Rất thànhcôngvàthànhcônglàcảmộtsựkhácbiệtlớn (Phần cuối) Đây là phần cuối của chùm bài viết về các đặc tính của những con người “rất thành công”. Trong phần trước chúng ta đã bàn đến những giá trị giúp họ đạt được những mục đích mà người thường cho là không tưởng. Đó là: “Động năng lớn”; “Năng lực sáng tạo vô tận”; “Trách nhiệm cao và có hệ thống luân l ý đạo đức riêng”; “Suy nghĩ rõ ràng, quyết định độc đáo”; “Tiền bạc chỉ là phương tiện để đạt được mục đích”. Đôi khi, mọi người nghĩ rằng: nhân vật của chúng ta dồn hết sức lực vào kinh doanh nhằm xóa đi một mặc cảm tâm l ý nào đó. Thực ra, đây làmột suy nghĩ sai lầm. Có thể khẳng định rằng, mặc cảm làmột phần trong cuộc sống tâm l ý của những nhà độc tài hoặc chính trị gia chứ không phải của các doanh nhân mà chúng ta đang nói đến. Thông thường, đó có thể là những mặc cảm xuất phát từ sự sỉ nhục khi còn nhỏ, hoặc những tham vọng hay ham muốn về quyền lực, . nó là các nguyên nhân sâu kín có thể giải thích những điều bí ẩn trong cuộc đời của những nhà độc tài chứ không phải của các doanh nhân. Đối với những người “rất thành công”, kinh doanh làsự tự thể hiện bản thân, chứ tuyệt nhiên không bắt nguồn từ một mặc cảm nào cả. Họ là những người có đời sống tâm l ý lành mạnh. Những nhân vật của chúng ta đặc biệt thỏa mãn khi đạt được chiến thắng trong những tình thế tưởng chừng như cầm chắc thất bại trong tay. Theo Marina Melia, ở đây có môt quy luật thú vị. Câu trả lời cho câu hỏi về truyện cổ tích được yêu thích nhất (những truyện cổ tích yêu thích có thể trở thành kịch bản chính trong cuộc sống thực của những nhân vật của chúng ta) của một trong năm nhà tài phiệt hàng đầu của Nga là truyện về chú nhái bén bị rơi vào một cái bình cao cổ để kem sữa chua, chú đã đánh cho kem chua bông lên cao đến cổ bình để thoát ra. Marina Melia đã thử làm một cuộc phỏng vấn nhỏ với những doanh nhân thành đạt mà bà quen biết thì kết quả cho thấy có tới năm người thích câu chuyện này. Họ là những người biết cách tự đặt ra những nhiệm vụ cho mình và thoát ra khỏi mọi tình thế tưởng chừng như vô vọng để trở thành người chiến thắng. Còn hai trong số những doanh nhân mà Marina Melia quen biết thì khi còn nhỏ lại thích chiến đấu trong tưởng tượng với những con rồng huyền thoại trong truyện cổ tích: anh ta chặt một cái đầu, con rồng lại mọc tiếp ra hai cái khác . Đây cũng chính là những kịch bản trong cuộc sống của những người “rất thành công”: chiến đấu-chiến thắng-lại chiến đấu tiếp . quá trình cứ diễn ra liên tục như vậy. Marina Melia còn cho biết thêm, không một ai trong số những doanh nhân mà bà biết thích những dạng truyện cổ tích như “Ông lão đánh cávà con cá vàng”. Dân chủ và khiêm nhường Những người bắt đầu từ con số không, không có những mối quan hệ hoặc tài sản thừa kế hỗ trợ sau lưng, họ vừa mới đây còn là chủ những doanh nghiệp nhỏ, mà hôm nay đã là chủ nhân của những tập đoàn lớn, không bao giờ đánh mất cảm giác thực tế. Nếu họ thực sựlà những người tay trắng gây dựng nên sự nghiệp bằng mồ hôi và n ước mắt của mình, của cải không tự nhiên rơi từ trên trời xuống đầu họ, thì có nghĩa cùng với quá trình trở thànhmột người thành đạt những doanh nhân của chúng ta cũng sẽ “trưởng thành” hơn, họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm, và không thích những sự hào nhoáng, ồn ào xung quanh cuộc sống cá nhân. Những người “trưởng thành” này đứng rất vững trên mặt đất không giống như những cậu ấm cô chiêu được thừa hưởng tài sản của gia đình để lại. Hành vi của những người tự tạo dựng lên công việc kinh doanh của mình với những người được thừa kế các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Những nhân vật của chúng ta khi giao tiếp với các nhân viên rất dân chủ và cởi mở và luôn có những mệnh lệnh kịp, thời khác hẳn với những người “thừa kế” thường có chút gì đó giả tạo và lên gân. Độc nhất vô nhị Trong đám đông xung quanh những doanh nhân “rất thành công”, không có ai có thể so sánh được với họ. Họ khác hẳn những người khác, rất độc lập, có cách nhìn nhận và thói quen không giống với người thường và luôn bị những người xung quanh coi là kỳ quặc. Họ có thế rất bướng bỉnh, dễ bực tức, lạnh lùng, tàn nhẫn và thẳng tay. Họ tập trung toàn bộ tinh lực vào bản thân và các kế hoạch của mình, họ có thể gây áp lực cho người khácvà làm mọi người phải kinh ngạc vì những hành vi kì dị. Từ nhỏ họ đã cảm nhận được những đặc tính khác thường của mình, và không hiếm khi họ bị bạn bè coi như những “con chiên ghẻ”, và ngay từ khi đó mặc dù bị tách khỏi “bầy đàn” họ đã cảm thấy sự phi thường trong tính cách của mình. Một trong những doanh nhân nổi tiếng kể với Marina Melia rằng: “Có một lần, khi tôi 14 tuổi, tôi phải đứng chờ ô-tô nửa tiếng trong cái lạnh giá rét để đi từ ngoại ô Mátxcơva để đến trường. Khi lên ô-tô tôi lại còn bị mọi người xô đẩy tứ phía và lúc đó tôi muốn gào lên rằng: “Trời đất, chẳng nhẽ các người không biếtlà đang được đi cùng với ai à? Các người không biếtlà ta sẽ trở thành người như thế nào à?”. Không bao giờ thỏa mãn Có cảm tưởng rằng những người “rất thành công” đã có tất cả những gì thỏa mãn mọi nhu cầu của họ về: vật chất; giao tiếp; sự thống trị người khác; sự tự khẳng định mình; sự nghiệp vàsự ảnh hưởng trong xã hội, nhưng bất chấp tất cả, họ lúc nào cũng cảm thấy vẫn còn chưa đủ và vẫn luôn muốn nhiều hơn nữa. Rất nhiều doanh nhân thuộc nhóm mộtvà nhóm hai, những người mà chúng ta đã nói đến phần đầu trong chùm bài này, khi những đòi hỏi của họ đã thỏa mãn, họ có thể vứt bỏ tất cảvà sống một cuộc đời nhàn nhã. Còn đối với những nhân vật của chúng ta, – những cá nhân “sinh lợi” nhiều nhất cho nền kinh tế của đất nước – có cảm tưởng như họ làmột động cơ vĩnh cửu. Nhu cầu của họ vượt lên trên tháp nhu cầu Maslow và có cảm giác như con đường đi của họ không có điểm dừng: vừa mới đạt được thànhcông này họ lập tức vươn tới những thànhcông khác. Thời nay, dạng người này trở nên rất nổi tiếng, gần như trở thành khuôn mẫu tối ưu duy nhất của cuộc sống. Đó là hình mẫu được xã hội tán dương. Mọi người lấy những nhân vật của chúng ta ra để làm thước đo và tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Hiển nhiên, nếu thiếu họ thì xã hội không thể tiến bộ và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên phải hiểu rằng, đây không phải làmột hình mẫu thích hợp với tất cả mọi người, trong cuộc sống tồn tại rất nhiều loại người khác nhau và đó chính điều này làm nên sự đa dạng và phong phú của đời sống xã hội. (Hết) . Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần cuối) Đây là phần cuối của chùm bài viết về các đặc tính của những con người rất thành công rất thành công , kinh doanh là sự tự thể hiện bản thân, chứ tuyệt nhiên không bắt nguồn từ một mặc cảm nào cả. Họ là những người có đời sống tâm l ý lành