để học tập
và nghiên cứu sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới Ngoài Hội đồng khoa học và đào tạo của Học viện, Ban Giám đốc Học viện, Học viện Khoa học xã hội có 7 đơn vị chức năng, 23 Khoa, Bộ môn chuyên ngành, 3 tổ chức Khoa học, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ và 2 Cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, Học viện Khoa học xã hội chưa ứng dụng Công nghệ thông tin một cách đồng bộ trong công tác quản lý đạo tạo cũng như các công tác liên quan đến hoạt động phục vụ đào tạo như quản lý khoa học; quản lý học viên; hợp tác quốc tế, quản lý cơ
sở vật chất, quản lý thông tin tư liệu - thư viện, quản lý tạp chí Điều đó ảnh hưởng đến độ chính xác của các thông tin, phân tán trong việc quản lý và vận hành, xử lý công việc thủ công và khó đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo trong tương lai
Thông qua việc nghiên cứu ứng dụng kiến trúc tổng thể, có thể đưa ra được giải pháp xây dựng các hệ thống thông tin quản lý đồng bộ và chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu vận hành và phát triển của các đơn vị đào tạo đại học nói chung và Học Viện Khoa học Xã Hội nói riêng
Hệ thống thông tin quản lý tổng thể cho Học viện sẽ là tập hợp của nhiều giải pháp được kết nối với nhau một cách đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu quản lý tổng thể từ việc quản lý đào tạo, quản lý cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý khoa học, quản lý thông tin tư liệu Hệ thống cũng phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nghiệp vụ vận hành và quản lý trong tương lai
Hệ thống sẽ giúp tối ưu hóa quy trình quản lý đào tạo, hỗ trợ học viên học tập, tăng
Trang 12thông suốt trong toàn Học viện Từ đó sẽ giúp giảm bớt áp lực do sự tăng trưởng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này bao gồm các phương pháp
luận xây dựng khung kiến trúc gồm:
- Nghiên cứu về hệ thống nghiệp vụ và các hệ thống thông tin quản lý tại các đơn
vị đào tạo sau đại học
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Học Viện Khoa học Xã Hội
- Đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho các đơn vị đào tạo đại học và ứng dụng cụ thể tại Học Viện Khoa học Xã Hội
Phạm vi nghiên cứu: Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề
ra, luận văn tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau:
- Nghiên cứu các cấu phần nghiệp vụ và hệ thống thông tin trong các đơn vị đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam
- Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho các đơn vị đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam
- Nghiên cứu về kiến trúc tổng thể (EA) nói chung và cách áp dụng để xây dựng
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1.1 Các hoạt động nghiệp vụ chính của các đơn vị đào tạo Đại học
Tại Việt Nam, hầu hết các trường đại học lớn đều có các khoa/viện đào tạo sau đại học Cũng có một số trường hợp đơn vị đào tạo sau đại học hoạt động độc lập để đào tạo các học viên thuộc một số lĩnh vực Ví dụ Học Viện Khoa học Xã Hội là đơn
vị đào tạo sau đại học cho tất cả các ngành liên quan đến khoa học xã hội
Do vậy, các nghiệp vụ chính của các đơn vị đào tạo sau đại học về cơ bản cũng tương tự như các đơn vị đào tạo đại học thông thường Trong luận văn này, khi đề cập đến các nghiệp vụ hoặc các thông tin liên quan đến cơ sở đào tạo đại học cũng đồng nghĩa với việc có thể áp dụng cho các cơ sở đào tạo sau đại học Dưới đây là một số nghiệp vụ chính của các đơn vị đào tạo đại học [9] :
- Quản lý đào tạo: đây là một trong những nghiệp vụ chính và quan trọng nhất Trong nghiệp vụ quản lý đào tạo thường gồm một số nghiệp vụ như: Quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo, Quản lý tuyển sinh, Quản lý hồ sơ, Quản lý quá trình học tập
- Quản lý khoa học: quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên, cán bộ giảng viên, quá trình thực hiện các đề tài, chi phí thực hiện
- Quản lý cán bộ giảng viên: quản lý các thông tin liên quan đến cán bộ giảng viên trực thuộc đơn vị đào tạo hoặc các giảng viên cộng tác (cơ hữu), đánh giá chất lượng giảng viên, thanh toán chi phí giảng dạy …
- Quản lý tài chính: quản lý quá trình thu chi học phí của học viên
- Quản lý thông tin thư viện: quản lý thông tin về sách, giáo trình, luận văn, luận
1.2 Các HTTT dùng trong các đơn vị đào tạo đại học
Các đơn vị đào tạo đại học là những đơn vị sự nghiệp có nhiều nghiệp vụ khác nhau nên để đáp ứng nhu cầu quản lý và vận hành một cách hiệu quả cũng cần có các
Trang 14Trên thế giới, ở các trường đại học lớn thường có những hệ thống thông tin tổng thể đáp ứng toàn bộ các nghiệp vụ liên quan [16] [17] Tại Việt Nam, các đơn vị đào tạo đại học và sau đại học cũng đã bắt đầu triển khai và áp dụng các hệ thống thông tin quản lý vào thực tiễn Tuy nhiên, mức độ đáp ứng thường đơn lẻ, mỗi nghiệp vụ quản
lý thường có một hệ thống thông tin quản lý riêng
Dưới đây là một số hệ thống thông tin quản lý phổ biến:
- Hệ thống quản lý đào tạo: đáp ứng các nghiệp vụ liên quan đến tổ chức và
quản lý đào tạo Một số chức năng chính mà hệ thống quản lý đào tạo cần được đáp ứng:
o Quản lý kế hoạch và chương trình đào tạo
o Quản lý học phần
o Quản lý đối tượng chính sách, trợ cấp
o Quản lý lịch học, đợt học
o Quản lý tuyển sinh
o Quản lý hồ sơ học viên
o Quản lý quá trình học tập
- Hệ thống quản lý khoa học: đáp ứng các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt
động khoa học trong đơn vị đào tạo Một số chức năng chính cần được đáp ứng:
o Quản lý kế hoạch nghiên cứu khoa học
o Quản lý đề tài khoa học và quá trình thực hiện đề tài
o Quản lý giáo trình khoa học
o Quản lý các hoạt động khoa học
- Hệ thống quản lý cán bộ: đáp ứng các nghiệp vụ liên quan đến quản lý cán bộ
giảng viên liên quan đến đơn vị đào tạo Một số chức năng chính của hệ thống:
o Quản lý thông tin hồ sơ cán bộ
o Quản lý đánh giá chất lượng cán bộ
o Quản lý xét duyệt, bổ nhiệm chức danh
o Quản lý phân công giảng dạy, chi phí giảng dạy
- Hệ thống quản lý thƣ viện: đáp ứng các nghiệp vụ liên quan đến thông tin tư
liệu, thư viện của đơn vị đào tạo Một số chức năng chính của hệ thống:
o Quản lý luận văn, luận án
Trang 15o Quản lý người đọc, thẻ thư viện
- Hệ thống quản lý tài sản: đáp ứng các nghiệp vụ liên quan đến quá trình mua
bán, vận hành và sử dụng tài sản trong đơn vị đào tạo Một số chức năng của
- Cổng thông tin học viên: là nơi để các học viên có thể theo dõi các thông tin
liên quan đến quá trình học và tương tác với đơn vị đào tạo Một số chức năng chính:
o Đăng ký thông tin về lịch học
o Tra cứu thời khóa biểu
o Tra cứu điểm
o Cập nhật thông tin về lịch thi, các quy định, biểu mẫu…
Ngoài các hệ thống trên, tùy từng nhu cầu và khả năng của từng đơn vị đào tạo đại học khác nhau mà có những hệ thống thông tin quản lý khác như: Hệ thống quản
lý khoa học; Hệ thống quản lý hành chính, điều hành tác nghiệp
1.3 Thực trạng ứng dụng CNTT trong một số đơn vị đào tạo Đại học tại Việt Nam
Qua khảo sát thực tế tại một số cơ sở đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam như Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân, Học viện Khoa học xã hội phần lớn các đơn vị này cũng đã đang từng bước đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành tác nghiệp Tuy nhiên, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng và triển khai hệ thống thông tin đáp ứng nghiệp vụ chính như quản lý đào tạo hoặc
hệ thống quản lý thư viện Ngoài ra, các hệ thống này thường hoạt động độc lập và không có sự gắn kết với nhau, thường gặp phải một số vấn đề chung như dưới đây:
- Thiếu tính hệ thống: Các hệ thống không xây dựng theo hướng tổng thể, mỗi
hệ thống thường do một đơn vị phát triển khác nhau đảm nhiệm, mỗi hệ thống chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến một nghiệp vụ cụ thể, không có khả năng tương tác, kết nối và chia sẻ dữ liệu hoặc rất hạn chế, thiếu tính thống nhất trong sử dụng và vận hành, gây khó khăn/trở ngại cho người dùng
- Công nghệ phát triển cũ kỹ, lạc hậu: nhiều hệ thống được xây dựng từ cách đây khá lâu, không có khả năng đáp ứng nhiều người dùng đồng thời, không có khả năng đa nhiệm hoặc chạy trong mạng nội bộ, mạng internet Khả năng bảo mật
Trang 16Chính vì vậy, nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin tổng thể đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ trong các đơn vị đào tạo đại học và sau đại học ngày càng cấp thiết Hệ thống phải được thiết kế đồng bộ, có khả năng mở rộng, phát triển thêm các tính năng mới, đáp ứng các nghiệp vụ mới một cách dễ dàng và linh hoạt, tương tác và chia sẻ
dữ liệu với các hệ thống khác
Để xây dựng được hệ thống đáp ứng được các tiêu chuẩn này cũng cần phải xem xét đến các phương pháp luận phù hợp, trong đó cách tiếp cận theo hướng kiến trúc tổng thể để xây dựng giải pháp là tương đối phù hợp và đã được chứng minh tính hiệu quả trong thực tiễn
Bảng khảo sát việc triển khai và ứng dụng các hệ thống thông tin quản lý tại một số trường đại học tại Việt Nam:
Bảng 1.1: Bảng điều tra ứng dụng CNTT tại một số trường Đại học
Từ việc phân tích các nghiệp vụ chính tại các đơn vị đào tạo Đại học [9] cũng như các thực trạng ứng dụng các Hệ thống thông tin trong quản lý tại các đơn vị này,
ta thấy rằng nhu cầu xây dựng một hệ thống thông tin tổng thể là một nhu cầu tất yếu
và thiết thực Nó giúp giải quyết được các vấn đề quản lý thông tin đào tạo một cách đồng bộ, tối ưu các quy trình nghiệm vụ cũng như chi phí đầu tư vận hành
Học Viện Khoa học Xã Hội
liên kết với nhau
Trang 17CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HTTT TỔNG THỂ CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN KIẾN TRÚC
TỔNG THỂ
2.1 Tổng quan về kiến trúc tổng thể
Bài toàn xây dựng HTTT tổng thể là một bài toán phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng và thành phần cách nhau, từ con người, cơ sở vật chất, quy trình, thể chế, nguồn lực, chi phí Nếu không xây dựng một HTTT tổng thể đúng phương pháp sẽ dẫn đến đầu tư chồng chéo, các hệ thống không có tương tác, chia sẻ dữ liệu với nhau, khó tích hợp và mở rộng trong tương lai [8]
Hướng tiếp cận xây dựng HTTT tổng thể theo cách tiếp cận kiến trúc tổng thể sẽ giải quyết một cách triệt để bài toán trên
Dưới đây ta sẽ từng bước tiếp cận những khái niệm liên quan đến Kiến trúc tổng thể cũng như Quy trình xây dựng kiến trục tổng thể
2.1.1 Một số khái niệm
Kể từ khi ra đời vào năm 1987 với khung kiến trúc tổng thể Zachman [12], thì EA – Kiến trúc tổng thể đã được nhiều tổ chức đầu tư nghiên cứu, phát triển, và trong mỗi nghiên cứu ấy, khái niệm Enterprise Architecture (EA) cũng được định nghĩa khá khác nhau Để nắm được bản chất đích thực của EA, chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của
2 từ thành phần tạo nên từ EA, cũng như một số khái niệm EA phổ biến nhất
Enterprise hay doanh nghiệp, xí nghiệp: theo từ điển Merriam – Webster được
định nghĩa là: “Một khái niệm trừu tượng mô tả một đơn vị của tổ chức kinh tế hay hoạt động kinh tế; đặc biệt là tổ chức kinh doanh có hoạt động với một mục đích mang tính hệ thống” Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu về Kiến trúc tổng thể, chúng ta cần hiểu Enterprise theo nghĩa rộng: là mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, xí nghiệp…), tập hợp các tổ chức (tập đoàn, hiệp hội…) có cùng mục tiêu, hoặc các ngành dọc trong cùng một tổ chức (như hệ thống tài chính kế toán trong một tập đoàn…)
Architecture hay kiến trúc: theo từ điển Merriam – Webster được định nghĩa là:
“Nghệ thuật thiết kế và xây dựng các cấu trúc phức tạp với các thành phần có nhiều chủng loại khác nhau cũng như cách thức chúng được tổ chức và tích hợp làm một thống nhất hoặc một hình thức chặt chẽ”
Trang 18Enterprise Architecture hay Kiến trúc Tổng thể được hiểu theo một số khái niệm
sau:
- EA là quá trình dịch chuyển tầm nhìn và chiến lược kinh doanh làm thay đổi doanh nghiệp một cách hiệu quả bằng cách tạo ra, truyền tải, và cải thiện các nguyên tắc và các mô hình mô tả trạng thái cơ bản của doanh nghiệp trong tương lai và cho phép nó hoạt động (Theo Gartner Group)
- EA là sự quản lý một cách tối đa sự đóng góp của các nguồn lực, đầu tư IT và các hoạt động phát triển hệ thống để đạt được một mục đích chung Kiến trúc
mô tả rõ ràng mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và các mục tiêu cụ thể thông qua việc đầu tư cải thiện đo lường hiệu suất cho toàn bộ doanh nghiệp hay một phần doanh nghiệp (Theo US Federal EA) [19]
- Thiết kế nghiệp vụ và sự gắn kết hệ thống CNTT là một phần của EA Các nhà kiến trúc tìm kiếm sự gắn kết giữa quy trình và cấu trúc doanh nghiệp để CNTT
hỗ trợ hiệu quả (Wegmann et al 2005)
- Mục đích chính của EA là thông báo, hướng dẫn và hạn chế các quyết định của doanh nghiệp đặc biệt là các đầu tư cho IT (US Chief Information Officer Council)
- EA là sự hiểu biết về tất cả các thành phần khác nhau mà tạo nên doanh nghiệp
và cách các thành phần này tương tác với nhau (Institute For Enterprise Architecture Developments)
- EA bao gồm tầm nhìn, nguyên tắc, các chuẩn và các quy trình nhằm hướng dẫn việc mua, thiết kế và triển khai công nghệ trong doanh nghiệp (Forrester Research)
Theo ISO/IEC 42010: 2007: EA là tổ chức cơ bản của một hệ thống bao gồm:
- Các bộ phận cấu thành nên hệ thống đó
- Quan hệ giữa các bộ phận với nhau và với môi trường ngoài
- Các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế và phát triển các bộ phận đó
Hiểu một cách tổng quát nhất: EA của một tổ chức là bản thiết kế, quy hoạch tổng thể thống nhất từ đầu cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển của tổ chức đó
Hiện nay, thế giới có rất nhiều phương pháp xây dựng kiến trúc tổng thể Mỗi phương pháp này khác nhau về hướng tiếp cận, cách thức triển khai và đối tượng áp dụng Theo báo cáo của Roger Sessions [11] hiện có tới 90% Kiến trúc tổng thể được xây dựng từ một trong 4 khung kiến trúc sau:
Trang 19Khung kiến trúc Zachman (The Zachman Framework for Enterprise Architectures) [12], Khung kiến trúc TOGAF (The Open Group Architectural Framework - TOGAF) [13], Kiến trúc Chính phủ liên bang Mỹ FEA (The Federal Enterprise Architecture) [17], Phương pháp luận Gartner (The Gartner
Methodology)
Ở Việt Nam: Mô hình ITI-GAF [4] được các chuyên gia tại Viện CNTT - ĐH
Quốc gia Hà Nội đề xuất và sử dụng để xây dựng kiến trúc hay nói cách khác là xây
dựng quy hoạch CNTT cho cơ quan, tổ chức
2.1.2 Thành phần của Kiến trúc tổng thể:
Trên thế giới hiện nay, mặc dù có nhiều loại Kiến trúc Tổng thể, do các tổ chức khác nhau phát triển, nhưng hầu hết các Kiến trúc tổng thể - EA đều bao gồm 4 kiến trúc chính [18]:
- Kiến trúc Nghiệp vụ (Bussiness Architecture): bao gồm chiến lược phát triển,
hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của một hệ thống
- Kiến trúc thông tin (Information Architecture): cấu trúc các dữ liệu vật lý
(văn bản, sách…) và logic (dữ liệu số hóa) của hệ thống và công cụ để quản lý các dữ liệu đó
- Kiến trúc Ứng dụng (Application Architecture): các Hệ thống ứng dụng phải
được sử dụng, tương tác giữa chúng với nhau và quan hệ của chúng với các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống
- Kiến trúc Công nghệ (Technology Architecture): mô tả hạ tầng phần cứng và
phần mềm cần thiết để triển khai ba lớp kiến trúc nói trên, bao gồm: hạ tầng CNTT, các phần mềm lớp giữa, mạng truyền thông và các chuẩn
Trang 20Hình 2.1 Mô hình kiến trúc tổng thể
2.1.3 Giá trị của Kiến trúc tổng thể
Cũng giống như vai trò của Kiến trúc trong xây dựng, Kiến trúc Tổng thể - EA đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc xây dựng, cải tổ, phát triển của mỗi tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp [6] Khi quy mô tổ chức còn nhỏ, ta có thể không thấy rõ vai trò của Kiến trúc tổng thể, bởi tất cả các nguồn lực cũng như các vấn đề phát sinh đều với số lượng không đáng kể, và trực quan, không quá khó để kiểm soát Tuy nhiên, tình hình sẽ khác đi rất nhiều khi tổ chức phát triển, mở rộng quy mô Lúc này,
số lượng nguồn lực tăng cao, các vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ nhiều và dễ dàng gây ra sự quá tải, mất kiểm soát; hệ thống thông tin ngày càng trở nên phức tạp, tốn kém, khó điều hành, khả năng đáp ứng kém [3] Đây chính là lúc thấy rõ nhất vai trò của Kiến trúc tổng thể Một trong những xu hướng tất yếu hiện nay là áp dụng cách tiếp cận và ứng dụng Kiến trúc tổng thể trong các bộ, ngành, chính phủ [4] [5] Nó giúp cho tổ chức:
- Đồng bộ hóa CNTT với nghiệp vụ, mang lại sức mạnh tổng hợp từ các nguồn khác nhau, các bộ phận khác nhau của một tổ chức
- Tránh được việc đầu tư trùng chéo, lặp lại
Trang 21- Xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống, nên dễ dàng phối hợp, chia sẻ giữa các dự án cũng như mở rộng hệ thống
- Xây dựng được quy trình đầu tư rõ ràng, giảm bớt thời gian thực hiện đầu tư…
Hình 2.2: Lợi ích của EA
2.1.4 Quy trình xây dựng Kiến trúc Tổng thể
Hình 2.3: Quy trình xây dựng Kiến trúc tổng thểQuy trình bao gồm 3 bước chính [10]:
Trang 22 Mô tả kiến trúc hiện tại (As-Is): Qua quá trình khảo sát và đánh giá hiện trạng,
ta dựng lại kiến trúc hiện tại của hệ thống Qua đó có thể xác định được vấn đề của hệ thống hiện tại
Mô tả kiến trúc tương lại (To-Be): Là kiến trúc cần đạt tới của tổ chức dựa
trên Khung Kiến trúc, tầm nhìn của tổ chức và sự lựa chọn công nghệ
Kế hoạch chuyển đổi (Transition Plan): Từ Kiến trúc hiện tại và Kiến trúc
tương lai, xây dựng các bước bao gồm các giải pháp, và trình tự, độ ưu tiên cần thực hiện để chuyển từ hiện tại sang kiến trúc tương lai
2.1.5 Xây dựng HTTT tổng thể theo hướng tiếp cận kiến trúc tổng thể
Hệ thống quản lý thông tin tổng thể hay HTTT tổng thể (Enterprise content management) được hiểu là nền tảng ứng dụng, cung cấp các chức năng cơ bản thu thập, quản lý, lưu trữ, bảo quản và phân phối hiệu quả nguồn nội dung, thông tin phi cấu trúc của tổ chức
Hệ thống quản lý thông tin tổng thể có 3 đặc tính [8]:
- Đặc tính thứ nhất: hệ thống quản lý thông tin tổng thể như là một phần mềm
trung gian (middleware), cho phép tích hợp, kết nối các thành phần ứng dụng trong hệ thống Hệ thống quản lý thông tin tổng thể được triển khai để khắc phục những hạn chế do sự hoạt động riêng rẽ của các phần mềm ứng dụng trong tổ chức, đặc biệt tự động khớp nối quy trình nghiệp vụ ở các khâu chuyển đổi dữ liệu từ phi cấu trúc sang có cấu trúc Hệ thống thông tin tổng thể cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho hệ thống thông tin dựa trên nền tảng web Trong đặc tính này, ứng dụng tích hợp tổng thể (EAI - Enterprise Application Integration) và kiến trúc hướng dịch vụ (SOA - Service-Oriented Architecture) đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai hệ thống quản lý thông tin tổng thể
- Đặc tính thứ hai: các thành phần/phân hệ (thu thập, quản lý, lưu trữ, bảo quản,
phân phối) của hệ thống quản lý thông tin tổng thể như là những dịch vụ độc lập Các chức năng này được khai thác như các dịch vụ dùng chung, cho phép tất cả các ứng dụng trong tổ chức có liên quan đều có thể sử dụng, nhờ vậy tổ chức tránh được đầu tư trùng lặp Trong đặc tính này, tiêu chuẩn cho các giao diện kết nối giữa dịch vụ khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai hệ thống quản lý thông tin tổng thể
- Đặc tính thứ ba: hệ thống quản lý thông tin tổng thể như là một tổng kho lưu
trữ thống nhất cho tất cả các loại thông tin của tổ chức Dữ liệu cấp tổ chức do tất cả các ứng dụng xử lý sẽ lưu trữ tập trung tại một kho thống nhất, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho tất cả các ứng dụng Nhờ vậy, tổ chức loại bỏ tính thiếu nhất quán về thông tin, dữ liệu và giảm thiểu được chi phí lưu trữ Trong đặc tính này, việc quản lý vòng đời của tài liệu (chứa dữ liệu, thông
Trang 23tin) đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai hệ thống quản lý thông tin tổng thể
Từ những phân tích về kiến trúc tổng thể và đặc trưng của HTTT tổng thể kể trên
là tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ cần đạt được cho HTTT tổng thể cho các đơn vị đào tạo sau đại học
2.2 Áp dụng cách tiếp cận EA để xây dựng HTTT tổng thể
Nhữ đã phân tích ở trên, để xây dựng hệ thống thông tin cho đơn vị đào tạo sau đại học một cách toàn diện, cần xây dựng theo hướng tiếp cận kiến trúc tổng thể, nhắm tới việc tích hợp toàn diện các hoạt động, nghiệp vụ, thông tin của đơn vị đào tạo sau đại học, tiến tới xây dựng một hệ thống thông tin tổng thể [3]
Phần này sẽ tiếp cận theo hướng xây dựng các thành phần kiến trúc chính (Kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc thông tin, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc công nghệ) phù hợp với đặc thù của các đơn vị đào tạo sau đại học Từ đó sẽ đề xuất giải pháp về kiến trúc
hệ thống thông tin tổng thể cho các đơn vị này
2.2.1 Kiến trúc nghiệp vụ
2.2.1.1 Các nguyên tắc nghiệp vụ của đơn vị đào tạo sau đại học
Các nguyên tắc nghiệp vụ là cơ sở cho sự phát triển vàp áp dụng Kiến trúc tổng thể (EA) và Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) nói riêng
1 Thỏa mãn sự mong đợi
của học viên, cán bộ
giảng viên
Toàn bộ các hoạt động của học viện tạp trung vào việc đào học viên, nâng cao chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng dạy
2 Phù hợp các tiêu chuẩn Tất cả các hoạt động trong đơn vị đào tạo Đại
học và sau đại học phải phù hợp với các quy trình đào tạo tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục và đào tạo
Trang 242.2.1.2 Kiến trúc nghiệp vụ chính của các đơn vị đào tạo đại học
Hình 2.4: Tổng quan các nghiệp vụ chính tại đơn vị đào tạo đại học
Với đặc thù là một đơn vị đào tạo, nghiệp vụ cốt lõi của các đơn vị đào tạo đại học và sau đại học là Quản lý đào tạo [9] Các nghiệp vụ khác sẽ phục vụ cho việc tổ chức, vận hành và bổ trợ cho nghiệp vụ Quản lý đào tạo Trong tương lai có thể phát sinh những nghiệp vụ mới nhưng vẫn phải đảm bảo tính đồng nhất và tương tác với Quản lý đào tạo
2.2.2 Kiến trúc thông tin
Sau khi xây dựng Kiến trúc Nghiệp vụ, cần tiến hành xây dựng Kiến trúc Thông tin với các yêu cầu về thông tin hỗ trợ các chức năng cũng như quy trình nghiệp vụ của đơn vị đào tạo đại học Các thành phần chính trong Kiến trúc Thông tin bao gồm:
Các nguyên tắc dữ liệu
Mô hình dữ liệu để hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ
2.2.2.1 Các nguyên tắc dữ liệu
1 Dữ liệu là nguồn tài
nguyên có giá trị
Dữ liệu là nguồn tài nguyên có giá trị đối với một tổ chức năng chung cũng như đơn vị đào tạo đại học nói riêng, đặc biệt là một số dữ liệu quan trọng như thông tin về quá trình học tập của học viên, các công trình khoa học, bài báo, tạp chí
Trang 252.2.2.2 Nguyên tắc thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu
- Có cơ chế chống truy cập bất hợp pháp vào CSDL
- Khả năng thao tác song hành trên các bảng dữ liệu phân vùng CSDL
- Lưu trữ được nhiều loại dữ liệu trên CSDL
- Người tạo CSDL phải là người có quyền quản trị hệ thống hoặc quản trị cơ sở
dữ liệu Người sử dụng khác không tạo ra CSDL sẽ không được phép truy cập vào hệ thống
- Người sử dụng trong ứng dụng không được phép truy cập CSDL bằng các cách ngoài thao tác trên Hệ thống
- Áp dụng cơ chế mã hóa trong suốt và hiệu quả cho toàn bộ dữ liệu và các tập tin nhật kí trên hệ thống CSDL Đặc biệt với một số dữ liệu nhạy cảm như dữ liệu điểm thi, điểm tuyển sinh, chỉ những người có quyền mới có thể được xem và sửa đổi Trường hợp sửa đổi trái phép (ví dụ can thiệp trực tiếp vào hệ quản trị CSDL) hệ thống phải phát hiện và cảnh báo ngay lập tức
- Có khả năng giám sát dữ liệu được thay đổi, bổ sung, cũng như cho phép quản
lý CSDL bằng nhiều công cụ và chính sách, nhằm hỗ trợ tối đa cho chuyên viên quản trị trong việc quản lý, kiểm soát và giám sát vận hành hệ thống một cách đơn giản và nhanh chóng
- Có đầy đủ các cơ chế sao lưu dự phòng - khôi phục hệ thống CSDL theo nhiều phương pháp nhằm đối phó với các nguy cơ rủi ro xảy ra trên hệ thống
- Dựa trên số lượng người dùng, yêu cầu ước tính về xử lý và lưu trữ dữ liệu của các nghiệp vụ quản lý, hệ thống phảicần hệ quản trị CSDL sau: Microsoft
2 Dữ liệu là tài sản được
chia sẻ
Dữ liệu được chia sẻ trong toàn đơn vị đào tạo vì vậy người dùng có thể truy cập vào dữ liệu được phép để thực hiện nhiệm vụ của mình
3 Dữ liệu có thể truy cập Dữ liệu phù hợp có thể truy cập được và luôn sẵn có cho người dùng khi cần
4 Dữ liệu có thể được tổng
hợp
Dữ liệu tạo ra có thể được tổng hợp cho mục đích tính toán, thống kê liên quan đến việc đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo
5 Dữ liệu được sở hữu rõ
ràng
Mỗi đơn vị đào tạo đại học có định nghĩa cụ thể và rõ ràng về việc đơn vị phòng ban nào sở hữu và được truy cập những dữ liệu nào, dữ liệu nào được truy cập chung, dữ liệu nào truy cập riêng
6 Dữ liệu phải được bảo
mật và an toàn
Những dữ liệu xử lý, lưu giữ và phổ biến được bảo vệ tránh sự truy cập, sử dụng và tiết lộ trái phép
Trang 262.2.3 Kiến trúc ứng dụng
2.2.3.1 Các nguyên tắc đối với kiến trúc ứng dụng
STT Nguyên tắc đối với Kiến trúc Ứng dụng
1 Kiến trúc Ứng dụng hướng dịch vụ, mở
2 Những dịch vụ ứng dụng cần được công bố công khai
3 Kiến trúc Ứng dụng phải đảm bảo rằng những ứng dụng được tích hợp một cách dễ dàng
4 Những ứng dụng phải sử dụng phần mềm hoặc các thư viện phát triển được cấp phép
5 Thứ tự ưu tiên cân nhắc triển khai ứng dụng: Tái sử dụng; Mua; Xây dựng
6 Độc lập với hệ điều hành, có khả năng sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau
7 Tách biệt những nguyên tắc nghiệp vụ
8 Định hướng mở rộng theo mô hình dữ liệu lớn (big data)
9 Giao diện người dùng nhất quán
10
Khả năng tuỳ biến các tham số: Hệ thống cho phép thay đổi các tham số quản
lý để đáp ứng các yêu cầu quản lý đào tạo và các vấn đề liên quan đến đào tạo của Học viện
Trang 272.2.3.2 Nền tảng công nghệ và môi trường triển khai
Các nền tảng công nghệ hỗ trợ phát triển các HTTT quản lý trong các trường đại học và sau đại học gồm:
Nền tảng desktop: Các phần mềm quản lý cổ điển, được cài đặt trên máy tính cá nhân
va chạy trên môi trường mạng nội bộ Hiện nay đây vẫn là nền tảng được sử dụng phổ biến nhất tại các trường đại học Việt Nam Cùng với sự phát triển nền tảng này bộc lộ nhiều nhược điểm về sự không tiện dụng, khó bảo trì, nâng cấp
Nền tảng Web: Trong những năm gần đây web được biết đến như là nơi cung cấp
thông tin, hầu hết các phần mềm phát triển gần đây đều có phiên bản Web Với xu hướng này việc phát triển các hệ thống quản lý dần thay đổi, hiện nay các hệ thống quản lý trực tuyến dựa trên nền tảng Web ngày càng phổ biến Sử dụng các hệ thống như vậy đem lại lợi thế về sự tiện lợi, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi với kết nối LAN/Internet/VPN, tuy nhiên khó khăn lớn ở mặt đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin vì Internet là môi trường nhạy cảm, rất dễ bị tấn công
Nền tảng điện toán đám mây: Công nghệ điện toán đám mây cung cấp cho người
sử dụng tài nguyên CNTT như các dịch vụ trên các “đám mây internet” Với công nghệ điện toán đám mây, người dùng có thể truy cập và sử dụng đến các dịch vụ này mọi lúc mọi nơi mà không cần phải quan tâm nhiều đến việc triển khai và bảo trì hệ thống, không cần đầu tư và cài đặt hệ thống máy chủ
Nền tảng di động: Di động ngày càng phát triển vì điện thoại giờ đây đã trở thành
vật bất ly thân của mỗi người, hầu hết sinh viên, cán bộ/giảng viên từ những nước phát
17
Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật cung cấp kèm theo về chuyển đổi hệ thống CSDL, đào tạo và chuyển giao công nghệ, bảo hành và bảo trì hệ thống
18
Thực hiện các cơ chế xác thực, cấp phép truy cập qua tên tài khoản và mật khẩu,
có cơ chế chống dò mật khẩu tự động, cho phép người dùng đặt câu hỏi khôi phục mật khẩu
19
Các dữ liệu quan trong như tên tài khoản, mật khẩu phải được mã hóa khi truyền qua mạng để đảm bảo an toàn bảo mật cho hệ thống
Trang 28Dựa trên các phân tích về ưu nhược điểm của các nền tảng kể trên kết hợp với yêu cầu và hiện trạng thực tế của các đơn vị đào tạo đại học tại Việt Nam, trước mắt HTTT tổng thể cần được xây dựng trên nền tảng Web với các phân hệ chính Sau này, có thể
mở rộng thêm các nền tảng khác nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kiến trúc ứng dụng của hệ thống hiện tại
Để đáp ứng khả năng mở rộng nhiều nền tảng trong tương lai, hệ thống ứng dụng cần được thiết kế theo mô hình RESTful API và MVC (Model- View- Controller) Với kiến trúc MVC sẽ tách biệt phần xử lý, tương tác với Cơ sở dữ liệu và phần giao diện
hệ thống, giúp dễ dàng tùy biến giao diện cũng như nâng cấp hệ thống trong tương lai Với kiến trúc RESTful API sẽ đảm bảo khả năng tùy biến và mở rộng dễ dàng nhiều nền tảng ứng dụng (như ứng dụng mobile) mà vẫn tận dụng được nền tảng ứng dụng
đã có, tối ưu nguồn lực phát triển
Hình 2.5: Mô hình RESTful API Danh mục tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng để xây dựng ứng dụng sẽ căn cứ theo Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đã được ban hành kèm theo các văn bản sau:
- Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
Trang 29- Công văn số 269/BTTTT-ƯDCNTT ngày 06/02/2012 của Bộ Thông tin và truyền thông về giải thích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính được sử dụng đối với hệ thống Cổng điện tử hoặc hệ thống thư điện tử
- Hệ thống phần mềm được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đó là Web, đặc biệt phần mềm hỗ trợ bộ font chữ tiếng việt theo tiêu chuẩn Unicode (TCVN - 6909) được Nhà nước ban hành áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Hệ thống phần mềm có khả năng quản lý được hệ thống CSDL lớn lên đến nhiều triệu bản ghi, chạy ổn định, nhanh, khả năng backup dữ liệu tự động đảm bảo dữ liệu an toàn khi gặp sự cố máy tính hoặc virut máy tính phá hoại
Tổng hợp các nền tảng công nghệ, ngôn ngữ lập trình và công cụ liên quan để xây dựng HTTT tổng thể cho đơn vị đào tạo đại học bao gồm:
- Nền tảng công nghệ: Web-based, có thể mở rộng trên các nền tảng mobile trong tương lai
- Ngôn ngữ lập trình: sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
- Công cụ lập trình: phải mang tính trực quan, hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh, thuận tiện trong việc tích hợp các thư viện, các nền tảng sẵn có như Eclipse/Visual Studio hoặc tương đương
- Cơ sở dữ liệu: Hỗ trợ các hệ quản trị CSDL bản quyền thông dụng như: Microsoft SQL Server hoặc các CSDL mở thông dụng như My SQL…
- Môi trường mạng: mạng LAN, WAN, VPN
- Môi trường máy chủ: đáp ứng đủ OS như: Windows, Linux, Unix…
- Môi trường máy trạm: Các hệ điều hành họ Windows, Linux, MacOS
Trang 30(Scale up) dễ dàng để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như tương lai mà không tốn nhiều công sức và chi phí tái cấu trúc hệ thống
- Có khả năng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống mạng, ngăn chặn sự tấn công mạng từ bên ngoài, có thể cho phép thiết lập các chính sách sử dụng mạng một cách dễ dàng và thuận tiện
- Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet đảm bảo về đường truyền tránh trường hợp băng thông bị nghẽn khi số lượng yêu cầu lớn
- Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet quy hoạch các dải địa chỉ, đảm bảo hoạt động ổn định và khả năng mở rộng của hệ thống
2.2.4.2 Hệ thống lưu trữ
Một trong các vấn đề quan trọng hàng đầu của hệ thống Quản lý đào tạo là khả năng lưu trữ và kiểm soát dữ liệu Do vậy, cần xây dựng riêng một hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nhằm cung cấp môi trường làm việc tốt nhất cho hệ thống phần mềm
- Phải có cơ chế sao lưu dữ liệu định kỳ, đột xuất đảm bảo nhanh chóng đưa hệ thống hoạt động trở lại trong trường hợp có sự cố xảy ra
- Có khả năng lưu trữ nội dung, dữ liệu lớn dần theo thời gian sử dụng, việc lưu trữ có thể thực hiện trong các cơ sở dữ liệu, thư mục tệp tin hệ thống
2.2.4.3 Thiết bị an ninh, an toàn
Bên cạnh hệ thống máy chủ, việc trang bị thiết bị an ninh hệ thống phần mềm phục
vụ công tác đào tạo là rất cần thiết Hệ thống an ninh và các thiết bị liên quan phải đạt được những tính năng sau:
- Tường lửa bảo vệ lớp ứng dụng cho các ứng dụng tích hợp vào Web thế hệ mới, ngăn chặn các xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài vào hệ thống mạng của đơn vị đào tạo với mục đích phá hoại
- Hệ thống switch/Router trung tâm sẽ phân luồng truy cập cho các máy tính trong
hệ thống mạng truy cập vào phần mềm để sử dụng hiệu quả
- Hệ thống mạng riêng ảo (VPN) được thiết lập riêng cho việc truy cập vào hệ thống
từ xa (đối với các đơn vị đào tạo có nhiều cơ sở đào tạo khác nhau) nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ rò rỉ thông tin cũng như các cuộc tấn công từ mạng internet
Trang 31- Hệ thống lưu điện sẽ giúp toàn bộ hệ thống phần cứng có thể hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để sao lưu dữ liệu đang làm việc khi có sự cố mất điện hay nguồn điện tại đơn vị đào tạo gặp sự cố
Trang 32CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HTTT TỔNG THỂ CHO HỌC VIỆN KHOA HỌC
XÃ HỘI
3.1 Thực trạng của Học viện KHXH
3.1.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của Học Viện Khoa học Xã Hội
3.1.1.1 Vị trí và chức năng của Học Viện Khoa học Xã Hội
Học viện Khoa học Xã hội [7] (tên giao dịch quốc tế: Graduate Academy of Social Sciences – viết tắt là GASS) là đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, có chức năng đào tạo và cấp bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật, quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học về khoa học xã hội, tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
3.1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Học Viện Khoa học Xã Hội
Dưới đây là những chức năng và nhiệm vụ chính của Học viện [7]:
- Đào tạo và cấp văn bằng thạc sỹ tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (viết tắt là: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam);
- Nghiên cứu khoa học; Bồi dưỡng chuyên môn về khoa học xã hội, nhân văn cho cán bộ, công chức, viên chức;
- Tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Ngay từ khi thành lập năm 2010, Học viện Khoa học xã hội thực hiện nhiệm vụ quản lý thống nhất 17 cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Chính vì vậy, Học viện ra đời là sự tiếp nối truyền thống đào tạo sau đại học của các viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và được nâng lên một tầm cao mới
Cơ cấu tổ chức chung của Học Viện Khoa học Xã Hội bao gồm:
- Hội đồng Học viện;
- Ban Giám đốc Học viện: Giám đốc Học viên và các Phó Giám đốc Học viện
- Hội đồng Khoa học và đào tạo, các Hội đồng Tư vấn;
- Các đơn vị chức năng
- Các khoa và bộ môn