Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
22,38 KB
Nội dung
NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNCƠBẢNVỀKẾTOÁNTIÊUTHỤVÀXÁCĐỊNHKẾTQUẢKINHDOANH 1.1. Đặc điểm kếtoántiêuthụvàxácđịnhkếtquảkinhdoanhBán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá cho khách hàng, đồng thời doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc có quyền thu tiền hàng . Đó là giai đoạn cuối cùng của chu trình tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, là quá trình thực hiện mặt giá trị của hàng hoá. Quá trình bán hàng được thực hiện khi thoả mãn hai điều kiện sau: - Có sự chuyển giao hàng hoá cho khách hàng. - Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. * Kếtquảbán hàng: Là chỉ tiêu biểu hiện kếtquả của chu trình lưu chuyển hàng hoá. Nó được xácđịnh bằng doanhthu thuần trừ đi các khoản chi phí bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. * Yêu cầu của quá trình bán hàng: Bán hàng là quy trình cuối cùng quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình này sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Hơn nữa, hàng hoá tiêu dung nhanh giúp doanh nghiệp tránh sử dụng những nguồn vốn ít hiệu quả: vốn vay, vốn chiếm dụng …. Xuất phát từ ý nghĩa đó, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình “Nghệ thuật bán hàng” riêng phù hợp với đặc điểm kinhdoanh của đơn vị. Nhìn chung các yêu cầu chính trong quá trình quản lýbán hàng mà các doanh nghiệp quản trị cần quan tâm là: - Nghiên cứu và áp dụng những phương thức bán hàng hợp lývà quản lý chặt chẽ từng phương thức đó. - Quản lý, theo dõi chặt chẽ từng loại hàng hoá bán ra. - Xây dựng chính sách giá cả hợp lý đối với từng loại hàng hoá. - Có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đấy đủ, tránh bị chiếm dụng vốn. Theo chuẩn mực kếtoán Việt Nam số 14 cónhững mục chính cần xácđịnh trong quá trình tiêu thụvàxácđịnhkếtquảkinh doanh. - Doanhthutiêu thụ: Là tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ, cung cấp cho khách hàng và được ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đây là khoản thu chính trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của DN . - Doanhthu thuần: Là phần chênh lệch giữa doanhthutiêuthụvà các khoản giảm trừ doanhthu của DN. Các khoản giảm trừ doanhthu bao gồm: + Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà DN đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng khi người mua hàng đã mua với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc cam kết khi mua hàng. + Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn do hàng hóa kém, mất phẩm chất. + Hàng bán bị trả lại: Phản ánh số hàng hóa đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá ghi trên hóa đơn). - Giá vốn hàng bán: Là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ. Việc xácđịnh giá vốn hàng bán ra hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquảkinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có giá cả thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì các doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn với việc lựa chọn phương pháp xácđịnh giá vốn thích hợp để đảm bảo vừa có lợi nhất vừa phải theo quy định của bộ tài chính. - Lợi nhuận gộp: Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch giữa doanhthu thuần và giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ. - Doanhthu từ hoạt động tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh doanhthu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia vàdoanhthu hoạt động tài chính khác của DN. - Chi phí tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ lien quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay… - Chi phí bán hàng: Là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ (bao gồm: chi phí chào hàng, quảng cáo, hoa hồng bán hàng, bảo hành sản phẩm,…) - Chi phí quản lýdoanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lýkinh doanh, điều hành chung của toàn DN. - Thu nhập khác: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanhthu ngoài hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác: Phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động SXKD tạo ra doanh thu. - Chi phí thuế TNDN phải nộp: Là chi phí thuế thu nhập DN hiện hành phát sinh trong năm của DN. - Kếtquảkinhdoanh của DN: Là kếtquả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinhdoanhvà các hoạt động khác sau một thời kỳ nhất định biểu diễn bằng kếtquả Lãi hoặc Lỗ. * Những phương pháp tiêuthụ sản phẩm như sau: - Phương thức tiêuthụ trực tiếp: Đơn vị/ cá nhân trực tiếp đến mua hàng. DN xuất hàng và giao trực tiếp cho người mua, ký nhận đủ số hàng, bên mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì được xácđịnh là tiêu thụ. - Phương thức bán hàng chuyển thẳng: Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết, DN chuyển thẳng hàng hoá, thành phẩm hoàn thành đến địa điểm giao hàng. Số hàng này được xác nhận là tiêuthụ nếu bên mua chấp nhận thanh toán, thanh toán * Các hình thức thanh toán của bên mua khi chấp nhận mua hàng: - Thanh toán trực tiếp: Đây là phương thức thanh toán ngay khi khách hàng nhận được hàng (áp dụng với khách hàng lẻ và không thường xuyên) - Khách hàng ứng trước: Khách hàng ứng trước một số tiền để đặt mua sản phẩm hoặc đặt mua theo đơn đặt hàng. - Mua chịu: là phương thức mà khi mua hàng khách hàng có thể kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và được công ty chấp nhận. Thường xẩy ra với khách hàng lâu năm của công ty và mua với số lượng lớn. - Khách hàng mua chịu: Là phương thức mà khi mua hàng khách hàng có thể kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và được công ty chấp nhận nhưng thời hạn được phép trả chậm thường ngắn hơn hoặc bằng thời gian công ty phải trả nợ cho nhà cung cấp. Trường hợp này thường xảy ra với KH có quan hệ mua bán lâu dài với công ty và thường mua với số lượng lớn. Áp dụng phương thức tiêuthụvà phương thức thanh toán phù hợp sẽ tạo nhiều thuận lợi cho DN và khách hàng. * Các phương pháp tính giá vốn hàng bán: - Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, lô hàng nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, không quan tâm đến thời gian nhập, xuất. Phương pháp này thích hợp ở nhữngdoanh nghiệp có ít loại hàng hoá vàcó điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng. - Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước thì xuất trước. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. - Phương pháp bình quân gia quyền: Đối với phương pháp này thì hàng hoá xuất bán trong kỳ không được tính giá ngay mà phải đợi đến cuối kỳ, cuối tháng mới tính được đơn giá bình quân. Trị giá hàng nhập + Trị giá hàng nhập đầu kỳ trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng hàng + Số lượng hàng nhập Tồn đầu kỳ trong kỳ - Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp ày áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau thì xuất trước. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng. 1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của kếtoántiêuthụvà XĐ kếtquảkinh doanh. 1.2.1. Yêu cầu của kếtoántiêuthụvàxácđịnhkếtquả SXKD Quá trình tiêuthụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ là một trong bốn khâu quá trình tái sản xuất xã hội. Đây cũng là quá trình nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, thông qua đó đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và đem lại lợi nhuận cho DN. Tiêuthụcó vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Thông qua công tác tiêu thụ, các đơn vị kinhdoanhcó thể dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và từng loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó xây dựng các kế hoạch kinhdoanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, góp phần điều hòa cung cầu trong nền kinh tế. Công tác tiêuthụ là cơ sở đểxácđịnhkếtquảkinh doanh, nó quyết địnhkếtquảkinhdoanh cao hay thấp. Còn kếtquảkinhdoanh là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết địnhkinh doanh, phản ánh kếtquả của quá trình tiêu thụ. Vì vậy kếtquảkinhdoanh là mục tiêu cuối cùng của DN còn công tác tiêuthụ là công cụ để thực hiện mục tiêu đó. Việc xácđịnhkếtquảkinhdoanh chính là xácđịnh phần chênh lệch giữa doanhthu thuần vàtoàn bộ chi phí bỏ ra. Số chênh lệch được biểu diễn bằng Lãi hay Lỗ. Xácđịnh đúng kếtquảkinhdoanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, xácđịnh các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với nhà nước, tạo lập các quỹ tạo điều kiện cho việc tái sản xuất.Việc xácđịnhkếtquảkinhdoanh còn là cơ sở để lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch cho các kỳ sau, đây cũng là cơ sở để cung cấp thông tin cho các đối tượng: Các nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng, cơ quan nhà nước… 1.2.2. Nhiệm vụ của kếtoán tiêu thụvàxácđịnhkếtquảkinh doanh. Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình hiện cóvà sự biến động của từng sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ và chi phí của từng hoạt động kinh doanh. Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kếtquả hoạt động. Cung cấp các thông tin kếtoán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính vàđịnh kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ, xácđịnhvà phân phối kết quả. Đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ cần chú ý: - Xácđịnh đúng thời điểm hàng hóa được coi là tiêuthụđể kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu. - Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển hợp lý. Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ hợp pháp, luân chuyển khoa học, tránh trùng lặp. Bỏ sót và không quá phức tạp nhưngvẫn đảm bảo yêu cầu hợp lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. - Xácđịnh đúng, tập hợp đủ chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN của quá trình tiêu thụ, phân bổ chi phí cho hàng còn lại cuối kỳ và cách chuyển chi phí hợp lý cho bán hàng trong kỳ đểxácđịnhkếtquảkinhdoanh chính xác. 1.3. Tài khoản sử dụng: * TK 156: “Hàng hoá”: Dùng để phản ánh trị giá hiện cóvà tình hình biến động của các loại hàng hoá của DN. Kết cấu TK 156: Bên nợ: - Trị giá mua vào của hang hoá theo hoá đơn mua hàng - Trị giá hàng hoá đã bán bị người mua trả lại - Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê Bên có: - Trị giá của hàng hoá xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc, hoặc sử dụng cho sản xuất kinhdoanh - Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng - Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng. - Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán - Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê Số dư bên Nợ: Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho. * TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN. Kết cấu TK 133: Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn lại. * TK 131 “Phải thu khách hàng”: Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thuvà tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm. Kết cấu TK 131: Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp được xácđịnh là đã tiêu thụ. - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Bên Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ - Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu lại. - Doanhthu của số hàng đã bị người mua trả lại( cả thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT). - Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua. Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng. Số dư bên Có: Số tiền nhận trước, số đã thu tiền nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thế. * TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ bán trong kỳ. Kết cấu TK 632: (không có số dư cuối kỳ) Bên Nợ: - Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí NVL, NC vượt quá mức bình thường và chi phí SXC cốđịnh không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn cảu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang TK 911 “Xác địnhkếtquảkinh doanh”. - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. * TK 641 “Chi phí quản lýkinh doanh”: Dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Kết cấu TK 641: (Không có số dư cuối kỳ) Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hóa hóa, cung cấp dịch vụ, các chi phí liênquan đến quản lý Bên Có: Kết chuyển các chi phí bán hàng, chi phí quản lýđịnhkếtquảkinh doanh” để tính kếtquảkinhdoanh trong kỳ. Chi phí quản lýkinhdoanh bao gồm: chi phí tiền lương, phụ cấp cho nhân viên bán hàng, bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác liên quan đến quá trình bán hàng, chi phí tiền lương, phụ cấp trả cho bộ phận quản lý, chi phí NVL, khấu hao TSCĐ, đồ dùng văn phòng, các loại phí, dịch vụ mua ngoài liên quan đến việc quản lý DN Cuối kỳ, kếtoán chi phí quản lýkinhdoanh cần được phân bổ vàkết chuyển đểxácđịnhkếtquảkinh doanh. Do quá trình tiêuthụ sản phẩm nhanh nên thường chi phí bán hàng được tính hết vào sản phẩm tiêuthụ trong kỳ. Chi phí quản lýkinhdoanh được tính toán, phân bổ hết rồi kết chuyển đểxácđịnhkếtquảkinh doanh. * TK 511 “Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh doanhthubán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kếtoán của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu TK 511 (không có số dư cuối kỳ) Bên Nợ: - Số thuế phải nộp (thuế xuất khẩu ) tính trên doanh số bán trong kỳ. - Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanhthu hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu. - Kết chuyển doanhthu thuần vào Tk 911 đểxácđịnh KQKD. Bên Có: Số doanhthubán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. TK 511 có 2 TK cấp 2: - TK 5111: Doanhthu từ hoạt động bán hàng - TK 5112: Doanhthu cung cấp dịch vụ * TK 521 “Chiết khấu thương mại”: Dùng để phản ánh các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng. Kết cấu TK 521 (không có số dư cuối kỳ) Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 “Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ” đểxácđịnhdoanhthu thuần của kỳ báo cáo. * TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: Dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng hoá bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanhthubán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanhh để tính doanhthu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ báo cáo. Kết cấu tài khoản531: (không có số dư cuối kỳ). Bên Nợ: Doanhthu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán. Bên Có: Kết chuyển doanhthu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ tài khoản 511 “Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ” đểxácđịnhdoanhthu thuần trong kỳ báo cáo. * TK 911 “Xác địnhkếtquảkinh doanh”: Dùng đểxácđịnhvà phản ánh kếtquả hoạt động kinhdoanhvà các hoạt động của DN trong một kỳ kếtoán năm. Kết cấu TK 911 (không có số dư cuối kỳ) Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập DN và chi phí khác - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. - Kết chuyển lãi. Bên Có: - Doanhthu thuần về số sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã bán trong kỳ. - Doanhthu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập DN. - Kết chuyển Lỗ. [...]...Ngoài các tài khoản trên, kếtoán tiêu thụvàxácđịnhkếtquảkinhdoanh còn sử dụng một số TK khác như: TK 111, 112, 333, 531,515, 615… • Chứng từ gốc sử dụng - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho - Hoá đơn bán hàng (kiêm phiếu xuất kho) - Hoá đơn GTGT - Phiếu thu, phiếu chi - Hoá đơn mua ngoài khác (Hoá đơn điện, nước…) 1.4 Sổ sách kế toánvà báo cáo kếtoán 1.4.1 Sổ sách kếtoán - Sổ chi tiết thành phẩm,... tiền mặt - Bảng tổng hợp chi tiết sản phẩm, hàng hoá - Sổ chi tiết thanh toán với người mua - Sổ chi tiết thanh toán với người bán - Bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi phí sản xuất, kinhdoanh - Sổ Nhật ký chung - Sổ cái các tài khoản 131, 155, 511, 641, 642, 632, … 1.4.2 Báo cáo tài chính - Báo cáo kếtquảkinhdoanh - Bảng cân đối kếtoán - Bảng cân đối . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Bán. cầu và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và XĐ kết quả kinh doanh. 1.2.1. Yêu cầu của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD Quá trình tiêu thụ sản phẩm và