1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái Lan gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom ( có liên hệ với tiếng Việt ở Việt Nam)

129 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 13,85 MB

Nội dung

Hệ thống ngữ âm của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan ..... Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Bình

Hà Nội – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác Nếu sai thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014

TS Nguyễn Ngọc Bình Phatcharaphong Phubetpeerawat

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này, tôi xin gửi lời cảm

ơn chân thành tới TS Nguyễn Ngọc Bình, người đã luôn đưa ra những hướng dẫn tận tình và kịp thời để tôi có thể hoàn thành được luận văn này

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Hội Thái – Việt tỉnh Nakhon Phanom đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã tại 6 làng người Thái Lan gốc Việt tại huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn này Tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Thái Lan đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình động viên và giúp đỡ, góp phần quan trọng để tôi hoàn thành được luận văn này

Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2014

Tác giả

Phatcharaphong Phubetpeerawat

Trang 5

1

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 5

Danh mục bảng biểu 6

Danh mục ảnh 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

3 Mục đích nghiên cứu 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 12

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

6 Phương pháp nghiên cứu 13

7 Đóng góp của luận văn 13

8 Bố cục của luận văn………14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN 15

1.1 Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh

lịch sử……… 15

1.2 Phương ngữ trong tiếng Việt 15

1.2.1 Khái quát về phương ngữ 15

1.2.2.Sự hình thành phương ngữ Việt ở ngước ngoài 15

1.3 Khái quát về người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom 17

1.3.1.Giai đoạn di cư lần thứ Nhất với tên gọi“Việt Cũ” 17

1.3.2.Giai đoạn di cư lần thứ Hai với tên gọi “Việt Mới” 19

1.3.3.Khái quát về 6 làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom 21

1.3.3.1.Làng Nong Seng 21

1.3.3.2.Làng Phon Bok 22

1.3.3.3.Làng Ton Phueng – Don Mong 23

Trang 6

2

1.3.3.4.Làng Na Chok (Bản Mạy) 24

1.3.3.5.Làng Watsrithep (Làng Pà) 25

1.3.3.6.Làng Mương (Đại Hiếu) 26

1.4 Đời sống và văn hoá của cộng đồng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom 27

1.4.1.Tết Nguyên Đán 27

1.4.2.Giỗ ……… ………… …… …… 27

1.4.3.Hôn lễ 28

1.4.4.Lễ tang 29

1.4.5.Lễ đốt mã 30

Tiểu kết……… ……… 31

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM,

THÁI LAN 32

2.1 Âm tiết trong tiếng Việt 32

2.1.1.Khái niệm về âm tiết 32

2.1.2.Cấu trúc âm tiết trong tiếng Việt 33

2.1.3.Các loại hình âm tiết trong tiếng Việt 34

2.2 Thanh điệu 35

2.3 Âm đầu 38

2.4 Vần 43

2.4.1.Âm đệm 43

2.4.2.Âm chính (nguyên âm) 43

2.4.3.Âm cuối 47

2.5 Hệ thống ngữ âm của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan 49

Trang 7

3

2.5.1.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng

Nong Seng. ……… 50

2.5.2.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở làng

Phon Bok………… ….51

2.5.3.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng

Ton Phueng – Don Mong. 52

2.5.4.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Na Chok…… 53

2.5.5.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Watsrithep (làng Pà)………… .54

2.5.6.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Mương

(Đại Hiếu)……… …55

2.6 Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với nhau 56

Tiểu kết 63

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG NGỮ ÂM CỦA NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM VỚI TIẾNG VIỆT Ở VIỆT NAM 64

3.1 Đối chiếu hệ thống thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với phương ngữ Hà Nội 64

3.1.1.Âm đầu 65

3.1.2.Nguyên âm 67

3.1.3.Thanh điệu 67

3.2 Đối chiếu hệ thống thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang tỉnh Nakhon Phanom với phương ngữ Nghệ Tĩnh 69

3.2.1.Âm đầu 69

3.2.2.Nguyên âm 71

3.2.3.Thanh điệu 71

Trang 8

4

Tiểu kết 72

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG THÁI VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM, THÁI LAN 73

4.1 Tiếng Việt trong cộng đồng người Thái gốc Việt ở huyện Muang tỉnh Nakhon Phanom từ trước đến nay 73

4.1.1.Quá trình giảng dạy tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 73 4.1.2.Tiếng Việt hiện nay ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 78

4.2 Ảnh hưởng của tiếng Thái và sự biến đổi trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 79

4.2.1.Ngữ âm tiếng Thái và phương ngữ vùng Đông Bắc Thái Lan 79

4.2.2.Những ảnh hưởng của tiếng Thái và phương ngữ Đông Bắc Thái Lan làm biến đổi hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 83

4.3 Xu hướng đặc điểm của tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom trong tương lai 87

Tiểu kết 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC

Trang 9

PNDB Phương ngữ Đông Bắc Thái Lan

TTPT Tiếng Thái phổ thông

TVNKP Tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom

Trang 10

6

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1: Bảng kết hợp các âm vị trong âm tiết tiếng Việt [1, tr.116] 34

Bảng 2.2: Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. 38

Bảng 2.3: Hệ thống âm chính trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. 44

Bảng 2.4: Hệ thống âm cuối trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. 47

Bảng 2.5: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Nong Seng. 50

Bảng 2.6: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Phon Bok. 51

Bảng 2.7: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở làng Ton Phueng – Don Mong Bảng 2.8: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Na Chok. 53

Bảng 2.9: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Watsrithep (làng Pà). 54

Bảng 2.10: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Mương (Đại Hiếu). 55

Bảng 2.11: Đối chiếu hệ thống âm đầu trong tiếng Việt của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. 57

Bảng 3.1: Hệ thống âm đầu trong TVNKP 65

Bảng 3.2: Hệ thống âm đầu trong PNHN 65

Bảng 3.3: Hệ thống âm đầu trong TVNKP 69

Bảng 3.4: Hệ thống âm đầu trong PNNT 70

Bảng 3.5: Đối chiếu hệ thống thanh điệu trong TVNKP và PNNT. 71

Bảng 4.1: Hệ thống ngữ âm trong tiếng Thái. 79

Bảng 4.2: Hệ thống ngữ âm phương ngữ vùng Đông Bắc Thái Lan. 80

Bảng 4.3: Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở 81

huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom. 81

Bảng 4.4: Hệ thống ngữ âm phương ngữ vùng Đông Bắc Thái Lan. 81

Bảng 4.5: Hệ thống ngữ âm trong TTPT 82

Trang 11

7

Danh mục ảnh Ảnh 2.1: Phiên âm và âm vực của thanh điệu trong tiếng Việt 36

Ảnh 4.1: Đám tang cụ Hoe Lợi (Nguyễn Bằng Cát) vào những năm giữa thế

kỷ XX tại huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom. 74 Ảnh 4.2: Đoàn giáo viên làng Watsrithep (làng Pà) năm 1956. 76

Trang 12

sự tương đồng giữa văn hoá trong khu vực càng làm cho quan hệ hữu nghị Việt Nam – Thái Lan ngày càng chặt chẽ

Cho tới nay có rất nhiều người Thái gốc Việt và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên đất Thái Lan nói chung và ở trong tỉnh Nakhon Phanom nói riêng Với khoảng hơn 10.000 người đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Nakhon Phanom, đây được coi là nơi có cộng đồng người Thái gốc Việt lớn nhất Thái Lan Người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom tập trung

ở 4 huyện ven sông Mê Kông bao gồm: huyện Muang là nơi tập trung số lượng người Thái gốc Việt đông nhất ở tỉnh Nakhon Phanom, tiếp sau đó là huyện That Phanom, huyện Tha U-Then và huyện Ban Pheng

Ở huyện Muang, người Thái gốc Việt sinh sống cùng nhau và thành lập nên 7 làng bao gồm: làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phung – Don Mong, làng Ban Na Rat, làng Na Chok hay còn gọi là làng Bản Mạy, làng Watsrithep hay còn gọi là làng Pà và làng Mương hay còn gọi là làng Đại Hiếu

Người Thái gốc Việt xuất hiện ở tỉnh Nakhon Phanom từ rất sớm và tập trung thành làng dựa trên quê quán của tổ tiên ở Việt Nam cũng như đợt đi cư vào Thái Lan Việc phân chia thành các làng như vậy đã giúp người Thái gốc

Trang 13

9

Việt sát lại với nhau thành từng nhóm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận biết nguồn cội cũng như giọng nói của từng vùng địa lý thể hiện trên các nhóm

Về mặt lịch sử, ở làng Na Chok, huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom là địa điểm chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến và hoạt động cách mạng Ngoài

ra, tỉnh Nakhon Phanom còn là quê hương của nhà cách mạng yêu nước như

Lý Tự Trọng – tên thật là Lê Văn Trọng – nguyên quán tại làng Na Chok (Bản Mạy) Ông theo tiếng gọi của quê hương trở về Việt Nam hoạt động cách mạng và hi sinh tại “quê nhà” Chính bởi những mối liên hệ đặc biệt đó, tỉnh Nakhon Phanom ngày càng được chính phủ hai nước Thái Lan và Việt Nam quan tâm và xây dựng Làng Hữu nghị Thái – Việt để kết nối tình hữu nghị đó

Vì là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ở Thái Lan, cho nên tiếng Việt được giáo dục và sử dụng rất rộng rãi ở Nakhon Phanom Tiếng Việt ở đây hết sức phong phú bởi chứa đựng trong đó là nhiều nhóm di cư có nguồn gốc từ nhiều vùng đất khác nhau Chính bởi vậy mà mảnh đất này đã mang trong mình sự phong phú của các phương ngữ trong tiếng Việt của mỗi vùng miền Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Việt ở tỉnh Nakhon Phanom không chỉ hữu ích cho ngành ngôn ngữ học mà hơn nữa, dựa vào những nghiên cứu trên, chúng ta có thể làm rõ hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan hiện nay Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chúng tôi muốn hướng đến trong quá trình thực hiện luận văn là thông qua những kết quả thu được từ luận văn này với những nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng hơn trong tương lai, chúng tôi hi vọng thiết lập được bản đồ tiếng Việt ở trong tỉnh Nakhon Phanom nói riêng

và ở nước ngoài nói chung

Trang 14

2.1 Hoàng Thị Châu

Hoàng Thị Châu trong công trình“ Phương ngữ học tiếng Việt” đã tổng

kết về các phương ngữ như sau: phương ngữ Hà Nội có 20 phụ âm đầu bao gồm / b, p, t, f, v, th, c, s, z, d, m, n, ŋ, ɲ, k, x, ɣ, l, Ɂ, h /; phương ngữ Nghệ Tĩnh có 22 phụ âm đầu bao gồm / b, p, t, f, v, th, c, s, ʂ, z, ʐ , d, m, n, ŋ, ɲ, k, x,

ɣ, l, Ɂ, h /; phương ngữ Nam có 22 phụ âm đầu bao gồm / b, p, t, f, w, th, c, s,

ʂ, j, ʈ, d, m, n, ŋ, ɲ, k, x, l, r, Ɂ, h / Còn nguyên âm cả ba phương ngữ đều có

11 nguyên âm đơn bao gồm / i, e, ɛ, ə, ʌ, ɯ, a, a:, u, o, ɔ / và 3 nguyên âm đôi / i͜e, ɯ͜ɤ, u͜o / Về hệ thống thanh điệu, phương ngữ Hà Nội có 6 thanh điệu bao gồm: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh hỏi / ʼ /, thanh ngã / ͂ /, thanh sắc / ˊ /, và thanh nặng / ̣/ Phương ngữ Nghệ Tĩnh có 5 thanh điệu bao gồm: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh hỏi / ʼ /, thanh sắc / ˊ /, và thanh nặng / ̣/ Phương ngữ Nam có 6 sáu thanh điệu gần giống với phương ngữ Hà Nội những có sự khác biệt về mặt chi tiết

2.2 Đoàn Thiện Thuật

Đoàn Thiện Thuật đã tổng kết trong công trình “ Ngữ âm tiếng Việt” rằng:

tiếng Việt có 22 phụ âm đầu bao gồm / b, m, f, v, th, t, d, n, s, z, l, ʈ, ʂ, ʐ , c, ɲ, k,

ŋ, x, ɣ, Ɂ, h /;8 phụ âm cuối bao gồm / p, m, u̯, t, n, k, ŋ, i̯ /; 13 nguyên âm đơn bao gồm / i, e, ɛ, ɛ̆, ɯ, ɤ, a, ɤ̆, ă, u, o, ɔ, ɔ̆ /; 3 nguyên âm đôi bao gồm /i͜e, ɯ͜ɤ, u͜o/

Trang 15

11

và 6 thanh điệu bao gồm: thanh ngang /không dấu/, thanh huyền / ˋ /, thanh ngã / ͂ /, thanh hỏi / ʼ /, thanh sắc / ˊ /, và thanh nặng / ̣/

2.3 Jinda Ubolchoteit

Jinda Ubolchoteit trong luận văn nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt tại

huyện Khlung, Thái Lan mang tên“A Phonological Study of Vietnamese at Tambon Khlung, Khlung District, Janthaburi Province” đã tóm tắt về hệ thống ngữ âm ở thị xã Khlung, huyện Khlung, tỉnh Janthaburi, Thái Lan Theo nghiên cứu này, tiếng Việt ở đây có tất cả 21 phụ âm đầu bao gồm / b,

d, ɣ, t, c, k, Ɂ, ph, th, ch, f, s, x, h, m, n, ŋ, ɲ, l, w, j /; 8 phụ âm cuối / b, t, k, m,

n, ŋ, w, j /; âm / l, w / là bán nguyên âm Ngoài ra, con có 11 nguyên âm đơn / i, e, ɛ, ə, ʌ, ɯ, a, a:, u, o, ɔ /; 3 nguyên âm đôi / i͜ə, ɯ͜a, u͜ə / và 4 thanh điệu: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh sắc / ˊ / và thanh hỏi / ʼ /

2.4 Sujika Phuget

Một luận văn thạc sĩ khác ở Đại học Mahidol, Thái Lan, được thực hiện

bởi Sujika Phuget năm 1996 mang tên “A Phonological of Vietnamese in Aranyaprathet District, Sa-kaeo Province” đã tóm tắt về ngữ âm tiếng Việt ở huyện Aranyaprathet, tỉnh Sa-kaeo, Thái Lan Một cách cụ thể, luận văn đã chỉ ra rằng tiếng Việt ở đây có 20 phụ âm đầu bao gồm / b, t, th, d, c, k, ɣ, Ɂ,

m, n, ŋ, ɲ, s, f, x, h, l, r, w, j /; 8 phụ âm cuối / b, t, k, m, n, ŋ, w, j / Còn phụ

âm ghép thường kết hợp với những âm / t, c, ɲ, x / đứng trước và những âm /

r, w / đứng sau Ngoài ra còn có 11 nguyên âm đơn / i, e, ɛ, ə, ʌ, ɯ, a, a:, u, o,

ɔ /; 3 nguyên âm đôi / ia, ɯa, ua / và 5 thanh điệu: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh sắc / ˊ /, thanh hỏi / ʼ / và thanh nặng / ̣/

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được sử dụng trong 6 làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon

Trang 16

12

Phanom, Thái Lan Đó là các làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phung – Don Mong Làng Na Chok, làng Watsrithep và làng Mương (làng Đại Hiếu)

3.2 Luận văn đồng thời đối chiếu sự khác biệt của hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được sử dụng trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với những kết quả nghiên cứu đã hoàn thành từ trước về phương ngữ ở Việt Nam bao gồm phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nghệ Tĩnh dựa theo kết quả nghiên cứu của GS TS Hoàng Thị Châu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Việt của cộng động người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom nói chung và hệ thống ngữ âm của

6 làng người Thái gốc Việt nói riêng

4.2 Đối chiếu sự khác biệt ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với tiếng Việt ở Việt Nam

4.3 Nhận xét sự biến đổi ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt và ảnh hưởng của tiếng Thái với tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng đến trong luận văn này là tiếng Việt đang được sử dụng trong cộng động người Thái gốc Việt tại thị xã Muang Nakhon Phanom và thị xã Nong Yat, huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan

5.2 Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Luận văn nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được sử dụng trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom bao

Trang 17

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp đối chiếu/so sánh

- Phương pháp điền dã

Phương pháp điền dã được tiến hành cụ thể tại 6 làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan Các làng bao gồm làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phung – Don Mong, làng Na Chok, làng Watsrithep và làng Mương Điền dã thu thập thông tin được tiến hành 2 lần: lần thứ nhất bắt đầu từ ngày 25/01/2014 đến ngày 07/02/2014 và lần thứ hai bắt đầu từ ngày 26/04/2014 đến ngày 04/05/2014

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Luận văn làm rõ hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được sử dụng

trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom

6.2 Luận văn đồng thời nhận xét những đặc điểm khác biệt và sự biến

đổi ngữ âm tiếng Việt trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với một số phương ngữ ở Việt Nam bao gồm phương ngữ

Hà Nội và phương ngữ Nghệ Tĩnh

6.3 Luận văn nêu lên những ảnh hưởng của tiếng Thái đối với tiếng

Việt ở tỉnh Nakhon Phanom và dự đoán xu hướng biến đổi của tiếng Việt trong tương lai ở tỉnh Nakhon Phanom

Trang 18

Trong phần nội dung chia làm 4 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết của luận văn

CHƯƠNG 2: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện

Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan

CHƯƠNG 3: Đối chiếu hệ thống ngữ âm của người Thái gốc Việt ở huyện

Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan với tiếng Việt ở Việt Nam

CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng của tiếng Thái và sự biến đổi trong hệ thống ngữ

âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan

Trang 19

15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN

1.1 Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử

Trong luận văn này, chúng tôi tán thành quan điểm về ngôn ngữ học đối chiếu của Bùi Mạnh Hùng, cụ thể là: “Ngôn ngữ học đối chiếu nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng một loại hình hay không Việc lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàn toàn tuỳ thuộc vào những yêu cầu lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu.Trong loại hình học và ngôn ngữ học đối chiếu, cách thức so sánh, về căn bản đứng trên quan điểm đồng đại.” [5; tr.9] Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử, Bùi Mạnh Hùng cho rằng: “Ngôn ngữ học so sánh lịch sử là một lĩnh vực ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XIX và có những ảnh hưởng rất quan trọng trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học thế giới Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có đối tượng nghiên cứu là những ngôn ngữ được biết có quan hệ cội nguồn hoặc giả định có quan hệ cội nguồn, nhằm làm rõ mối quan hệ cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ Vì vậy, cách thức so sánh đứng trên quan điểm lịch đại.” [5; tr.8]

1.2 Phương ngữ trong tiếng Việt

1.2.1 Khái quát về phương ngữ

Là một chuyên gia trong phương ngữ học Việt ngữ học, khái niệm về phương ngữ của GS.TS Hoàng Thị Châu được sử dụng và áp dụng rộng rãi

Trang 20

3 phương ngữ nhỏ hơn như phương ngữ Hà Nội, phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc Việt Nam và phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển Tương tự như vậy, trong phương ngữ Trung gồm có 3 phương ngữ nhỏ hơn bao gồm phương ngữ Thanh Hoá, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên Trong phần đối chiếu của luận văn này, chúng tôi chọn phương ngữ Hà Nội là phương ngữ tiêu biểu cho phương ngữ Bắc và chọn phương ngữ Nghệ Tĩnh tiêu biểu cho phương ngữ Trung để đối chiếu với hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom

1.2.2 Sự hình thành phương ngữ Việt ở ngước ngoài

Trong quá trình lịch sử của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cực khổ khiến một số lượng không nhỏ người Việt Nam đành phải di cư sang các quốc gia khác sinh sống Mỗi nhóm người Việt Nam di cư sang các quốc gia khác mang theo mình những ngôn ngữ mẹ đẻ từ nhiều vùng khác nhau đến mảnh đất mới Cho nên, tiếng Việt mà mỗi nhóm di dân đã mang theo được tập hợp lại và tiếp xúc với nhau, hơn nữa còn được tiếp xúc với ngôn ngữ khác ở vùng đất mới tạo nên một nét mới đặc thù cho tiếng Việt ở nước ngoài

GS TS Hoàng Thị Châu quan niệm rằng: “Sự trôi đạt thổ ngữ sang một quốc gia khác bao giờ cũng kèm theo sự tiếp xúc với ngôn ngữ là điều kiện để hình thành một phương ngữ, và cũng có thể là một ngôn ngữ mới Phương ngữ này sẽ có cuộc sống tách biệt với ngôn ngữ gốc và ngày càng chịu sự tác động của ngôn ngữ ở quê hương mới.” [1; tr.245]

Trang 21

17

Do chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ ở quê hương mới làm cho một số đặc điểm trong tiếng Việt của mỗi nhóm di dân biến đổi đi so với phương ngữ gốc Hầu hết những sự biến đổi về hình thức trong phương ngữ đều xuất phát

từ sự biến đổi ngữ âm học và âm vị học.Biến đổi ngữ âm là sự biến đổi xảy ra đồng loạt trong mọi từ có âm ấy không trừ một ngoài lệ nào Còn biến đổi âm

vị học là âm vị mới đến thay thế cho âm vị cũ lần lượt hết từ này sang từ khác, tức là bằng con đường thâm nhập từ vựng.” [1; tr.70]

1.3 Khái quát về người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom

Tỉnh Nakhon Phanom là nơi tập trung nhiều người Thái gốc Việt, cộng đồng người Thái gốc Việt Nam ở đây được coi là lớn nhất ở Thái Lan Đợt di

cư của người Việt Nam vào tỉnh Nakhon Phanom chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn thứ Nhất là giai đoạn trước thế chiến thứ Nhất kéo dài từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Giai đoạn thứ Hai bắt đầu từ khoảng năm 1945 – 1948

1.3.1 Giai đoạn di cư lần thứ Nhất với tên gọi“Việt Cũ”

Theo tài liệu đã thu thập được, đợt di cư vào tỉnh Nakhon Phanom lần thứ Nhất được chia làm 2 đợt di cư nhỏ:

(1) Đợt di cư do xung đột tôn giáo vào giữa thế kỷ XIX

Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, những người Việt Nam theo Thiên Chúa giáo đã tỵ nạn vào Thái Lan do xung đột về tôn giáo Vào thời điểm này, Việt Nam vẫn là xã hội phong kiến thời vua Tự Đức Những người theo Thiên Chúa giáo được coi là người theo đế quốc Pháp Đối với xã hội phong kiến và Nho giáo lúc bấy giờ không chấp nhận những người theo Thiên Chúa giáo cho nên triều đình đã thực hiện chiến dịch truy quét người theo Thiên Chúa giáo một cách ác liệt khiến rất nhiều người Việt Nam phải chạy trốn Người Việt Nam di cư vào Thái Lan đợt này phần lớn là những người theo Thiên Chúa giáo ở vùng Nghệ Tĩnh và cũng có một số ít người không theo Thiên

Trang 22

18

Chúa giáo ở vùng này Đầu tiên họ chạy trốn sang Lào, vượt qua sông kông vào tỉnh Nakhon Phanom Nhóm theo Thiên Chúa giáo thành lập một làng ở gần thị xã Muang Nakhon Phanom đặt tên làng là “Nong Seng” Còn nhóm những người không theo Thiên Chúa giáo thì sống rải rác tạm thời ở làng Kham Kerm và làng Phai Lom sau đó tập trung lại với nhau và chuyển đi vùng đất mới và thành lập nên làng những người không theo Thiên Chúa giáo

Mê-có tên là “ Phon Bok ”

Một phần người Việt Nam theo Thiên Chúa giáo còn lại sau khi di cư vào tỉnh Nakhon Phanom được một thời gian thì bắt đầu di chuyển ra xa sông Mê-kông hơn và dừng chân ở Bản Tha Rae tỉnh Sakon Nakhon Tại đó họ lập lên một làng người Thiên Chúa giáo tương tự như làng Nong Seng ở tỉnh Nakhon Phanom Hiện nay, vùng Thiên Chúa giáo Tha Rae – Nong Seng là vùng Thiên Chúa giáo lớn nhất miền Đồng Bắc Thái Lan

(2) Đợt di cư do khởi nghĩa Hương Khê thất bại vào cuối thế kỷ XIX

Đợt di cư lần thứ hai của giai đoạn này bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Người Việt Nam di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đợt này phần lớn là người gốc Nghệ Tĩnh đặc biệt là người Hương Khê Bởi vào cuối thế kỷ XIX, trong triều đình xuất hiện khởi nghĩa chống Pháp của các

quan có tên là “phong trào Văn Thân Cần Vương” [15, tr.14] do Tôn Thất

Thuyết đứng đầu Cùng chống lại đế quốc Pháp lúc đó, ở Hà Tĩnh còn có khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu từ khoảng năm 1885 – 1896 do Phan Đình Phùng làm thủ lĩnh với địa bàn hoạt động chính là huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Nhiều người dân trong vùng đã ủng hộ khởi nghĩa Hương Khê đến cuối cùng Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895 Sau đó, khởi nghĩa cũng bắt đầu suy yếu dần và thất bại, nhiều người đã chạy trốn sang thị xã Yommarat, tỉnh Kham Muan của Lào được một thời gian rồi di cư vào tỉnh Nakhon Phanom,

Trang 23

19

Thái Lan Những người di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đợt này phần lớn là tri thức, thông thạo chữ Nho Khi đặt chân đến tỉnh Nakhon Phanom, họ sinh sống ở làng Kham Kerm, làng Phon Bok – nơi đã có người Việt Nam di cư đến từ giữa thế kỷ XIX Do số lượng người ngày càng đông, một số người đã tập trung với nhau và tìm đến vùng đất mới để sinh sống bao gồm các làng Ton Phung – Don Mong, làng Na Chok hay còn gọi là làng Bản Mạy và làng Watsrithep hay còn gọi là làng Pà

Người Việt Nam di cư vào tỉnh Nakhon Phanom trong đợt thứ Nhất này được gọi là người “Việt Cũ” và có quốc tịch Thái ngay từ đầu Hiện nay, nhiều gia đình của người Việt Cũ đã có thế hệ thứ 3-4 thậm chí còn có những gia đình đã có đến thế hệ thứ 5-6 Mặc dù người Việt Cũ có mặt ở tỉnh Nakhon Phanom từ rất sớm nhưng do sống tập trung thành từng làng nên người Việt Cũ vẫn giữ được ngôn ngữ mẹ đẻ Nhưng họ lại chưa biết đến chữ Quốc ngữ bởi thế hệ ông cha của người Việt Cũ di cư vào Thái Lan hành trang mang theo là chữ Nho Đợt di cư sau này của người Việt Mới thì Quốc ngữ đã trở nên phổ biến hơn

1.3.2 Giai đoạn di cư lần thứ Hai với tên gọi “Việt Mới”

Đợt di cư vào tỉnh Nakhon Phanom lần thứ Hai diễn ra vào khoảng năm

1945 – 1948 Đây là đợt di cư với số lượng rất lớn của người Việt Nam vào miền Đông Bắc Thái Lan nói chung và tỉnh Nakhon Phanom nói riêng Nguyên nhân khiến người Việt Nam di cư số lượng lớn vào tỉnh Nakhon Phanom đợt này là do Đế quốc Pháp quay trở lại đô hộ miền Bắc Việt Nam Chính phủ Pháp cai trị Việt Nam một cách tàn ác khiến người miền Bắc hoặc chạy vào miền Nam hoặc ra nước ngoài

Trong số người miền Bắc chạy vào miền Nam, một con số không nhỏ đã chạy sang Lào Họ cùng với người Việt Nam vùng Nghệ Tĩnh tập trung sinh sống ở Lào một thời gian Sau khi Pháp chiếm Lào và thực hiện chiến dịch

Trang 24

20

truy quét người Việt Nam ở Lào, họ phải chạy trốn qua sông Mê-kông vào các tỉnh biên giới miền Đông Bắc Thái Lan như tỉnh Nakhon Phanom, tỉnh Nong Khai, tỉnh Mukdahan và tỉnh Ubon Ratchathani Một lượng lớn còn lại chạy vào sâu hơn đến tỉnh Udonthani và Sakhon Nakhon

Người Việt Nam di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đợt này được gọi là người “Việt Mới” Người Việt Mới tới sinh sống ở tỉnh Nakhon Phanom nhận được sự giúp đỡ của người Việt Cũ ở các làng như là làng Phon Bok, làng Watsrithep, làng Na Chok, làng Ton Phueng và làng Nong Seng Người Việt

Cũ cho người Việt Mới sống cùng và hỗ trợ cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần để lập nghiệp và sinh sống Khi cuộc sống của người Việt Mới dần ổn định, người Việt Mới đã tập trung lại và xây dựng nên khu người Việt Mới ở trung tâm thị xã Muang Nakhon Phanom, lấy tên là làng Mương (tên trong tiếng Việt là làng Đại Hiếu) Người Việt Mới phần lớn là người có gốc ở vùng Bắc

bộ Việt Nam như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và Hà Tây (nay là Hà Nội)

Và cũng có cả người gốc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình Người Việt Mới sau khi di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đã thiết lập một

hệ thống giáo dục mới nhằm xóa mù chữ cho con cháu và người Việt Cũ bằng cách mở các lớp dạy tiếng Việt (chữ Quốc Ngữ) Đây là một việc vô cùng hữu ích đối với cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom Do chính phủ Thái Lan lúc bấy giờ có ý định trục xuất người Việt Mới về Việt Nam và sang các nước thứ ba nên đã đàm phán với Chính phủ Việt Nam Hai bên đã ký hiệp định đưa người Việt Nam ở Thái Lan hồi hương vào ngày 14 tháng 8 năm

1959 Những chuyến đưa người Việt hồi hương đầu tiên diễn ra vào những năm 1960 – 1964 [15, tr.144-145]

Có 3 đợt hồi hương diễn ra trong cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom Trước khi hồi hương, người Việt đã xây dựng Tháp Đồng Hồ ở trung tâm thị xã Muang Nakhon Phanom để tưởng nhớ sự giúp đỡ của người

Trang 25

21

Thái Lan nói chung và người dân tỉnh Nakhon Phanom nói riêng đã dành cho người Việt Nam Chuyến hồi hương của người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom chỉ hoàn thành được 2 đợt, đợt thứ 3 bị hoãn vì Việt Nam đang ở trong giai đoạn chiến tranh kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước Số người Việt Nam còn lại phải ở lại và tiếp tục sinh sống trên đất Thái Lan cho đến hiện nay Phần lớn người Việt Mới làm thương nghiệp cho nên người Việt Mới có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Nakhon Phanom

Qua một khoảng thời gian khó nhọc, đành phải rời bỏ quê hương di cư đi nước ngoài để sinh sống, hiện nay người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom đã tập hợp với nhau, không còn phân biệt Việt Cũ hay Việt Mới, chung tay xây dựng nên một cộng đồng người Việt Nam đoàn kết Cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom được coi là có quy mô lớn nhất ở Thái Lan Hiện nay, tỉnh Nakhon Phanom có tất cả 7 làng người Việt Nam bao gồm làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Watsrithep, làng Na Chok, làng Ton Phung - Don Mong làng Ban Na Rat và làng Mương Tất cả các làng đều có đại diện là các thành viên trong Hội người Việt Nam tỉnh Nakhon Phanom, có tên chính thức

là “Hội Thái - Việt tỉnh Nakhon Phanom”

1.3.3 Khái quát về 6 làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom

Mặc dù trong Tỉnh có tất cả 7 làng người Thái gốc Việt, nhưng do làng Ban Na Rat có số lượng người Thái gốc Việt ít với khoảng 20 gia đình và hiện nay trình độ hiểu biết tiếng Việt của người dân làng này cũng không cao, cho nên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ chọn đối tượng nghiên cứu là 6 làng người Thái gốc Việt còn lại bao gồm: làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phueng – Don Mong, làng Na Chok, làng Watsrithep và làng Mương

1.3.3.1 Làng Nong Seng

Làng Nong Seng cách thị xã Muang Nakhon Phanom, trung tâm hành chính của Tỉnh khoảng 2 km về phía Bắc Làng Nong Seng là một trong hai

Trang 26

Trước đây, thế hệ đầu tiên người Việt Nam ở làng Nong Seng sinh sống bằng nghề nông Sau đó thế hệ con cháu được nhập quốc tịch Thái nên đã được hưởng những quyền lợi như người dân Thái Lan Các thế hệ sau này được đến trường và có cơ hội làm cán bộ nhân viên nhà nước, phần lớn là giáo viên Hiện nay, làng Nong Seng có khoảng 80 gia đình người Thái gốc Việt

Phía Đông của làng Nong Seng giáp với sông Mêkông Ở đây, dân làng

và những người theo Thiên Chúa giáo đã xây dựng nhà thờ mang tên “Wat Nak Bun Anna Nong Seng” (Nhà thờ Thánh Anna Nong Seng) Nhà thờ vừa

là nơi tập trung của bà con Thiên Chúa giáo và vừa là nơi để lại dấu ấn của người Việt Nam đã di cư và mang theo Thiên Chúa giáo đến vùng đất này

1.3.3.2 Làng Phon Bok

Làng Phon Bok cách trung tâm hành chính tỉnh Nakhon Phanom khoảng

1 km về phía Tây Làng Phon Bok là làng người Thái gốc Việt xuất hiện từ rất sớm cùng với làng Nong Seng Hơn nữa, nơi đây còn tập trung nhiều người đi theo khởi nghĩa Hương Khê Cơ cấu tổ chức của làng Phôn Bốc gần giống với các làng quê ở Việt Nam Trong làng chia làm 2 dãy đường chính, dãy ở trong được gọi là “Làng Trong” và dãy ở ngoài được gọi là “Làng ngoài” Đường ra đồng của làng trong có bờ tre lớn Người dân làng Phon Bok phần lớn làm nông nghiệp, đến thế hệ của con cháu thì được học hành và nhiều người làm cán bộ nhân viên nhà nước, phần lớn cũng là giáo viên như làng Nong Seng

Trang 27

23

Làng Phon Bok nổi tiếng là làng giữ được phong tục tập quán của người Việt Nam nhiều nhất đặc biệt là các nghi thức thờ cúng luôn được người dân làng Phon Bok tổ chức một cách trang nghiêm Cho đến hiện này, mặc dù cuộc sống của người Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom đã thay đổi nhiều theo thời gian nhưng nghi thức thờ cúng và rất nhiều phong tục tập quán cũ của người Việt ở làng Phôn Bok vẫn còn tồn tại và luôn luôn được người thế hệ sau duy trì Không chỉ vậy, làng Phon Bok còn lưu giữ được những tục lệ mà hiện nay ngay cả ở Việt Nam cũng không còn tồn tại hoặc tồn tại rất ít như

“Lễ đốt mã” cho những người mới mất vào tuần Trung Nguyên Đây là nghi

lễ cổ xưa và được người làng Phon Bok thực hiện cho đến ngày nay Trong khi đó, người Thái gốc Việt ở các làng khác trong tỉnh Nakhon Phanom đều

đã bãi bỏ nghi lễ này

Hiện nay, làng Phon Bok có khoảng 60 gia đình, phần lớn người dân là cán bộ công chức của các cơ quan nhà nước Nngoài ra họ còn làm các ngành nghề khác như nông nghiệp, buôn bán và công nhân v.v

1.3.3.3 Làng Ton Phueng – Don Mong

Ton Phueng – Don Mong là làng của người Việt Cũ và một số người Việt Mới, nằm ở xã Nong Yat, cách thị xã Muang Nakhon Phanom khoảng 6

km về phía Tây Làng Ton Phueng – Don Mong chia làm 2 xóm: xóm Ton Phueng và xóm Don Mong Về mặt hành chính của Thái Lan hiện nay, xóm Ton Phueng là một phần của làng Na Chok, còn xóm Don Mong lại là một làng riêng, nhưng trên thực tế mọi hoạt động của xóm Ton Phueng vẫn đi theo xóm Don Mong mà không phụ thuộc vào làng Na Chok

Xóm Ton Phueng được thành lập trước xóm Don Mong Ton Phueng là xóm của người Việt Cũ còn Don Mong là xóm của người Việt Mới Người Thái gốc Việt ở xóm Ton Phueng phần lớn là người gốc Hà Tĩnh di cư vào Thái Lan vào khoảng cuối thế kỷ XIX cùng với người dân làng Phon Bok

Trang 28

là “Ton Phueng – Don Mong”

Hiện nay, làng Ton Phueng – Don Mong có khoảng 120 hộ gia đình sinh sống bằng nghề nông và thương nghiệp Đây là nơi trồng rau lớn nhất gần trung tâm tỉnh Nakhon Phanom

1.3.3.4 Làng Na Chok (Bản Mạy)

Làng Na Chok là một trong những làng người Thái gốc Việt xuất hiện sau cùng trong nhóm làng người Việt Cũ ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom Làng Na Chok được thành lập vào đầu thế kỷ XX do Cố Phương,

Cố Thuyết, Cố Thường và Cố Khoan Trước đây, các cụ vẫn tập trung sinh sống cùng với người làng Phon Bok và Ton Phueng - Don Mong Sau đó một thời gian 4 cụ đi khai hoang vùng đất mới thành lập nên làng mới ở phía Đông của làng Ton Phueng – Don Mong có tên là Bản Mạy (dịch ra tiếng Việt là Làng Mới) Sau này đổi tên thành làng Na Chok

Làng Na Chok là đã từng nơi quy tụ của các nhà cách mạng như Lý Tự Trọng (cũng sinh ra tại làng Na Chok) sau đó về Việt Nam tham gia hoạt động cách mạng cứu nước Vào những năm 1928 – 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến làng Na Chok để hoạt động cách mạng Từ đó, làng Na Chok đã trở thành làng cách mạng yêu nước và là cột mốc tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan Vào ngày 21 tháng 2 năm 2004, Chính phủ hai nước đã

Trang 29

1.3.3.5 Làng Watsrithep (Làng Pà)

Làng Watsrithep – hay còn được là “Làng Pà” theo cách gọi của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom – nằm cách trung tâm hành chính của tỉnh khoảng 2 km về phía Nam Làng Watsrithep chia làm 2 xóm: xóm Thượng và xóm Hạ Ở xóm Thượng có Đền Đức Thánh Hoàng và

ở xóm Hạ có Đền Đức Đại Can Người dân làng Watsrithep có cả người Việt

Cũ và người Việt Mới sinh sống tập trung với nhau Làng Watsrithep được thành lập song song với làng Phon Bok và làng Ton Phueng – Don Mong nhưng đời sống và văn hoá của làng Watsrithep gần gũi và tương đồng với làng Phon Bok hơn so với làng người Thái gốc Việt khác

Hiện nay, làng Watsrithep được coi là làng người Thái gốc Việt lớn thứ hai ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với khoảng 200 hộ gia đình người Thái gốc Việt Người dân làng Watsrithep sống bằng nghề buôn bán là chính Đặc sản nổi tiếng của làng Watsrithep là bánh đa nem, bánh đa nướng kiểu Việt Nam Ngoài ra, còn có ngành nghề khác như thợ máy, thợ mộc và cán bộ viên chức nhà nước v.v

Hiện nay, làng Watsrithep giữ gìn được nhiều phong tục tập quán của Việt

Nam như Lễ mừng thọ cho các cụ trong làng từ 90 tuổi trở lên, Lễ cúng tế trong

Đền theo văn hoá làng xã của người Việt Ngoài ra còn có tục “Nằm Đàng” hay

là “Tục lăn đường” của con cháu khi khiêng quan tài ra xe tang Đây một tục lệ

Trang 30

26

tang lễ được người dân làng Watsrithep gìn giữ và duy trì cho đến hiện nay, trong khi các làng người Thái gốc Việt khác đã bãi bỏ tục lệ này

1.3.3.6 Làng Mương (Đại Hiếu)

Làng Mương hay làng Đại Hiếu (theo cách gọi của người Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom) nằm trong trung tâm thị xã Nakhon Phanom Đây là nơi tập trung của người Việt Mới và có số lượng người Việt Nam nhiều nhất trong huyện Muang Nakhon Phanom Làng Mương là làng người Việt Nam xuất hiện muộn nhất trong tỉnh Nakhon Phanom Vào những năm 1945 –

1948, một lượng lớn người Việt Nam đành phải bỏ quê hương để trốn “giặc đói” và “giặc ngoại xâm” Lúc đó người Việt Mới đã chạy sang Lào và sinh sống ở Lào được một thời gian Sau đó đế quốc Pháp chiếm Lào và thực hiện chiến lược truy quét người Việt Nam ở Lào một cách tàn ác khiến người Việt Nam ở Lào phải bỏ chạy qua sông Mê-kông vào Thái Lan ở các tỉnh biên giới như Nakhon Phanom, Nong Khai, Mukdahan v.v

Sau khi di cư đến tỉnh Nakhon Phanom, người Việt Mới nhận được sự giúp đỡ tận tình của người Việt Cũ ở các làng Phon Bok, Na Chok và Ton Phueng – Don Mong Một thời gian sau đó, người Việt Mới tập trung lại với nhau và tiến sâu trong trung tâm thị xã Nakhon Phanom thành lập làng của người Việt Mới có tên gọi là làng “Mương” hay có tên gọi trong tiếng Việt là làng “Đại Hiếu” (Mương trong tiếng Thái có nghĩa là thành phố Người Việt Mới đặt tên làng theo vị trí của làng vì làng nằm gần trung tâm thành phố Sau này khi thị xã Muang Nakhon Phanom phát triển tạo điều kiện cho làng Mương trở thành trung tâm của thị xã Muang Nakhon Phanom)

Người Việt Mới trong làng Mương phần lớn làm nghề buôn bán, hiện nay người Việt Mới là những người điều hành và có đóng góp cho kinh tế của tỉnh Nakhon Phanom Làng Mương có khoảng 250 hộ gia đình người Việt Nam

Trang 31

1.4.1 Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm Người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom tổ chức ngày Tết rất trọng thể và tập trung vào việc cúng gia tiên là chính Do cuộc sống của người Thái gốc Việt ở Thái Lan

đã có nhiều thay đổi nên việc “ăn Tết” cũng hạn chế đi nhiều so với ngày Tết

ở Việt Nam Ngày Tết của người Thái gốc Việt thường được tổ chức trong hai ngày bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 30 Tết) và ngày 1 tháng Giêng (tức ngày mồng một Tết)

Đến ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thái – Việt tỉnh Nakhon Phanom cùng với Hội người Thái gốc Hoa tỉnh Nakhon Phanom sẽ tổ chức lễ Phật

và lễ cúng dường cho các thầy sư đón mừng năm mới Vào buổi tối từ ngày mồng 1 – 3 Tết, hai Hội sẽ tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa 3 nước: Thái Lan – Việt Nam – Trung Quốc để mừng năm mới cổ truyền của 2 nước: Việt Nam – Trung Quốc

1.4.2 Giỗ

Giỗ là ngày để tưởng nhớ đến người đã khuất Ngày giỗ không chỉ được người Việt Nam trong nước coi trọng mà người Việt Nam ở nước ngoài

Trang 32

lễ cúng Lễ cúng bao gồm hoa quả, mâm cơm có canh, gà hoặc thịt ba chỉ luộc kèm theo với một đĩa xôi, trầu cau vàng mã và bát cơm úp (tức bát cơm 2 bát cơm xơi đầy úp vào nhau rồi mở ra một bát cắm lên một đôi đũa ở giữa) Sau khi cúng và hoá vàng xong gia chủ sẽ mời họ hàng gần xa và hàng xóm láng giềng dùng bữa cơm thân mật Sau khi dùng bữa cơm xong chủ nhà sẽ phát lộc (chia đồ lễ) cho những người đi lễ bằng tiền và phát lộc phần còn lại cho người đã mang đồ lễ đến cúng

1.4.3 Hôn lễ

Nghi thức hôn lễ của người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom tương đối đơn giản, không phức tạp như ở Việt Nam Hiện nay, nghi thức hôn lễ phần lớn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của Thái Lan nhưng vẫn còn đâu đó hình dáng của nghi thức hôn lễ Việt Nam như cúng gia tiên cả 2 bên gia đình, lễ xin dâu và lễ đưa dâu cũng được tổ chức theo truyền thống của Việt Nam nhưng đơn giản hoá đi nhiều

Trang 33

29

Hôn lễ của người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom bắt đầu từ khi nhà trai đưa một đĩa trầu cau và một trai rượu đến nhà gái để chạm ngõ Khi nhà trai đến nhà gái, hai bên sẽ bàn bạc về việc tổ chức Lễ ăn hỏi và Lễ cưới Hiện nay, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới thường được tổ chức cùng một ngày Buổi sáng làm Lễ ăn hỏi, buổi chiều tổ chức Lễ cưới Một số gia đình còn làm đơn giản hơn Sau khi tổ chức Lễ ăn hỏi thì Lễ cưới và xin dâu cũng được tổ chức ngay sau đó

Do hiện nay, nhiều người Thái gốc Việt kết hôn với người Thái Lan, nên nhiều nghi thức tổ chức hôn lễ truyền thống của Việt Nam đã bị bãi bỏ đi nhiều thậm chí có những Lễ cưới không có một nghi lễ nào theo truyền thống Việt Nam

1.4.4 Lễ tang

Lễ tang là nghi lễ được tổ chức rất trọng thể để tiễn biệt người mất Đối với người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom, lễ cưới có thể không tổ chức theo nghi thức truyền thống của Việt Nam nhưng lễ tang thì phải tổ chức đúng nghi thức truyền thống

Đối với người Thái gốc Việt ở làng khác, khi một gia đình nào đó có người mất, gia chủ phải thông báo ngay cho ban làng biết trước Ban làng sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho tất cả mọi người trong làng Sau đó chủ tang phải đến nhà thầy cúng để mời thầy đến làm lễ tang Thầy cúng sẽ chọn giờ khâm niệm và nhập quan sau đó sẽ viết bài vị và lá triệu (được viết trên một tấm giấy đỏ rộng khoảng 35 cm, dài 120 – 150 cm Trong đó có các thông tin

cơ bản của người mất như họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày mất và tuổi thọ) Đến giờ nhập quan, thầy cúng sẽ đến nhà chủ tang để làm lễ nhập quan và

cử hành lễ phát tang Con cái của người mất phải mặc tang phục (tức quần áo trắng) Con trai quấn khăn tang trên đầu để đuôi dài sau lưng Con gái và con dâu mặc áo trắng và váy quây trắng, trên đầu đội mũ bạch Cháu và họ hàng gần

Trang 34

30

quấn khăn trắng tròn trên đầu Chỉ riêng đời chắt thì người Việt Cũ và một số Việt Mới dùng khăn tang khác nhau; người Việt Cũ quan niệm, chắt dùng khăn

đỏ còn một số người Việt Mới (gốc miền Bắc Việt Nam) chắt dùng khăn vàng

Lễ tang thường được tổ chức ít nhất 3 ngày 2 đêm, còn lễ tang của các cụ già và những gia đình có điều kiện có thể làm nhiều ngày hơn Đến ngày đưa tang ban làng sẽ lập nên Ban lễ tang để cử hành mọi nghi thức trong việc di chuyển linh cữu, lễ đưa tang và lễ an táng Lễ tang của mỗi làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom có cờ tang để báo hiệu nhà của người mất ở làng nào Cờ tang được sử dụng trong mỗi làng có màu, hình dáng và số lượng cờ khác nhau tùy theo tục lệ từng làng

Mỗi làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom đều có nghĩa trang riêng của mình Cho nên người dân làng nào an táng tại nghĩa trang của làng

đó Trong lễ đưa tang phải có cờ tang của làng ở trước và 2 bên xe tang Ở Việt Nam có tục “cha đưa mẹ đón” (tức là tang cha con trai đi sau xe tang còn tang mẹ con trai đi giật lùi trước xe tang), nhưng ở tỉnh Nakhon Phanom dù tang cha hay tang mẹ, con trai trưởng vẫn phải đi giật lùi trước xe tang và phải dùng tay đẩy nhẹ ở đầu xe, để cho xe đưa tang đi chậm lại, thể hiện lòng thương tiếc đối với cha mẹ đã mất và các con không được đi giầy dép trong lúc đưa tang cha mẹ

Sau khi an táng được 3 ngày (bắt đầu tính từ ngày an táng là ngày thứ nhất) sẽ làm lễ mở cửa mả hay còn gọi là lễ ba ngày, lễ 50 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, đốt mã, giỗ hết khó và sau đó là giỗ hàng năm

Trang 35

âm được phép về nhà thăm con cháu, đặc biệt là người vừa mới mất chưa tròn

2 năm Do vậy, lễ đốt đồ mã được tổ chức để người mất có thể mang về cõi

âm sử dụng

Lễ đốt mã phổ biến nhất ở làng Phon Bok và được đa số người làng Ton Phueng – Don Mong, làng Watsrithep và một phần làng Mương (làng Đại Hiếu) thực hiện Chỉ riêng làng Nong Seng và làng Na Chok không có lễ này

vì họ theo làng Thiên Chúa giáo còn làng Na Chok không có lễ này từ xưa

Tiểu kết

1 Người Việt Nam di cư sang những quốc gia khác đã mang theo tiếng Việt đến vùng đất mới Tiếng Việt ở quê hương mới sẽ khác hoàn toàn với ngôn ngữ gốc do quá trình tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của thổ ngữ ở vùng đất mới tạo nên một phương ngữ mới ở nước ngoài

2 Người Việt Nam đã di cư vào tỉnh Nakhon Phanom từ giữa thế kỷ XIX cho đến giữa thế kỳ XX như đã đề cập ở trên Ngoài ra, người Thái gốc Việt còn giữ gìn được văn hoá Việt Nam đặc biệt là phong tục tập quán cổ truyền như ngày Tết Nguyên Đán, ngày giỗ, hôn lễ và tang lễ vẫn được thực hiện và tổ chức một cách long trọng cho đến hiện nay

Trang 36

32

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT

Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM, THÁI LAN 2.1 Âm tiết trong tiếng Việt

2.1.1 Khái niệm về âm tiết

Đoàn Thiện Thuật đã định nghĩa khái niệm về âm tiết rằng: “Âm tiết là một khúc đoạn của lời nói có khả năng mang cái mà các nhà ngữ âm học châu

Âu vẫn gọi là hịên tượng ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu Một âm tiết có thể bao gồm nhiều yếu tố ngữ âm cấu thành, nhưng dù phát âm chậm đến đâu cũng không tách được từng yếu tố ra” [11, tr.18-19]

Hoàng Thị Châu quan điểm rằng: “âm tiết là một đơn vị ngữ âm trùng với cái vỏ bên ngoài của một đơn vị có nghĩa nhỏ nhất trong tiếng Việt là hình vị.” [1, tr 113]

Trong tiếng Việt, khái niệm của âm tiết còn trùng với khái niệm của hình

vị (từ) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa Ví dụ: “đi” có 1 âm tiết, “ xe đạp” có 2 âm

tiết, “Hồ Chí Minh ” có 3 âm tiết

Mai Ngọc Chừ trong công trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” cho rằng: “Âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất trong chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau, dù lời nói có chậm lại đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết.” [2, tr.76]

Trong luận văn này, chúng tôi tán thành quan điểm của Mai Ngọc Chừ về

âm tiết, cụ thể là: “Âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất trong chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau, dù lời nói có chậm lại đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết.” [2, tr.76]

Trang 37

33

2.1.2 Cấu trúc âm tiết trong tiếng Việt

Âm tiết trong tiếng Việt có thể chia làm 3 thành phần lớn: thanh điệu, âm

đầu và vần Trong phần vần có thể chia làm 3 phần nhỏ: âm đệm, âm chính

(nguyên âm) và âm cuối Các đơn vị nhỏ trong âm tiết được gọi là âm vị “Âm

vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo

và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa trong ngôn ngữ.” [2, tr 91]

Thanh Điệu

Âm Đệm Âm Chính Âm Cuối

Chẳng hạn, “hoàng” là 1 hình vị (từ) có 1 âm tiết được ghi âm vị là

/ hu̯a:ŋ 2 / có các thành phần bao gồm: thanh huyền / 2 / là thanh điệu, âm vị / h /

làm âm đầu, / u̯ / làm âm đệm, / a: / làm âm chính, và / ŋ / làm âm cuối

Dựa trên ví dụ ở trên, có thể tổng kết cấu trúc âm tiết theo mô hình:

CWVCT, trong đó: C = âm đầu, (W) = âm đệm, V = âm chính (nguyên âm),

C = âm cuối, T = thanh điệu Trên thực tế, một số thành phần nhỏ trong âm

tiết có thể vắng mặt Nhưng thành phần chính bao gồm: âm đầu, âm chính và

thanh điệu không bao giờ vắng mặt trong âm tiết

Trang 38

34

Bảng 2.1: Bảng kết hợp các âm vị trong âm tiết tiếng Việt [1, tr.116]

2.1.3 Các loại hình âm tiết trong tiếng Việt

Dựa vào cách kết thúc của âm tiết có thể chia âm tiết trong tiếng Việt thành 4 loại, bao gồm: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết khép và âm tiết nửa khép

Âm tiết Phụ âm đầu Âm đệm Nguyên âm Âm cuối Thanh điệu Môi:

/ b, m , v, f /

/ - u̯ - /

Dòng trước:

/ i / / e / / ɛ / / i͜e /

Tắc-vô thanh

/ -p / / -t / / -k /

Thanh sắc /5/ và thanh nặng /6/

/ ɯ͜ɤ /

Mũi-hữu thanh

/ -m / / -n / / - ŋ /

Tất cả 6 thanh

Bán nguyên

âm

/ -u̯ / / -i̯ /

Hầu:

/ h /

Trang 39

kí hiệu là /4/, thanh sắc được kí hiệu là /5/ và thanh nặng được kí hiệu là /6/

Trang 40

36

Ảnh 2.1: Phiên âm và âm vực của thanh điệu trong tiếng Việt

Nguồn: Nguyên Việt Hương

2.2.1. Thanh ngang / 1 / là thanh điệu bắt đầu từ khu vực cao hơn khu vực trung bình, đường nét âm điệu thẳng không biến đổi hoặc lên xuống

Ngày đăng: 22/09/2020, 01:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w