Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
38,07 KB
Nội dung
CƠSỞKHOAHỌCVỀVỆSINHANTOÀNTHỰCPHẨM 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. - Thực phẩm: là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Với cách hiểu trên, mọi dạng đồ uống (bia, rượu, nước giải khát…đều là thực phẩm) - Vệsinhantoànthực phẩm: là các điều kiện và các biện pháp cần thiết để đảm bảo thựcphẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng của mỗi con người. - Cơsở chế biến thực phẩm: là doanh nghiệp, hộ gia đình, bếp ăn tập thể, nhà hàng và cơsở chế biến thựcphẩm khác. - Ngộ độc thực phẩm: là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thựcphẩmcó chứa chất độc. - Phụ gia thực phẩm: là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ xung vào thành phần thựcphẩm trong quá trình chế biến, xử lý, đống gói, vận chuyển thựcphẩm nhằm giữ nguyên liệu hoặc cải thiện dặc tính nào đó của thực phẩm. - Thựcphẩmcó nguy cơ cao: là thựcphẩmcó nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hoá hoc, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. - Sự ô nhiễm thực phẩm: là sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài vào thựcphẩm bao gồm bụi, bẩn, hoá chất, các sinh vậy phá hoại hoặc sự xâm nhập hay ảnh hưởng của vật ký sinh và vi sinh vật gây bệnh hay ảnh hưởng của độc tố. - Trang thiết bị: là những thiết bị máy móc, bình, chậu, thùng, đồ dùng trong bếp, máy móc, dụng cụ trong việc dự trữ, chế biến, nấu và làm sạch thực phẩm. Vệsinhantoàn là tiêu chuẩn đầu tiên của thực phẩm. Để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế, thựcphẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh sự ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hoá học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. 1.2 TÍNH TẤT YẾU CỦA VỆSINHANTOÀNTHỰCPHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. Con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải ăn. Một đời người trung bình đã ăn 10 tấn gạo, 25 tấn thựcphẩm gồm : rau, củ, quả, đậu, lạc, thịt, cá, trứng, đường sữa… Mọi người chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống.Ăn uống là nhu cầu hàng ngày, nhu cầu cấp bách, bức thiết. Ăn không chỉ chống cảm giác đói mà ăn còn đem lại niềm thích thú, gắn liền với phát triển và gắn liền với sức khoẻ. Ngay từ trước Công nguyên, các nhà y học đã cho rằng ăn uống là một phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ. Thựcphẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, béo, các sinh tố và các muối khoáng, đảm bảo sức khoẻ của con người, đồng thời cũng có thể là nguồn gây bệnh, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Không một thứcăn nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu như nó không bảo đảm vệsinhantoànthực phẩm. Theo Hải Thượng Lãn Ông, thứcăn phải có phải có các chất bổ dưỡng cho cơ thể chứ không được là nguồn gây bệnh. Thựcphẩm được antoàn sẽ cải thiện được sức khoẻ của con người, antoànthựcphẩm đóng góp cho sức khoẻ, năng suất và cung cấp một nền tảng hiệu quả cho sự phát triển và xoá đói giảm nghèo. Mọi người ngày càng quan tâm đến các nguy cơ sức khoẻ do vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm. Hàng tỷ người đã bị mắc và nhiều người đã chết do ăn phải các thựcphẩm không an toàn. Hơn 1/3 dân số của các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thựcphẩm gây ra mỗi năm và vấn đề này càng trầm trọng hơn đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) Bảng 1 : Ngộ độc thựcphẩm ở một số nước TT Đối tượng Ngộ độc thựcphẩm Chi phí 1 Mỹ - 5 % dân số/ năm (>10 triệu người) - 175 ca / 1000 dân - Mỗi năm chết 5000 người 1531USD/ca 2 Nhật 20- 40ca / 100.000 dân 3 Anh 190ca / 1000 dân 789 bảng Anh/ca 4 Úc 4.2 triệu ca / năm 1679 AUS/ca 5 Canada 1100 USD/ca 6 Trung Quốc Chỉ 1/10 số ngộ độc thựcphẩm được thống kê 7 WHO - Các nước phát triển : 10% bị ngộ độc thựcphẩm - Các nước kém phát triển : cao hơn nhiều - Các nước có quy định báo cáo : chỉ đạt 1% số bị NĐTP Nguồn : Cục quản lý chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm Bảng 2 : Tình hình ngộ độc thựcphẩm ở Việt Nam năm 1997- 2003 Năm Số vụ Số mắc Số chết 1997 585 7000 46 1998 226 6700 41 1999 327 7576 71 2000 213 4233 59 2001 245 3901 63 2002 218 4984 71 2003 162 5509 32 Cộng 1976 48903 383 Số liệu thống kê tại cục quản lý chất lượng vệsinhantoànthựcphẩmThựcphẩm đảm bảo chất lượng vệsinhantoàn không những làm giảm tỷ lệ bệnh tật mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của một dân tộc. Thựcphẩm không những có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế. Chất lượngvệ sinhantoàn là chìa khoá tiếp thị của sản phẩm. Tăng chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm đã mang lại uy tín cũng với lợi nhuận lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như dịch vụ du lịch và thương mại. Thựcphẩm là một loại hàng hoá chiến lược, thựcphẩm đảm bảo chất lượng vệsinhantoàn sẽ tăng nguồn thu từ xuất khẩu thựcphẩmcó tính cạnh tranh lành mạnh và thu hút thị trường thế giới. Thựcphẩm còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Khi bàn đến tác động của vệsinhantoànthực phẩm, vấn đề đáng quan tâm hơn cả là đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn để đề phòng và khắc phục các hậu quả của nó là ảnh hưởng của thựcphẩm ô nhiễm, không đảm bảo vệsinhantoàn gây ngộ độc nguy hiểm cho con người. Trẻ suy dinh dưỡng, bà mẹ có thai, người già yếu, người dân ở vùng sau thiên tai như : lụt, bão…, người dân phải sổng trong tình trạng thiếu thốn thựcphẩm hàng ngày, điều kiện vệsinh môi trường kém, những người có sức đề kháng kém hoặc đang có bệnh thường dễ bị ngộ độc thựcphẩm hơn, hậu quả là tình trạng sức khoẻ lại càng tồi tệ, đôi khi lại còn kéo theo một số bệnh tiềm ẩn khác do tích luỹ các chất độc hại trong cơ thể. Sử dụng thựcphẩm không vệsinhantoàn trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu trứng ồ ạt dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số bộ phận trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ mai sau. Những bệnh do thựcphẩm gây ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ và cuộc sống của con người. Nhiều người đã bị mắc bệnh, thậm chí tử vong do ăn phải các thựcphẩm không đảm bảo chất lượng vệsinhantoànthực phẩm. Chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm là một vấn đề toàn cầu, quan hệ trực tiếp đến sức khoẻ của toàn nhân loại. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, tại một số nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do ngộ độc thựcphẩm chiếm từ 1/2 đến 1/3 tổng số trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, trên thị trường vẫn còn nhiều hàng thựcphẩm giả, nhiều thựcphẩm không đảm bảo chất lượng vệsinhantoànthực phẩm, nhiều cửa hàng dịch vụ thựcphẩm không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến các vụ ngộ độc thựcphẩm ngày càng gia tăng và các dịch bệnh lây theo đường ăn uống còn khá phổ biến. Nhiều vụ ngộ độc thựcphẩm hàng loạt với hàng trăm người mắc thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Hiện nay, suy dinh dưỡng liên quan đến tiêu chảy là một trong những vấn đề mà thế giới đang phải quan tâm. Trẻ em rất nhạy cảm với thựcphẩm ô nhiễm, thường bị ngộ độc cấp tính dẫn đến tiêu chảy, nếu thời gian kéo dài sẽ gây nên hội chứng kém hấp thu ảng hưởng đến toàn bộ tình trạng dinh dưỡng. Hậu quả là một vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng, tăng tính nhạy cảm với bênh tật và nhiễm trùng, đôi khi còn kéo theo một số bệnh tiềm ẩn khác. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngộ độc cấp tính rất rõ rệt và còn có thể gây nên tình trạng suy nhược, ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn đến tình trạng dinh dưỡng sau này. Ở người trưởng thành, ngộ độc thựcphẩm làm giảm sức lao động, nếu tái diễn nhiều lần có thể gây thiếu máu, thiếu sắt. Một số trường hợp đã ảnh hưởng âm ỉ đến sức khoẻ và có thể là nguyên nhân của những bệnh khác. Chẳng hạn, nhiễm Listeria có thể liên quan đến sảy thai, thai chết lưu hoặc nhiễm Toxoplasma liên quan đến quái thai, mù bẩm sinh… Những bệnh do thựcphẩm gây ra không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, giống nòi con người mà còn gây thiệt hại kinh tế đối với cá nhân người mắc bệnh, với bản thân gia đình họ, với cộng đồng và đất nước, làm ảnh hưởng tới quan hệ của quốc gia. Các bệnh này đã tạo ra một gánh nặng cho ngành Y tế và làm giảm hiệu quả kinh tế của đất nước. Theo Cục Quản lý chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm Bộ Y tế cho biết: Mỗi ngày ở Đác – ca (Băng-la-des) ít nhất 100 người phải vào viện vì ngộ độc thứcăn bán trên đường phố. Ngay cả các nước công nghiệp phát triển có hệ thống quản lý chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm tiên tiến thì tình trạng ngộ độc thứcăn vẫn thường xảy ra. Cũng từ Cục Quản lý chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm Bộ Y tế, ở Nhật Bản năm 1997 có 1960 vụ ngộ độc thựcphẩm với 39.989 người mắc; ở Úc mỗi ngày có tới 11500 người mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) ở Mỹ mỗi năm có tới 76 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm, trong đó có 325000 ca phải nhập viện và 5000 tử vong. Chi phí hàng năm cho 3,3 đến 12 triệu ca ngộ độc thựcphẩm do 7 loại tác nhân gây bệnh và khoảng 6,5 đến 35 tỉ USD. Chi phí cho 11500 ca ngộ độc thựcphẩm xảy ra ở Úc là 2,6 tỉ USD Úc mỗi năm. Thế giới đã chứng kiến thịt bò điên ở Anh nhập vào các nước EU những năm vừa qua. Thựcphẩm bị nhiễm dioxin ở các nước Châu Âu do hãng Venkest sản xuất và phân phối thứcăn gia súc sử dụng đều bị nhiễm hoá chất độc hại này. Đầu năm 2002 sự kiện các sản phẩm từ thịt lợn đóng hộp, xông khói bị nhiễm Listeria gây thiệt mạng 19 người đã gây xôn xao khắp các nước ở Châu Âu. Sữa tươi loại béo đóng hộp của hãng Snow bị nhiễm tụ cầu trùng váng xảy ra tại 6 tỉnh của Nhật Bản; nước tương, xì dầu bị phát hiện ra chất gây ung thư, thuỷ sản bị ô nhiễm chất độ; thịt gia cầm, gia súc còn tồn dư quá mức các chất kháng sinh, hoóc môn; dụng cụ ăn uống bằng sứ tráng men của Trung Quốc phóng ra lượng chì quá mức được phát hiện ở Hồng Kông, thựcphẩm biến đổi gien. Những tình trạng trên không những ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo, niềm tin của người dân đối với Chính phủ và các nước còn phải chịu một khoản chi phí rất lớn cho giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu và điều trị. Ngoài ra còn bị tổn thất do giảm lao động, giảm xuất khẩu, giảm lượng khách du lịch. Các nhà sản xuất kinh doanh thựcphẩm phải tăng chi phí cho việc thu hồi thựcphẩm và bồi thường thiệt hại chi phí cho bảo hiểm xã hội, vệsinhcơsở và quan trọng hơn là mất khách hàng, mất thị trường. Đối với người tiêu dùng, phải chi phí cho điều trị, giảm thu nhập do sự nghỉ việc, chi phí cho khám bệnh, phục hồi sức khoẻ… Qua đó, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng trầm trọng của ngộ độc thựcphẩm tới sức khoẻ cũng như chi phí của từng cá thể. Đối với nền nông nghiệp, ngộ độc thựcphẩm dẫn tới nghỉ việc, sức khoẻ của người lao động giảm và có thể dẫn tới thất nghiệp. Đối với công nghiệp thực phẩm, trong trường hợp có sản phẩm gây ngộ độc thựcphẩm thì nhà máy phải ngừng sản xuất, sản phẩm thu hồi để tái chế hoặc thu hồi vào có thể gây hậu quả lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Đối với ngành du lịch, trường hợp các khách sạn nhà hàng có những món ăn, đồ uống gây ngộ độc thì khách sạn, nhà hàng sẽ mất uy tín đối với khách hàng dẫn tới hiệu quả kinh doanh ăn uống bị giảm sút trong thời gian dài. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước có thể bị ảnh hưởng bởi ngộ độc thựcphẩm do không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển luôn đòi hỏi sức lao động khoẻ mạnh. Từ những ví dụ trên chúng ta có thể nói rằng: - Ngộ độc thựcphẩm là không thể tránh khỏi nếu chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm không đảm bảo, thiếu sự quan tâm đúng mức của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. - Mọi thựcphẩm đều có nguy cơ tiểm ẩn bị vi khuẩn xâm nhập. Do vậy, bảo vệ và giữ gìn vệsinh môi trường, antoànthựcphẩm là vô cùng quan trọng, đang là mối quan tâm của mỗi quốc gia – nhất là các nước chậm phát triển. - Xã hội ngày càng phát triển, việc áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất ngày càng rộng rãi trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm, các chất hoá học ngày càng được tham gia nhiều vào quá trình sản xuất, chế biến, phân phối vào bảo quản thực phẩm, càng tạo ra nhiều nguy cơ vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, xã hội ngày càng phát triển công tác đảm bảo vệsinh môi trường, antoànthựcphẩm càng phải được coi trọng. 1.3. NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM, NGỘ ĐỘC THỰCPHẨM VÀ NGUYÊN NHÂN Hiện nay trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng sự tăng trưởng kinh tế và đời sống ngày càng được cải thiện làm cho mọi người quan tâm hơn đến vệsinhăn uống và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Ô nhiễm và ngộ độc thựcphẩm do nguyên nhân vi sinh vật, hoá học, các độc tố có sẵn trong thựcphẩm …vẫn đang là một trong những vấn đề trọng điểm có ý nghĩa tới sức khoẻ cộng đồng. Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, duy trì và phát triển nòi giống thông qua tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm và cách phòng là vấn đề rất cấp bách. - Ô nhiễm thựcphẩm và ngộ độc thựcphẩm do tác nhân sinhhọc Ngộ độc thưcphẩm do tác nhân sinhhọc thường chiếm tỷ lệ khá cao. Thựcphẩm được xác định là con đường lan truyền chủ yếu các vi sinh vật gây tiêu chảy và các bệnh khác như Brucella, viêm gan A, bệnh nhiễm Listeria và ngộ độc Clostridium botulinum. Tác nhân sinhhọc ô nhiễm vào thựcphẩm gây ngộ độc bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc và ký sinh vật. - Vi khuẩn Vi khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất trong các vụ ngộ độc thựcphẩm cấp tính, có nhiều người mắc và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ. Một số vi khuẩn thường gặp là: + Ngộ độc do vi khuẩn thương hàn Salmonella Thựcphẩmcó khả năng gây độc: 70 - 90% là do thựcphẩm động vật như trứng, sữa, thịt, cá gây nên, những loại thựcphẩm này thường có giá trị dinh dưỡng cao. + Ngộ độc thứcăn do độc tố của Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh ngộ độc thức ăn. Những thựcphẩmcó khả năng gây trúng độc: nói chung Staphylococcus aureus có thể phát triển trên các loại thựcphẩmcó chứa nhiều tinh bột, đường, protein, nhưng có chỉ sinh độc tố ở một sốthựcphẩm nhất định. Ví dụ : sữa và sản phẩm của sữa, một số sản phẩm chế biến từ thịt, cá, tim, gan và một số đồ hộp. - Ngộ độc do độc tố của Clotridium botulimun: Những thựcphẩmcó khả năng gây trúng độc: Clotridium botulimun thường phát hiện trên cá muối, cá ướp lạnh, đồ hộp, xúc xích… - Virus: virus ô nhiễm trong thựcphẩmcó thể gây viên gan, bại liệt hoặc tiêu chảy. Tiêu chảy do thựcphẩm nhiễm virus Rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi. Những thựcphẩmcó khả năng nhiễm virus: các loài nhuyễn thể như loài hàu, trai, sò… chưa nấu chín là nguyên nhân chính gây bệnh. - Nấm mốc: Nấm mốc phát triển trong thựcphẩmcó khả năng sinh độc tố vi nấm nguy hiểm và tác động ảnh hưởng của những độc tố này khác nhau. Chẳng hạn ung thư gan do aflatoxin ở các nước miền nhiệt đới, suy thận do ochratoxin ở các nước Bắc Âu… độc tố vi nấm có thể tác động trên nhiều tổ chức cơ thể khác nhau. Những thựcphẩmcó khả năng nhiễm nấm mốc : thường là các thựcphẩm từ thực vật như ngô, đỗ, lạc… - Ký sinh vật (ký sinh trùng) Đa số các trường hợp bị nhiễm giun sán đều do vệsinh cá nhân kém, thựcphẩm chưa nấu chín hoặc rau quả ăn sống chưa rửa sạch. Giun sán có thể sống ở bất cứ cơ quan hoặc mô nào trong cơ thể, nhưng thường hay gặp nhất là ở ruột. - Ngộ độc do ăn phải thứcăn bản thân chứa các độc tố tự nhiên + Ngộ độc do thực vật có chất độc Một số loại như khoai tây mọc mầm, măng, sắn, nấm rừng… bản thân có chứa chất độc. Trong khách sạn, nhà hàng, khoai tây là loại thường được sử dụng. Ở khoai tây đã mọc mầm có chất solanin, với liều lượng 0,2 –0,4 g/kg thể trọng có thể gây chết người. Vì vậy, không nên sử dụng những củ khoai tây đã bị mọc mầm để chế biến món ăn. + Ngộ độc động vật có chất độc Có những loại động vật mà bản thân chúng có chúa chất độc, khi ăn phải sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Chẳng hạn như cóc, cá nóc, cá mặt ngựa, cá mặt quỷ,nhuyễn thể…đều là loại có chứa chất độc. + Ngộ độc do hoá chất, kim loại lẫn vào thựcphẩm Các hoá chất lây nhiễm vào thựcphẩm từ nhiều đường khác nhau như : hoá chất bảo vệthực vật còn dư trên rau quả sau khi thu hoạch do sử dụng không đúng kĩ thuật; các kim loại nặng có trong đất, nước ngấm vào cây, quả,rau, củ hoặc thuỷ sản, để lại tồn dư trong thực phẩm. Thựcphẩm ô nhiễm hoá họccó thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính ở nhiều thể loại khác nhau như ung thư, bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể… Các thựcphẩm dễ nhiễm hoá chất gây ngộ độc: rau quả thường nhiễm hoá chất bảo vệthực vật, thuỷ sản dễ nhiễm kim loại nặng, thựcphẩm chế biến (giò, chả…) dễ nhiễm các chất phụ gia quá mức; thịt gia súc, gia cầm có dư lượng kháng sinh, hoocmôn. 1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA VỆSINH VÀ ANTOÀNTHỰCPHẨM 1.4.1. Khái quát mối quan hệ giữa vệsinh và antoànthựcphẩmVệsinh là tổng hợp các điều kiện nhằm đảm bảo các yếu tố vềantoànthực phẩm. Vệsinh và antoànthựcphẩmcó quan hệ chặt chẽ với nhau bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trực tiếp đến cuộc sống của con người. Nếu thựcphẩm mà không được vệsinh sạch, antoàn khi con người sử dụng sẽ gây ảnh [...]... cho cơ thể 1.4.2 Mối quan hệ giữa đảm bảo vệsinh và antoànthựcphẩm trong khách sạn Mối quan hệ giữa đảm bảo vệsinh và antoànthựcphẩm trong khách sạn là mối quan hệ đảm bảo vệsinh của môi trường khách sạn cũng như đảm bảo vệsinh của các bộ phận trong khách sạn như : vệsinh không gian khách sạn, vệsinh khu vực phòng ở, vệsinh khu vực phòng ăn, vệsinh khu vực bar, vệsinh khu vực bếp, vệ sinh. .. độc thựcphẩm và bệnh truyền nhiễm qua thựcphẩm + Tổ chức nghiên cứu khoahọc và công nghệ trong lĩnh vực vệsinh môi trường antoànthựcphẩm + Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm vềvệsinh môi trường antoànthựcphẩm + Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ vềvệsinhantoànthựcphẩm + Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật vềantoànthựcphẩm + Hợp tác quốc tế về. .. Ngành hữu quan thực hiện Với nội dung chủ yếu: + Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch vềvệsinhantoànthựcphẩm + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng vệ sinhantoànthực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn vềvệsinh môi trường và antoànthựcphẩm (Quy chế bảo vệ môi trường trong du lịch) + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế... nước vềvệsinhantoànthựcphẩm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ nòi giống, sức khoẻ cộng đồng Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý chất lượng vệ sinhantoànthực phẩm, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước vềvệsinhantoànthực phẩm, ngày 15/4/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản số 08/1999/CT-TT về công tác đảm bảo chất lượng vệsinhantoànthực phẩm, chỉ... Chỉ đạo các Sở Y tế chủ trì, phối hợp với thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm của các cơsở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống Xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật về đảm bảo chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm + Xã hội hoá các hoạt động vì chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm bằng nhiều hình thức huy động lực lượng các cơ quan Nhà nước,... vì khi không được vệsinh trong thựcphẩm chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh Vệsinh là nền tảng để thựcphẩm được antoàn Cuộc sống của con người trên toàn nhân loại đều cần đến thựcphẩm để duy trì cuộc sống Chính vì vậy đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biệm pháp rất nghiêm ngặt để bảo đảm vệsinhthựcphẩm cho người dân nước họ vì vệsinh là một khoahọcvề bảo vệ và tăng cường... chỉ đạo triển khai thực hiện và duy trì kết quả hoạt động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinhantoànthựcphẩm Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền giao dục chất lượng vệ sinhantoànthựcphẩm Chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên Thủ tướng + Chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm phối hợp với các cơ quan quản lý chất lượng... antoànthựcphẩm khi phục vụ du khách - Vệsinh không gian khách sạn Vệsinh không gian khách sạn là một điều cần thiết và bắt buộc đối với các khách sạn nhằm tạo ra điều kiện antoànvệsinh để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho du khách và nhân viên khách sạn Đảm bảo vệsinh không gian khách sạn có ý nghĩa to lớn về các mặt : kinh tế, văn hoá, chính trị Điều đó gắn liền với việc phải đảm bảo vệ sinh. .. tổ chức “Tháng hành động về vệ sinhantoànthựcphẩm do Bộ Y tế tổ chức để huy động mọi lực lượng toàn xã hội tham gia phòng chống ngộ độc thựcphẩm - Giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thường xuyên thực hiện các việc sau: + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng vệsinhantoànthựcphẩm tới từng cơsở và cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống trên... sức khoẻ của con người Mối quan hệ giữa vệsinh và antoànthựcphẩm luôn luôn có sự tác động theo hai chiều là tích cực hoặc tiêu cực - Theo chiều tích cực Nếu tất cả các sản phẩm đều được vệsinh sạch sẽ và antoàn trước khi đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của con người thì nó sẽ tạo cho con người luôn có sức khoẻ tốt, ít bệnh tật và đảm bảo vệsinhVệsinh và antoànthựcphẩm không những làm giảm . lượng kháng sinh, hoocmôn. 1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA VỆ SINH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.4.1. Khái quát mối quan hệ giữa vệ sinh và an toàn thực phẩm Vệ sinh là tổng. ăn phải các thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề toàn cầu, quan hệ trực tiếp