GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

6 2.8K 6
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam • Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội • Website: http://www. vietinbank.vn • Thương hiệu cũ: Incombank • Hiện nay Ngân hàng công thương Việt Nam đã chuyển thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới Vietinbank. Tổng quan về Ngân hàng công thương Việt Nam Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Ngân hàng Công thương Việt Nam còn là thành viên sáng lập ra các tổ chức tín dụng: - Sài Gòn Công thương Ngân hàng - Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam) - Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam) - Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á - NHCT. Là thành viên chính thức của: - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA) - Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT) - Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Ngân hàng Công thương Việt Nam (NNCTVN) đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với 735 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục. Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Hệ thống mạng lưới của NHCTVN gồm Trụ sở chính, hai Văn phòng Đại diện, 2 Sở Giao dịch lớn (Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 137 chi nhánh, 150 phòng giao dịch, 425 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm, 400 máy rút tiền tự động (ATM), Trung tâm Công nghệ Thông tin (tại Hà Nội), Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực (tại Hà Nội). Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam: - Dịch vụ Thẻ - Bảo lãnh - Cho vay - Dịch vụ tài khoản - Thanh toán xuất nhập khẩu - Chuyển tiền - Tiết kiệm - Cho thuê tài chính - Bảo hiểm - Chứng khoán - Tư vấn khách hàng 2. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình - Tên đơn vị: Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình - Địa chỉ: 142 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959. Tên gọi lúc được thành lập là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội. Địa điểm đặt trụ sở là phố Đội Cấn, Hà Nội, nay là 142 phố Đội Cấn. Nhiệm vụ của Ngân hàng hồi bấy giờ là vừa xây dựng cơ sở vật chất, vừa củng cố tổ chức và hoạt động Ngân hàng (Hoạt động duới hình thức cung ứng và cấp phát theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao). Số lượng cán bộ Ngân hàng lúc đó có trên 10 người. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng lúc đó mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu và hoạt động theo mô hình quản lý một cấp (Ngân hàng Nhà nước). Mô hình này đựoc duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc. Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong kinh doanh, các Ngân hàng tthương mại Quốc doanh ra đời (Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội với hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương 3 cấp (Trung ương – Thành phố - Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập (07/1988 – 03/1993), hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một Ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn và thử thách trong những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn và vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thuơng Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức Ngân hàng Công thương 2 cấp (Cấp trung ương – Cấp quận), xóa bỏ trung gian là Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và công tác tăng cường cán bộ. Do vậy ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một Ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường, nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường. Sau đây là sơ đồ phòng ban của Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình: 3. Lý do chọn đề tài Trên cơ sở thực tiễn tại địa điểm thực tập và hướng đi sau này em đã chọn đề tài nghiên cứu về Windows Server 2003 và ứng dụng thực tiễn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình. Với một hệ thống chi nhánh phân bố khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước, quy mô hoạt động lớn như vậy, hệ thống thông tin của NHCTVN đã được đầu tư khá phức tạp và là cả một quá trình liên tục đổi mới, phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính điều này đã khiến em muốn được nghiên cứu sâu hơn về hệ thống mạng cũng như những ứng dụng thực tiễn của Windows Server 2003 trên hệ thống thông tin điện toán của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình nói riêng. 4. Phạm vi của đề tài Trong phạm vi của đề tài em sẽ trình bày về: - Tổng quan về quản trị mạng máy tính, một số cơ sở lý thuyết về quản trị mạng máy tính - Quản trị mạng với Windows Server 2003 tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam • Địa chỉ: 108. hiểm - Chứng khoán - Tư vấn khách hàng 2. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình - Tên đơn vị: Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu

Ngày đăng: 17/10/2013, 23:20

Hình ảnh liên quan

hình tổ chức quản lý, cũng như cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thuơng Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức Ngân hàng Công thương 2  cấp (Cấp trung ương – Cấp quận), xóa bỏ trung gian là Ngân hàng Công thương  thành phố Hà Nội, cùng vớ - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

hình t.

ổ chức quản lý, cũng như cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thuơng Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức Ngân hàng Công thương 2 cấp (Cấp trung ương – Cấp quận), xóa bỏ trung gian là Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội, cùng vớ Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan