PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ SÁNG TÁC

16 417 0
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ SÁNG TÁC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨCSÁNG TÁC 2.1. Cách tổ chức sáng tác Biệt thự Tây hồ 2.1.1. Sơ lược về biệt thự. Có nhiều cách để giải thích thế nào là một ngôi nhà biệt thự. Theo một ý kiến riêng thì biệt thự được giải thích là "nhà ở biệt lập". Nó xuất hiện từ nhu cầu được sống hưởng thụ của con người, với mục đích giải phóng con người thoát khỏi một cuộc sống tù túng chật hẹp mà chính một xã hội phát triển đã đem lại. Đó là một không gian biệt lập, đẹp từ kiểu dáng đến nội thất bên trong. Biệt thự thường được xây dựng ở các vùng ngoại vi thành phố, các miền quê. Khi xã hội phát triển đô thị hoá thì loại hình biệt thự ngày càng phổ biến. Được xây dựng với cấu trúc có sân vườn bao bọc xung quanh tuỳ mức độ sang trọng khác nhau, Biệt thự phát triển biểu hiện tính dân chủ hoá trong kiến trúc. Kiến trúc biệt thự được tự do sáng tạo, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ thu nhập của từng chủ nhân. Hình thức khác nhau để thoả mãn tối đa nhu cầu, sở thích đặc biệt là thẩm mỹ của người sử dụng, vì thế mà biệt thự khác với nhà ờ chung cư hay tập thể. Biệt thự với nhiều hình thức phong phú tạo nên nội thất cũng được trang trí đa dạng nhưng vẫn phải đạt hiệu quả ăn nhập. Đồ đạc có thể được thiết kế mang cá tính của chủ nhà người thiết kế. Biệt thự thường gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh để người sử dụng có thể hưởng thụ thư giãn. Kiến trúc nội thất thường gắn liền với nhau, tạo nên một tổng thể hài hoà. 2.2 Kỹ thuật phương pháp thiết kế. Mỗi ngành có một ngôn ngữ riêng. Nhà văn dùng chữ, nhạc sĩ dùng âm thanh còn nhà thiết kế nội thất dùng các nhân tố tạo hình như không gian hình thể, đường nét chất liệu, ánh sáng mầu sắc . những yếu tố tạo hình này nằm trong cảnh vật nhìn thấy xung quan. Dựa vào những mục tiêu, nguyên tắc thiết kế, sử dụng chúng làm phương tiện để tạo nên vẻ đẹp biểu cảm trong thiết kế trang trí một căn nhà. Thiết kế có nhiều nghĩa: mục tiêu hay tổ chức, kế hoạch hay sơ đồ, chọn lựa phối hợp. Gộp tất cả lại thiết kế là toàn bộ tiến trình quyết định mục tiêu, phát triển một kế hoạch chọn lựa, phối hợp, tổ chức hình thể chất liêu thích hợp nhất đối với mục tiêu. Trong qui hoạch trang trí nhà cửa, thiết kế giới hạn vào sáng tạo hay chọn lựa tổ chức hình thể, không gian, màu sắc chất liệu sao cho có thẩm mỹ có cá tính. Dĩ nhiên cũng không quên hai mục tiêu khác quan trọng không kém là thích dụng tiết kiệm. Thiết kế mỹ thuật không có luật lệ cố định; nhiều khi do cảm hứng bột phát bất ngờ mà có được kết quả đặc sắc. Nhưng có thể phân tích tổng hợp để rút kinh nghiệm. Trước khi quyết định một kiểu trang trí cho căn nhà, cần hiểu rõ những mục tiêu nguyên tắc thiết kế ứng dụng vào qui hoạch bày biện nhà cửa như thế nào, chúng mở lối cho những thể hiện cá nhân ra sao. * Mục tiêu của thiết kế. Thiết kế nội thất cũng có những mục tiêu quan niệm như mọi nghệ thuật khác. Đó là hình thức phải đi theo chức năng dị biệt phải nằm trong thống nhất. Hình thức theo chức năng. Nói cách khác là chức năng quyết định hình thể. Đây là điều dễ hiểu vì thiết kế một vật gì đều xuất phát từ mục tiêu nhằm đến, tức công dụng của nó. Nhưng thực tế không thiếu những nhà bếp kém hiệu quả, phòng tắm lù mù, phòng khách tẻ nhạt, bàn ăn vướng víu chân người ngồi, cho thấy thiết kế bất hợp lý phải nghĩ đến điều này khi thiết kế. Nhưng thích dụng không phải là nhân tố duy nhất trong thiết kế, vì mọi đồ vật đều thể hiện tổn phí về tiền bạc, thời gian, công sức bảo trì, chúng có thể là nguồn khoái cảm thẩm mỹ biểu thị cá nhân. Một cái thìa, một ghế Sofa chỉ hoàn toàn đầy đủ chức năng khi hữu dụng, tiết kiệm đẹp. Yêu cầu này nâng việc thiết kế đối với chiếc ghế lên cao hơn cung cấp đồ dùng thích hợp với vóc dáng, cơ thể người dùng. Ngoài ra lại có những thứ chỉ nhằm mục đích tinh thần: hội hoạ, điêu khắc, hoa văn điểm phụ, chúng hấp dẫn trước hết vì vẻ đẹp của chúng. Chúng thật khác hẳn cái bếp là ích lợi, cái ống nước ngoài vườn, nhưng chúng rất có ý nghĩa đối với cuộc sống toàn diện của con người. Thiết kế hoặc chọn lựa cho đủ mọi chức năng thì rất phức tạp, nhiều khi không thể được. Cần phân tích chi tiết các yêu cầu tổng quát cũng như đặc biệt. Phải cân nhắc các nhân tố đi đến một dung hoà. Ví dụ đang tìm một cái bàn cà phê ngồi nghỉ trẻ em có thể nô đùa. Dễ tìm được những cái bàn đúng kích thước, hình dạng, chiều cao nhưng không dễ tìm được cái bàn còn phải hội thêm các điều kiện: giá cả phải chăng, dễ bảo trì, nguy hiểm, trông đẹp hợp với bộ ghế salon có sẵn . Khó khăn chính là ở chỗ những tiêu chuẩn nhiều khi đối chọi nhau. Khi đó, nên bỏ những yêu cầu ít quan trọng mua cái bàn có những tính chất phù hợp là quan trọng hơn hết. Dị biệt trong thống nhất. - Trong thiên nhiên nghệ thuật, đâu đâu cũng thấy rõ tính thống nhất hữu cơ (hay thống nhất trong dị biệt, hay dị biệt trong thống nhất). Bàn tay mỗi phần đều khác nhau nhưng rất thống nhất với toàn thể. Một căn nhà có thể dùng bàn ghế Ý, thảm Iran, màn che của Pháp, kính Anh, mỗi thứ có sắc thái riêng nhưng đều có chung vẻ mịn màng, duyên dáng, tạo được thống nhất. Thống nhất có thể được định nghĩa là làm một, hoặc gồm những phần tạo nên một tổng thể. Phân tích kỹ có thể coi như bao gồm các ý sau: - Mỗi phần là cần thiết cho giá trị tổng thể. - Tổng thể không có những thành phần thừa, vô ích. - Những cái gì cần đều hiện hữu trong tổng thể. - Giá trị tổng thể tuỳ thuộc vào các quan hệ hỗ tương giữa các phần tử, không phải là cái gì thêm vào các thành phần mà là do sự hợp tác giữa chúng với nhau. Một ý tưởng mạnh mẽ, sáng sủa cho thấy sự thống nhất Thống nhất trong nghệ thuật ứng với thống nhất trong cảm nhận của con ngươi. Tại sao một căn nhà nên thống nhất? Vì nó thoả mãn ước muốn cái gì toàn thể mang lại sự an bình không tìm thấy ở tiệm đồ gỗ hoặc ở căn nhà khác. Có thể đạt được sự thống nhất bằng nhiều phương tiện. 1. Lặp lại là cách dễ nhất, chắc chắn nhất, nhưng kém thích thú nhất. Các tường đồng màu chất liệu tạo được một bối cảnh thống nhất rất mạnh. Giống nhau trong thiết kế đồ đạc cũng tạo thống nhất, nhưng coi chừng dẫn tới đơn điệu, sinh nhàm chán. 2. Chỉ cách lặp lại một bước là tương đồng hoà hợp, có dựa vào một chút khác biệt nhưng cũng dẫn tới thống nhất: Các tường cũng một sắc màu nhưng đậm nhạt, nóng lạnh, mạnh yếu chất liệu khác nhau. 3. Tương hợp chặt chẽ khiến vật liệu hệ với nhau một cách tích cực mà không có vẻ gì đồng nhất, cũng là một kiểu thống nhất cao. Hai cái nút áo không nối kết với nhau mạnh bằng một nút với một lỗ khuyết cài nút. Một căn nhà nhiều phòng khác nhau nhưng liên kết chặt chẽ tạo được thống nhất hơn một căn nhà có các phòng giống nhau như cái hộp cũng mở ra một hành lang chung. 4. Nhấn mạnh những phần biểu thị mạnh mẽ tính chất cơ bản chính cũng làm gia tăng tính thống nhất. Đồ đạc nào thể hiện được tác dụng mong muốn sẽ đặt tại những vị trí quan trọng, còn vị trí phụ dành cho những thứ đóng góp ít vào tính thống nhất của căn phòng. 5. Vây bọc, che chắn, ngăn với xung quanh cũng là cách thống nhất các phần tử với nhau. Ví dụ: hàng rào chung quanh nhà, khung viền các hành lang . Dị biệt có thể định nghĩa là làm khác hoặc đa dạng. Nhưng thống nhất không vì thế mà bị ảnh hưởng, vì chính dị biệt (tương phản) cũng là quan hệ căn bản liên kết chặt chẽ các phần tử khác nhau để thành một tổng thể. Thật vậy, có sự hấp dẫn, gây chú ý giữa hai vật giống nhau hoặc khác nhau, chứ nhì nhằng thì chẳng tạo được một liên hệ tương hỗ chặt chẽ. Dị biệt cũng làm thoả mãn nhu cầu khát khao cái mới lạ, không phải cái cũ quen biết của con người. Nó gợi thích thú mang lại sống động, làm ngạc nhiên, nâng cao tác dụng toàn thể. Nhưng nếu đưa quá xa nó phá huỷ thống nhất, dẫn tới lộn xộn, mất trật tự; cũng như thống nhất mà dựa vào đồng nhất nhiều quá sẽ dẫn tới đơn điệu, nhàm chán. Khác biệt về chất liệu, hình thể, màu sắc tương phản đủ kiểu là những cách để tạo dị biệt. Dị biệt có thể tinh tế như hai mặt vải gối khác nhau trên sofa, hay cũng có thể rõ ràng như một lư đồng bóng loáng trên mặt tủ cẩm lai sẫm màu chạm trổ sần sùi. Nên dùng dị biệt tối đa ở chỗ muốn người ta chú ý; nếu chỉ muốn giảm đơn điệu, giới hạn dị biệt tại những chỗ phụ mà thôi. Dị biệt thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau trong thực tế, nhưng tương quan giữa chúng thì người ta chưa thất trí. Có người khởi từ biệt để đi đến thống nhất. Có người cho rằng dị biệt là hậu quả của thống nhất, như cây nhiều cành khác nhau phát triển từ một hột giống mà ra. Qui hoạch trang trí, nên khởi đầu từ một ý tưởng, một mục tiêu làm cơ sở cho thống nhất dị biệt có thể cùng nhau nẩy nở, hơn là có một chuỗi các ý tưởng khác nhau rồi mới tìm cách kéo chúng lại thống nhất với nhau. Ít có nhà nào lại quá nhiều tính thống nhất; nếu có thì chỉ cần thêm một khác biệt nổi bật là đủ tạo vẻ sinh động, khởi sắc. Ghế sofa ghế bành nâng cao tinh thần bằng các kiểu khác nhau của gối dựa lưng, mặt bàn cà phê, thảm hoặc tranh. Thảm trải sàn nhiều khiểu hình kỷ hà quá có thể làm nhẹ đi bằng những chậu cây hoa lá. Có nhà lại đặt dị biệt lên ưu tiên. Khi đó, muốn giữ được thống nhất, có thể chọn cách thiết lập một chủ đề nổi bật rồi tăng cường bằng một hoặc nhiều chủ đề phụ khác. Ví dụ: các đồ đạc kiểu đã khác nhau mà vải phủ; màn che, hoa văn cũng đối chọi, tất cả có thể thống nhất với nhau nhờ giới hạn vào một hai màu chung. Để có dị biệt trong thống nhất theo ý muốn, lợi dụng tính cách chính phụ của thiết bị, đồ đạc để xử lý thích nghi, ví dụ: thống nhất (chính) là dạng chữ nhật, khối vuông gõ cạnh được biểu thị qua hình dáng căn phòng, thảm, cửa ra vào, cửa sổ . Tương phản (phụ) là dạng tròn, bầu dục, đường cong được thể hiện qua hình dáng của sập gụ chân quì, kiểu hình vẽ hoa lá trên thảm, màn che, vải bọc ghế, hoặc bình đựng hoa v.v . Tóm lại bạn thấy rõ ràng thống nhất không phải đồng nghĩa là một, giống nhau; dị biệt thì liều lượng giảm rất khác nhau . * Nguyên tắc thẩm mỹ của thiết kế. Quan sát thiên nhiên nghiên cứu nghệ thuật người ta rút ra được một số nguyên tắc để tạo nên cái đẹp. Nhưng nguyên tắc tuy đơn giản nhưng hữu hiệu, luôn luôn có mặt để giúp đạt được hai mục tiêu thiết kế nói trên. Đó là các nguyên tắc: cân bằng, tiết điệu, trọng điểm, hoà hợp, tỉ lệ qui mô. Cân bằng. Đây là nguyên tắc chính trong mọi mặt cuộc sống, từ việc bày biện bàn ghế đến kế toán ngân hàng. Bản năng con người luôn hướng tới cân bằng, đối xứng (hai chân, hai tay, trước sau, phải trái .) nên mỹ cảm cũng nghiêng về những gì cân đối, hài hoà. Thiên nhiên cho thấy nhiều kiểu cân bằng. Núi non hang động ở vịnh Hạ Long, Hà Tiên điển hình cho kiểu cân bằng tĩnh tại, thường xuyên, có thay đổi cũng không đáng chú ý. Ngược lại, những đụn cát ở miền Trung thì luôn luôn di chuyển nhưng không bao giờ mất cân bằng. Cây cối luôn luôn ở dạng cân bằng biến đổi vì thay hình đổi dạng theo thời gian tăng trưởng, cũng như mưa nắng gió bão tác động. Vậy cân bằng có thể là một giải quyết không ngừng những lực tương tác mà cũng có thể là một quân bình giữa các sức nặng bất động. Cân bằng xuất hiện đủ trong bốn chiều: thời gian, dài, rộng, cao. Trong trang trí nội thất có loại cân bằng về giá trị, do sức nặng biểu kiến là ảnh hưởng tâm lý của vật tác động đến con người. Vật kích thước lớn, chất liệu nặng như đá, sắt, thép tạo được vẻ uy nghi hùng tráng. Các màu sáng chói, các tương phản đối nghịch gây được chú ý ghi đậm ấn tượng. điểm cầu kỳ, hoặc cái gì khác thường, bất ngờ dù nhỏ nhưng cũng tạo được tác dụng. Mặt khác, cái gì nhỏ, tối, hoà hợp, bình thường thì hay chìm vào bối cảnh. Vậy mỗi vật trong nhà là một nhân tố tâm lý trong thiết kế, nhưng giá trị sức mạnh của chúng rất khác nhau. Một điểm màu sáng nhỏ có thể cân bằng với cả một vùng xám lớn; một bức tranh giá trị có thể "nặng" bằng cả một mảnh tường trống lớn. Trang trí nội thất khéo cân bằng, phải lưu ý đến những lực lượng tương tác này. Người ta thường phân biệt ba loại cân bằng chính: đối xứng, không đối xứng đối tâm. Cân bằng đối xứng. Có tính cách chính thức, thụ động, phần này là ảnh hình chiếu của phần kia. Quần áo, vật dụng, đồ đạc hầu như đều đối xứng để phù hợp với cơ thể đối xứng của con ngươi. Kiến trúc cổ điển cũng chuộng đối xứng. Hai phía giống nhau cho thấy rõ sự cân bằng, không phải mất công tìm tòi quan sát, cho nên tác dụng thường tĩnh tại, trầm lắng. Khó giải thích được cái vẻ ổn định, chững chạc; nhưng thấy rõ ràng là con người muốn tỏ ra chững chạc, nghiêm trang bao nhiêu thì càng phải đứng ngồi thẳng thắn, đối xứng bấy nhiêu. Cân bằng đối xứng nhấn mạnh đến trung tâm, tạo được một tiêu điểm hợp lý cho vật muốn nhấn mạnh. Nhưng chính sự phân chia thành hai phần bằng nhau lại thường tạo cảm giác kích thước của vật hình như bị giảm đi so với thực sự. Những nhận xét chung nêu trên thường thấy trong các kiểu bày biện đối xứng ở các nhà. Nhưng bạn đừng quên đôi khi nó tác dụng hoàn toàn khác hẳn. Những tiết điệu mạnh bạo, các đường cong uốn lượn cầu kỳ, dù là trong cân bằng đối xứng, nhưng lại không có vẻ gì tĩnh tại, trầm lặng. Ví dụ cái bàn có bốn chân quì cong queo chạm trổ cầu kỳ, đối xứng đấy! nhưng nhìn nó rất "động". Hoặc là có cân bằng đối xứng, nhưng hình thể hay màu sắc lại dẫn dắt mắt người xem hướng ra hai bên thì cũng làm yếu đi tiêu điểm ở giữa, có tính cách "động". Cân bằng đối xứng về cơ bản rất đơn giản, cho nên được phổ biến. Tuy nhiên có thể xử lý loại cân bằng này một cách tinh tế, phức tạp, mới lạ tuỳ theo trí tưởng tượng. Ít nhà hoặc phòng nào hoàn toàn đối xứng vì còn ảnh hưởng của hai yêu cầu thích dụng dị biệt: nhưng hay gặp đối xứng tại những nơi như tủ thờ, tủ trưng, cửa sổ lớn, hoặc sofa có hai bàn ở hai đầu. Cân bằng loại này thường được sử dụng tuỳ tiện, dễ dãi, lười biếng nên có khi không thích hợp, bất tiện, hoặc tẻ nhạt. Ví dụ: Cửa ra vào ở giữa tường thì khó bày biện, không tiện cho lối đi, trừ trường hợp nhà thật rộng, cho nên thường đặt lệch qua một bên. Cân bằng đối xứng thích hợp khi: - Cần tác dụng chính thức nghỉ ngơi, yên tĩnh - Muốn gây chú ý đến vật gì quan trọng - Công dụng của vật đòi hỏi - Muốn tương phản với bối cảnh tự nhiên xuang quanh. Đối xứng là cách chắc chắn tạo được trật tự, ổn định. Dùng nó khi tự nhiên đòi hỏi, nhưng không bắt buộc phải tìm cho được đối xứng vì tưởng lầm kiểu cân bằng này là nhất. Cân bằng không đối xứng. Có tính cách không chính thức, năng động, xuất hiện trong trường hợp các sức nặng biểu kiến tương đương nhưng không đồng nhất. Đây là nguyên tắc đòn bẩy: sức nặng được nhân với khoảng cách so với tâm. Cả sức nặng biểu kiến lẫn vật lý đều phải tuân theo những qui luật như nhau ở chỗ: Sức nặng lớn gần tâm cân bằng với sức nặng nhỏ ở xa tâm. Cân bằng này thường thấy trong những toà nhà hoặc vườn được thiết kế để cho hoà hợp với ngoại cảnh tự nhiên sử dụng không gian hữu hiệu nhất; hoặc trong lối bày biện đồ đạc sao cho được thuận tiện. Bất đối xứng tạo tác dụng khác hẳn đối xứng. Nó kích động nhanh chóng, mạnh mẽ gợi ra chuyển động, một cái gì ngẫu phát không chính thức. Nó khó nhận dịên hơn đối xứng, gây được mò xem cân bằng theo cách nào. Loại bất đối xứng muôn hình muôn vẻ, nhưng bạn phải luôn luôn nhớ đến các yêu cầu thích dụng, mỹ quan cá tính. Cân bằng bất đối xứng thich hợp khi: - Muốn tác dụng không chính thức, linh động - Muốn cho thông thoáng - Công dụng của vật đòi hỏi - Muốn hoà hợp với tự nhiên. Khuynh hướng ngày nay thiên về bất đối xứng, phù hợp với lối sống linh động thoải mái, không cứng nhắc gò bó ước lệ. Cân bằng đối tâm. Có loại cân bằng này khi mọi phần đều cân bằng lặp lại quanh một trung tâm. Ví dụ: Các nan bánh xe đạp, các cánh hoa hướng dương. Đặc tính chính là chuyển động vòng rời xa, hướng đến, hoặc xoay quanh một trung tâm như chén, đĩa đèn chùm, hoa . Mặc dù ít quan trọng hơn hai loại cân bằng trên, nhưng nó cũng đóng góp đáng kể, nhất là qua những đồ vật nhỏ, trong việc tạo nên hình ảnh toàn thể căn nhà. Cân bằng rất quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống, không phải chỉ thấy ở cách bày biện căn nhà, bố cục bức tranh, mà ở cả trong việc qui hoạch khu không gian sao cho cân xứng về kích thước, hình dáng, để được tiện dụng đẹp mắt thoải mái. Dù ý thức hay vô thức, căn nhà qui hoạch khéo léo, cân xứng sẽ tạo cho bạn cảm giác luôn luôn an toàn, trật tự, mọi vật đâu vào đấy ăn khớp, đúng vị trí của nó. Tiết điệu. Có thể được định nghĩa như là một cái gì liên tục, thường xuyên lặp lại, chuyển động có tổ chức, nhờ đó có thể tạo được thống nhất bao trùm mà vẫn có dị biệt. Trong thời gian, tiết điệu là nhịp đập của quả tim, là những nốt nhạc được xếp đặt trật tự tỉ lệ, là ngày đêm thay đổi, là xuân hạ thu đông nối tiếp theo nhau. Trong không gian, tiết điệu có trong hình thức những lá cây ít nhiều lập lại giống nhau, những vệt trắng đen xen kẽ trên lưng ngựa vằn, những chỗ uốn lượn của dòng sông. Tiết điệu trong trang trí đóng góp vào vẻ đẹp căn nhà bằng nhiều cách. Thống nhất hoà hợp chính là kết quả của lặp lại biến đổi theo một tiết diệu nào đó. Đặc điểm cá tính của căn nhà một phần được xác định do những tiết điệu cơ bản: màu sắc tươi vui sáng sủa, đồ đạc góc cạnh bày biện nhiều tính năng động, hay đồ đạc vuông vắn chính xác bày biện nghiêm túc . tuỳ theo mỗi người. Căn nhà có một vẻ sống động nhờ chuyển động hướng tiết điệu gợi ra rõ rệt qua những dạng tương thích. Lặp lại biến đổi là hai cách chính để tiết điệu phát triển. Lặp lại đơn giản nhất như khi giữ nguyên hình dáng chữ nhật, cong hoặc màu sắc, chất liệu chẳng hạn. Nhưng lập lại cũng có thể phức tạp như khi xen kẽ có những hình dáng, màu sắc chất liệu khác. Lặp lại thường không tạo được thích thú. Cho nên cần lưu ý những hướng dẫn sau: - Lặp lại mạnh mẽ liên tục hình thể, màu sắc thì nhấn mạnh được tính chất cơ bản. [...]... nguyên trạng, biến đổi kích thước, hình thể hứơng tiến của các đồ vật tạo được tác dụng, cũng giống như trường hợp nhạc đề biến khúc bên âm nhạc vậy Trọng điểm Nguyên tắc này còn gọi là tôn ti, chính phụ, thang giá trị liên quan đến việc gắn bó mỗi thành phần tổng thể một tầm quan trọng thích ứng, gia tăng chú ý đến những phần chính hơn phụ, đưa vào được vẻ dị biệt mà không biến thành hỗn... độ chú ý: nhấn mạnh, chính, trung bình phụ Không nên đơn giản nghĩ rằng chỉ cần phân biệt điểm chú ý bối cảnh đằng sau là được Ví dụ: có thể liệt kê mức chú ý các thứ trong phòng như sau: - Nhấn mạnh: tủ bàn thờ - Chính : cảnh vườn nhóm đồ đạc lớn ( sofa, ghế bành, bàn cafê, hai bàn hai đầu sofa, đèn tranh lớn) - Trung bình: bàn ghế tranh nhỏ, cây hoa trong nhà - Phụ : sàn, trần, màn... thực tế khác là thiết dụng tiết kiệm Thật ra bốn mục tiêu không đối nghịch, triệt tiêu nhau Giải quyết tốt vấn đề thíêt kế trang trí căn nhà, phải đáp ứng đủ bốn yêu cầu : thích dụng, tiết kiệm, mỹ quan cá tính 2.3 Những hoạt động nghiên cứu sáng tác Ở là một nhu cầu căn bản của con người cần để thoả mãn có thể thoả mãn theo nhiều cách khác nhau Người ta có thể chọn lựa biến đổi môi trường... hợp Chiều cao trọng lượng con người là thước đo kích thước của căn phòng đồ đạc Giữa những khuôn khổ thích hợp ta cảm thấy tự nhiên, thoái mái, bình thường, coi như mặc nhiên chấp nhận không gian đồ đạc đó là hợp lí thích hợp ta cũng như cho mọi người Gặp qui mô khác lạ, không thích hợp bạn thấy mất tự nhiên Ví dụ ngồi vào một cái ghế bành quá lớn cảm giác như bơi trong đó; hoặc vào một căn... chuyện có thể ở có thể ở bất cứ chỗ nào trong nhà Còn nghe nhạc thì vang tận 4 góc nhà Vậy quy hoạch là tổ chức hợp lý không gian cho các hoạt động này Xét về mặt ồn ào năng động có thể chia ra ba loại hoạt động nếu phân vùng khéo léo, mỗi loại có thể diễn ra thoải mái tự do Hoạt động tĩnh yên lặng như đọc sách chơi cờ nên gom lại một khu vực yên tĩnh nhất Hoạt động ít năng động nhưng ồn ào... khổng lồ; hoặc vào một toà nhà lớn rộng quá thì cảm giác bé bỏng, e dè, sợ sệt Tuy nhiên con người cũng có thể thích ứng được với một số lớn những qui mô khác nhau; nên lấy qui mô con người làm chuẩn để xác định khuôn khổ bình thường thích hợp Tóm lại, thiết kế là vấn đề tương quan giữa các phần cả căn nhà Khái niệm chức năng quyết định hình thức diễn tả mối liên hệ giữa thiết kế toàn thể mục tiêu... thức diễn tả mối liên hệ giữa thiết kế toàn thể mục tiêu trang trí, còn khái niệm di biệt trong thống nhất cho thấy sự đa dạng của tổng thể Nguyên tắc cân bằng, tiết diện trọng điểm chỉ ra những cách thức chọn lựa liên kết các thành phần khác nhau là những phương tiện để đạt tới cái đẹp trong trang trí Nhưng các nguyên tắc thẩm mỹ không có tính chất bất di bất dịch mà chỉ có tính cách hướng... tìm ra được một tỉ lệ nào có giá trị cho mọi trường hợp Tỉ lệ vàng xuất hiện từ thời cổ Ai Cập được coi là có giá trị lớn: chia một đường thẳng hoặc hình thể sao cho phần nhỏ đối với phần lớn có tỉ lệ bằng phần lớn đối với toàn thể Ví dụ cấp số 1 2 3 4 5 8 13 mỗi số hạng là tổng hai số hạng đứng trước Tuy nhiên, tỉ lệ vàng không phải là nhất cũng chỉ được áp dụng hạn chế Quy mô Chỉ khuôn khổ, kích... muốn căn nhà thực sự là của mình ta phải tích cực tham gia vào việc phát triển hoàn thiện nó Trước hết phải tự hỏi: tôi muốn sống thế nào ? Những hoạt động nào mang lại thoả mãn nhất? Sẽ tốn khoảng bao nhiêu mầu sắc nào làm hài lòng nhất? Những hình thể chất liệu màu sắc nào làm hài lòng nhất? Sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền bạc, thời gian khả năng bảo trì? Khi kiến tạo một khung cảnh thích hợp... viết đặt tránh lối đi lại có thể kết hợp với những tranh nhỏ Cây hoa bài trí những chỗ cần thiết Sàn trơn hoặc hình giản dị, màu trung hoà; có trần tường thạch cao để tự nhiên Máy hát lẫn trong hốc kệ trên tường hoặc lẫn vào sách vở trên kệ, hoặc trên bàn đầu ghế sofa cũng được Nghĩa là tuỳ theo điều kiện mục đích mà có những giải pháp khác nhau quang cảnh bên ngoài có thể là điểm nhấn mạnh của . PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ SÁNG TÁC 2.1. Cách tổ chức sáng tác Biệt thự Tây hồ 2.1.1. Sơ lược về biệt thự hoạch và trang trí nhà cửa, thiết kế giới hạn vào sáng tạo hay chọn lựa và tổ chức hình thể, không gian, màu sắc và chất liệu sao cho có thẩm mỹ và có

Ngày đăng: 18/10/2013, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan