Trường THCS Tà Long – Giáo án sốhọc 6 Ngày soạn: ………… Tiết 34: BỘI CHUNGNHỎNHẤT A. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: I. Kiến thức: - Học sinh biết khái niệm bội chungnhỏ nhất. II. Kỹ năng: - Tìm được BCNN của hai số trong những trường hợp đơn giản. III. Thái độ: - Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận. - Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ I. Giáo viên: Sgk, giáo án. II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: - Lớp 6A: Tổng số: Vắng: - Lớp 6B: Tổng số: Vắng: II. Kiểm tra bài cũ: Tìm tập hợp B(4)? B(6)? BC(4,6)? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Cách tìm bội chungnhỏnhất có khác gì với cách tìm ước chung lớn nhất? 2. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Dựa vào bài cũ cho biết tập hợp B(4) ; B(6) ; BC(4;6)? HS: Trả lời. GV: Tìm sốnhỏnhất khác 0 trong tập hợp BC(4;6)? HS: 12 GV: Giới thiệu Bội chungnhỏnhất và ký hiệu. HS: Chú ý và ghi nhớ. GV: Có nhận xét gì về liên hệ giữa các phần tử trong tập hợp BC(4;6)? HS: Trả lời. 1. Bội chungnhỏ nhất. Ví dụ : B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36 . . .} B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42. . .} Vậy BC(4, 6) = { 0 ; 12 ; 24 ; 36 . . . } Sốnhỏnhất trong tập hợp BC(4;6) là 12. Ta nói 12 là bội chungnhỏnhất (BCNN) của 4 và 6. Bội chungnhỏnhất của hai hay nhiều số là sốnhỏnhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó Chú ý : Mọi số tự nhiên đều là bội của 1 Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. http://www.violet.vn/duytri107 Trường THCS Tà Long – Giáo án sốhọc 6 Do đó : Với mọi số tự nhiên a và b khác 0 ta đều có BCNN(a,1) = a Hoạt động 2 GV: Phân tích các số 8 ; 18 ; 30 ra thừa số nguyên tố? HS: Thực hiện. GV: Để chia hết cho 8 ,BCNN của ba số 8, 18, 30 phải chứa thừa số nguyên tố nào? Với số mũ bao nhiên? HS: Trả lời GV: Để chia hết cho 8, 18, 30 BCNN của ba số phải chứa thừa số nguyên tố nào? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu cách tìm BCNN. HS: Ghi nhớ. GV: Nhận xét gì về BCNN(5;7;8) và các số 5; 7; 8? HS: Trả lời. GV: BCNN(12;16;48) với các số 12; 24; 48? HS: Trả lời. 2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Ví dụ : Tìm BCNN(8 ; 18 ; 30) BCNN(8 : 18 : 30) = 2 3 . 3 2 . 5 = 8 . 9 . 5 = 360 Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 , ta thực hiện ba bước sau : - Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố . - Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng . - Lập tích các thừa số đã chọn , mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của chúng . Tích đó là BCNN phải tìm . Chú ý: - Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích các số đó Ví dụ: BCNN(5 ; 7 ; 8) = 5 . 7 . 8 = 280 - Trong các số đã cho , nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất đó . Ví dụ : BCNN(12 ; 16 ; 48) = 48 IV. Củng cố - Thế nào là bội chungnhỏ nhất? - Cách tìm bội chungnhỏnhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố? - Làm bài tập 149 sgk. V. Dặn dò - Nắm vững các kiến thức đã học. - Làm bài tập 150, 151 sgk. - Chuẩn bị tốt cho tiết sau: “Luyện tập”. Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. http://www.violet.vn/duytri107 . . . } Số nhỏ nhất trong tập hợp BC(4;6) là 12. Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất (BCNN) của 4 và 6. Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất. án số học 6 Ngày soạn: ………… Tiết 34: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT A. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: I. Kiến thức: - Học