PABLOPICASSOVÀNHỮNGKỶLỤCGÂYTRANHCÃIPabloPicasso được các nhà chuyên môn đánh giá là hoạ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XX. Ông cũng là người có tuổi thọ thuộc vào loại cao nhất trong số các hoạ sĩ. PabloPicasso sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881 tại Malaga, nước Tây Ban Nha và qua đời ngày 8 tháng 4 năm 1973 tại Mougins (Alpes-Maritimes) nước Pháp, thọ 91 tuổi - gần một thế kỷ. Điều quan trọng là hoạ sĩ vẫn có khả năng sáng tạo cho đến những ngày cuối đời. Tên của ông, nếu gọi đầy đủ là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno Crispin Crispiniano de la Santisima Trinidad Ruiz Blasco Picasso y Lopez - cũng thuộc vào loại dài nhất. Trong sáng tạo, PabloPicasso là hoạ sĩ thể hiện tác phẩm theo nhiều trường phái và chất liệu khác nhau, và trong lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu suất sắc. Thời kỳ đầu - Thời kỳ Xanh và Thời kỳ Hồng, bắt đầu từ năm 1901 là giai đoạn Picasso sáng tác theo phong cách Hiện Thực (Realism) với những gam màu xanh và hồng rất lãng mạn. Sau đó hoạ sĩ chuyển sang sáng tác theo trường phái Lập Thể (Cubism) mà điển hình là tác phẩm “Những cô gái ở Avignon”, rồi đến trường phái Siêu Thực (Surrealism) với tác phẩm “Guernica”. Đây là hai tác phẩm nổi tiếng, gây nhiều tranhcãi nhất và cũng có số phận long đong nhất của Pablo Picasso. Ngoài vẽ tranh, hoạ sĩ còn sáng tác nhiều tác phẩm khác với thể loại điêu khắc, đồ gốm, tranh khắc, tranh giấy dán, thiết kế thời trang và thiết kế sân khấu. Bức tranh “Những cô gái ở Avignon” khi mang ra triển lãm lần dầu tiên ở Bảo tàng Mỹ thuật thuật hiện đại New York, được coi như “bức tranh đầu tiên của nghệ thuật hiện đại”. Tác phẩm “Guernica” được lấy ý tưởng sau vụ máy bay Đức ném bom vào ngôi làng ở vùng Basque Tây Ban Nha năm 1937. Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, khi đại sứ Đức quốc xã tại Paris là Otto Abetz chỉ tay vào tấm ảnh chụp bức tranh “Guernica” rồi hỏi Picasso: “Ông đã vẽ nó phải không?”. Họa sĩ đã trả lời: “Không. Chính là các ông đấy”. Sau này, “Guernica” được coi như “biểu tượng tố cáo tội ác chiến tranh”. PabloPicasso là hoạ sĩ có khả năng lao động sáng tạo say mê đến mức kỷ lục. Theo các nhà nghiên cứu, trong suốt cuộc đời kéo dài gần một thế kỷ, ông đã sáng tác khoảng 60.000 tác phẩm các loại. Trước lúc qua đời, Picasso đã để lại khoảng 1.800 bức tranh, 1.300 tác phẩm điêu khắc, 7.000 bức vẽ và 700 tác phẩm gốm. Hiện nay Bảo tàng Picasso ở thủ đô Paris nước Pháp có bộ sưu tập lớn nhất thế giới gồm 5.000 tác phẩm gốc, 200.000 bức ảnh, bản chép tay và bản in của Picasso. PabloPicasso là hoạ sĩ có tranh được bán với giá kỷ lục, và cùng với thời gian chúng vẫn tiếp tục tăng lên. Bức tranh “Chàng trai ngậm tẩu” là một kiệt tác được hoạ sĩ sáng tác trong “Thời kỳ Hồng” vào năm 1904. Một trăm năm sau, tháng 5 năm 2004 đã được Hãng đấu giá Sotheby’s bán với giá 104 triệu USD. Năm 2006, bức “Nàng Dora Maar với chú mèo” vẽ năm 1941 được bán với giá 85 triệu USD. Năm 2000 trong cuộc bán đấu giá của Hãng Christie’s tại New York, bức tranh “Người phụ nữ khoanh tay” vẽ năm 1902 thuộc “Thời kỳ Xanh” được bán với giá 55,6 triệu USD. Năm 2007, bức “Người phụ nữ khom mình trong trang phục Thổ Nhĩ Kỳ” vẽ năm 1955 bán với giá 27,5 triệu USD, bức “Đầu người phụ nữ” được bán với giá 26 triệu USD. Chỉ tính riêng trong năm 2007, số tiền bán những tác phẩm của Picasso đã lên đến hơn 300 triệu USD. Theo đánh giá của các chuyên gia, tổng trị giá các tác phẩm của Picasso có thể vượt quá 1 tỉ USD. Cũng chính vì được coi là hoạ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XX, lại có số lượng tác phẩm khổng lồ, được bán với giá kỷ lục, nên PabloPicasso cũng là hoạ sĩ có nhiều tác phẩm bị đánh cắp nhất. Theo số liệu không chính thức, số tranh của Picasso bị đánh cắp lên tới gần 500 bức. Vào năm 1991, có 9 bức tranh của Picasso bị đánh cắp từ lâu đài một tiểu vương ở Kowett trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Bức “rẻ nhất” là 1,5 triệu USD, bức “đắt nhất” là bức “Người đàn bà xấu xí” lên tới 15 triệu USD. Năm 1993, một số tranh của ông trong Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở Thủ đô Stockholm Thụy Điển bị đánh cắp được định giá là 500 triệu cuaron. Năm 1994, hai bức tranh “Người phụ nữ đang ngủ” và “Chúa Jesus ở Monmartre” trong Bảo tàng Max Bollag ở Thụy Sĩ bị đánh cắp trị giá khoảng 40 triệu USD. Hai bức tranh này đã một lần bị đánh cắp vào năm 1991 rồi tìm lại được. Tháng 10 năm 2004, Cục Điều tra Liên bang Mỹ ở Los Angeles đã thu giữ bức tranh “Người phụ nữ mặc đồ trắng” của Picasso vẽ năm 1922 đã bị bọn Đức Quốc xã đánh cắp trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ II, bức tranh được định giá là 10 triệu USD. Năm 2004 bức tranh “Tĩnh vật với chiếc mũ Charlotte” được Picasso vẽ năm 1924 theo phong cách Lập Thể bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở Paris, nhưng ngay năm sau bức tranh được truy tìm lại. Năm 2006, 3 bức tranh của các hoạ sĩ Picasso, Dali và Monet bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Rio-de-Janeiro Brazill, nhưng cảnh sát chỉ kịp phát hiện những mảnh cháy dở còn sót lại từ 3 bộ khung. PabloPicasso là hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về phụ nữ. Hầu hết những người mẫu trong tranh đều là vợ hay những người bạn tình của hoạ sĩ. Hình ảnh những người phụ nữ trong tranh của hoạ sĩ là tấm gương phản chiếu cảm xúc và niềm đam mê của ông và cũng chính họ là nguyên nhân tác động đến quá trình sáng tạo, dẫn đến những thay đổi về màu sắc và phong cách của ông qua các thời kỳ. Theo các tư liệu, người ta biết đến bảy người phụ nữ đã bước vào cuộc đời của hoạ sĩ, đó là: người mẫu Madeleine, người tình Fernande, nữ diễn viên balê Olga Kokhlova, người mẫu tóc vàng Marie Walter, người phụ nữ trí thức Dora Maar, người phụ nữ có mái tóc đen huyền Françoise và nữ cố vấn Jacqueline Roque. Trong số họ, nữ diễn viên balê người Nga Olga Kokhlova là người vợ chính thức đầu tiên và Jacqueline Roque là người vợ chính thức cuối cùng. Khi cưới Jacqueline Roque, hoạ sĩ đã ở vào tuổi 80. Chỉ riêng Jacqueline, ông đã vẽ hơn 200 bức chân dung. Tác phẩm “Cô gái đứng trước gương” được Picasso sáng tác vào năm 1932. Căn cứ vào thời gian ra đời của tác phẩm, thì có thể cô vợ người Nga Olga Kokhlova đã làm mẫu cho hoạ sĩ thực hiện tác phẩm này. Đây là thời kỳ mà trong cuộc sống riêng tư hoạ sĩ có những bế tắc, dẫn đến việc ông phải ly thân với Olga Kokhlova vào năm 1935 để đến với cô người mẫu tóc vàng Marie Walter. Cũng chính bởi có nhiều phụ nữ đã đi qua cuộc đời nên ngay từ khi Picasso còn sống cũng như sau khi ông qua đời đã xảy ra nhiều chuyện rắc rối xung quanh những người thừa kế. Trong cuốn hồi ký của cô cháu gái Marina Picasso (Marina là cháu gái của Picasso với người vợ đầu tiên Olga Kokhlova), Picasso được mô tả như một kẻ độc ác đến nỗi vì ông mà cha đẻ của Marina là Paul Picasso đã phải tự vẫn một cách bi thảm. Nhưng Olivie Vidmaier Picasso, một người cháu khác của Picasso (mẹ của Vidmaier là con gái bà Marie Walter, người tình của hoạ sĩ) trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây đã bác bỏ quan điểm của Marina. Theo Vidmaier, bố Marina bị bệnh thần kinh, đã phải điều trị nhiều năm và việc ông tự sát không thể đổ lỗi cho Picasso. Thực ra, có thời kỳ một số người thừa kế của họa sĩ gặp hết tai hoạ này đến tai hoạ khác: năm 1977 Marie Walter tự vẫn; năm 1986 người vợ thứ hai là Jacqueline Roque cũng tự kết liễu cuộc đời. Chính vào thời kỳ này, Vidmaier với tư cách là một luật sư và là cháu của hoạ sĩ được những người trong họ mời đứng ra thu xếp các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ của Picasso. Trong cuốn sách của mình, Vidmaier viết: Người ta dễ liên tưởng đến một hình ảnh Picasso trụy lạc khi nhớ đến số phụ nữ mà ông đã yêu trong 80 năm. Nhưng thực ra ông đã yêu họ một cách chân thành. Tình ái luôn là một phần không thể tách rời khỏi hoạt động sáng tạo của Picasso. Phụ nữ đối với ông giống như màu nước đối với bút lông, như một cái gì đó không thể tách rời. Về chuyện vật chất, Vidmaier khẳng định, Picasso đã giúp đỡ cho tất cả những người thân quen đến tận cuối đời. Khi cuốn sách được in ra, Vidmaier đã nhận được sự ủng hộ không chỉ của mẹ ruột mà của cả những người khác trong dòng họ Picasso, trừ Marina. Trong quan hệ xã hội, Picasso có những người bạn là những văn nghệ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ. Trong đó có hoạ sĩ Braque là bạn chí cốt đã cùng ông sáng lập ra trường phái Lập Thể, có hoạ sĩ Matisse là một bậc thầy trong trường phái Siêu Thực, có các nhà thơ tài năng của thế giới như Apollinaire, Aragon, Cocteau, Eluard, Breton… Họ đã viết lời đề tặng cho Picasso trong các tác phẩm của mình. PabloPicasso là hoạ sĩ tài năng, nhưnglúc sinh thời, đất nước Tây Ban Nha - nơi ông sinh ra và nước Pháp - nơi ông sống phần lớn cuộc đời lại không mặn mà lắm với những tác phẩm của ông. Năm 1939, Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại New York mới tổ chức cuộc triển lãm lớn đầu tiên để vinh danh Picasso. Sau đó tên tuổi ông thực sự được cả thế giới biết đến và cùng với nó là các cuộc triển lãm được liên tiếp tổ chức ở Mỹ, Anh, Italia. Mãi đến năm 1966, nước Pháp mới tổ chức một cuộc triển lãm hoành tráng để kỷ niệm sinh nhật 85 tuổi của ông. Năm 1971, khi họa sĩ đã ở tuổi 90, nước Pháp đã vinh danh ông bằng cách cho treo 8 bức tranh của ông trong Bảo tàng Louvre. Đây là lần đầu tiên tranh của một họa sĩ còn sống được treo trong bảo tàng Louvre. . PABLO PICASSO VÀ NHỮNG KỶ LỤC GÂY TRANH CÃI Pablo Picasso được các nhà chuyên môn đánh giá là hoạ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XX. Ông cũng là. chép tay và bản in của Picasso. Pablo Picasso là hoạ sĩ có tranh được bán với giá kỷ lục, và cùng với thời gian chúng vẫn tiếp tục tăng lên. Bức tranh “Chàng