Tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình thành lập Ðảng ta
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình thành lập Ðảng taTư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản được hình thành trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20 và được tiếp tục phát triển khá sinh động trong những thập kỷ sau trên cơ sở tiếp thụ, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và sự trải nghiệm thực tế trong những năm tháng Người đi tìm đường cứu nước. Có thể nêu tóm tắt nội dung tư tưởng đó như sau:- Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, phải theo học thuyết của Mác, một học thuyết cách mạng nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc quyền tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no, việc làm, niềm vui, hòa bình và hạnh phúc.- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở "chính quốc" song không phụ thuộc cách mạng "chính quốc", mà nó có khả năng giành thắng lợi trước bằng sức mạnh và trí tuệ của dân tộc.- Cách mạng giải phóng là lâu dài, gian khổ, trước hết là phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành quyền độc lập, tự do; thực hiện cách mạng dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để quá độ lên giải phóng xã hội, giải phóng con người. Tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người; mọi nước đều độc lập, dân tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, mọi xã hội thông thái và đạo đức.- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc phải do Ðảng lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ để đấu tranh giành quyền độc lập tự do, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân để quản lý xã hội và phát triển đất nước.- Cách mạng giải phóng dân tộc phải do chính đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc, được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ đảng viên tiên phong, gương mẫu, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc .Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là quá trình Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng, về tổ chức, đào tạo cán bộ về lý luận chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được truyền bá vào Việt Nam đã đáp ứng khát vọng thiêng liêng nhất của nhân dân Việt Nam, trước hết là tầng lớp học sinh, thanh niên trí thức yêu nước. Nhu cầu thành lập Ðảng Cộng sản để lãnh đạo quần chúng đấu tranh đã thúc đẩy các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và của nhiều đảng viên của Ðảng Tân Việt tích cực vận động thành lập Ðảng Cộng sản. Ðồng chí Hà Huy Tập, vốn là một thành viên của Ðảng Tân Việt, đã viết, các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cả Tân Việt Cách mạng Ðảng tự coi cuốn Ðường Kách mệnh là cương lĩnh và hệ tư tưởng của họ. Ðó là cuốn sách gối đầu giường đối với tất cả đảng viên của Tân Việt và họ đã học gần như thuộc lòng. Ngay khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Ðảng chưa phải là Ðảng Cộng sản, nhưng tất cả các thành viên của hai tổ chức đó luôn luôn nói với nhau hoặc nói với quần chúng rằng họ là những người cộng sản chân chính theo con đường cách mệnh của Hồ Chí Minh.Sự phát triển của phong trào đấu tranh trong nước đã dẫn đến sự hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên. Sự không thống nhất của các tổ chức đó đã gây cản trở cho việc phát triển chung của cách mạng Việt Nam. Trước tình hình cấp bách đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm (11-1929) để trở lại Trung Quốc, kịp thời thực hiện nhiệm vụ lịch sử thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Cũng trong lúc này, tháng 12-1929, ở Mát-xcơ-va, Quốc tế Cộng sản cũng đã ra Nghị quyết về vấn đề thành lập một Ðảng Cộng sản ở Ðông Dương.Hội nghị hợp nhất Ðảng họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, Hồng Công với sự hiện diện của hai đại biểu Ðông Dương Cộng sản Ðảng là Trịnh Ðình Cửu và Nguyễn Ðức Cảnh và đại diện của An Nam Cộng sản Ðảng là Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngoài ra, còn có hai người giúp việc tổ chức cho Hội nghị là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản và bằng một thái độ chân thành, có sức thuyết phục, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ cho đại diện của cả hai đảng rõ về những sai lầm nếu không đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản. Các đại biểu đã đồng thuận quyết định thống nhất cả hai đảng để lập thành một đảng với tên gọi là Ðảng Cộng sản Việt Nam, và sau này kết nạp thêm tổ chức Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết của lịch sử dân tộc. Hội nghị hợp nhất đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Ðảng - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Ðảng, và các Văn kiện khác gồm Chương trình tóm tắt, Ðiều lệ vắn tắt của Ðảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.Việc thống nhất các tổ chức Cộng sản tiền thân thành Ðảng Cộng sản là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giải phóng và phát triển sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc, sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ 20. Ðây là một đặc trưng về sự hình thành Ðảng Cộng sản Việt Nam.Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở một học thuyết cách mạng sáng tạo, với một quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh, thông qua sự thử thách, sàng lọc chọn lựa lịch sử, là sự hiện thực hóa của cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam theo con "Ðường Kách mệnh" của Hồ Chí Minh.Ngay khi ra đời, Ðảng đã có cương lĩnh, sách lược (tuy còn vắn tắt) cách mạng sáng tạo, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia dân tộc và quốc tế, trong đó thấm đượm yếu tố dân tộc, yếu tố quyết định tính đặc sắc của cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới.Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo. Thực tiễn lịch sử diễn ra từ sau ngày được thành lập, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã là người lãnh đạo duy nhất cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở đầu là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Nhiều nhà nghiên cứu và chính khách trên thế giới đã đánh giá tầm vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhãn quan sáng suốt nhìn xa thấy rộng của Người bắt nguồn từ nhận thức sâu sắc về những lực lượng thúc đẩy sự biến đổi có tính chất bùng nổ nhất của lịch sử ở những bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Ðồng chí Gớt Hôn - Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Mỹ viết: "Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, với những tư tưởng và ý kiến đúng. Chính vậy mà đồng chí đã làm ra lịch sử". . Tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình thành lập Ðảng taTư tư ng Hồ Chí Minh về cơ bản được hình thành trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20 và được tiếp. đắn và tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ đảng viên tiên phong, gương mẫu, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc.. .Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí