1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng

134 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần phát triển cho vay đối với lĩnh vực này, đem lại hiệu quả k

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong thời buổi hội nhập và phát triển ngày nay, tái cơ cấu tất cả các ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm tất yếu, trong đó, ngành nông nghiệp - ngành kinh tế chủ lực của đất nước đã và đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ cao và đạt được những kết quả nhất định Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần phát triển cho vay đối với lĩnh vực này, đem lại hiệu quả

kinh tế thiết thực cho đơn vị, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển cho

vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng”

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, tác giả đã tổng hợp nền tảng cơ sở lý thuyết và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để có các giải pháp phù hợp Ngoài ra, tác giả cũng đã tiến hành xây dựng mô hình khảo sát trên cơ sở kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đã được nghiên cứu kết hợp với số liệu điều tra thực tế để thực hiện kiểm định các giả thuyết, phân tích định lượng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó làm căn cứ để đưa ra những đề xuất, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: LÝ VÕ TRANG ĐÀI

Sinh ngày: 14 tháng 01 năm 1989 – tại Lâm Đồng

Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng

Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng, là học viên cao học khóa XVI của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Mã số học viên: 020116140039

Cam đoan đề tài: Phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Là luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính - ngân hàng

Mã số 60 34 02 01

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tằm

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy

đủ trong luận văn

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2017

Lý Võ Trang Đài

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng quý Thầy, Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua và đặc biệt, để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:

- TS Nguyễn Thị Tằm – Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh TP Đà Lạt cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ban lãnh đạo, quý Thầy, Cô thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui và luôn thành công trong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn

Học viên Lý Võ Trang Đài

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi

DANH MỤC HÌNH xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4

1.6.3 Phương pháp phân tích 5

1.7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

1.8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7

1.9 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG 12

CÔNG NGHỆ CAO 12

2.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 12

Trang 5

2.1.1 Quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 12

2.1.2 Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nền kinh tế thị trường 13 2.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tác động đến vốn tín dụng ngân hàng 14

2.1.4 Xu hướng phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 15

2.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 18

2.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 18

2.2.2 Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 19

2.2.2.1.Đặc điểm cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 19

2.2.2.2 Các hình thức cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 20

2.2.2.3 Vai trò của cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 21

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng thương mại 22

2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 24

2.3.1 Các nhân tố khách quan 24

2.3.2 Các nhân tố chủ quan 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG 32

3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG 32

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32

3.1.2 Mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực 32

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016 32

Trang 6

3.2 CHO VAY NÔNG NGHIÊP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH LÂM

ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2016 33

3.2.1 Số lượng khách hàng, tỷ trọng và tốc độ tăng số lượng khách hàng 33

3.2.2 Dư nợ cho vay, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay 35

3.2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 37

3.2.4 Lợi nhuận từ cho vay và tốc độ tăng lợi nhuận từ cho vay 40

3.2.5 Tỷ lệ nợ nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 41

3.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK LÂM ĐỒNG 42

3.3.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 42

3.3.1.1 Cơ sở lý thuyết 42

3.3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 44

3.3.1.3 Xây dựng thang đo 48

3.3.1.4 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất 51

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 52

3.3.3 Kết quả nghiên cứu 52

3.3.3.1 Phân tích thống kê mô tả (Kết quả chi tiết tại Phụ lục 2) 52

3.3.3.2 Kiểm định mô hình và phân tích mối quan hệ giữa các biến (Kết quả chi tiết tại Phụ lục 3) 53

3.3.3.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Kết quả chi tiết tại Phụ lục 4) 53

3.3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá (Phân tích EFA) (Kết quả chi tiết tại Phụ lục 5) 56

3.3.3.5 Kết quả mô hình hồi quy (Kết quả chi tiết tại Phụ lục 6) 58

3.3.3.6 Kiểm định giả thuyết(Kết quả chi tiết tại Phụ lục 7) 59

3.3.3.7 Phân tích phương sai một yếu tố(Kết quả chi tiết tại Phụ lục 8) 60

3.3.4 Phân tích ý nghĩa kết quả nghiên cứu thực nghiệm 62

3.3.4.1 Chính sách vĩ mô 62

3.3.4.2 Quy trình, chính sách tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 63

3.3.4.3 Các rào cản trong cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 64

Trang 7

3.3.4.4 Quy mô ngân hàng 65

3.3.4.5 Cán bộ tín dụng 66

3.3.4.6 Năng lực quản trị điều hành 67

3.3.4.7 Chính sách marketing 68

3.3.4.8 Thông tin tín dụng 69

3.3.4.9 Đánh giá chung 70

3.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG 71

3.4.1 Những kết quả đạt được 71

3.4.1.1.Tình hình chung 71

3.4.1.2 Kết quả phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 74

3.4.2 Những tồn tại hạn chế 75

3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

4.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG 84

4.1.1 Nhóm giải pháp về quy trình, chính sách tín dụng 84

4.1.2 Nhóm giải pháp về Quy mô ngân hàng 85

4.1.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 86

4.1.4 Nhóm giải pháp về Chính sách marketing 88

4.1.5 Nhóm giải pháp về Thông tin tín dụng 89

4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG 89

4.2.1 Kiến nghị với nhà nước, chính phủ, bộ ngành liên quan 89

4.2.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 91

Trang 8

4.2.3 Kiến nghị với Agribank 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 93 KẾT LUẬN CHUNG 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO a Phụ lục 1: Bảng khảo sát d Phụ lục 2: Thống kê mô tả g Phụ lục 3: Thống kê mô tả biến quan sát h Phụ lục 4: Hệ số Cronbach’s Alpha k Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA r Phụ lục 6: Phân tích hồi quy v Phụ lục 7: Phân tích phương sai một yếu tố (One way – ANOVA) x

Trang 9

NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

NoCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

NĐ55 Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank Lâm Đồng giai

đoạn 2014-2016 33

Bảng 3.2: Số lƣợng khách hàng vay vốn tại Agribank Lâm Đồng 34

Bảng 3.3: Dƣ nợ cho vay tại Agribank Lâm Đồng 35

Bảng 3.4: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay tại Agribank Lâm Đồng 36

Bảng 3.5: Cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo thời hạn cho vay 37

Bảng 3.6: Dƣ nợ bình quân một khách hàng 38

Bảng 3.7: Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra 40

Bảng 3.8: Tỷ lệ thu lãi cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 41

Bảng 3.9: Tỷ lệ nợ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 41

Bảng 3.10: Thang đo các nhân tố 49

Bảng 3.11: Kết quả tổng hợp đánh giá thang đo 54

Bảng 3.12: Kết quả tổng hợp đánh giá thang đo sau khi đã loại bỏ 2 biến quan sát 55

Bảng 3.13: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 57

Bảng 3.14: Kết quả kiểm định các giả thuyết 59

Bảng 3.15: Kết quả tổng hợp phân tích Anova 60

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng số khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại

Agribank Lâm Đồng 34

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tăng số lƣợng khách hàng và dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng 37

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ngành nghề 39

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đối tƣợng sản xuất 39

Biểu đồ 3.5: Khảo sát nhóm nhân tố Chính sách vĩ mô 63

Biểu đồ 3.6: Khảo sát nhóm nhân tố Quy trình tín dụng, chính sách tín dụng 64

Biểu đồ 3.7: Khảo sát nhóm nhân tố Các rào cản cho vay 65

Biểu đồ 3.8: Khảo sát nhóm nhân tố Quy mô ngân hàng 66

Biểu đồ 3.9: Khảo sát nhóm nhân tố Cán bộ tín dụng 67

Biểu đồ 3.10: Khảo sát nhóm nhân tố Năng lực quản trị 68

Biểu đồ 3.11: Khảo sát nhóm nhân tố Chính sách marketing 69

Biểu đồ 3.12: Khảo sát nhóm nhân tố Thông tin tín dụng 70

Biểu đồ 3.13: Ý kiến đánh giá chung 71

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 44

Trang 13

Trong phần trình bày, luận văn thống nhất sử dụng:

- Dấu phân cách chữ số: theo phần mềm Microsoft Excel (phân cách hàng ngàn

là dấu “phẩy”, phân cách phần thập phân là dấu “chấm”)

- Phần chú thích: chú thích cuối trang i, chú thích cuối luận văn [i], với i là số thứ

tự liên tục từ 1 trở đi

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính đến năm 2016, Việt Nam là nước có tới 65.4% dân số nông thôn, 68.1% lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp1 - ngành đóng góp 16.32% GDP cho nền kinh tế và 12.6% tỷ trọng xuất khẩu cả nước2 Tuy nhiên nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển khá manh mún, lạc hậu Một trong những nguyên nhân khiến nền nông nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có chính là việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong lĩnh vực này còn chậm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao Chính vì vậy, việc đưa công nghệ cao vào ứng dụng sản xuất nông nghiệp đang được coi như một giải pháp đột phá nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển kinh tế nông thôn

Việc xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang là một hướng đi đúng Nhưng để thực hiện được điều này, một yếu tố không thể thiếu đó là nguồn vốn, trong đó vốn từ hệ thống ngân hàng là một trong những vấn đề then chốt Cùng với các cơ chế khuyến khích, ưu tiên của nhà nước, chính sách đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được hệ thống ngân hàng đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, đây không phải là một chính sách đầu tư dễ dàng khi thực tế cho thấy người dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn gặp không ít rào cản, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng như các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vẫn còn những bất cập trong việc triển khai thực hiện

Vậy, nguyên nhân nào khiến công tác phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn gặp nhiều trở ngại, dẫn đến kết quả chưa cao, dòng vốn vẫn chưa thông suốt?

1 Tổng cục thống kê 2016, Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2016

2 Bộ công thương 2016, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016

Trang 15

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản xuất nông nghiệp Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương và đạt được những kết quả tích cực Đến nay cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất cũng như trình độ canh tác của nông dân Lâm Đồng đã phát triển cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, đời sống và thu nhập của người dân được nâng cao Đến hết năm 2016, kết quả toàn tỉnh đã đạt được 49,000 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chiếm 26.5% diện tích đất canh tác, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, năng suất giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao tăng 25-30%, giúp tăng lợi nhuận trên 30% so với doanh thu; tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.3

Là ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay cũng như quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hướng tới đối tượng phục vụ chính là nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Agribank Lâm Đồng) cũng rất chú trọng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực phát triển của địa phương Đến cuối năm 2016, tỷ lệ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Agribank Lâm Đồng chỉ đạt 14.38% trong tổng dư nợ cho vay và 15.88% trong tổng

dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn, trong khi dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm đến 90.53% tổng dư nợ cho vay của Agribank Lâm Đồng4

Là một nhân viên của Agribank Lâm Đồng, với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng như các nhân

3

UBND Tỉnh Lâm Đồng - Sở NN&PTNT 2016, Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên

địa bàn tỉnh Lâm Đồng và nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới

4 Agribank Lâm Đồng 2016, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016; Phương hướng, nhiệm

vụ năm 2017

Trang 16

tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay đối với lĩnh vực này, để tìm kiếm các giải pháp trong thực tiễn nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại chi nhánh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Agribank Lâm Đồng trong giai đoạn 2014-2016 ra sao? Kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại?

- Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Agribank Lâm Đồng?

Trang 17

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, Agribank Lâm Đồng cần thực hiện những giải pháp nào để phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại chi nhánh?

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng thương mại

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Được thực hiện tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng

- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập từ năm 2014 – 2016 để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng Thực hiện tiến hành khảo sát đối với cán bộ ngân hàng từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thâp dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như

các công trình nghiên cứu, các bài báo, sách, giáo trình liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý thuyết của đề tài Để đánh giá được thực trạng tín dụng tại ngân hàng người viết tiến hành thu thập dữ liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo phân tích chất lượng tín dụng… của ngân hàng Ngoài ra, tác giả tiến hành thu thập thêm dữ liệu từ các nguồn internet, báo cáo của các tổ chức có liên quan

- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát

Đối tượng được khảo sát gồm có: cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý Nội dung khảo sát: đánh giá của các đối tượng được khảo sát về hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng Kích thước mẫu dự kiến: 250 với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Đối với dữ liệu định tính: phương pháp tổng hợp

Trang 18

- Đối với dữ liệu định lượng: Tác giả sử dụng phần mềm Excel và SPSS 20.0 để thực hiện xử lý dữ liệu và kết xuất ra các báo cáo cần thiết

1.6.3 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Trong nghiên cứu có các số liệu được thu thập và phân tích bằng phần mềm Excel, tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả của hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các chỉ tiêu đánh giá từ năm 2014 - 2016 Ngoài ra, tác giả còn thực hiện thống kê mô tả các đánh giá của đối tượng khảo sát về hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các nhân tố liên quan thông qua kết quả khảo sát

Phương pháp so sánh

Tác giả tiến hành so sánh theo không gian và thời gian Việc thực hiện so sánh theo thời gian nhằm đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao qua các năm So sánh theo không gian nhằm so sánh kết quả đánh giá tại Agribank Lâm Đồng

Phương pháp tương quan

Để thực hiện đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng, tác giả tiến hành xây dựng

mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là Sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng Các nhóm biến độc lập bao gồm: (1) Chính sách vĩ mô; (2) Quy trình, chính sách tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (3) Quy mô ngân hàng; (4) Cán bộ tín dụng; (5) Chính sách marketing; (6) Thông tin tín dụng; (7) Năng lực quản trị điều hành; và (8) Các rào cản trong cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mô hình hồi quy đa biến có dạng

Y = c + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ β7X7+ β8X8

Trong đó:

Y: Sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

c: Hằng số

Trang 19

X1: Chính sách vĩ mô

X2: Quy trình, chính sách tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

X3: Quy mô ngân hàng

X4: Cán bộ tín dụng

X5: Chính sách marketing

X6: Thông tin tín dụng

X7: Năng lực quản trị điều hành

X8: Các rào cản trong cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1.7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính sau:

Thứ nhất, tổng hợp cơ sở lý luận về cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao tại ngân hàng thương mại Trong phần này, tác giả đi tìm hiểu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tín dụng và vai trò tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các chỉ tiêu đánh giá về phát triển cho vay

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng tại Agribank Lâm Đồng Để thực hiện nội dung này, tác giả nghiên cứu cụ thể về quy mô, thị phần, cơ cấu, lợi nhuận, số lượng khách hàng, sau đó tiến hành phân tích thực trạng hoạt động thông qua các chỉ tiêu đánh giá

Thứ ba, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng Trong phần này, tác giả giới thiệu cụ thể

về mô hình hồi quy như cơ sở lý thuyết, giải thích các biến và đo lường, thiết kế thang

đo, xây dựng bảng câu hỏi, thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo để loại bỏ những biến rác ra khỏi mô hình, thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), thực hiện hồi quy quy mô hình, kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết thống

kê Từ đó đưa ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu

Trang 20

Thứ tư, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến cho vay nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao Căn cứ vào kết quả của mô hình, tác giả xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nào mạnh, nhân tố nào yếu

Thứ năm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả,

phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng Căn cứ phân tích thực trạng và kết quả của mô hình, tác giả đưa ra các giải pháp thuộc các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1.8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Qua thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu trong giai đoạn 3 năm (2014-2016), đề tài phản ảnh khá rõ nét tổng thể hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng tại Agribank Lâm Đồng với những mặt mạnh, mặt yếu

Từ thực tiễn khảo sát, đề tài đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 8 nhân tố có tác động đến hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài đã chỉ ra mối liên quan, tác động của các nhóm nhân tố và xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian qua

Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay nông nghiệpứng dụng công nghệ cao tại chi nhánh theo hướng an toàn, hiệu quả

1.9 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại trong và ngoài nước Dưới đây là một số nghiên cứu chính liên quan đến đề tài:

Nghiên cứu của Rabah (2015), Factors Affecting the Bank Credit: An Empirical Study on the Jordanian Commercial Banks - nghiên cứu thực nghiệm về các Ngân

Trang 21

hàng thương mại tại Jordan về các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng Dựa trên các nghiên cứu trước đây về các yếu tố quyết định cho việc cho vay của ngân hàng đặc biệt là Imran và Nishatm (2013) Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo

và Stepanyan (2011), một nhóm các yếu tố và biến số đã được trích xuất để phát triển một bản mẫu mô hình chuẩn thông qua đó tác giả có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng được cung cấp từ các 26 ngân hàng thương mại ở Jordan Các biến độc lập đã được thông qua trong nghiên cứu này bao gồm ba nhóm chính là các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng, các biến số liên quan đến Chính sách tiền tệ

và các biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm Quy mô ngân hàng; Tính thanh khoản và mức

độ huy động của ngân hàng; Mức độ rủi ro của người đi vay; Lãi suất; Sự tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lạm phát và Tỷ giá hối đoái

Nghiên cứu của nhóm tác giả: Tiến sĩ Firas Mohammed Al-rawashdeh, Phó Giáo

sư, Khoa Quản trị, Al Balqa; Tiến sĩ Burhan M Al-omari, Trợ lý Giáo sư, Khoa Quản trị và Tài chính, Đại học Jordan ; Tiến sĩ Mohammad Hasan Saleh, Phó Giáo sư, Khoa Quản trị và Tài chính, Đại học Jordan; Tiến sĩ Mousa Abdalateef Al nawayseh, Phòng

Kế toán, Khoa Kinh doanh, Đại học Jordan (2013), Factors affecting granting of credit facilities in commercial banks in the Aqaba Special Economic Zone Authority- Jordan

về Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng trong các ngân hàng thương mại Cơ quan Khu kinh tế đặc biệt Aqaba- Jordan Nghiên cứu này nhằm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các chi nhánh của ngân hàng ở Aqaba thông qua các biến: Khách hàng vay, Chính sách tín dụng, Chính sách vĩ mô và Môi trường, điều kiện của nền kinh tế địa phương Nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố đều quan trọng đối với các cơ sở tín dụng thông qua trả lời mẫu nghiên cứu

Đoàn Thị Hồng Dung (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thông qua nghiên cứu định lượng Mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm có 6 nhân tố độc lập: Chính sách tín dụng; Cán bộ

Trang 22

tín dụng; Quy mô ngân hàng; Nhân tố từ phía khách hàng; Môi trường bên ngoài; Chính sách marketing; tác động lên biến phụ thuộc là hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân tại Agribank Biên Hòa Xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Biên Hoà chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nhân tố Chính sách tín dụng và trình độ của cán bộ tín dụng; thứ hai là nhân tố Quy trình xét duyệt cho vay và công tác thu hồi nợ; nhân tố tác động thấp nhất là Chính sách marketing

Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học

Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Agribank bao gồm 9 nhân tố: Chính sách tín dụng; Quy trình, quy chế tín dụng; Công tác tổ chức; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Trang thiết bị công nghệ; Thông tin tín dụng; Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Huy động vốn Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng được sắp xếp theo trình tự từ cao tới thấp bao gồm: Quy trình, quy chế tín dụng; Chính sách tín dụng; Thông tin tín dụng; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Huy động vốn; Kiểm tra kiểm soát; Thiết bị công nghệ và nhân tố có mức độ tác động thấp nhất là Công tác tổ chức

Bên cạnh những nghiên cứu về vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng còn có một số nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như:

Nhóm tác giả Lê Đăng Lăng - Trường đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia

TP.HCM, Lê Tấn Bửu - Trường đại học Kinh tế TP.HCM; Thái độ đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắk Nông;

Phát triển và Hội nhập, Số 18 - Tháng 9,10/2014, tr 81 - 85 Nghiên cứu nhằm khám phá thái độ của nông dân với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để có cơ

sở hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả Phương pháp định tính và định lượng được sử dụng với 750 mẫu khảo sát là nông dân tại Đắk Nông Kết quả phát hiện nông dân chưa hài lòng với các chính sách hỗ trợ và nguồn cung cấp đầu vào, đồng thời ủng

Trang 23

hộ chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với định hướng tập trung điều chỉnh cách làm hiện nay, sau đó mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao Hiệu quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thể hiện qua tăng năng suất, chất lượng và tăng tiêu thụ, giảm hao phí Công nghệ và nhân khẩu học có ảnh hưởng tích cực còn một số yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng tiêu cực

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động tín dụng tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài Những nghiên cứu này đã đưa ra những mô hình cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khác nhau phù hợp với từng đối tượng, địa điểm khác nhau Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tương tự, những nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì đối tượng nghiên cứu lại nghiêng về phát triển lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ

Tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình khảo sát trên cơ sở kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đã được nghiên cứu kết hợp với số liệu phỏng vấn, điều tra, khảo sát được tại địa phương, thực hiện kiểm định các giả thuyết, phân tích định lượng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng, từ đó làm căn cứ đưa ra những đề xuất phù hợp Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có sự khác biệt và sẽ có ý nghĩa thực tiễn khi

áp dụng tại tỉnh Lâm Đồng

Trang 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã giới thiệu sơ lược về luận văn Cụ thể:

Tác giả đã đặt vấn đề và nêu lên tính cấp thiết của đề tàixét ở góc độ nhu cầu xã hội của vấn đề nghiên cứu; Xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể, qua đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu; Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu - làm rõ các giới hạn về đối tượng, không gian và thời gian nghiên cứu một cách cụ thể; Nêu phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp phân tích được trình bày bày trong luận văn

Tác giả cũng đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu để chứng minh khoảng trống tri thức trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài mà đề tài luận văn được thực hiện sẽ góp phần lấp khoảng trống tri thức đó

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục trình bày những cơ sở lý luận về cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm những kiến thức tổng quan về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đây là nền tảng kiến thức quan trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu trong các chương sau

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO

2.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

2.1.1 Quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Từ trước đến nay, chúng ta chỉ quen với thuật ngữ “nông nghiệp” hay “nông nghiệp nông thôn” Thế nhưng những năm gần đây lại có thêm thuật ngữ “nông nghiệpứng dụng công nghệ cao” Vậy “công nghệ cao” là gì?

Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.5

Còn về khái niệm “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn giải: “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất),

tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”

Và như chúng ta đã biết, nền nông nghiệp trước đây hoạt động theo hướng thô

sơ, nhỏ lẻ, luôn tồn tại những rủi ro khách quan phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sản lượng không cao, lại tốn nhiều tư liệu sản xuất Tuy nhiên ngày nay đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp hiện đại hơn, tiên tiến hơn, ví dụ như trồng cây trong nhà kính, nhà lưới, có lắp đặt trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng hiện đại, chủ động điều tiết được sản lượng, không phải chịu những rủi ro từ tự nhiên; trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể để tiết kiệm diện tích đất trồng;

áp dụng công nghệ sinh học như lai tạo giống, nuôi cấy mô…; công nghệ tự động hoá,

5 Quốc hội 2008, Luật Công nghệ cao (Số 21/2008/QH12), Chương I Điều 3

Trang 26

cơ giới hoá, tin học hoá như tưới tiêu, phun thuốc tự động, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong và sau khi thu hoạch… Còn trong chăn nuôi và thủy sản: thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất các giống vật nuôi để duy trì được nguồn giống tốt; áp dụng các công nghệ biến đổi gen nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi, nâng cao năng suất nuôi trồng…

Như vậy, tất cả những mô hình và công nghệ hiện đại kể trên chính là công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

2.1.2 Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nền kinh tế thị trường

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bản chất cũng chính là nông nghiệp Do đó trước hết, phải nói về vai trò của nông nghiệp, bởi vì:

Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Phần lớn

nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác như giấy, da, dệt… là do nông nghiệp cung cấp

Thứ hai, nông nghiệp và nông thôn cung cấp lao động cho các ngành phi nông

nghiệp Sự phát triển của các ngành công nghiệp lệ thuộc nhiều vào lực lượng lao động do nông thôn cung cấp

Thứ ba, nông nghiệp và nông thôn cung cấp một phần vốn tích lũy cho nền kinh

tế Với những nước đang phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung cấp

Thứ tư, nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, dịch

vụ Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp một lượng hàng hoá

ổn định về vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông cụ…

Thứ năm, nông nghiệp góp phần tăng thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản Thứ sáu, phát triển nông nghiệp và nông thôn đúng hướng góp phần bảo vệ môi

trường sinh thái Một nền nông nghiệp phát triển phải đảm bảo giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ giúp cho ngành nông nghiệp phát huy được hết tiềm năng, lợi thế vốn

Trang 27

có để phát triển lên một tầm cao mới Có thể nói mục tiêu cuối cùng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang được coi là một lựa chọn thiết yếu, là xu hướng chủ đạo và chìa khóa thành công của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh

tế thị trường nói chung trong thời kỳ đổi mới

2.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tác động đến vốn tín dụng ngân hàng

Đặc điểm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị hiện đại, quy mô sản xuất lớn vào canh tác nông nghiệp Việc xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang là một hướng đi đúng Nhưng để thực hiện được điều này, một yếu tố không thể thiếu đó là nguồn vốn, trong đó vốn từ hệ thống ngân hàng

là một trong những vấn đề then chốt

Để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải cần có đủ hạ tầng cơ sở Muốn vậy, các doanh nghiệp, nông dân cần một nguồn vốn đầu tư khá lớn Dù số vốn đầu tư cao nhưng vẫn phải đầu tư đồng bộ, từ đường sá, điện nước, nhà kính, bảo quản kho để sản phẩm đạt được yêu cầu chất lượng cao Chưa kể một số nơi còn phải áp dụng các kỹ thuật mới trong việc nhân giống, canh tác, mua lại công nghệ hiện đại từ nước ngoài, thuê chuyên gia hướng dẫn cũng tốn rất nhiều chi phí

Với suất đầu tư lớn như vậy, ngoài việc phải dựa vào nội lực của mình, những người làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rất cần đến sự hỗ trợ của nguồn vốn tín dụng ngân hàng Về phía ngân hàng thương mại, đầu tư phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao vừa là một nguồn đầu tư có hiệu quả và tiềm năng rất lớn, đồng

Trang 28

thời cũng góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp và tình hình kinh tế chung của đất nước

2.1.4 Xu hướng phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.1.4.1 Trên thế giới

Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp

để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ

Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả

- Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:

Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong việc

nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp

Công nghệ nuôi cấy mô thực vật Invitro: Công nghệ nuôi cấy mô được các công

ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh các cây giống sạch bệnh

Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng

mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house), trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động

Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:

Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được cung

Trang 29

cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ

Công nghệ tưới nhỏ giọt: hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu

lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón

- Trong chăn nuôi và thuỷ sản:

Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất:

Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện lợi cho việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật sống, tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp

Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở cá: giúp nâng cao năng suất nuôi trồng Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực Tilapia

lớn nhanh hơn cá cái Ví dụ cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với oestrogen Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ đẻ ra toàn cá đực do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao

Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng được áp

dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như thông qua việc biến đổi thức ăn

để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật nuôi

để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn

Công nghệ trong chuẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên nền tảng

công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám sát tác động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà trước đây chưa hề có Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông quan phương pháp nhân gen

2.1.4.2 Tại Việt Nam

Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai xây dựng các khu

Trang 30

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đối với các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tính đến nay, tại Việt Nam hiện có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

đã được quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động tại 12 tỉnh, thành phố Điển hình cho mô hình này là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 8 8ha được xây dựng từ năm 2004, là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước chủ yếu cung cấp hạt giống chất lượng cao, chuyển giao các mô hình sản xuất rau an toàn cho nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngành nông nghiệp; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đức Trọng - Lâm Đồng với quy mô hàng trăm hecta, chuyên nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô đối với các cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau hoa cao cấp, nấm, dược liệu, chè an toàn chất lượng cao và chăn nuôi lợn, bò sữa theo công nghệ sạch Ngoài ra, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc các tỉnh và thành phố khác trong cả nước cũng đã và đang từng bước khẳng định ưu thế của mình như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mộc Châu (Sơn La), khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng (Thanh Hóa), khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (Bình Dương)

Đối với các điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Là mô hình phát triển tương đối mạnh tại các địa phương và cũng mang lại hiệu quả thiết thực Tiêu biểu là: Cơ sở ứng dụng, sản xuất giống và cây trồng chất lượng cao 16 ha tại Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng với hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện đại nhập khẩu từ Isarel để sản xuất rau, hoa, quả chất lượng cao; Công ty hạt giống Đông Tây (TP.HCM) quy mô 8ha, tổ chức nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống F1 của các loại rau cao cấp; Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm (Lâm Đồng) là mô hình sản xuất hoa cao cấp với quy mô 24ha nhà kính, nhà thép, xuất khẩu đến 55% sản lượng; Công

ty TNHH Hoa Mặt Trời (Lâm Đồng) liên kết với các hộ nông dân sản xuất hoa lan cao cấp, tổng quy mô mô hình liên kết đến hơn 40ha, xuất khẩu hơn 70% sản lượng; Tập

Trang 31

đoàn TH True Milk tại Nghĩa Đàn, Nghệ An thành công lớn trong mô hình nuôi bò sữa bằng công nghệ cao của Isarel, cung cấp hơn 40% thị trường sữa trong nước

Đối với các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao

Là vùng do các địa phương quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để sản xuất một số sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu trong quá trình sản xuất Điển hình như vùng sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp ở Từ Liêm, Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì (Hà Nội); mô hình trồng hoa chất lượng cao ở Mê Linh, Mô hình 100 trang trại trồng nấm ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc); Mô hình sản xuất rau an toàn 600ha tại Đà Lạt sản xuất cách ly trong nhà lưới; vùng trồng rau, hoa ở Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM); Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu; Mô hình nuôi các tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long

2.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

2.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Theo tác giả Hồ Diệu: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên

đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.”6Như vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng, một bên là khách hàng Mối quan

hệ tín dụng ngân hàng không phải là quan hệ chuyển dịch vốn trực tiếp từ nơi tạm thời nhàn rỗi sang nơi thiếu, mà thông qua các trung gian tài chính là các ngân hàng Về bản chất, tín dụng là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay

6 Hồ Diệu 2000, Tín dụng ngân hàng, Trang 19, NXB thống kê

Trang 32

2.2.2 Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

“Cho vay” là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.7

Như vậy, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hiểu là cho vay các đối tượng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc cho vay đối tượng nông nghiệp nông thôn

2.2.2.1.Đặc điểm cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cho vay cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cơ bản giữ được những đặc điểm của tín dụng nói chung và tín dụng nông nghiệp nông thôn nói riêng Tuy nhiên cũng có một số đặc điểm khác biệt như:

Tính chất thời vụ gắn với chu kỳ sinh trưởng và công nghệ nuôi trồng, lai tạo cấy ghép trên động thực vật

Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay Chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và quy trình sản xuất Tuy nhiên ngày nay, ứng dụng công nghệ cao cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn

Môi trường tự nhiên không còn là vấn đề ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng

Đối với nông dân sản xuất nông nghiệp trước đây, sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của tự nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản hạ ), làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây trong nhà kính, nhà lưới, lắp đặt trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng hiện đại, chủ động điều tiết được năng suất, sản lượng, thời điểm thu

7

NHNN Việt Nam 2016, Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài đối với khách hàng (Số 39/2016/TT-NHNN), Điều 2 Khoản 1

Trang 33

hoạch… thì người vay không còn phải chịu những rủi ro khách quan từ tự nhiên và môi trường

Chi phí tổ chức cho vay

Cho vay nông nghiệp trước đây, đặc biệt là cho vay đối với các hộ nông dân, chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao hơn những lĩnh vực khác do quy mô từng món vay khá nhỏ Đồng thời số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên tốn nhiều chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí thẩm định, theo dõi khách hàng Tuy nhiên đối với cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì ngược lại Vì sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hầu hết đều có quy mô lớn, vốn đầu tư nhiều dẫn đến số tiền cho vay từng món vay cũng lớn hơn, dư nợ bình quân trên mỗi khách hàng cũng cao hơn, do đó không tốn nhiều chi phí như cho vay nông nghiệp thông thường

2.2.2.2 Các hình thức cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng bao gồm các hình thức như cho vay thông thường

- Phân loại theo thời hạn cho vay: bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

- Phân loại theo phương thức cho vay: gồm cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng…

Trang 34

- Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay: gồm cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay tín chấp (không có bảo đảm bằng tài sản)

- Phân loại theo loại hình khách hàng: Cá nhân và pháp nhân

- Phân loại theo đối tượng, ngành nghề sản xuất

Và các phương pháp phân loại khác

2.2.2.3 Vai trò của cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, nông nghiệp là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, đảm bảo cân bằng cho nền kinh tế Điều đó khẳng định vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng như tiềm năng phát triển của khu vực này

Phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có của người dân tham gia vào sản xuất hiện nay còn ở mức thấp nên nguồn vốn tín dụng được xem là nguồn vốn chủ yếu, nhất là từ nguồn tín dụng trung và dài hạn Đặc thù của các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vòng quay vốn chậm, và có nhiều rủi ro Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp và các hộ nông dân cũng hạn chế về năng lực tài chính Nếu không có cơ chế hỗ trợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn thì rất ít hộ dân và doanh nghiệp có khả năng đầu tư được, cho

dù họ muốn và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này

Vốn tín dụng giúp đẩy nhanh quá trình đầu tư vào sản xuất quy mô lớn, đầu tư khoa học kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp, qua đó, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn

Phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và hiệu quả Trong quá trình đó, ngân hàng đã, đang và sẽ ngày càng có vai trò to lớn và chủ động hơn, cả về tiếp vốn, cũng như tư vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác Đây là kỳ vọng của

xã hội, cũng là trách nhiệm, quyền lợi và động lực phát triển của bản thân ngành ngân hàng thời đổi mới và hội nhập…

Trang 35

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng thương mại

Phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chính là sự mở rộng về quy mô cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nâng cao chất lượng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sự tăng lên về số lượng các khoản cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh số cho vay trong kỳ tăng cũng như dư nợ cuối kỳ tăng, tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng dư nợ tăng thể hiện việc quy mô cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được mở rộng

Mở rộng quy mô cho vay luôn phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng cho vay Chất lượng của các khoản cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nâng cao thể hiện ở việc đa dạng hóa đối tượng cho vay, đa dạng hóa mục đích cấp tín dụng, đưa ra nhiều hình thức cho vay linh hoạt, lợi nhuận của hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên tục tăng đồng thời chi phí cho vay được giảm tới mức tối thiểu, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay ở mức thấp

Do đó, việc đánh giá hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng dựa vào các chỉ tiêu sau:

• Số lượng khách hàng và tốc độ tăng số lượng khách hàng

+ Số lượng khách hàng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tổng số khách hàng vay vốn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một thời kỳ nhất định, một thời điểm nào đó và những khách hàng có nhu cầu vay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà ngân hàng đang hướng tới và chăm sóc

+ Tốc độ tăng số lượng khách hàng được tính bằng tỷ lệ phần trăm của số khách hàng tăng thêm so với số lượng khách hàng của năm trước Tốc độ này phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó cho thấy kết quả phát triển thị trường của ngân hàng, có thu hút được khách hàng mới hay không

• Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Trang 36

+ Dư nợ cho vay phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định Dư nợ tín dụng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng chứng tỏ quy mô cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng tăng

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ được tính bằng tỷ lệ phần trăm của mức dư nợ tăng thêm so với mức dư nợ của năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư

nợ tín dụng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả

• Lợi nhuận từ cho vay và tốc độ tăng lợi nhuận từ cho vay

+ Lợi nhuận từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đó là cả khoản thu lãi, phí từ các hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sau khi trừ các khoản chi phí

+ Tốc độ tăng lợi nhuận từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính bằng tỷ lệ phần trăm của mức tăng lợi nhuận so với lợi nhuận của năm trước Tốc

độ tăng lợi nhuận là kết quả đánh giá sự phát triển về mặt lượng của quá trình phát triển cho vay

• Cơ cấu từng sản phẩm cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Qua đó cho thấy mức độ tập trung cho vay cho từng đối tượng, từng khách hàng Yêu cầu quản trị rủi ro cho vay là phải phân tán rủi ro, tránh đầu tư tập trung, đồng thời phải có dự báo tình hình hoạt động các ngành lĩnh vực để có các quy định cho vay phù hợp

• Thị phần cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng hiện chiếm lĩnh bao nhiêu thị phần cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng số dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng

Trang 37

công nghệ cao của các ngân hàng trên một khu vực địa lý (tỉnh, thành phố, cả nước )

Mở rộng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khiến thị phần cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng tăng lên bao nhiêu Việc tính toán chỉ tiêu này tương đối phức tạp vì cần sự tổng hợp số liệu của tất cả các ngân hàng Tuy nhiên, việc so sánh tương đối giữa các ngân hàng với nhau phản ánh được sự mở rộng cho vay của từng ngân hàng

• Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đươc tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn/nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đây là một trong những chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng như rủi ro tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng

+ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng Nợ xấu nội bảng bao gồm nợ từ nhóm

3 đến nhóm 5 Nợ xấu ngoại bảng bao gồm nợ bán VAMC, nợ xử lý rủi ro Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tổng quan tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại

2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

2.3.1 Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan gồm các yếu tố khách hàng, môi trường kinh tế xã hội, yếu

tố văn hoá, môi trường pháp lý, Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước…

Trang 38

• Môi trường kinh tế

Hoạt động của các ngân hàng được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu thoả mãn tiêu dùng sẽ cao hơn, đồng thời họ yên tâm về mức thu nhập trong tương lai ít thay đổi dẫn đến nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình tăng lên, hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng có cơ hội phát triển mạnh Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng trì trệ, có nhiều biến động khó lường, thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhu cầu chi tiêu theo đó cũng giảm theo làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân chỉ ở mức đủ ăn đủ dùng, do đó lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ngân hàng không phát triển

• Môi trường xã hội

Các yếu tố xã hội như niềm tin tưởng lẫn nhau, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội, trình độ dân trí…ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể chính tham gia vào quan hệ cho vay ngân hàng là ngân hàng và khách hàng

• Môi trường pháp lý

Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng phải tuân theo các quy định của nhà nước, luật dân sự, luật các tổ chức cho vay và các quy định khác của pháp luật Những quy định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời và có nhiều kẽ hở sẽ gây

Trang 39

khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, tạo ra các khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp Từ đó gián tiếp làm cho nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của dân cư giảm sút tác động đến quy mô

và hoạt động cho vay

• Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Chính sách tín dụng của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước cả về khách quan và chủ quan

Về khách quan, khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ, tín dụng như giảm tỷ lệ dư trữ bắt buộc của các ngân hàng đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó, cho các ngân hàng vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp vv…Đặc biệt, nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với khu vực được khuyến khích phát triển Vì vậy, khả năng sinh lợi của ngân hàng cao hơn khi hướng đầu tư vốn tín dụng vào khu vực này

Về chủ quan, hoạt động tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ mục tiêu chung của chính sách tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc ngân hàng phải điều chỉnh chính sách tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của nhà nước Để đạt được mục tiêu của mình, nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng có vốn nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh

2.3.2 Các nhân tố chủ quan

Sự phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng thương mại chủ yếu do chính nội lực của ngân hàng quyết định Các nhân tố chủ quan này bao gồm chính sách cho vay, chất lượng cán bộ, cơ sở vật chất của ngân hàng

• Cơ cấu vốn của ngân hàng

Vốn của ngân hàng trước hết là vốn tự có, nguồn vốn này tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ

Trang 40

sở thu hút các nguồn vốn khác và là khởi đầu tạo uy tín cho ngân hàng Theo quy định, ngân hàng không được phép cho một khách hàng vay vượt quá 15% vốn tự có nên khi ngân hàng có vốn tự có lớn thì khả năng mở rộng cho vay là rất cao Với vốn tự có lớn ngân hàng sẽ có điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng, thẩm định khách hàng và dự

án đầu tư chính xác hơn Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay nói chung và cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng

Cơ cấu tài sản của ngân hàng cũng tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay

Sự chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản khiến cho ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất cao và do vậy ngân hàng thường phải điều chỉnh tài sản của mình để có thể khớp tương đối với kỳ hạn của nguồn vốn Việc này dẫn tới trong nhiều trường hợp ngân hàng sẽ ưu tiên phát triển cho vay ngắn hạn hoặc chỉ phát triển cho vay trung dài hạn

• Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng đều phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng đồng thời là hướng dẫn chung cho việc thực thi và phát triển cho vay Chính sách tín dụng thường được xây dựng và xác định cho một khoảng thời gian nhất định Tùy theo từng thời kỳ

mà ngân hàng có chính sách phát triển tín dụng phù hợp với thực tế Chính sách tín dụng đúng đắn đối với từng loại khách hàng sẽ thu hút được các khách hàng mục tiêu, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội

• Quy trình cho vay

Sự tôn trọng và kết hợp nhịp nhàng các bước trong quy trình cho vay nói chung

và quy trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng tạo điều kiện cho ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm chắc diễn biến khoản vay để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Một hệ thống các thủ tục

Ngày đăng: 20/09/2020, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w