1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HDNGLL 20-11

5 154 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/ 11/ 2010 Kính thưa quí vị đại biểu! Kính thưa quí cô giáo, thầy giáo! Cán bộ công chức của 3 trường học trong xã! Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo” , truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy. Vì thế, đã từ lâu, 20/11 không chỉ là ngày lễ của riêng ngành giáo dục mà còn là ngày hội lớn của toàn xã hội. Đây là ngày hội quan trọng nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh các nhà giáo; những người làm công tác giáo dục; đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với "những kĩ sư tâm hồn", biểu thị truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay là ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt. Năm học chào mừng các sự kiện lớn, chào mừng sự thành công của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XXI, đặc biệt là sự kiện ngàn năm Thăng Long Hà Nội. Niềm vui nối tiếp niềm vui, chính vì vậy không khí của ngày 20/11 càng trở nên trang trọng và nồng ấm hơn. Nhân dịp này, thay mặt cho Đảng ủy, UBND, UBMT TQ xã Hoài Châu, tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khoẻ các vị đại biểu , các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh, các em học sinh đã quan tâm đặc biệt và dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho ngành giáo dục. Tôi cũng xin nhiệt liệt chúc mừng và gửi tới các thầy cô giáo ở tất cả các ngành học, cấp học trong toàn xã những tình cảm chân thành nhất. Chúc tất cả chúng ta có một ngày hội: vui vẻ và hạnh phúc. -Kính thưa các vị đại biểu ! -Thưa các thầy giáo - cô giáo! Ngày 20/11 có một lịch sử hết sức tốt đẹp, thật đáng tự hào đối với các nhà giáo tiến bộ trên thế giới nói chung và với các nhà giáo Việt Nam nói riêng. Năm1946, để đấu tranh chống lại những quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản dân chủ, phản khoa học, các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đã liên két lại để thành lập “ Liên hiệp các công đoàn giáo dục quốc tế ” ( Tên viết tắt tiếng Anh là FISE ) đặt trụ sở tại Pa ri. Năm1949, tại hội nghị ở Vaxava- thủ đô Ba Lan, FISE đã xây dựng bản “ Hiến chương các nhà giáo quốc tế ” gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu sau : -Quy định một số điều về phẩm chất, năng lực, tư tưởng của nhà giáo. Đặc biệt đề cao nghề dạy học và những người làm công tác giáo dục . -Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản khoa học, phản dân chủ trên toàn thế giới. -Đề ra mục tiêu xây dựng mọi nền giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới tiến bộ dân chủ, khoa học, vì sự tiến bộ của loài người . (1) Bản “ Hiến chương các nhà giáo quốc tế ” đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và nhân dân nhiều nước trên thế giới, nền giáo dục của nhiều nước đã thực thi bản hiến chương này và đã đẩy lùi được những quan điểm sai lầm trong giáo dục, đưa nền giáo dục của nhiều nước phong kiến, tư bản trở thành nền giáo dục tiên tiến . Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng đã chính thức công nhận bản hiến chương này và gia nhập tổ chức “Liên hiệp các công đoàn giáo dục quốc tế” năm 1953. Do tính chất đúng đắn và cực kỳ tiến bộ của bản “ Hiến chương các nhà giáo quốc tế ”năm1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 họp tại Vacxava đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “ Quốc tế hiến chương các nhà giáo ” nhằm tôn vinh nghề dạy học và củng cố, phát triển mạnh mẽ nền giáo dục tiến bộ trên toàn thế giới . Đối với Việt Nam, do hoàn cảnh đất nước còn bị chia cắt, năm 1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương các nhà giáo quốc tế được tổ chức trên toàn miền Bắc. Ngày 20/11 bắt đầu trở thành niềm tự hào của các nhà giáo và dần dần đi vào tiềm thức của nhân dân và các thế hệ học sinh. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trên toàn quốc. Dưới sự chỉ đạo, ủng hộ và giúp đỡ của các cáp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân cả nước, ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế đã được tổ chức đều đặn hàng năm với nhiều hình thức phong phú, bổ ích, thiết thực và thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc nói chung và của Nhà giáo nói riêng. Từ ngày lễ kỷ niệm 20/11, đã nâng cao được truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của các tầng lớp nhân dân trên toàn quốc, động viên được các đội ngũ các nhà giáo Việt Nam yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Cũng từ ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế, nền giáo dục Viẹt Nam đã tạo được sự ủng hộ, giúp đỡ rất lớn của các nền giáo dục tiến bộ của nhiều nước trên thế giới . Do tính chất và mục đích tốt đẹp của ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các thầy cô giáo Việt Nam, năm 1982, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức đề nghị Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chính phủ ) nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam ”. Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên được Đảng, nhà nước, BGD-ĐT tổ chức hết sức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội vào ngày 20/11 năm 1982. Từ đó đến nay, mỗi ngày 20/11đã thực sự trở thành ngày hội của không chỉ các thầy cô giáo mà còn là ngày hội của cả dân tộcViệt Nam vốn giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo . Kính thưa các đồng chí! Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng nghề dạy học. Từ hàng ngàn năm trước nhân dân ta đã thể hiện tinh thần hiếu học và tôn vinh những người làm nghề dạy học. Ông cha ta cho rằng chỉ bằng con đường học hành mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội và học trước hết để thành người, để vinh hiển; tinh thần ấy thể hiện bằng những câu nói bất hủ còn lưu truyền cho đến ngày nay bằng những câu ca dao: Học là học đạo làm người Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê Hay: Chẳng ham ruộng cả ao liền Ham vì cái bút, cái nghiên ông đồ. (2) Cách đây hơn 600 năm, Nguyễn Trãi đã viết: Nên thợ, nên thầy vì có học No ăn, no mặc bởi hay làm Hay Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định: Đi không há lẽ trở về không Cái nợ cầm thư phải trả xong Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt Dở đen thân thế hẹn tang bồng Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, người thầy giáo luôn luôn gắn bó quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân. Xưa cũng như nay, hầu hết các nhà giáo đều xuất thân từ gia đình lao động, hoặc sống gần gũi với nhân dân lao động. Ngày xưa, người thầy giáo được nhân dân nuôi cơm, đói no cùng với nhân dân theo mùa, nhà thầy cũng là lớp học. Những năm sau Cách mạng tháng Tám, các thầy giáo được Đảng, Nhà nước trao cho trách nhiệm lớn, là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá vừa dạy chữ để "trồng người" vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động mọi chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Bởi lẽ đó Đảng và Bác Hồ luôn luôn xác định " Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý "; nhân dân kính trọng thầy, coi thầy là biểu tượng của lẽ sống đạo lý, là niềm tin tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ. Nhân dân giành cho thầy giáo một niềm tin thật sự: " Muốn qua thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người thầy giáo chân chính bao giờ cũng là người thầy giáo yêu nước, là chiến sĩ cách mạng. Dưới chế độ thực dân phong kiến, người thầy giáo thường kiêm thầy thuốc, không ngoài mục đích giúp đời, cứu thế, cứu dân. Người thầy giáo bao giờ cũng trọng đạo lý, bao giờ cũng đứng về phía nhân dân, phía chính nghĩa; thẳng thắn bảo vệ công lý, chống lại cái tà, cái giả dối ngang trái bất công. Đó là những gương thầy giáo xưa như Chu Văn An, Võ Trường Toản, Cao Bá Quát… Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta nhiều thầy giáo đã cùng các sĩ phu văn thân dấy lên các phong trào đấu tranh và trở thành các nhà yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Tống Duy Tân, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, đến lớp nhà giáo vừa dạy học, vừa hoạt hoạt động cách mạng như Trần Phú, Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tôn Quang Phiệt và tiêu biểu nhất là thầy giáo Nguyễn Tất Thành , từ thầy giáo trở thành người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Tất cả những danh nhân ấy, đều xứng đáng là " Vạn thế sư biểu"- Người thầy tiêu biểu của muôn đời. Nhà giáo chúng ta từ trước tới nay, đều nêu cao tấm gương về nhân cách làm người. Người thầy giáo chân chính bao giờ cũng là người có chuẩn mực về đạo đức. Trước hết, là lòng nhân ái sâu sắc, tính trung thực thẳng thắn, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, giản dị, trong sáng, mẫu mực. Người thầy giáo chân chính bao giờ cũng nổi tiếng về "hay chữ" và trước hết là nổi tiếng về đức độ. Thầy giáo- hai tiếng ấy thiêng liêng vô cùng, vì nó là kết tinh tất cả những gì: giản dị mà cao thượng, bần hàn mà trong sạch, khiêm tốn mà kiên trung, dân tộc và hiện đại, cần kiệm liêm chính trong cuộc sống, chân chính độ lượng trong ứng xử, thận trọng tinh tường trong phán xét, sẵn sàng làm việc hay, giám can việc trái, không luồn cúi xu nịnh, không cầu (3) lợi vinh hoa, giàu lòng ái quốc, thương dân và luôn luôn giành hết tình cảm, tâm hồn, trí tuệ của mình vào sự nghiệp "trồng người" và hơn ai hết người thầy là biểu hiện cho tinh thần ham học, ham hiểu biết, bởi họ xác định biết mười thì mới đủ để dạy tốt một. Trải qua 4000 năm lịch sử đấu trang dựng nước và giữ nước, lớp lớp nhà giáo đan xen, kế tiếp nhau có mặt trong từng giai đoạn lịch sử, ở mọi miền đất nước. Từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo xa xôi. Đội ngũ đó lớn mạnh không ngừng về số lượng cũng như chất lượng. Đội ngũ đó đã đem hết tình cảm và trí lực để " Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài" để bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước. Thầy thật xứng đáng để nhân dân kính trọng, xứng đáng với danh hiệu "Người giáo viên nhân dân" " Người kỹ sư tâm hồn" của mà nhân dân đã tin yêu trao tặng. Ngày nhà giáo Việt Nam đã ra đời gần 30 năm. Sau mỗi ngày hội của mình , toàn ngành GD, từng thày cô giáo đã được động viên khích lệ, được giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần để vượt qua khó khăn gian khổ, thi đua dạy tốt, rèn luyện phẩm chất trong sáng để “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Sau mỗi dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, toàn ngành giáo dục, từng thâỳ cô giáo cũng có dịp tự nhìn nhận lại mình để không ngừng phấn đấu vươn lên .Trong ngày này, mọi cấp, mọi ngành, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các thế hệ học sinh đều hướng về ngành giáo dục, hướng về các thầy cô giáo với tấm lòng tôn kính và những tình cảm chân thành nhất. Để đền đáp những tình cảm quý báu ấy, Hôm nay, hòa vào không khí vui tươi và trân trọng của toàn Đảng, toàn dân trong cả nước thiết thực chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11, Đảng ủy, HĐND,UBND, UBMTTQ xã Hoài Châu long trọng tổ chức buổi gặp mặt tọa đàm đầy ý nghĩa này nhằm tôn vinh nghề dạy học và thể hiện truyền thống đạo lý cũng như tinh thần hiếu học của người dân xã nhà. Kính thưa quí vị đại biểu! Kính thưa quí thầy cô giáo! Hoài Châu, mảnh đất thành đồng, nơi đã làm nên bao kì tích, đă dệt nên những trang sử vàng chói lọi và hào hùng. Con người Hoài Châu luôn cần cù hai sương, một nắng đã làm nên chiến công vang dội được ghi vào sử sách. Chúng ta là những người con đã và đang sống , làm việc trên mảnh đất này, mảnh đất với nhiều chiến công hiểm hách và cũng không ít những mất mác, đau thương của chiến tranh cũng như của thiên nhiên đầy nắng hạ và gió lào làm cho đồng khô, cát bỏng. Nhưng sức sống của con người Hoài Châu đã vượt lên tất cả đem lại cho xứ cát trắng này những thành quả mỹ mãn trong đó có sự đóng góp không ít của ngành giáo dục, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục. Thầy cô giáo trên quê hương này đã từng tay cày tay súng bám lớp bám trường cùng với nhân dân dựng nên bao kì tích vẻ vang được muôn đồi ca tụng. Phát huy truyền thống 45 năm qua của ngành giáo dục xã nhà, thầy cô giáo ngày đêm không quản những khó khăn thiếu thốn vẫn một lòng thi đua dạy tốt và học tốt để chắp cánh cho lớp lớp con người Hoài Châu vững bước vào đời, tung cánh trên mọi miền của đất nước. Kính thưa các đồng chí ! (4) Trong năm học qua, năm học 2009- 2010, ngành giáo dục trong toàn xã có nhiều khởi sắc đáng kể, đặc biệt là chất lượng đào tạo. Thay mặt cho lãnh đạo địa phương, chúng tôi xin ghi nhận và biểu dương những thành tích mà quí thầy cô giáo đã làm nên trong năm qua cũng như trong những năm học trước đó. Chúng ta có quyền tự hào và hi vọng về một nền giáo dục xã nhà đang trên đà phát triển và sẽ là điểm sáng trong tương lai tạo ra những thành quả, hiệu quả về những con người có đầy đủ đức, tài phục vụ cho đất nước. Trong năm học này- Năm học 2010- 2011- là năm học có nhiều ý nghĩa và mốc son quan trọng , là năm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua trong ngành phát động. Đó là: "Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục- đào tạo"; "thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kĩ thuật dạy học, dạy hoc theo phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông" ; tạo sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Tổ chức đánh giá một năm triển khai thực hiện chủ trương " Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý”. Có kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình cá nhân đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Tiếp tục tăng cường nề nếp, kỷ cương trong quản lý dạy học,Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép, tích hợp các nội dung về môi trường, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục kỷ năng sống cho học sinh. Cũng trong năm học này, toàn ngành tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn như:" Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; cuộc vận động "hai không với 4 nội dung"; "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Toàn ngành đã cố gắng phấn đấu hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Chúng tôi hy vọng rằng: Tất cả : " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo để học sinh noi theo" giữ vững truyền thống vẻ vang của những người dạy học, của "những người lái đò", của "những kĩ sư tâm hồn". để đem lại những thắng lợi to lớn cho ngành giáo dục xã nhà, góp phần thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch của Đảng, của địa phương . xứng đáng với danh hiệu: "nghề giáo- nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí" Kinh thưa quí vị đại biểu! Kính thưa các đồng chí! Ôn lại truyền thống thấm đượm tình cảm của đại gia đình nhà giáo Việt Nam. Trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, tập thể các thầy cô giáo trong ngành giáo dục của xã thêm tự hào về truyền thống của ngành, cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách và khó khăn, nguyện làm tròn nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thế hệ trẻ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp giàu đẹp. Một lần nữa xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo lão thành, các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên của nhà trường mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc cho buổi gặp mặt của chúng ta đầy khí thế vui tươi, thân thiện và thành công tốt đẹp ! Xin chân thành cám ơn! (5)

Ngày đăng: 17/10/2013, 16:11

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w