1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus)

7 778 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 164,54 KB

Nội dung

Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus) Đối với trồng rừng sản xuất, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn cây trồng rừng là hiệu quả kinh tế. Đối với bạch đàn, tuy có giá trị kinh tế kém hơn một số cây gỗ quý như cẩm lai, gỗ mật, sao, dầu, giáng hương . song, gỗ dễ tiêu thụ, đưa lại hiệu quả kinh tế nhanh. Ngoài ra chúng còn có một số ưu điểm khác: Một số cơ sở chế biến gỗ sử dụng gỗ Bạch đàn trong việc trang trí và đóng các đồ gỗ dùng ở ngoài trời rất bền và tốt, một số loài đoạn thân dưới cành thẳng, dài, không bị mối mọt, nên được dùng trong xây dựng, lá một số loài bạch đàn cho hàm lượng tinh dầu cao và tốt, dùng trong ngành dược điều trị cảm, cúm, xoa bóp Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa cây bạch đàn là một trong những cây trồng rừng sản xuất, làm vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Bởi, ngoài ưu điểm về sinh trưởng nhanh, bạch đàn còn cho hàm lượng celluloz khá cao (E.camal 7 tuổi có: 48,1%), chiều dài sợi gỗ từ 0,6-1,4mm. Hiệu suất bột của bạch đàn 7 tuổi: 48%). Có nhiều loại bạch đàn, song chỉ phổ cập khoảng 3-4 loài được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do vậy, để trồng bạch đàn có hiệu quả, vấn đề cần quan tâm và chú ý là chọn loài phù hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái. Đặc điểm sinh thái: Đối với bạch đàn nói chung và bạch đàn trắng E.camaldulensis và E.tereticornis nói riêng, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-32oC, lượng mưa bình quân 1.400-1.800 mm/năm, độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m, độ dày tầng đất từ 50-100cm, nâu, vàng phù sa bồi tụ thích hợp nhất, thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn, ít thích hợp là cát, vùng bán khô hạn, kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùn trên núi, xói mòn trơ đá. Như vậy ở miền Nam vùng trồng bạch đàn thích hợp nhất là Tây Ninh (87%), còn gọi là các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai (46%). Tỉnh có diện tích đất ít thích hợp là Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. HCM (28-37%). Chọn giống: Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam một số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như: E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla . thì đã khảo nghiệm được một số loài có xuất xứ có hiệu quả đối với các vùng như sau: Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng. Ngoài ra một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô được nhập từ Trung Quốc về có sinh trưởng tốt E.urophyla (U6) sau 20 tháng tuổi có đường kính trun bình 7m; E.leizhou (38) có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung bình 8,69m (tại Bình Phước). Như vậy, có thể thấy, mỗi loài thích hợp với mỗi vùng nhất định, cần phải chọn giống kỹ, có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng. Một số cơ quan cung cấp giống: Công ty giống trồng rừng TP HCM (ĐR: 8296299). TT giống cây LN Bình Dương (ĐT: 0650-822517), TT KGSXLN Đông Nam Bộ - Đồng Nai (ĐT: 061-866264). TT giống - Từ Liêm - Hà Nội (ĐT: 04- 8347813). Kỹ thuật gieo hạt: Thời vụ thu hoạch quả giữa tháng 2 tới cuối tháng 4, khi quả chuyển sang màu xám nâu là lúc thu hoạch tốt. quả hái về phơi khô, sau vài ngày thì rũ bỏ, rác . thu hạt, cho vào thùng kín, cất nơi thoáng mát, có thể duy trì khả năng nẩy mầm tối đa 2 năm. Cây lấy hạt cần chọn cây từ 7 tuổi trở lên, thân thẳng, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh Chuẩn bị đất gieo hạt: Đất tốt, mới, nhuyễn, được để vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng, khi gieo chú ý cho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu ( hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹ ngày 2 lần. Sau khi đôi lá thứ hai xuất hiện, mang cây cấy vào túi bầu đã được chuẩn bị, khi cấy cây chú ý không để rễ gãy, cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhà ươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần. Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏ che trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm, không để bầu cây bị ướt quá hoặc khô quá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng. Hiện nay, ngoài cây con được ươm từ hạt, còn có các loài bạch đàn được nhân giống vô tính bằng cấy mô hoặc cây hom, rừng trồng sẽ sinh trưởng và phát triển đều, đẹp và năng suất hơn, bởi các cây con này được nhân ra từ cây mẹ đã qua khâu tuyển chọn cây mẹ tốt nhất, chúng mang đầy đủ tính di truyền của cây mẹ. Kỹ thuật trồng: 1. Làm đất: Vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại . gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-30cm. Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kích thước: - Lên luống bằng thủ công: tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m. - Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 "step") tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m. 2. Đào hố trồng: Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên. 3. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn. 4. Chăm sóc: Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu. Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bón phân (phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể). Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như: Làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện. Cây bạch đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng bạch đàn. . Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus) Đối với trồng rừng sản xuất, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn cây trồng rừng là hiệu quả kinh tế. Đối với bạch. ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên. 3. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng thường vào

Ngày đăng: 19/10/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w