Ý nghĩa của luận văn * Về lý luâ ̣n: Thông qua nghiên cứu đặc điểm kết cấu, tổ chức nội dung và hoạt động của đoạn văn trong văn bản tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông, gó
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ LỆ THÚY
KHẢO SÁT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUỘC LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ LỆ THÚY
KHẢO SÁT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUỘC LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH
Hà Nội - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Thị Việt Thanh,
đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trường thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Điện tử - Viễn thông, Viện Đại học Mở
Hà Nội, đã giúp đỡ trong quá trình khảo sát, điều tra thực tế
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Lệ Thúy
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích và nhiệm vụ của luâ ̣n văn 5
4 Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa của luận văn 6
7 Bố cu ̣c của luâ ̣n văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN 7
1.1 Các kiểu loại văn bản 7
1.1.1 Cách phân loại văn bản theo khuôn hình 7
1.1.2 Cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng 7
1.2 Đặc trưng của văn bản khoa học và văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử -Viễn thông 9
1.2.1 Đặc trưng của văn bản khoa học 9
1.2.2.Văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông 10
1.3 Đoạn văn trong cấu tạo hình thức và nội dung văn bản khoa học 12
1.3.1 Mục đích phân đoạn văn bản thành đoạn văn 12
1.3.3.Quan điểm của các nhà nghiên cứu về đơn vị đoạn văn 13
1.4 Căn cứ chia tách đoạn văn 15
1.4.1 Chia tách thành đoạn văn theo chức năng trong văn bản 15
1.4.2 Chia tách thành đoạn văn theo các phương diện ý nghĩa 16
1.4.3 Phương phức phân loại đoạn văn do Trần Ngọc thêm đề xuất: 17
1.5 Một số loại đoạn văn điển hình và cấu trúc cơ bản của đoạn văn trong văn bản khoa học tiếng Anh lĩnh vực Điện tử -Viễn thông 18
1.5.1 Đoạn văn thông thường: 18
1.5.2 Đoạn văn bất thường: 20
Trang 51.5.3 Cấu trúc đoạn văn trong văn bản khoa học Điện tử -Viễn thông theo
phương thức phát triển chủ đề - thuật đề 21
Tiểu kết: 23
Chương 2: ĐOẠN VĂN TỪ GÓC ĐỘ TỔ CHỨC NỘI DUNG 25
2.1 Nguyên tắc phân đoạn văn bản ĐTVT thành đoạn văn 25
2.1.1 Phân chia theo sự chia tách chủ đề con (mỗi đoạn văn là một chủ đề con) 25
2.1.2 Phân chia theo hoạt động của đối tượng 26
2.1.3 Phân chia theo trình tự thời gian của hoạt động 28
2.1.4 Phân chia theo sự phân bố về không gian của các đối tượng 30
2.2 Vai trò của câu đề trong đoạn văn tiếng Anh ngành Điện tử -Viễn thông 33
2.2.1 Câu đề có cấu trúc đơn 33
2.2.2 Câu đề có cấu trúc đơn, song chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng thành các mệnh đề con 34
2.2.3 Câu đề có cấu trúc phức, có hai vị ngữ trở lên 37
2.2.4 Câu đề và phương thức triển khai nội dung trong đoạn văn 39
2.3 Đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông- vai trò và các phương thức liên kết đặc trưng giữa chúng 43
2.3.1 Vai trò của nội dung đoạn văn trong việc tổ chức nội dung văn bản (góp phần tham gia chủ đề chung) 43
2.3.2 Một số phương thức liên kết đặc trưng giữa các đoạn văn 47
2.3.3 Câu, đoạn văn làm nhiệm vụ chuyển tiếp giữa hai đoạn văn 50
2.3.4 Mối quan hệ giữa các đoạn văn 57
2.4 Mạch lạc trong quan hệ lập luận của đoạn văn tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông 59
2.4.1 Lập luận giản đơn 60
2.4.2 Lập luận phức tạp 61
2.4.3 Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận 62
Tiểu kết: 68
Trang 6Chương 3: ĐOẠN VĂN TỪ GÓC ĐỘ TỔ CHỨC CẤU TRÚC 70
3.1 Cấu trúc điển hình của đoạn văn từ góc độ lô gich diễn đạt 70
3.1.1 Cấu trúc tuyến tính 70
3.1.2 Cấu trúc theo kiểu diễn dịch – quy nạp 73
3.2 Tổ chức cấu trúc đơn vị trên câu theo phương thức phát triển chủ đề - thuật đề 75
3.2.1 Mô hình với chủ đề tuyến tính - mô hình thứ nhất của Moskal’skaja 75
3.2.2 Mô hình với chủ đề xuyên suốt - mô hình thứ hai của Moskal’skaja 83
3.2.3 Mô hình với chủ đề phái sinh - mô hình thứ ba của Moskal’skaja 92
Tiểu kết: 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiê ̣n nay tại các trường kỹ thuật , viê ̣c sinh viên phải làm quen với những môn ho ̣c có sử du ̣ng tài liê ̣u tiếng Anh đã không còn xa la ̣ như trước đây nữa Viê ̣c nắm được mô ̣t ngoa ̣i ngữ , mà phổ biến là tiếng Anh đối với người học không chỉ dừng mức đô ̣ giao tiếp đơn giản Hiểu kỹ văn bản cũng là một yêu cầu cần thiết tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học
Thực tế, khi tiếp xúc với mô ̣t văn bản khoa ho ̣c tiếng Anh , nhiều sinh viên rất lúng túng nếu ho ̣ phải trình bày nô ̣i dung văn bản ấy bằng ngôn ngữ viết của tiếng Viê ̣t Ngoài sự hạn chế về vốn từ vựng hoặc chưa vững vàng về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh , một trong những lý do thường gặp là vì người học đã chưa biết cách xử lý vấn đề tổ chức kết cấu trong mô ̣t đoa ̣n văn – mô ̣t trong những đơn
vị cơ bản của văn bản
Đoa ̣n văn trong các văn bản khoa ho ̣c là mô ̣t trong những đơn vi ̣ được cấu tạo tương đối điển hình so với các t hể loa ̣i văn bản khác Ở Việt Nam, nghiên cứu đoa ̣n văn trong văn bản khoa ho ̣c tiếng Việt đã từng trở thành đề tài khóa luâ ̣n tốt nghiê ̣p của sinh viên ngành ngôn ngữ ho ̣c Nhưng viê ̣c tìm hiểu đoa ̣n văn trong văn bản thuô ̣c lĩnh vực ĐIỆ N TỬ- VIỄN THÔNG (ĐTVT) tiếng Anh
là một hướng đi hoàn toàn mới , chưa đươ ̣c ai quan tâm Bên cạnh đó, với tư cách là một giáo viên tiếng Anh, việc tìm hiểu một cách nghiêm túc các đặc điểm của văn bản tiếng Anh trong lĩnh vực này, trong đó có hoạt động của đơn
vị đoạn văn là một nhu cầu thực tại, cần thiết phục vụ chính chuyên môn của
mình Đó chính là lý do khiến chúng tôi chọn đoạn văn trong văn bản thuộc lĩnh vực ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG tiếng Anh làm đối tượng nghiên cứu của
mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đi sâu nghiên cứu đoa ̣n văn với tư cách là một đơn vị quan trọng của văn
Trang 8Diê ̣p Quang Ban, Đỗ Hữu Châu Đối với nước ngoài , đối tượng này cũng đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu lĩnh vực văn bản, cả truyền thống cũng như hiện đại, như O.I Moskal’skaja, I.R Galperin, M.A.K Halliday, G.Brown – G.Yule khi nghiên cứu đơn vị trung gian giữa cấp độ câu và văn bản, trong sự so sánh với một số đơn vị như chỉnh thể cú pháp phức hợp, thể thống nhất trên câu, chỉnh thể trên câu Thực tế đây là một đơn vị tưởng chừng rất hiển nhiên, nhưng lại chứa đựng nhiều điều cần làm sáng rõ, đã và đang trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ ho ̣c từ các góc độ cấu trúc , nội dung, phong cách trong các kiểu loại văn bản khác nhau
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Mục đích chính của luận văn là áp dụng lý thuyết và thao tác của phân tích văn bản vào phân tích nhằm tìm hiểu đặc điểm của đơn vị đoạn văn trong văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử -Viễn thông từ góc độ cấu trúc, tổ chức nội dung, hoạt động trong văn bản Kết quả nghiên cứu hy vọng góp phần giúp người ho ̣c có khả năng làm chủ được việc sử dụng, phân tích kết cấu tổ chức của đoa ̣n văn , từ đó có kỹ năng viết và di ̣ch tốt hơn , chính xác hơn các văn bản khoa ho ̣c thuô ̣c lĩnh vực Điê ̣n tử -Viễn thông tiếng Anh
- Nhiê ̣m vu ̣: Thông qua những lý thuyết cơ bản và những ví du ̣ văn bản tiếng Anh cu ̣ thể , luâ ̣n văn có nhiê ̣m vu ̣ giúp người ho ̣c thấy được vai trò của đoa ̣n văn trong văn bản nói chung và đặc biệt trong văn bản Điê ̣n tử -Viễn thông tiếng Anh Từ lý thuyết và thực tế khảo sát sẽ trang bi ̣ cho người ho ̣c kiến thức đầy đủ hơn về đoa ̣n văn để người ho ̣c (sinh viên) xử lý phần đo ̣c, dịch tài liệu và chủ động xây dựng đoạn văn mô ̣t cách có hiê ̣u quả trong quá trình ho ̣c tâ ̣p , nghiên cứu tiếng Anh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: sinh viên năm thứ ba của các khoa chuyên ngành Điện tử
-Viễn thông của Đại học Bách khoa và Viện Đại học Mở, Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 480 đoạn văn được lựa chọn ngẫu nhiên của các văn bản thuộc lĩnh vực Điê ̣n tử -Viễn thông bằng tiếng Anh đang lưu hành phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa -
Trang 9Hà Nội và Viện Đa ̣i ho ̣c Mở Hà Nội 2009-2013 Bên cạnh đó, một số đoạn văn của văn bản tiếng Việt thuộc cùng lĩnh vực được sử dụng làm dẫn liệu so sánh nhằm làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt của trong tổ chức và hoạt động của đơn vị này trong văn bản tiếng Anh so với tiếng Việt
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp cơ bản:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Phân tích diễn ngôn
6 Ý nghĩa của luận văn
* Về lý luâ ̣n: Thông qua nghiên cứu đặc điểm kết cấu, tổ chức nội dung và hoạt động của đoạn văn trong văn bản tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông, góp phần làm rõ hơn đặc điểm về kết cấu đoạn văn trong các văn bản khoa học nói chung, đồng thời góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý thuyết về tổ chức kết cấu đoạn văn với tư cách là một đơn vị của văn bản
* Về thực tiễn:
- Giúp sinh viên ngành kỹ thuật có một cách nhìn toàn diê ̣n về đoa ̣n văn khi tiếp
câ ̣n hoặc làm việc với tài liê ̣u tiếng Anh
- Nâng cao hiê ̣u quả ho ̣c tâ ̣p của sinh viên, giúp sinh viên có khả năng lĩnh hội,
câ ̣p nhâ ̣t kiến thức từ nguồn tài liê ̣u nước ngoài mà không thấy đó là mô ̣t trở nga ̣i lớn
- Gơ ̣i mở cho giáo viên da ̣y ngoa ̣i ngữ nói chung và giáo viên da ̣y ngoa ̣i ngữ chuyên ngành ở các trường kỹ thuật nói riêng có thêm sáng tạo , kinh nghiê ̣m khi thao tác bài giảng của mình và thành công hơn trong viê ̣c hướng dẫn sinh viên đo ̣c, hiểu đươ ̣c tài liê ̣u kỹ thuâ ̣t tiếng Anh
7 Bố cu ̣c của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luâ ̣n, luâ ̣n văn có phần nô ̣i dung gồm 3 chương
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết của luận văn
Chương 2 : Đoa ̣n văn từ góc độ tổ chức nội dung
Chương 3 : Đoa ̣n văn từ góc độ tổ chức cấu trúc
Trang 10PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN
1.1 Các kiểu loại văn bản
1.1.1 Cách phân loại văn bản theo khuôn hình
Do tính chất quá phức tạp của văn bản và tính quá đa dạng của các văn bản cụ thể, cho nên để khái quát được, các nhiều nhà nghiên cứu văn bản thống nhất chia tất cả các văn bản thành hai nhóm lớn:
+ Thuộc nhóm thứ nhất là các văn bản xây dựng theo những khuôn hình cứng nhắc, đã được định sẵn: các văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ
và một số văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật
+ Thuộc nhóm thứ hai là các văn bản xây dựng theo những khuôn hình mềm dẻo, bao gồm:
- Nhóm nhỏ có những khuôn hình thông dụng: các văn bản khoa học (bài báo, luận án khoa học) và một số văn bản báo chí (bình luận, phóng sự,…)
- Nhóm nhỏ có khuôn hình tự do: các tác phẩm văn chương, các loại ghi chép công luận
1.1.2 Cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng
Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại văn bản khác nhau là phong cách học, nhất là phong cách chức năng
Ngay từ năm 1984, tác giả Morohovski [dẫn theo Cù Đình Tú, tr.86] đã đưa ra bảng phân loại văn bản với các tiêu chí riêng Trước hết, tác giả phân định phong cách học thành ba bậc lớn từ trừu tượng đến cụ thể:
Trang 11- Ở bậc phong cách học ngôn ngữ có 2 kiểu lớn:
+ Ngôn ngữ phi nghệ thuật;
+ Hội thoại văn học;
+ Hội thoại đời thường;
- Ở bậc phong các học lời nói: liên quan trực tiếp đến các văn bản cụ thể,
có sự phân định các lớp văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau:
+ Phong cách công vụ
+ Phong cách khoa học
+ Phong cách công luận
Ở Việt Nam, theo tác giả Hữu Đạt, tiếng Việt có 6 phong cách chức năng khác nhau, đó là:
- Phong cách sinh hoạt hằng ngày;
- Phong cách hành chính công vụ;
- Phong cách khoa học;
- Phong cách chính luận;
- Phong cách báo chí
- Phong cách văn học nghệ thuật
Mỗi loại phong cách có các kiểu loại, thể loại văn bản khác nhau Ví dụ phong cách khoa học có các kiểu loại văn bản:
- khoa học xã hội;
Trang 121.2.1 Đặc trưng của văn bản khoa học
Theo tác giả Hữu Đạt một văn bản thuộc phong cách khoa học có những đặc trưng sau:
+ Chức năng chính của ngôn ngữ trong văn bản khoa học là chức năng diễn giải và tác động Nó phải gợi mở cho người ta những suy nghĩ, tìm tòi, tiến tới hiểu và nắm bắt được những vấn đề khoa học Khác với tác động ở phong cách nghệ thuật là thiên về tình cảm, lấy biểu tượng làm cơ bản, còn tác động ở văn bản khoa học lại thiên về lý trí lấy lý luận làm cơ bản
+ Bình đẳng trong sử dụng ngôn ngữ: một văn bản khoa học được thừa nhận dựa trên cái mới về tư liệu khoa học, khả năng phân tích, lý giải tư liệu của người viết… chứ không phụ thuộc vào vị thế của người viết vì vậy ngôn ngữ của văn bản khoa học có tính khách quan, lạnh lùng, vô can đối với tất cả vai tham gia giao tiếp
+ Một văn bản khoa học không chứa các yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ cũng như các từ mang sắc thái tình thái tính Các đơn vị ngôn ngữ hoàn toàn độc lập với tình cảm và thái độ của người viết và không phụ thuộc vào cảm xúc chủ quan của người viết
+ Tính trừu tượng và khái quát hóa cao: là việc xác lập các kiểu quan hệ, liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; việc mô hình hóa những quan hệ bản chất nhất giữa chúng
Trang 13+ Tính ngắn gọn khúc triết và lo gích chặt chẽ là một yêu cầu rất cao của phong cách khoa học Điều này khẳng định rằng một văn bản khoa học luôn phải
có sự cẩn thận trong cách trình bày, tính một nghĩa và sự lựa chọn kỹ lưỡng các phương tiện ngôn ngữ hướng tới sự nhất quán về nội dung tư tưởng, tránh lặp lại hoặc mâu thuẫn với nhau
+ Văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa Nghĩa là nó không cho phép có nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc hiểu một cách mơ hồ Mặc dù thao tác của tư duy khoa học là phải trừu tượng hóa, khái quát hóa nhưng người viết phải không hoặc rất hạn chế đưa vào các ẩn dụ văn học, các kiểu nói dân gian, nói lái, chơi chữ…
+ Mỗi một khái niệm, thuật ngữ khi đưa vào sử dụng trong từng văn bản khoa học đều mang tính chuyên ngành rõ rệt và có tính hệ thống cao Kết cấu câu của loại văn bản này thường là câu vô nhân xưng hay câu có đủ các thành phần chứ không có các loại câu tỉnh lược, câu cảm thán…
1.2.2 Văn bản khoa học tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông
- Văn bản tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông trước hết là một văn bản khoa học, được dùng để trao đổi những vấn đề có liên quan đến việc tìm hiểu nghiên cứu và phát triển khoa học trong ngành Điện tử -Viễn thông Đối tượng soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo ở các văn bản khoa học mà chúng tôi khảo sát là các nhà khoa học có trình độ cao, các giáo sư, tiến sĩ, người làm công tác giảng dạy trong lĩnh vực này, và họ đều có một điểm chung: họ là người thuộc khối các nước nói tiếng Anh hoặc sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức trong hoạt động khoa học Do vậy, ở các văn bản này, ngôn từ tiếng Anh được sử dụng chuẩn xác, theo đúng yêu cầu của văn phong khoa học Các tác giả không những có trình độ tiếng Anh rất tốt mà họ còn là những nhà nghiên cứu chuyên sâu về ngành Điện tử -Viễn thông, đồng thời họ cũng có cách trình bày các vấn đề khoa học tâm huyết của mình một cách lo gích, hệ thống
- Với 480 đoạn văn làm tư liệu khảo sát, chủ yếu chúng tôi chọn lọc từ các giáo trình (được xem như loại sách công cụ), tạp chí chuyên ngành hoặc sách chuyên
Trang 14luận…thuộc ngành Điện tử -Viễn thông, đối tượng tiếp nhận những văn bản khoa học này là sinh viên các trường cao đẳng và đại học của Việt Nam (và chắc chắn
là nhiều trường đại học khác trên thế giới) Đây là những văn bản phản ánh các kiến thức chuyên ngành có tính khoa học cao với mức độ sử dụng lớn nhiều thuật ngữ chuyên ngành nhằm truyền tải các kiến thức khoa học cơ bản cho các kỹ sư, các nhà nghiên cứu, các sinh viên thuộc các bậc học trong trường đại học
- Cụ thể các văn bản được khảo sát: Mang đầy đủ các đặc điểm của văn bản thuộc phong cách khoa học, đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông, với nhóm các chủ đề :
+ Cung cấp kiến thức về các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông bằng tiếng Anh Bao gồm cả kiến thức cơ bản và chuyên sâu
+ Mô tả những thiết bị, linh kiện của ngành Điện tử -Viễn thông và nguyên lý hoạt động của chúng
+ Diễn giải các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành khoa học Điện tử Viễn thông bằng tiếng Anh
- Đối với sinh viên Việt Nam, khi áp dụng dạy các tài liệu thuộc văn bản khoa học chuyên ngành Điện tử -Viễn thông tiếng Anh trong các trường cao đẳng, đại học, cần lưu ý một số điểm sau:
+ Trước hết đây phải là những sinh viên đang theo học đúng ngành Điện
tử -Viễn thông tại các trường cao đẳng và đại học chuyên nghiệp Những sinh viên này đã được đào tạo ít nhất hai năm đầu về tiếng Anh cơ bản để có vốn kiến thức cần yếu về ngữ pháp và từ vựng thông dụng
+ Cũng trong hai năm đầu, sinh viên có nhiệm vụ lĩnh hội một loạt kiến thức kỹ thuật chuyên ngành Điện tử -Viễn thông Những môn này sinh viên học bằng tiếng Việt, do giảng viên kỹ thuật người Việt đảm nhiệm Đây chính là phần kiến thức nền, là khâu chuẩn bị rất quan trọng trước khi tiếp cận với tài liệu Điện
tử -Viễn thông bằng tiếng Anh
+ Giáo trình phải được nghiên cứu, biên soạn phù hợp với đối tượng sinh viên Việt Nam vì theo quy định sinh viên sẽ được tiếp xúc với môn học khoảng
Trang 1560 hoặc 120 tiết (tùy thuộc vào loại hình đào tạo) Do vậy giáo trình không thể quá phức tạp về nội dung và hình thức
Về nội dung: Bao gồm những vấn đề cơ bản hoặc xung quanh phần kiến thức mà sinh viên đã được giới thiệu ở giai đoạn cơ sở
Về hình thức: Mỗi văn bản không nên có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn cũng không nên quá dài
1.3 Đoạn văn trong cấu tạo hình thức và nội dung văn bản khoa học
1.3.1 Mục đích phân đoạn văn bản thành đoạn văn
Văn bản là một đơn vị nghĩa và được tổ chức trên cơ sở nghĩa Một văn bản điển hình (hoặc bình thường) vốn tự nó có bố cục mạch lạc để thể hiện được chủ
đề của văn bản Bố cục của văn bản chính là cách lắp ráp, tổ hợp các phần nghĩa
từ lớn đến nhỏ của văn bản, trong đó đoạn văn là loại đơn vị trên câu, giữ vai trò nhất định trong tổ chức cấu tạo văn bản, thường được tạo nên từ một số câu tham gia với một vai trò lớn hơn trong việc xây dựng chủ đề của văn bản
Trong văn bản khoa học, (cũng như đối với các văn bản văn xuôi thuộc những phong cách khác), việc chia tách thành đoạn văn mang mục đích tạo cơ sở hình thức cho cấu tạo của văn bản (hoặc của phần văn bản đủ lớn), cũng tức là đánh dấu liên kết tổng thể (liên kết theo chiều sâu của văn bản và ở phần văn bản đủ lớn) Ở phương diện này, việc chia tách thành đoạn văn giúp làm rõ cấu trúc nội dung của văn bản, do đó nội dung của mỗi đoạn văn thường tương đối trọn vẹn (dù nó chỉ chứa một hay hơn một đề tài – chủ đề con)
1.3.2 Xác định đơn vị đoạn văn
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản khi tồn tại dưới dạng viết Mỗi đoạn văn của một văn bản có tính độc lập tương đối Nếu tách đoạn văn ra khỏi văn bản thì đoạn văn đó có tư cách như một văn bản nhỏ; còn đoạn văn nằm trong văn bản thì từng đoạn văn vẫn luôn luôn có sự liên kết với các đoạn văn khác, cùng nhau thể hiện
chủ đề chung của văn bản Như vậy, đoạn văn có tính độc lập tương đối
Tuy vậy trên thực tế, tên gọi đoạn văn đôi khi còn được sử dụng khá khá tùy
tiện Có khi nó tương đương với khái niệm của một đoạn trích được tách ra từ
Trang 16một văn bản Khi xem xét văn bản, buộc phải chấp nhận tên gọi đoạn văn với
một nội dung xác định, dù chỉ là quy ước, để làm việc Khi triển khai đề tài của luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng định nghĩa về đoạn văn của Diệp Quang Ban với tiêu chí hoàn toàn dựa vào hình thức thể hiện trên văn bản:
―Đoạn văn là một tên gọi thuộc về ngôn ngữ viết và được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi ở đầu dòng, cho đến chỗ chấm xuống dòng‖ (Diệp Quang Ban, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, tr.403)
Về kích thước, đoạn văn có thể gồm nhiều câu, hoặc chỉ một câu và câu này có thể là câu một từ, hoặc có đoạn văn được làm thành từ một bộ phận nào đó của một câu Điều này phụ thuộc vào phong cách của văn bản chứa nó Đoạn văn trong văn bản văn xuôi nghệ thuật, trong thơ, trong quảng cáo viết thường rất đa dạng về cấu trúc còn trong các loại văn bản phi nghệ thuật thì cấu trúc đoạn văn thuần nhất hơn Tuy đoạn văn chỉ là bộ phận có tính chất quy ước trong ngôn ngữ viết và không có tính chất xác định trong ngôn ngữ âm thanh, nhưng xét theo
thực tế dạy – học hiểu văn bản, tạo văn bản thì cái gọi là đoạn văn vẫn giữ một
vai trò nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ
1.3.3 Quan điểm của các nhà nghiên cứu về đơn vị đoạn văn
Về phương diện lý thuyết, xung quanh khái niệm đơn vị đoạn văn có không ít vấn đề còn chưa có được một sự thống nhất ý kiến Thông thường, mỗi nhà nghiên cứu tự xác định một nội dung về nó để làm việc Chẳng hạn như cái dấu hiệu viết hoa lùi vào đầu dòng được coi là khá hiển nhiên đối với khá nhiều người thì được đánh giá chẳng qua chỉ là một thứ “mĩ phẩm” ở Longacre (1978,
dẫn theo G.Brown và G.Yule, Phân tích diễn ngôn, tr.99)… Một số nhà ngôn
ngữ nghiên cứu đoạn văn trong sự so sánh với một số đơn vị khác có cùng cấp độ với nhiều tên gọi khác nhau như chỉnh thể cú pháp phức hợp, thể thống nhất trên câu, chỉnh thể trên câu Về mối quan hệ của đoạn văn với chỉnh thể cú pháp phức hợp nổi bật hai giải pháp sau:
Tách biệt đoạn văn với chỉnh thể cú pháp phức hợp như hai đối tượng có đặc trưng riêng
Trang 17Theo Moskal’skaja, chỉnh thể cú pháp phức hợp được hiểu là “một chuỗi câu đóng được tổ chức một cách đặc biệt thể hiện một phát ngôn thống nhất” Tổ chức đặc biệt của đoạn văn là tổ chức ở mặt cấu trúc, còn tính thống nhất là tính thống nhất ở mặt nghĩa và giao tiếp; cụ thể là các chỉnh thể cú pháp phức hợp là
―những chuỗi câu được tổ chức về mặt cấu trúc (khép kín) và là những thể thống nhất nghĩa là giao tiếp‖ (Moskal’skaja, tr.26) Những đặc trưng này cũng là
những đặc trưng của văn bản nói chung cho nên các chỉnh thể cú pháp phức hợp
là những “văn bản nhỏ” hay thực thể cấu trúc nghĩa – giao tiếp
Trong khuynh hướng này đoạn văn được coi là một phần của văn bản tồn tại dưới dạng viết, lấy chỗ viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm câu cuối đoạn văn làm
căn cứ giới định đoạn văn Đoạn văn ở đây chỉ được hiểu là một kết cấu – phong
cách học
Tuy vậy cũng có tác giả phủ định hoàn toàn chỉnh thể cú pháp phức hợp hay thể thống nhất trên câu, như L.G.Pritman (dẫn theo Moskal’skaja, tr.47) Theo L.G.Pritman chỉnh thể cú pháp phức hợp không có các ranh giới rõ rệt trong văn bản và bộ các dấu hiệu tương thích: “Không có một dấu hiệu tương thích nào cho phép xác định địa vị của chỉnh thể cú pháp phức hợp với tư cách là đơn vị cú pháp, chính vì vậy mà không thể, theo chúng tôi, được xem là một đơn vị như thế…Chúng tôi cho rằng đơn vị cú pháp trên câu có bộ các dấu hiệu tương thích khu biệt nó về phẩm chất với những đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn - các câu - đó
là đoạn văn ”
Những nhà nghiên cứu khác thì, ngược lại, giới hạn rõ rệt đoạn văn và chỉnh thể cú pháp phức hợp (hay là thể thống nhất trên câu), quy đoạn văn vào lĩnh vực kết cấu văn bản viết, còn thể thống nhất trên câu vào lĩnh vực cú pháp L.M.Lôxeva đã khu biệt rạch ròi đoạn văn và chỉnh thể cú pháp phức hợp:
“Không nên quy đoạn văn về các phạm trù cú pháp Trong cấu trúc cú pháp của văn bản không có đơn vị nào khác ngoài các cụm từ, kết hợp từ, câu, chỉnh thể cú pháp phức hợp Một đoạn văn có thể được giải thích như kết hợp của những chỉnh thể cú pháp phức hợp hoặc, ngược lại, một chỉnh thể cú pháp phức hợp có thể bao gồm trong mình vài đoạn văn” (Moskal’skaja, tr.48)
Trang 18 Dùng thuật ngữ “đoạn văn” trong cách hiểu khác
Cho rằng dấu hiệu lùi đầu dòng chẳng qua chỉ là một thứ “mĩ phẩm ”, E Longacre (1979) quan niệm loại dấu hiệu hình thức để nhận diện đoạn văn trong
diễn ngôn (văn bản) truyện kể là những biểu thức trạng từ tính chỉ sự nối tiếp
trong thời gian Đó có thể là một lớp chung các yếu tố trạng từ có thể xuất hiện ở
đầu câu với tư cách những yếu tố đánh dấu sự “chuyển đổi đề tài” Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những danh sách các yếu tố trạng từ tính như vậy, bao gồm những yếu tố chỉ sự phụ thêm, sự kết hợp và sự tách biệt Bằng những yếu tố đánh dấu này có thể nhận ra được chỗ “chuyển đổi đề tài” hoặc chỗ đứt gãy giữa hai đề tài nối tiếp nhau, qua đó phân biệt được đoạn văn đứng trước với đoạn văn đứng tiếp theo
Như vậy có thể thấy rằng cách hiểu đoạn văn theo cách nhìn này rất gần với cái gọi là chỉnh thể cú pháp phức hợp hay thể thống nhất trên câu, trong đó dấu hiệu lùi đầu dòng được coi là thuộc về in ấn, thuộc về chính tả, không có tác dụng đáng kể Nhiều lắm cũng chỉ được cho là chỗ “người viết chỉ ra cái mà người đó định cho chúng ta coi như cái bắt đầu một bộ phận mới trong văn bản
của anh ta” (Brown và Yule)
1.4 Căn cứ chia tách đoạn văn
Các căn cứ để chia tách thành đoạn văn vừa đa dạng vừa phức tạp, không dễ liệt kê, lại càng không dễ nhận diện và miêu tả, trong số đó có cả vai trò của loại hình phong cách chức năng của văn bản Theo Diệp Quang Ban có hai căn cứ hiển nhiên nhất và chủ yếu là đối với loại đoạn văn thông thường
1.4.1 Chia tách thành đoạn văn theo chức năng trong văn bản
Như trên chúng tôi đã đề cập, về khuôn hình của văn bản, có thể chia tất cả các văn bản thành hai nhóm lớn: nhóm văn bản có khuôn hình cứng nhắc, đã được định sẵn, và nhóm văn bản có khuôn hình mềm dẻo, linh hoạt Nhóm thứ hai có thể được chia thành hai lớp nhỏ hơn: văn bản có khuôn hình thông dụng và văn bản có khuôn hình tự do Theo Diệp Quang Ban một văn bản thông dụng vừa đủ
Trang 19lớn thường có kết cấu ba phần (không tính đầu đề của văn bản) xét theo chức năng của từng phần:
+ Phần mở
+ Phần triển khai (phần thân)
+ Phần kết
Ở những văn bản lớn mỗi phần nêu trên có thể là một cấu tạo ngôn ngữ lớn,
gồm hơn một đoạn văn (như điều, mục, chương, phần…) Ngược lại, trong một
văn bản nhỏ thì cả ba phần có thể được gộp lại trong một đoạn văn và không loại trừ trong trường hợp này có một phần nào đó trong ba phần vừa nêu là vắng mặt Ngoài những đoạn văn với ba chức năng kể trên, trong văn bản còn có những đoạn văn mang chức năng chuyển tiếp, tức là làm nhiệm vụ kết nối đoạn văn hay phần văn bản trước nó với đoạn văn hay phần văn bản sau nó Loại đoạn văn này thường được làm thành từ một câu Đoạn văn với chức năng đó, xét theo ý nghĩa,
có thể gọi là đoạn văn chuyển tiếp
Vậy nhìn tổng quát có thể phân biệt trong một văn bản những đoạn văn làm bốn chức năng sau đây với các tên gọi tương ứng :
- Mở văn bản, đoạn văn mở đầu
- Triển khai văn bản, đoạn văn triển khai (đoạn văn thân)
- Đóng văn bản, đoạn văn kết thúc (gọi tắt là đoạn văn kết)
- Chuyển tiếp ý, đoạn văn chuyển tiếp
1.4.2 Chia tách thành đoạn văn theo các phương diện ý nghĩa
Chia tách đoạn văn về phương diện nghĩa xuất phát từ một phạm trù rất quan trọng là tính khả phân, một phạm trù đối lập với tính nhất thể, nhưng tạo thành hai phạm trù quan trọng, biểu hiện hai mặt không thể thiếu của mọi văn bản Một văn bản luôn có sự thống nhất về chủ đề, tập trung thể hiện một nội dung nhất định Nhưng chủ đề đó có thể được phân chia thành những chủ đề nhỏ hơn được chứa đựng trong những đoạn văn Do vậy, phương diện ý nghĩa của đoạn văn có thể được hiểu rất rộng: có thể là những sự việc, những hiện tượng, những vấn đề, những ý…, có thể là những khoảng, những điểm không gian hoặc thời gian,
Trang 20những chức năng, những vẻ bên ngoài… Theo Diệp Quang Ban có thể có một số trường hợp sau:
+ Chia tách thành đoạn văn theo sự việc, theo thời gian, theo không gian bên trong một sự kiện lớn
+ Chia tách thành đoạn văn theo những sự việc trái nhau
+ Chia tách thành đoạn văn theo sự khác nhau về nhiệm vụ
+ Chia tách thành đoạn văn theo những vấn đề (nội dung) nhỏ khác nhau bên trong một vấn đề (nội dung) lớn
1.4.3 Phương thức phân loại đoạn văn do Trần Ngọc Thêm đề xuất:
Theo Trần Ngọc Thêm, việc chia tách thành đoạn văn vừa nhằm mục đích làm rõ cấu trúc nội dung của văn bản, vừa là phương tiện đưa vào văn bản những
“ý không lời”, thể hiện tình cảm hoặc dụng ý không được diễn đạt một cách tường minh, do vậy, có thể dẫn ra ba nguyên tắc dẫn đến việc phân đoạn văn bản thành đoạn văn:
- Nguyên tắc phân đoạn theo sự thay đổi của các thông số Mọi văn bản, dù thuộc phong cách chức năng nào cũng bao gồm không ngoài 4 thông số: chủ thể (đối tượng được đề cập), vận động (hoạt động của đối tượng), thời gian và không gian (tọa độ hoạt động của đối tượng) Khi 1 hoặc hơn 1 (2 hoặc 3) thông số trên trong một văn bản thay đổi thì dễ trở thành lý do để “xuống dòng”, tức là tách văn bản thành những đoạn văn có tính độc lập tương đối
- Nguyên tắc phân đoạn theo sự cân xứng về độ dài: một đoạn văn không thể quá dài Khi đạt tới độ dài nhất định thì người viết có nhu cầu tách thành đoạn văn để giúp chia văn bản thành những phần nội dung, đồng thời cũng giúp người đọc dễ dàng trong việc cảm nhận kết cấu của toàn văn bản Nhưng dài khoảng bao nhiêu dòng lại phụ thuộc nhiều về phong cách của từng người viết và cũng bị chế định bởi những thay đổi về thông số của nguyên tắc thứ nhất
- Nguyên tắc phân đoạn theo nhu cầu nhấn mạnh: Không ít tác giả sử dụng đoạn văn như một công cụ để thể hiện cảm xúc Khi cần nhấn mạnh một nội dung hoặc một ý nào đó, người viết có thể tách nội dung đó, có thể có dung
Trang 21lượng chỉ là 2 hoặc thậm chí 1 câu, cho phép hoạt động với tư cách là một đoạn văn độc lập Chính nguyên tắc này khiến một số nhà ngôn ngữ nghi ngờ giá trị
“ngôn ngữ học” khi lấy đoạn văn làm đối tượng nghiên cứu khi họ nhấn mạnh giá trị phong cách, mang tính tùy ý của đơn vị này
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, việc phân loại sẽ đưa ra kết quả khác nhau nếu dựa vào các cơ sở khác nhau và ứng dụng trong các kiểu loại văn bản thuộc các phong cách chức năng khác nhau
1.5 Một số loại đoạn văn điển hình và cấu trúc cơ bản của đoạn văn trong văn bản khoa học tiếng Anh lĩnh vực Điện tử -Viễn thông
Theo Diệp Quang Ban, có thể phân đoạn văn thành hai loại là đoạn văn thông thường và đoạn văn bất thường Khảo sát trên cơ sở tư liệu văn bản khoa học tiếng Anh phục vụ đề tài luận văn, chúng tôi có thấy xuất hiện những tương ứng phổ biến theo cách phân loại trên
1.5.1 Đoạn văn thông thường:
Là những đoạn văn thường gặp, được sử dụng phổ biến trong nhiều loại văn bản Loại đoạn văn này thường có nội dung tương đối trọn vẹn, có hình thức tương đối hoàn chỉnh Về mặt cấu tạo nội tại, loại đoạn văn thông thường có năm kiểu thường gặp là:
+ Đoạn văn mở: gồm hai phần là câu mở đoạn và phần triển khai
Ví dụ: Manufactured circuit components which contain definite amounts of resistance are called resistors In simplest terms, resistors resist, or
oppose, the flow of electrons through a circuit Every material offers some resistance, or opposition, to the flow of electric current through it Good conductors, such as copper, silver, and aluminum, offer very little resistance Poor conductors, or insulators, such as glass, wood and paper, offer a high resistance to current flow
(Nguồn: http:/www.science-ebooks.com)
“Những linh kiện mạch điện có chứa một lượng trở kháng nhất định được gọi là các điện trở Hiểu một cách đơn giản nhất, điện trở cản trở hoặc chống lại
Trang 22dòng chảy của các điện tử qua một đoạn mạch Mọi vật chất đều có trở kháng đối với dòng điện chạy qua nó Các chất dẫn điện tốt, như đồng, bạc và nhôm có trở kháng rất nhỏ Các chất dẫn điện kém, hay chất cách điện, như thủy tinh, gỗ
và giấy, có trở kháng cao đối với dòng điện.‖
+ Đoạn văn khung: gồm ba phần là câu mở đoạn, phần triển khai và câu kết đoạn Câu mở đoạn và câu kết đoạn thường giữ vai trò là câu chủ đề của đoạn văn với những giá trị không hoàn toàn giống nhau
the original In digital recording, the master is preserved and copies are
used for all subsequent editing stages
(Nguồn: The New book of popular science by Grolier International, Inc)
“Ưu điểm chính của ghi băng kỹ thuật số so với ghi băng tương tự là ở khả năng sao chép bản ghi số mà hầu như không bị mất tín hiệu Giả sử tất cả
mọi người đều cùng nghe một băng gốc, thì các loại băng tương tự hiện đại có thể có một chút ưu thế so với băng số về dải động Tuy nhiên để tạo ra bản ghi phục vụ nhu cầu giải trí hàng ngày hay để phát sóng, bản ghi gốc cần phải được sao chép nhiều lần Việc này đòi hỏi phải chỉnh sửa đôi chút nhằm loại bỏ các lỗi tạo ra trong quá trình ghi Việc chỉnh sửa một bản sao an toàn hơn nhiều so
với việc chỉnh sửa bản gốc Trong ghi kỹ thuật số, bản gốc được bảo quản còn các bản sao được dùng cho tất cả các giai đoạn chỉnh sửa tiếp theo.‖
+ Đoạn văn đóng: không chứa câu mở đoạn, chỉ gồm có hai phần: phần triển khai và câu kết đoạn
Trang 23Ví dụ: Hold a piece of tissue over a hot radiator and watch it drift upwards The air above the radiator is being heated and rises As the air cools, it becomes
heavier and sinks to the floor This movement of hot air round a room is
called convection and is a very important way of heating houses
(Nguồn: http://dhp.com) ―Bác sỹ dùng tia laze để đốt những vết bớt và một số tế bào ung thư Trong quân sự dùng để điều khiển tên lửa đến mục tiêu Trong nhà máy dùng năng lượng tia laze để cắt kim loại, thủy tinh và thậm chí cả vải để may mặc Ngoài
ra ánh sáng kết hợp từ laze cũng được dùng tạo ra các hình ảnh ba chiều.‖
1.5.2 Đoạn văn bất thường:
Là loại đoạn văn không trọn vẹn về nội dung và không hoàn chỉnh về hình thức Chúng thường được dùng phục vụ những mục đích riêng (nhấn mạnh, thu hút sự chú ý) nên mang đậm màu sắc tu từ Chính vì vậy đoạn văn bất thường được thấy nhiều hơn trong văn bản mang tính nghệ thuật cao (văn bản văn học nghệ thuật, chính luận) Chúng thường chỉ được cấu tạo từ một câu, thậm chí câu
đó chỉ tương đương về dung lượng với một ngữ hoặc một từ Trong các văn bản khoa học, loại đoạn văn này hầu như không xuất hiện với chức năng tu từ Đôi khi chúng tôi gặp một số đoạn văn chỉ được cấu tạo từ một câu, ví dụ:
Trang 24“To understand how electronic devices operate, one has first to learn about the atomic structure of matter
(Nguồn: Introduction to Electronic Engineering)
―Để hiểu các thiết bị điện tử hoạt động như thế nào, một việc đầu tiên phải tìm hiểu là cấu trúc nguyên tử của vật chất.‖
Tuy không đảm nhiệm chức năng tu từ, song chức năng làm phương tiện chuyển tiếp giữa các nội dung lớn của văn bản là chức năng chính mà các đoạn văn này đảm nhiệm Do vậy, đối với văn bản khoa học, có thể coi đây là một loại đoạn văn đặc biệt, phục vụ một mục đích mang tính đặc thù
1.5.3 Cấu trúc đoạn văn trong văn bản khoa học Điện tử -Viễn thông theo
phương thức phát triển chủ đề - thuật đề
Mặc dù đối tượng nghiên cứu chính của Moskal’skaja trong Ngữ pháp văn bản là chỉnh thể cú pháp phức hợp, như theo bà, đây là loại văn bản nhỏ nhất có thể có bởi nó là đơn vị nhỏ nhất có thể mang chủ đề, khác với đơn vị nhỏ hơn ngay dưới nó là câu chỉ là mang nội dung thông báo
Với quan niệm như vậy, Moskal’skaya đã mô hình hóa cấu trúc của chỉnh thể cú pháp phức hợp – đơn vị nhỏ nhất có tính hoàn chỉnh giao tiếp theo nguyên tắc kế thừa giao tiếp giữa các thành tố của nó Thực chất của nguyên tắc này là ở chỗ mỗi câu theo trong chỉnh thể cú pháp phức luôn là kết quả của câu trước và chuẩn bị cho sự ra đời của câu sau, đưa phát ngôn từ cái đã biết, “cái cho trước” đến cái mới, kết quả là tạo nên một chuỗi chủ đề - thuật đề có tính chất hữu hạn Dựa trên nguyên tắc như vậy, Moskal’skaja đã mô hình hóa cấu trúc chuỗi chủ
đề - thuật đề về một số dạng mô hình cơ bản
- Mô hình thứ nhất là mô hình lũy tiến chủ đề tuyến tính:
Trang 25Đặc điểm của mô hình này thể hiện ở việc chủ đề hóa từng bước thuật đề của câu trước, biến những yếu tố vốn là thuật đề của câu trước thành chủ đề của câu sau, tạo cơ sở cho sự tồn tại của một thuật đề tiếp theo
- Mô hình thứ hai là mô hình với chủ đề xuyên suốt:
Đặc trưng của mô hình này là chủ đề của toàn bộ chỉnh thể được duy trì bằng những phương thức khác nhau (xoay quanh một chủ đề), làm cơ sở cho các thuật đề khác nhau (cụ thể hơn là trình bầy các tính chất, đặc điểm, hoạt động khác nhau của cùng một đối tượng)
- Mô hình thứ ba là mô hình chủ đề phái sinh, bao gồm những kết cấu chủ đề - thuật đề nhỏ có chức năng minh họa hay làm rõ nghĩa cho chủ đề lớn của toàn bộ chỉnh thể Mô hình này có sơ đồ như sau:
Trang 26- Hoặc lớn hơn một đoạn văn: Khi một đoạn văn không chứa một chủ đề con
mà chỉ mang tính phong cách, nhằm mục đích nhấn mạnh, gây sự chú ý, phải có
sự phối hợp với các đoạn văn khác để thể hiện một chủ đề trọn vẹn
- Hoặc nhỏ hơn một đoạn văn: Khi một đoạn văn chứa đựng nhiều hơn một chủ đề con
- Hoặc trùng với một đoạn văn: Khi một đoạn văn chứa đựng một chủ đề trọn vẹn, tương đối độc lập, trực tiếp góp phần tạo nên chủ đề lớn của văn bản Đối với các văn bản khoa học, đoạn văn thường là những đơn vị hoàn chỉnh
về kết cấu và trọn vẹn về nội dung Do vậy khả năng một đoạn văn mang một chủ đề con trọn vẹn, có cấu trúc trùng với một chỉnh thể cú pháp phức hợp chiếm
tỉ lệ rất lớn Loại đoạn văn nhỏ được cấu tạo nhỏ hơn một chỉnh thể cú pháp phức hợp như một đơn vị mang tính phong cách hầu như không có Do vậy, chúng tôi
sẽ sử dụng các mô hình cấu trúc theo nguyên tắc phát triển chủ đề - thuật đề của Moskal’skaja khi mô tả cấu trúc của đoạn văn trong các văn bản tiếng Anh thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông
Tiểu kết:
Như vậy đơn vị đoạn văn dù hoàn toàn chỉ có tính chất qui ước trong ngôn
ngữ viết và không có tính chất xác định trong ngôn ngữ âm thanh nhưng nói đến văn bản nói chung hay văn bản khoa học nói riêng đều không thể bỏ qua cái gọi
là đoạn văn Mỗi đoạn văn một nhiệm vụ tùy thuộc vào ý định của tác giả và dù
căn cứ theo phương diện nào để chia tách thành đoạn văn thì việc hình thành một đoạn văn cũng không nằm ngoài mục đích làm rõ cấu trúc nội dung của văn bản, thậm chí còn là cách thể hiện những dụng ý không muốn hoặc không cần diễn đạt quá cụ thể
Cũng như đối với các văn bản văn xuôi, đoạn văn trong văn bản khoa học mang mục đích tạo cơ sở hình thức cho cấu tạo của văn bản, đồng thời nó chính
là dấu hiệu liên kết tổng thể cho cả văn bản hay ở phần văn bản đủ lớn
Nếu căn cứ theo dạng loại đoạn văn thông thường và đoạn văn bất thường thì đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông đều xuất hiện những tương ứng của hai
Trang 27dạng đoạn văn này Thêm vào đó, khi nghiên cứu phương thức phát triển chủ đề - thuật đề của Moskal’skaja chúng tôi thấy rằng hoàn toàn có thể khảo sát đoạn văn tiếng Anh Điện tử -Viễn thông theo những mô hình cơ bản của phương thức này Sau khi tìm hiểu một số cơ sở lý thuyết cần thiết cho luận văn như chúng tôi vừa trình bày, chúng tôi quyết định đi sâu khảo sát đoạn văn tiếng Anh chuyên ngành Điện tử -Viễn thông về cấu trúc và nội dung hay chính là cách thức tổ chức đoạn văn trong văn bản khoa học.Và chúng tôi cố gắng tìm ra những đặc điểm của đoạn văn tiếng Anh thuộc phong cách khoa học ở riêng lĩnh vực Điện
tử -Viễn thông
Trang 28Chương 2: ĐOẠN VĂN TỪ GÓC ĐỘ TỔ CHỨC NỘI DUNG
2.1 Nguyên tắc phân đoạn văn bản ĐTVT thành đoạn văn
Về cơ bản, đoạn văn trong các văn bản thuộc lĩnh vực Điện tử -Viễn thông tiếng Anh mang khá đầy đủ những đặc điểm của đoạn văn thuộc văn bản thuộc phong cách khoa học nói chung
Trên cơ sở khảo sát khoảng 480 đoạn văn, chúng tôi nhận thấy việc phân chia văn bản thành đoạn văn dựa trên một số tiêu chí:
2.1.1 Phân chia theo sự chia tách chủ đề con (mỗi đoạn văn là một chủ đề con)
Ví dụ:
[ ]
Three factors determine the capacity of a capacitor:
Area of the plates: Area of the plates determines the ability of a capacitor to
hold electrons The larger the plate area, the greater the capacity, or capacitance
Distance between the plates: Distance between the plates of a capacitor
determines the effect that electrons have upon one another That is because electrons pass a charge, or field around them that can react with those close by Capacitance increases when the plates are brought close together
Dielectric materials: One of the effects of the dielectric materials is
determined by its thickness The thinner the dielectric, the closer the plates will
be A thin dielectric can thus increase capacitance Some dielectrics have better insulating qualities than others and will allow greater voltages to be applied between the plates before breaking down
[ ]
(Nguồn: HaNoi Open University - English for Electronic)
Ba yếu tố quyết định điện dung của một tụ điện:
Diện tích các tấm bản cực: Diện tích của hai tấm bản cực sẽ xác định khả năng giữ các điện tử của một tụ điện Diện tích bản cực càng rộng, thì khả năng hoạt động (điện dung) của tụ điện càng lớn
Trang 29Khoảng cách giữa các tấm bản cực: Khoảng cách giữa các tấm của một tụ điện xác định hiệu ứng mà các điện tử va chạm vào nhau Đó là bởi vì các điện
tử đã được nạp điện hoặc đi qua một từ trường xung quanh chúng, điều này có thể ảnh hưởng tới những điện tích ngay gần kề Điện dung sẽ tăng khi các (hai) tấm bản cực được đặt gần nhau
Vật liệu điện môi: Một trong những điều ảnh hưởng đến tác dụng của vật liệu điện môi chính là bởi độ dày của nó Chất điện môi càng mỏng, hai tấm bản cực càng được gần nhau Vì vậy, một điện môi mỏng có thể làm tăng điện dung Một
số chất điện môi có khả năng cách điện tốt hơn những chất điện môi khác và sẽ cho phép điện áp lớn hơn được cấp tới vị trí giữa các tấm bản cực trước khi tụ điện hỏng
Theo chúng tôi đây là một phần văn bản có 4 đoạn văn: một đoạn văn chuyển tiếp và ba đoạn văn thông thường
- Đoạn thứ nhất với vai trò đoạn văn chuyển tiếp : “Three factors determine
the capacity of a capacitor” (Ba yếu tố quyết định điện dung của một tụ điện)
- Ba đoạn văn tiếp theo, mỗi đoạn đề cập một chủ đề con :
+ Đoạn hai có chủ đề về diện tích các tấm bản cực
+ Đoạn ba có chủ đề về khoảng cách giữa các tấm bản cực
+ Đoạn bốn có chủ đề về vật liệu chất điện môi
Mỗi chủ đề con này chính là sự triển khai chủ đề lớn hơn được nêu ở đoạn văn chuyển tiếp – chủ đề về “capacity” (điện dung)
2.1.2 Phân chia theo hoạt động của đối tượng
Trang 30The load converts the electrical energy from the source into some other forms
of energy For instance, a lamp changes electrical energy into light and heat The load can be any electrical device
The transmission system conducts the curent round the circuit Any conductor can be part of the transmission system Most systems consist of wires It is often possible, however, for the metal frame of a unit to be one section of its transmission systems For example, the metal chassis of many electrical devices are used to conduct current Similarly the body of a car is part of its electrical transmission system
The control regulates the current flow in the circuit It may control the current
by limiting it, as does a rheostat, or by interrupting it, as does a switch
[ ]
(Nguồn : HaNoi Open University - English for Electronic) Tất cả các mạch điện đều có bốn thành phần: một nguồn, một tải, một hệ
thống truyền dẫn và một thiết bị kiểm tra:
Phần nguồn tạo ra sức điện động Phần nguồn làm xuất hiện sự chênh lệch về hiệu điện thế, sự chênh lệch này làm cho dòng điện có thể di chuyển Phần nguồn
có thể là bất kỳ thiết bị nào mà có khả năng cung cấp năng lượng điện Ví dụ, nó
có thể là một máy phát điện hoặc một bộ pin
Tải trọng chuyển đổi năng lượng điện từ nguồn thành một số dạng năng lượng khác Ví dụ, một bóng đèn thay đổi năng lượng điện thành ánh sáng và nhiệt Tải trọng có thể là bất kỳ thiết bị điện nào
Hệ thống truyền dẫn điều khiển dòng điện trong mạch Bất kỳ chất dẫn điện nào cũng có thể là một phần của hệ thống truyền tải Hầu hết các hệ thống truyền tải đều bao gồm các dây dẫn Thường là như vậy, tuy nhiên, phần khung kim loại của một vật cũng là một phần trong hệ thống truyền dẫn của nó Ví dụ,
vỏ kim loại của các thiết bị điện được sử dụng để dẫn điện Tương tự như thế, phần thân vỏ của một chiếc xe ô tô chính là một phần trong hệ thống truyền dẫn điện của nó
Trang 31Thiết bị kiểm tra làm nhiệm vụ điều chỉnh dòng điện trong mạch Nó có thể kiểm soát dòng điện bằng cách hạn chế dòng điện, khi đó nó như một biến trở, hoặc bằng cách ngắt dòng điện, khi đó nó hoạt động như một công tắc
Ngoài đoạn văn chuyển tiếp: “Tất cả các mạch đều có bốn thành phần: một
nguồn, một tải, một hệ thống truyền dẫn và một điều khiển‖ phần văn bản trên lại
đƣợc tách làm bốn đoạn, mỗi đoạn nói về chức năng hoạt động cơ bản của riêng
từng đối tƣợng đã liệt kê ở đoạn văn chuyển tiếp Với bốn đối tƣợng: một nguồn,
một tải, một hệ thống truyền dẫn và một thiết bị kiểm tra, là bốn nhiệm vụ khác
nhau Vì đƣợc tách thành bốn đoạn văn nên thông tin ở phần văn bản trên rất rõ ràng cụ thể
2.1.3 Phân chia theo trình tự thời gian của hoạt động
Ví dụ:
Operation of a fax
When you feed a document into a fax machine, facing down, it passes over a fluorescent tube which reflects the image onto a lens The lens passes the light onto a microprocessor which breaks the image down to a series of horizontal lines (7.7 lines to a millimeter)
Another microprocessor converts each line to series of black and white dots, which are then coded, usually as "0" for black and "1" for white, it is called binary code This is in turn converted into digital information, which allows more data to be stored on the microchip
But, because most telephone systems can not read digital information, the third microprocessor, the modem, changes this information into signals, called analogue tones, which can be sent down telephone lines
At the receiving machine, the analogue tones are converted back digital and then into binary signals, and are fed into a thermal head, or printer The thermal printer is a mechanism containing a line of dots which heat up or cool down (in block of eight) depending on the electrical current supplied to them by the binary containing in the signals
Trang 32Finally, the chemically treated papers react to heat along this line by forming black dots As it passes across the thermal printer, an image is formed corresponding to the information suppplied by the binary code
( Nguồn : HaNoi Open University - English for Electronic)
Hoạt động của một fax
Khi bạn cho một tài liệu vào một máy fax, úp hướng xuống dưới , nó đi qua một ống huỳnh quang phản ánh hình ảnh vào ống kính Ống kính chuyển ánh sáng tới một bộ vi xử lý, bộ vi xử lý này phá vỡ hình ảnh thành một loạt các dòng ngang (7.7 dòng một milimet )
Một bộ vi xử lý khác chuyển đổi mỗi dòng thành hàng loạt các chấm đen và trắng, sau đó các chấm này được mã hoá, thường là "0" cho màu đen và " 1 " cho màu trắng , đây được gọi là mã nhị phân Mã nhị phân lần lượt được chuyển đổi thành thông tin kỹ thuật số, thông tin ở dạng này sẽ cho phép nhiều
dữ liệu hơn được lưu trữ trên các vi mạch
Nhưng, bởi vì hầu hết các hệ thống điện thoại không thể đọc thông tin kỹ thuật số, một bộ vi xử lý thứ ba, modem , thay đổi thông tin này thành các tín hiệu , được gọi là tín hiệu tương tự, tín hiệu này có thể được gửi xuống đường dây điện thoại
Tại máy nhận, các tín hiệu tương tự được chuyển đổi trở lại kỹ thuật số và sau
đó thành tín hiệu nhị phân, và được đưa vào một đầu nhiệt, hoặc được gọi là máy in Máy in nhiệt là một cơ chế bao gồm một dòng dấu chấm có thể nóng lên hay nguội đi ( theo khối tám) tùy thuộc vào dòng điện cung cấp cho chúng bằng nhị phân có chứa trong các tín hiệu
Cuối cùng, các loại giấy đã được xử lý hóa học sẽ phản ứng để làm nóng dòng này bằng cách hình thành các chấm đen Khi nó đi qua máy in nhiệt, một hình ảnh được hình thành tương ứng với các thông tin tạo ra bởi các mã nhị phân
Với năm đoạn văn nói về từng bước hoạt động của một máy fax, văn bản trên
có mục đích phân đoạn theo trình tự thời gian hoạt động của đối tượng là máy fax Sự tuần tự kế tiếp ở đây không thể hiện bằng tên gọi thời gian: giờ, phút,
Trang 33giây v.v nhưng thay vào đó là cách dùng từ vựng và ngữ pháp, ví dụ: đoạn thứ nhất (trình bày bước một: cho tài liệu vào máy fax) có từ “a microprocessor” (một bộ vi xử lý)
Sang giai đoạn hai (bước hai của quá trình hoạt động: chuyển các dòng tài liệu
thành mã nhị phân) ta gặp từ “another microprocessor”- bộ vi xử lý khác, và tiếp theo đoạn ba: “the third microprocessor”- bộ vi xử lý thứ ba Xét về nguyên lý
hoạt động, một thiết bị không thể sử dụng ba bộ vi xử lý cùng một thời điểm Do vậy sau khi bộ vi xử thứ nhất đã hoàn thành công việc của nó, thì bộ vi xử lý thứ hai mới tham gia vào quá trình gửi tài liệu của máy fax, với nhiệm vụ chuyển các dòng thành mã nhị phân Khi mã nhị phân được chuyển thành thông tin kỹ thuật
số thì bộ vi xử lý thứ ba bắt đầu thay đổi thông tin kỹ thuật số
Như vậy mỗi đoạn văn là từng bước máy fax thực hiện công việc gửi tài liệu
Và không chỉ có dấu hiệu trình tự thời gian qua từ “microprocessor” như chúng tôi vừa phân tích mà những trạng từ thời gian ví dụ: “then” ở đoạn hai, hay
“finally” ở đoạn cuối khẳng định tính phân chia các đoạn văn của văn bản này dựa trên cơ sở về thời gian xảy ra sự việc, hoạt động
2.1.4 Phân chia theo sự phân bố về không gian của các đối tượng
of the signal: the higher the frequency, the greater the ground wave attenuation Sky waves: it travels skywards and, if it is below a certain critical frequence (typically 30 MHz), it is returned to earth by the ionosphere This consists of layers of air molecules stretching from about 80 km above the earth to 500 km
On striking the earth, the sky wave bounces back to the ionosphere where it is
Trang 34again gradually refracted and returned earthwards as if by "reflection" This continues until it is completely attenuated
Space waves: For VHF, UHF and microwave signals, only the space wave, giving line of sight tranmission, is effective A range up to 10 km is possible on earth if the transmitting aerial is on high ground and there are no intervening obstacles such as hills, buildings, or trees Space waves are also used for satellite communications
[ ]
(Nguồn: HaNoi Open University - English for Electronic)
Sóng vô tuyến từ một ăng ten truyền có thể di chuyển theo một hoặc hai trong ba cách khác nhau:
Sóng mặt đất: Sóng mặt đất di chuyển quanh bề mặt trái đất với những khoảng cách ngắn Khi chúng di chuyển, chúng sẽ mất năng lượng Sự thất thoát năng lượng này, hay còn gọi là sự suy yếu phụ thuộc vào bản chất của bề mặt trái đất Sự suy yếu cũng thay đổi theo tần số của tín hiệu: tần số càng cao, sự suy yếu của sóng mặt đất càng nhiều
Sóng trời: Sóng trời di chuyển theo hướng lên trời, và nếu nó di chuyển thấp hơn một tần số nhất định (thường là 30 MHz), nó bị quay trở lại trái đất bởi tầng điện ly Tầng điện ly bao gồm các lớp phân tử không khí trải dài từ khoảng 80
km phía trên trái đất tới 500 km Sau khi va chạm vào trái đất, sóng trời sẽ phản
xạ quay về tầng điện ly, tại đây nó từ từ được khúc xạ lại và quay về hướng trái đất theo một quá trình gọi là "phản hồi" Quá trình này tiếp tục cho đến khi sóng trời bị suy yếu hoàn toàn
Sóng không gian: Đối với tần số rất cao, tần số cực kỳ cao, và tín hiệu sóng
vi ba, thì chỉ có sóng không gian, loại sóng tạo đường truyền thẳng, là hiệu quả Một phạm vi lên đến 10 km là sóng không gian có thể hoạt động ở trái đất nếu ăng ten truyền đặt ở vị trí cao và không có trở ngại, ngăn cản với nó ví dụ như đồi núi , các tòa nhà ,hoặc cây cối Sóng không gian cũng được sử dụng đối với những phương tiện liên lạc qua vệ tinh
Trang 35Phần văn bản trên nói về ba loại sóng để truyền tín hiệu: sóng đất, sóng trời, sóng không gian Cùng là hoạt động ngoài trời nhưng phạm vi của ba loại sóng này hoàn toàn khác nhau: sóng đất di chuyển theo bề mặt của trái đất, sóng trời lại liên quan đến tầng điện ly, sóng không gian tạo đường truyền thẳng và phụ thuộc vào ăng ten truyền đặt ở vị trí như thế nào Để tạo cho người đọc định hình rõ không gian hoạt động của mỗi loại sóng thì việc tách đoạn là cách trình bày mà người viết lựa chọn ở phần văn bản này
Trên đây là khảo sát của chúng tôi về một số tiêu chí chia tách đoạn văn của văn bản Điện tử -Viễn thông Với 480 đoạn văn làm tư liệu khảo sát chúng tôi thống kê được tỷ lệ xuất hiện của nhóm theo các tiêu chí trên như sau:
Số lượng
480
Tỷ lệ
2 Chia tách đoạn văn theo hoạt động của đối tượng 194 40.4%
3 Chia tách đoạn văn theo trình tự thời gian hoạt động 41 8.5%
4 Chia tách đoạn văn theo sự phân bố về không gian của đối
tượng
23 4.7%
Từ đây chúng tôi có thể kết luận khuynh hướng để chia tách thành đoạn văn ở văn bản Điện tử -Viễn thông tiếng Anh chủ yếu là theo tiêu chí: chủ đề con và hoạt động của đối tượng
Với mục đích phổ biến kiến thức và theo sự cân xứng về độ dài của cả văn bản nên dung lượng, độ dài của các đoạn văn thường là:
- Đoạn dài nhất có mười lăm câu, đoạn ngắn nhất có một câu, độ dài trung bình khoảng từ bốn đến tám câu
- Thêm vào đó, một đoạn văn tiếng Anh trong văn bản khoa học ĐTVT thường
Trang 36dưới 3 câu ít gặp Nhưng những đoạn văn có dung lượng lớn cũng hiếm Có thể
giải thích phần nào bởi mục đích phổ biến kiến thức thuộc một lĩnh vực khoa học
khoa học – công nghệ phức tạp, do vậy người viết thường cắt văn bản thành
những đoạn không quá dài, giúp cho việc tiếp thu văn bản và nhớ nội dung được
dễ dàng
2.2 Vai trò của câu đề trong đoạn văn tiếng Anh ngành Điện tử -Viễn thông
Xác định câu đề của đoạn văn rất có ích đối với việc viết một đoạn văn và
hiểu một đoạn văn Nó giúp cho người viết trình bày các câu được rành mạch,
hợp lý, tạo tính thuyết phục cho lời văn, tránh lạc đề hoặc rườm rà Nắm bắt được
vị trí của câu đề khiến cho việc hiểu cấu trúc của đoạn văn thuận lợi hơn, đặc biệt
nó chính là tiền đề cho việc tóm tắt nội dung nghĩa của đoạn văn nói chung và
đoạn văn tiếng Anh ĐTVT nói riêng
Do vị trí linh hoạt của câu đề nên sự thể hiện từ ngữ của nó cũng đa dạng Với phạm vi của luận văn chúng tôi xin đề cập đến một số dạng cấu trúc câu
tiếng Anh cơ bản của cấu tạo câu đề thông qua những ví dụ đoạn văn có chứa câu
đề điển hình Sau khi tập hợp, phân tích rất nhiều câu đề trong nhiều đoạn văn
ĐTVT tiếng Anh và cuối cùng chúng tôi thấy rằng các câu đề thường ở các dạng
ngữ pháp như sau:
2.2.1 Câu đề có cấu trúc đơn
Dưới đây là hai câu đề có cấu trúc đơn, ở hai vị trí đầu và cuối đoạn văn (phần
in đậm)
Ví dụ 1: 1There are two main of turbine 2Radial flow turbines work like
water hits the edge of the wheel 3Axial flow turbines work like windmills, where
the blades face into the wind 4Modern axial flow turbines can have hundreds of
blades
(Nguồn: http://esl.fis.edu/)
Có hai loại tuốc bin chính Loại tuốc bin hướng tâm quay tròn như bánh xe
nước khi nước đập vào mép vành bánh xe Loại quay trục tuốc bin làm việc như
Trang 37cối xay gió khi gió tác động vào bề mặt những cánh quạt Loại tuốc bin quay trục hiện đại có thể có hàng trăm cánh quạt
Ví dụ 2: 1With most semiconductors, in many cases it will not be possible to operate them at anywhere near the maximum power dissipation, because thermal resistance is such that the heat simply cannot be removed from the junction and into the heatsink fast enough 2In these cases, it might be necessary to use multiple devices to achieve the performance that can (theoretically) be obtained from a single component.3 This is very common in audio amplifiers
(Nguồn: http://www Science-books.com edited by William H Boos)
Hầu hết các bán dẫn, trong nhiều trường hợp không thể làm việc với công suất gần với mức tiêu tán công suất cực đại, bởi vì trở kháng nhiệt không để nhiệt dễ dàng chuyển từ chỗ tiếp giáp ra vỏ và tỏa nhiệt đủ nhanh Trong những trường hợp như thế, người ta phải sử dụng nhiều linh kiện để thực hiện được các công
việc thay cho một linh kiện đơn lẻ (về mặt lý thuyết) Đây cũng là điểm rất chung trong các bộ khuếch đại âm tần
Câu đề: - There are two main of turbine (Có hai loại tuốc bin chính)
Câu đề: - This is very common in audio amplifiers (Đây cũng là điểm rất
chung trong các bộ khuếch đại âm tần)
Với mẫu câu: “there are…” hay “this is…” thì có thể nói đây là hai dạng ngữ pháp lý tưởng trình bày nội dung câu đề Về mặt nghĩa hai cấu trúc này thường giới thiệu hoặc tổng kết một nội dung ý nào đó của đoạn văn, vì thế về vị trí nó
có thể đứng ở đầu hoặc ở cuối đoạn văn Người đọc sẽ rất thuận lợi khi muốn tóm tắt nội dung một đoạn văn mà có chứa câu đề theo mẫu câu tương tự như hai mẫu “there are…” hay “this is…” vì ngữ pháp đơn giản, ý thông báo ngắn, cấu trúc từ - ngữ gọn nhẹ
2.2.2 Câu đề có cấu trúc đơn, song chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng thành các mệnh đề con
Ví dụ: 1Materials which are attracted to magnets can be made into magnets
2An iron nail also becomes magnetized near a magnet.3 But it quickly loses its
Trang 38magnetism when the magnet is removed Steel keeps its magnetism, but iron does not 4Magnets which keep their magnetism are called permanent magnets 5Most are made of steel, special alloys (metal mixtures) or materials called ferrites 6They can be made in the shape of bars, horseshoes and rings
Câu đề: -Magnets which keep their magnetism are called permanent magnets
(Các nam châm giữ lại từ tính của nó được gọi là nam châm vĩnh cửu.)
Có thể nói dạng câu đề là một câu phức và xuất hiện đại từ quan hệ như ví dụ trên rất phổ biến Người đọc thường không có khó khăn khi câu đề được xây dựng bằng ngữ pháp tiếng Anh cơ bản :
- Đại từ quan hệ mở rộng cho chủ ngữ :Magnets which keep …
Với ví dụ “Magnets which keep…” chưa phải là trường hợp khó nhận biết vai
trò của đại từ quan hệ vì chủ ngữ chính của câu chỉ là một từ duy nhất:
“magnets” đứng ngay trước đại từ quan hệ và sau tiếp là động từ của mệnh đề quan hệ làm nhiệm vụ xác định cho “magnets” Lúc này đương nhiên
“which”phải làm chủ ngữ của mệnh đề quan hệ
Về mặt nghĩa, đại từ quan hệ giúp danh từ đứng trước nó hoặc được xác định hoặc được bổ sung thêm thông tin giúp người đọc định hình rõ danh từ chính đang có nội dung nghĩa như thế nào Chúng tôi xin dẫn thêm ví dụ câu đề
có cấu tạo tương tự, nhưng thành phần được mở rộng sẽ là vị ngữ của câu đề
- Đại từ quan hệ mở rộng cho vị ngữ:
+ A microprocessor is a tiny electronic circuit that can do many different
things
Trang 39+ X- rays are a kind of energy which can be both useful and dangerous
Nếu đại từ quan hệ mở rộng cho chủ ngữ hoặc vị ngữ (đồng thời đóng vai trò chủ ngữ trong mệnh đề mở rộng) được thể hiện rõ ràng như vậy sẽ ít có sự hiểu sai ý câu vì khi phân tích ngữ pháp, các bộ phận chức năng trong câu hiện bằng từ ngữ đầy đủ, không có dạng rút gọn đòi hỏi người đọc phải suy luận nguyên mẫu của hiện tượng ngữ pháp đó Nhưng để đáp ứng được việc đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, người đọc vẫn phải làm quen với một số hiện tượng ngữ pháp khó hơn có thể có ở câu đề
Toàn bộ tư liệu mà chúng tôi khảo sát đều lấy từ nguồn tư liệu nước ngoài nên cũng có trường hợp ngữ pháp ở câu đề khá phức tạp, điển hình như ví dụ :
1 The shortcoming related to a large number of repeaters required on a transmission line is overcome by using optical fibre cable due to its low signal fading.2Made of pure silica, the newly developed cable has several other advantages over traditional types of cable including low cost, ability to carry a lot
of information, immunity to interference and crosstalk, light weight, and flexibility 3This type of cable is gradually replacing conventional copper wire for connecting telephones and computer networks
(Nguồn: English for the Telecommunications Industry by Jeremy Comfort)
Hạn chế về số lượng bộ lặp lớn trên đường truyền dẫn có thể được khắc phục bằng cách sử dụng cáp quang do loại cáp này có mức suy giảm tín hiệu thấp Được làm bằng thủy tinh tinh khiết, loại cáp mới này còn có một số ưu
điểm khác đối với các loại cáp truyền thống, trong đó có giá thành hạ, khả năng mang nhiều thông tin, chống được nhiễu và xuyên âm, trọng lượng nhẹ và độ mềm dẻo Loại cáp này hiện đang thay thế dần cáp đồng thông thường trong kết nối các mạng điện thoại và máy tính
Câu đề: The shortcoming related to a large number of repeaters required on
a transmission line is overcome by using optical fibre cable due to its low signal fading
Trang 40(Hạn chế về số lượng bộ lặp lớn trên đường truyền dẫn có thể được khắc phục
bằng cách sử dụng cáp quang do loại cáp này có mức suy giảm tín hiệu thấp.)
Về ngữ pháp nòng cốt vẫn là câu đơn một chủ ngữ: “the shortcoming”, một động từ chính: “is overcome” nhưng chủ ngữ được mở rộng thêm bằng hai mệnh
đề ở dạng bị động rút gọn: “related”, “required” Riêng về phía trước của động từ
“overcome” đã có tới hai mệnh đề rút gọn như vậy nên thao tác xác định đúng được chủ ngữ là rất cần thiết để dịch câu đề không sai ngữ pháp và có nghĩa Câu
đề loại này không đơn giản với đối tượng người đọc mới tiếp cận với tài liệu chuyên ngành vì ngoài vấn đề về ngữ pháp tiếng Anh khá vững còn đòi hỏi khi dịch phần thuật ngữ cũng phải uyển chuyển, sát với nghĩa khoa học ở tiếng Việt
Có như thế, người tiếp thu đoạn văn hoặc văn bản mới hiểu các câu còn lại theo đúng nội dung mà câu đề hướng tới
2.2.3 Câu đề có cấu trúc phức, có hai vị ngữ trở lên
Ví dụ: 1The computers that we use today are much more portable and less expensive than ever before 2These advances were made possible by the development of the microprocessor and microchip in the 1970s 3The tiny silicone chip-less than 2 centimetres across but able to store millions of bits of information led to the proliferation of smaller and more portable terminals 4This has resulted in the popular laptops of today which are used by more and more people in all kinds of activities both at work and leisure
Câu đề: The computers that we use today are much more portable and less expensive than ever before