1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giá trị vô hình của giải Oscar

8 612 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 216,37 KB

Nội dung

Giá trị hình của giải Oscar Chỉ cần lọt vào bảng đề cử, doanh thu đã tăng vọt. Los Angeles Times đã lập bảng thống kê doanh thu trước và sau ngày công bố đề cử. Titanic (Paramount/Fox, 1997): trước và sau đề cử tăng 42,8%; American beauty (DreamWorks, 1999): tăng 10.173,4%; Shakespeare in love (Miramax/Universal, 1998): tăng 161,3%; Life is beautiful (Miramax, 1998): tăng 237,9%… Một phim trúng giải phim hay nhất thường tăng doanh thu trung bình 30 triệu USD. Sức hút kéo khán giả vào rạp Thù lao cho Denzel Washington đã được tăng sau khi diễn viên này được trao Oscar nam diễn viên chính xuất sắc trong Training Day (2002) Theo Stephen Galloway (Hollywood Reporter), Denzel Washington sau khi giành giải nam diễn viên chính trong Training Day đã được tăng thù lao từ 12,5 triệu USD lên 20 triệu USD cho Out of Time (do hãng MGM phát hành). Trong thực tế, hiệu ứng tài chính của Oscar chỉ mới hình thành gần đây. Thập niên 1970, các ngôi sao gần như không bao giờ được tăng thù lao sau khi giành Oscar. Trong hầu hết trường hợp, diễn viên giành Oscar luôn được hãng phim tăng thù lao. Điều này không phải xảy ra gần đây. Thù lao của Claudette Colbert đã tăng từ 35.000 USD lên 150.000 USD/phim, sau khi cô giành Oscar cho phim It Happened One Night (1934). Năm 1936, Claudette Colbert là nữ diễn viên được trả thù lao cao nhất Hollywood. Marlon Brando chỉ được trả 40.000 USD cho phim The Men và 75.000 USD cho A Streetcar Named Desire nhưng sau đó được tăng lên 100.000 USD cho Viva Zapata!, sau khi Brando được một đề cử Oscar (trong A Streetcar Named Desire). Năm 1960, 6 năm sau khi giành Oscar đầu tiên trong On The Waterfront, Marlon Brando đã được trả 1 triệu USD/phim. Và sau khi giành Oscar thứ hai trong The Godfather, Marlon Brando được trả 1,5 triệu USD/phim, cộng thêm tỷ lệ doanh thu. Tương tự, Dustin Hoffman chỉ nhận được 17.000 USD cho The Graduate (đem lại đề cử Oscar đầu tiên) nhưng thù lao được tăng lên 5 triệu USD cho Tootsie - phim đầu tiên sau khi Hoffman giành Oscar trong Kramer vs Kramer. Trong All About Oscar, tác giả Emanuel Levy kể rất nhiều trường hợp cho thấy hiệu ứng tài chính của Oscar như thế nào. Phim đầu tiên nhận được hiệu ứng tích cực từ Oscar là The Informer của đạo diễn John Ford. Dù được giới bình luận đánh giá cao nhưng The Informer không thành công thương mại. Tuy nhiên, sau khi giành 4 Oscar (nhiều nhất trong mùa giải 1935) - trong đó có giải đạo diễn và nam diễn viên chính, The Informer đã bất ngờ được công chúng đón nhận. Hiệu ứng tài chính Oscar càng thể hiện rõ ở mùa giải 1947, khi The Best Years of Our Lives trở thành bộ phim thắng lớn về doanh thu sau khi giá trị nghệ thuật được AMPAS công nhận. Nhờ 8 tượng Oscar - trong đó có giải phim hay nhất và một giải đặc biệt (Special Award) cho Harold Rusell, The Best Years of Our Lives đã hốt thêm ít nhất 2 triệu USD tiền vé. Năm sau, Hamlet (1948) với chiến thắng Oscar hạng mục phim hay nhất cũng giành được hiệu ứng tài chính tương tự. Giá trị tài chính của Oscar tăng theo từng thập niên. Thập niên 1930, giá trị doanh thu “cộng thêm” sau khi giành Oscar của một phim trung bình là 2,25 triệu USD. Thập niên 1940, tỷ lệ trên là 4,6 triệu USD. Tính hiệu quả tài chính từ Oscar thể hiện rõ dần vào thập niên 1960, khi A Man For All Seasons đạt gấp đôi doanh thu, lên khoảng 13 triệu USD. Đến thập niên 1970, giá trị hiệu ứng tài chính Oscar đạt từ 5-30 triệu USD, tính riêng thị trường Mỹ. Sau chiến thắng tại Oscar 1971, The French Connection (phim để đời của diễn viên Gene Hackman) đã thu thêm ít nhất 15 triệu USD. Annie Hall (1977) thu thêm 12 triệu USD kể từ khi được đề cử. Một cách tổng quát, khi panô quảng cáo được kẻ thêm hàng chữ: “Đã được AMPAS trao Oscar”, phim lập tức tạo thêm sức hút lôi kéo khán giả vào rạp… Từ danh bước lên ngai vàng Hiệu ứng tài chính Oscar ngày càng được quan tâm, đặc biệt từ thập niên 1990, khi các hãng phim bắt đầu áp dụng chiến thuật tung át chủ bài vào cuối năm, gần thời điểm AMPAS duyệt phim để công bố danh sách đề cử. Trường hợp điển hình là Shakespeare In Love. Tung ra tháng 12-1998 và giành Oscar hạng mục phim hay nhất vài tuần sau đó, Shakespeare In Love đã thắng đậm trong không khí “hậu Oscar”. Chỉ trong ba ngày sau đêm Oscar, Shakespeare In Love thu thêm 4,4 triệu USD, tăng 48% so với kỳ cuối tuần trước đó. Hãng Miramax đã thực hiện chiến dịch quảng cáo Shakespeare In Love lần hai, với đợt ra quân rầm rộ, từ 1.266 rạp lên 1.931 rạp, nhằm khai thác tối đa giá trị của 7 tượng Oscar mà Shakespeare In Love giành được. Năm sau, American Beauty cũng thực hiện chiến dịch tương tự sau khi thắng lớn với 5 Oscar. Công chiếu vào tháng 12-1999, American Beauty đã thất bại nghiêm trọng về mặt tài chính. Tuy nhiên, sau khi giành loạt Oscar, trong đó có giải phim hay nhất, nam diễn viên chính (Kevin Spacey), đạo diễn (Sam Mendes)…, American Beauty đã tăng 132% doanh thu, đem lại thêm khoảng 15 triệu USD cho hãng DreamWorks. Với phim nước ngoài, hiệu ứng Oscar cũng xảy ra, dù tỷ lệ tăng doanh thu không cao. Phim All About My Mother của đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar đã tăng thêm 2-3 triệu USD sau khi phim giành được giải phim nước ngoài hay nhất (Oscar 1999). Một trong những ảnh hưởng tích cực nữa đem lại từ Oscar là hiệu ứng truyền thông. Diễn viên, đạo diễn phút chốc trở thành tên tuổi được khắp thế giới biết đến. Trước Oscar 2004, có lẽ chẳng ai biết Keisha Castle-Hughes là diễn viên nào nhưng kể từ khi được đề cử Oscar hạng mục nữ diễn viên chính, cô diễn viên 13 tuổi này đã được hàng loạt tờ báo nhắc đến, trong đó có cả chuyên san điện ảnh Hollywood Reporter. Diễn viên Joan Fontaine từng nói rằng những người chiến thắng Oscar là “các thành viên danh trong hoàng gia bỗng chốc được nâng lên ngai vàng”. Thậm chí vài ngôi sao đẳng cấp cao cũng chẳng mấy khi được nhắc ngoài phạm vi nước Mỹ, cho đến khi nhận đề cử hoặc chiến thắng Oscar. Huyền thoại John Wayne chỉ được “vua biết mặt, chúa biết tên” khi giành được Oscar từ True Grit (1969) và diễn viên lừng danh trong thể loại phim cao bồi Lee Marvin cũng chẳng mấy tên tuổi ngoài phạm vi Mỹ cho đến khi giành Oscar nam diễn viên chính (1965) trong phim cao bồi Cat Ballou (đóng cặp Jane Fonda)…. Oscar “kỵ” những gì? Mọi dự báo kết quả giải Oscar 2002 ở hạng mục nam diễn viên chính và nữ diễn viên chính đều trật và giới phê bình gần như “té ngửa” khi Denzel Washington chứ không phải Russell Crowe giành giải nam diễn viên chính và Halle Berry chứ không phải Nicole Kidman giành giải nữ diễn viên chính. Xin nhấn mạnh, Russell Crowe thủ diễn trong A beautiful mind tốt hơn nhiều so với Denzel Washington trong Training day; tương tự Nicole Kidman trong Moulin Rouge so với Halle Berry trong Monster’s Ball. Được thì đã đuối . John Singleton - đạo diễn da màu duy nhất được đề cử giải đạo diễn (năm 1991, với phim Boyz n the Hood) Lý do mà Viện Hàn lâm khoa học - nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) lần đầu tiên trong lịch sử Oscar trao hai giải lớn cho hai diễn viên da màu là yếu tố chính trị. Nước Mỹ thời điểm đó còn bị bóng ma sự kiện khủng bố 11-9-2001 ám ảnh và không khí Oscar đã bị ảnh hưởng khi người ta quyết định đề cao tinh thần dân tộc (rằng người Mỹ từ nay - bất kể màu da - đều đồng lòng trong cuộc chiến chống khủng bố). Trong lịch sử Oscar, sự kiện trên không là lần đầu tiên. Nói cách khác, vấn đề nhìn nhận tài năng của AMPAS có nhiều “mắc mứu” kỳ lạ. Richard Burton và Peter O’Toole đều từng nhận được 7 đề cử Oscar nhưng chưa bao giờ chiến thắng (mãi đến kỳ Oscar 2003, Peter O’Toole mới được trao giải thành tựu suốt đời). Cary Grant chưa bao giờ nhận Oscar cho sự nghiệp diễn xuất và chỉ gần cuối đời mới được cầm Oscar thành tựu suốt đời. Deborah Kerr được đề cử 6 lần nhưng đều ra về tay không, tương tự Glenn Close với 5 đề cử. Henry Fonda - một trong những tượng đài Hollywood - nhận Oscar khi đã 76 tuổi, cho On golden pond và đó cũng là bộ phim cuối cùng của ông. Paul Newman được đề cử 7 lần nhưng đều “trật lất” và đến khi 62 tuổi mới cầm được tượng Oscar (cho phim The Color of Money). Khó có thể kể hết những tên tuổi lớn chưa từng biết “hạnh phúc Oscar”, trong đó có: Tom Cruise, Marlene Dietrich, Irene Dunne, Harrison Ford, Greta Garbo, Ava Gardner, Judy Garland, Richard Gere, Leslie Howard, Nick Nolte, Sean Penn, Meg Ryan, John Travolta, Liv Ullmann… Thậm chí có không ít ngôi sao thượng thặng chưa từng được đề cử (Rita Hayworth, John Barrymore, Marilyn Monroe, Bruce Willis…). Và vài trường hợp, ngôi sao thượng thặng chỉ được nếm mùi vinh danh Oscar chỉ một lần. Trong sự nghiệp 40 năm với gần 160 phim, diễn viên cao bồi John Wayne chỉ nhận được một Oscar (khi ông 62 tuổi), cho phim True Gift. Richard Gere, Errol Flynn, Tyrone Power và cả hai bố con Douglas Fairbanks cũng chưa bao giờ được trao Oscar (dù Douglas Fairbanks Sr. thậm chí là chủ tịch đầu tiên Viện Hàn lâm khoa học-nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ-AMPAS). Trong khi diễn viên nữ xinh đẹp luôn thống trị bảng đề cử Oscar, tại sao thành viên AMPAS lại “trừng phạt những anh chàng đẹp trai thế này?” - Tom O’Neil viết trên New York Times. Chẳng bao giờ có thể hiểu được lý do thật sự. Tính đến nay, Tom Cruise đã hỏng ba lần trong cuộc chạy đua danh hiệu nam diễn viên chính lẫn phụ (trong Jerry Maguire, Born on the Fourth of July và Magnolia). Paul Newman đã không thể về vạch đích Oscar cho đến khi ông 62 tuổi, ở thời điểm mà ông dường như đã hết xí quách. Sau khi dự 6 lễ Oscar với tư cách đề cử nhưng ra về tay trắng hoàn trắng tay, Paul Newman đã không buồn đến dự đêm Oscar mà lần đó ông cuối cùng được trao giải, cho The Color of Money (1986). Tâm tình với báo chí, Paul Newman cho biết sự theo đuổi giấc mơ Oscar của mình “chẳng khác gì đeo bám một cô gái xinh đẹp trong 80 năm; cuối cùng, khi nàng động lòng thì cũng đã đến lúc bạn phải thốt lên: “Anh thật lòng xin lỗi nhé. Anh đuối quá rồi, cưng ơi!”. “Lên hương” tuổi xế chiều Đúng là AMPAS hành động rất bất thường và họ gần như chỉ chú ý đến những ông già sau nhiều năm không xem họ là “cái đinh” gì lúc họ còn trẻ. Sau 7 lần thất bại, Al Pacino cuối cùng giành được Oscar ở tuổi 52 cho phim Scent of a Woman; John Wayne (True Gift) đã 62 tuổi khi cuối cùng hạ gục Jon Voight (Midnight Cowboy), người chỉ có thể ôm tượng Oscar năm 40 tuổi cho tác phẩm Coming Home, chiến thắng trước một huyền thoại Hollywood khác là Warren Beatty - diễn viên nam đến nay sắp giã từ sự nghiệp nhưng vẫn chưa “được khóc” trên sân khấu nhận tượng Oscar giải diễn xuất (Warren Beatty chỉ được trao Oscar giải đạo diễn). Một số nhà “Oscar học” (Oscarologist) tin rằng bản thân diễn viên cũng có vai trò trong thất bại Oscar. Marlon Brando đã không giành Oscar trong A Streetcar Named Desire bởi ông không đồng ý thực hiện chiến dịch quảng cáo và đánh bóng tên tuổi. Sau hai lần đề cử thất bại (trong Viva Zapata! và Julius Caesar), Marlon Brando cuối cùng đã ngã gục trước cám dỗ hào quang. Ông thậm chí dự lễ Quả cầu vàng năm 1954 khi được đề cử cho On the Waterfront và sau đó ôm tượng Oscar đầu tiên. 18 năm sau, khi giành Oscar cho The Godfather, Brando đã không còn hứng khởi nữa và thậm chí tỏ thái độ khinh thị AMPAS bằng hành động từ chối nhận giải! Và cuối cùng, sự kỳ thị không thể không nhắc là vấn đề màu da. Đến nay, Halle Berry vẫn là nữ diễn viên da đen đầu tiên và duy nhất giành giải nữ diễn viên chính trong lịch sử Oscar (với phim Monster’s Ball năm 2001). Denzel Washington từng được đề cử năm lần và chỉ giành giải nam diễn viên phụ trong Glory hồi 1989. Anh trở thành người thứ hai giành giải nam diễn viên chính (năm 2002), sau Sidney Poitier (năm 1963). Đến nay, chỉ mới có 4 nam diễn viên da màu được trao tượng Oscar nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong khi chưa từng có đạo diễn da màu nào được nhận giải đạo diễn xuất sắc trong suốt lịch sử Oscar! Cần nhắc lại, từ 1990-1999, vỏn vẹn 19 diễn viên da màu (gồm người da đen, người gốc Á, người da đỏ và Latin) - tức 8% số đề cử viên - có mặt trong năm hạng mục lớn: nam chính, nữ chính, nam phụ, nữ phụ và đạo diễn. Trong suốt thập niên này, chỉ hai diễn viên da đen đoạt giải: Whoopi Goldberg - nữ diễn viên phụ trong Ghost và Cuba Gooding Jr - nam diễn viên phụ trong Jerry Maguire. . Giá trị vô hình của giải Oscar Chỉ cần lọt vào bảng đề cử, doanh thu đã tăng vọt. Los Angeles. thắng Oscar hạng mục phim hay nhất cũng giành được hiệu ứng tài chính tương tự. Giá trị tài chính của Oscar tăng theo từng thập niên. Thập niên 1930, giá trị

Ngày đăng: 18/10/2013, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giá trị vô hình của giải Oscar - Giá trị vô hình của giải Oscar
i á trị vô hình của giải Oscar (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w