1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế học quốc tế II mô hình kinh tế chia sẻ tại việt nam và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ theo định hướng xanh

28 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Ranh giới giữa các khái niệm có sự đồng nhất ở một số khía cạnh, tuynhiên nhìn chung, tất cả các tên gọi khác của mô hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là: “một mô hình kinh doanh mới

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ

VÀ KINH TẾ XANH1.1 Kinh tế chia sẻ

1.1.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ

Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ, hay nói một cáchkhác là không có một định nghĩa chung cho tất cả mọi trường hợp hay mọi quốc gia Mức

độ rộng hẹp của các định nghĩa cũng khác nhau, cũng như các định nghĩa có thể xuất phát

từ các góc nhìn khác nhau Kinh tế chia sẻ (sharing economy) còn được gọi theo nhiều tênkhác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demandeconomy), kinh tế nền tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tếdựa trên các ứng dụng di động (app economy),… (theo Cristiano Codagnone and BertinMartens, 2016) Ranh giới giữa các khái niệm có sự đồng nhất ở một số khía cạnh, tuynhiên nhìn chung, tất cả các tên gọi khác của mô hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là:

“một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số” Đây là hệ thống kinh tế đề cao chia sẻ và hợp tác hơn tư

hữu Con người thay vì sở hữu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì sẽ tìm những nguồn lựctrong cộng đồng Nền kinh tế chia sẻ đang phát triển vì nó tái phân phối tài nguyên đangkhông được sử dụng hiệu quả (sản phẩm mua rồi nhưng không dùng, máy móc không đượckhai thác tối đa thời gian sử dụng) sang chỗ mà nó được dùng hiệu quả hơn Việc tái phânphối này thực sự cần thiết để tiết kiệm tiền của người dùng và tài nguyên của xã hội

1.1.2 Lịch sử ra đời của nền kinh tế chia sẻ

Nền kinh tế chia sẻ được bắt đầu manh nha khái niệm năm 1995, khởi điểm tại Mỹvới mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt Nó khởi đầubằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người,… vàgiúp cho những cá nhân có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo

Mô hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vàokhủng hoảng năm 2008, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bốicảnh khó khăn

Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng nhữngkhoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng

Trang 2

tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới

Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới

Trên thực tế, mô hình chia sẻ đã có từ rất lâu: thư viện, thuê xe, câu lạc bộ, phòngluyện tập, xe ôm, chia sẻ trong làng xã, thị trấn Tuy nhiên từ giữa thế kỉ 20, việc chia sẻtrở nên đắt đỏ và rắc rối hơn việc sở hữu, do sự bùng nổ của sản xuất hàng loạt (cách mạngcông nghiệp) Từ đó xuất hiện chủ nghĩa tiêu dùng: xây dựng trên ý tưởng tin rằng việctiêu dùng sẽ giúp người dân thấy hạnh phúc, việc tiêu dùng giúp nền kinh tế phát triểnmạnh hơn Giờ thì xu hướng lại đảo ngược trở lại do việc chia sẻ dần trở nên rẻ hơn

Nền kinh tế chia sẻ thuộc một xu hướng lớn hơn bắt đầu từ thời Internet: xu hướngđảo ngược chủ nghĩa tiêu dùng Khi Internet được lan rộng, các trang như eBay vàCraigslist giúp kết nối những người có và những người cần một cách hiệu quả hơn Chia sẻ

và tái phân phối tài nguyên bắt đầu rẻ đi so với mua đồ mới và vứt đồ cũ đi Mọi ngườikhông chỉ là người mua mà còn có thể bán thông qua thương mại ngang hàng, giúp nhữngthứ được lãng phí do không dùng đến được tận dụng thông qua nền tảng công nghệ Thôngqua nền tảng này con người bắt đầu thay đổi quan hệ với những thứ mình tư hữu, họ nhận

ra những thứ có thể được truy cập mà không cần sở hữu, thứ đắt đỏ trong việc duy trì, thứkhông thực sự cần thiết, thứ không được dùng thường xuyên,… đều nên thuê chứ khôngnên mua Điều này thay đổi tâm lý “tư hữu” Những công ty Product Service bắt đầu pháttriển mô hình tính phí theo sử dụng, thay vì theo sở hữu (ZipCar) từ 10 năm về trước Bâygiờ có hàng trăm công ty chia sẻ tài sản: Airbnb, RelayRides, DogVacay, LiquidSpace,…Các công ty này sử dụng công nghệ điện thoại, GPS, 3G, thanh toán Online khiến cho môhình nền kinh tế chia sẻ hoạt động với hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi ích chongười cung ứng, người có nhu cầu và người trung gian Đồng thời việc tiết kiệm vốn củacông ty (không phải mua ô tô, xây khách sạn) mà sử dụng vốn cộng đồng (xe ô tô củangười tham gia, nhà ở của người tham gia) giúp các công ty có thể lan nhanh ra toàn thếgiới

Tóm lại, nền kinh tế chia sẻ là một biểu hiện của việc áp dụng công nghệ nhằm giảm

sự lãng phí trong tiêu dùng, hướng tới cộng đồng, thành phố thông minh – tài nguyên đượcdùng một cách hiệu quả

Trang 3

Hình 1 So sánh tăng trưởng của mô hình kinh tế chia sẻ và truyền thống

1.1.3 Các loại hình kinh tế chia sẻ

Theo phương pháp phân loại dựa theo hình thức người sở hữu tài sản và người quyếtđịnh giá của Judith Wallenstein và Urvesh Shelat (2017), mô hình kinh tế chia sẻ được chia

ra làm ba loại chính: Mô hình nền tảng tập trung (đơn vị cung cấp nền tảng vừa sở hữu tàisản, vừa quyết định giá thành dịch vụ), mô hình nền tảng phi tập trung (đơn vị cung cấpnền tảng chỉ tạo ra môi trường kết nối, người cung cấp dịch vụ là người sở hữu tài sản vàcũng là người quyết định giá thành dịch vụ), mô hình nền tảng hỗn hợp (chủ tài sản cungcấp dịch vụ với giá do nền tảng đưa ra và nền tảng cũng đóng một phần vai trò trong việcđảm bảo chất lượng sản phẩm được cung ứng ra ngoài thị trường)

Trang 4

1.2 Kinh tế xanh

1.2.1 Khái niệm kinh tế xanh

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh Liên minh châu Âu (2010) cho rằng

“Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và công bằng” Nhóm Liênminh kinh tế xanh (2012) định nghĩa kinh tế xanh là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộcsống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất” Phòng Thương mạiquốc tế (2012) xem xét kinh tế xanh từ góc độ kinh doanh và cho rằng “Kinh tế xanh là nềnkinh tế mà tăng trưởng kinh tế và trách nghiệm môi trường đi đôi với nhau và tương hỗ chonhau, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội” Báo cáo của Vụ Liên hiệp quốc tế(2012) về các vấn đề kinh tế và xã hội tổng hợp các định nghĩa của nhiều quốc gia và chỉ rađiểm chung là một nền kinh tế xanh cần hướng tới việc giảm các tác động tiêu cực của hoạtđộng kinh tế tới môi trường và xã hội

Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa của UNEP (2011) được coi là định nghĩa chính

xác và đầy đủ nhất về kinh tế xanh Cụ thể, kinh tế xanh là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái Đó là nền kinh tế ít phát thải cacbon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã hội” Theo đó, UNEP khẳng định rằng xây

dựng nền kinh tế xanh không mâu thuẫn với phát triển kinh tế, ngược lại, nó có thể tạo rađộng lực cho phát triển kinh tế, tạo ra các việc làm mới, phù hợp hơn với bối cảnh mới.Xây dựng nền kinh tế xanh là con đường để hướng tới phát triển bền vững một cách kinh tếnhất Trên con đường đó, kinh tế, xã hội, sinh thái và công nghệ được kết hợp với nhau vàphải được quản lý bởi một hệ thống quản trị tốt Đặc biệt cần lưu ý, xanh hóa nền kinh tếkhông chỉ là xanh hóa các ngành của nền kinh tế, mà quan trọng là phải đảm bảo 4 yếu tốsau đây:

Thứ nhất, nâng cao sự thịnh vượng của con người bằng cách đảm bảo dịch vụ chăm

sóc sức khỏe, giáo dục và nghề nghiệp tốt hơn

Thứ hai, tăng cường bình đẳng xã hội thông qua việc chấm dứt nghèo đói dai dẳng và

đảm bảo công bằng kinh tế, tài chính và xã hội

Thứ ba, giảm các rủi ro môi trường thông qua việc giải quyết các vấn đề về biến đổi

khí hậu, axit hóa đại dương, phát thải các chất ô nhiễm và hóa chất nguy hại, cũng như việcgia tăng chất thải và quản lý không tốt chất thải;

Trang 5

Thứ tư, giảm suy giảm sinh thái bằng việc quản lý chặt hơn các nguồn nước sạch và

các tài nguyên thiên nhiên

1.2.2 Tác động của kinh tế xanh

a Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo

Hướng tới nền kinh tế xanh được coi là một trong những phương thức nhằm xóa đóigiảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống Theo Trương Quang Học và HoàngVăn Thắng của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (2014), trong một kịchbản đầu tư xanh, 2% GDP toàn cầu được phân bổ để “làm xanh” các lĩnh vực năng lượng,giao thông, xây dựng, chất thải, nông nghiệp, thủy sản, nước và rừng Kinh tế xanh sẽ cungcấp các nguồn năng lượng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ người hiện đang thiếu điện và chohơn 700 triệu người khác đang không được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại.Công nghệ năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách

hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể việc cải thiện đời sống và sức khỏe chomột bộ phận người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những người hiện đang không cókhả năng tiếp cận với năng lượng Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về phát triểnbền vững, Rio+20 năm 2012, đã nhất trí thông qua một văn kiện quan trọng có tựa đề

“Tương lai mà chúng ta mong muốn” và quyết định dành 323 tỷ USD cho sáng kiến củaTổng Thư ký Ban Ki-Moon mang tên “Năng lượng bền vững cho tất cả” với mục đích đảmbảo cho hơn 1,3 tỷ người tại các nước nghèo được tiếp cận năng lượng sạch và hiệu quảvào năm 2030

b Kinh tế xanh giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốcgia Hà Nội (2014), chỉ cần đầu tư khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào việc nâng cao hiệu quả

sử dụng năng lượng trong các ngành và phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm cả nhiênliệu sinh học thế hệ hai, mức độ tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới có thể giảm đi 36%vào năm 2030 và lượng khí CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm từ 30,6 tỷ tấn năm 2010 xuống

20 tỷ tấn năm 2050 Thêm vào đó, nhờ vào nông nghiệp xanh, kịch bản kinh tế xanh ướctính có thể giảm nồng độ khí nhà kính xuống 450ppm vào năm 2050, một mức độ đượccho là hợp lý và đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng 2oC

c Kinh tế xanh duy trì và tăng cường vốn tự nhiên

Trang 6

Theo UNESCO (2011), các khoản đầu tư xanh trong các lĩnh vực lâm nghiệp vànông nghiệp sẽ giúp đảo ngược xu thế suy giảm đất lâm nghiệp hiện nay, tái tạo khoảng4,5 tỷ ha nguồn tài nguyên quan trọng này trong vòng 40 năm tới Đầu tư vào nông nghiệpxanh vừa nâng cao năng suất, sản xuất ra nhiều lương thực hơn vừa giúp giảm lượng đất sửdụng cho nông nghiệp và chăn nuôi 6% và cải thiện chất lượng đất nông nghiệp lên 25%vào năm 2050 Ngoài ra, đầu tư để tăng nguồn cung cấp nước, mở rộng khả năng tiếp cận,cũng như cải thiện quản lý sẽ cung cấp thêm 10% nguồn cung nước toàn cầu cả trước mắt

và lâu dài, thêm vào đó có thể góp phần duy trì nguồn tài nguyên nước ngầm và nước mặt

d Kinh tế xanh có thể tạo ra việc làm

Nền kinh tế xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới nổi vànhiều tiềm năng, chẳng hạn như nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, giao thông côngcộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế Một công việc tốt được hiểu là công việc cónăng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái và ổn địnhlượng khí thải ra ở mức thấp, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ môitrường - khí hậu Đã có rất nhiều những việc làm xanh như vậy được tạo ra, đặc biệt làtrong ngành năng lượng tái tạo Tuy nhiên, để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịpnhàng sang nền kinh tế xanh, cần thiết phải có nỗ lực phối hợp trong việc tạo ra việc làm.Các chính sách về xã hội sẽ cần phải được phát triển cùng với các chính sách về môitrường và kinh tế Để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịp nhàng, nhà nước cần tậptrung vào các vấn đề quan trọng, như đầu tư vào những kỹ năng mới, không thể thiếu chomột nền kinh tế toàn cầu, cacbon thấp; hay nghiên cứu các chính sách cần thiết để điềuchỉnh việc làm trong các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng và giao thông vận tải

e Kinh tế Xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học

Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trongkhi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo Nếu tìnhtrạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hoàkhí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi không thể lường trước và có thểkhông đảo ngược trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái.Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh

tế Bởi những lý do này mà việc gìn giữ và bảo vệ các hệ sinh thái là trọng tâm củaChương trình nghị sự Kinh tế Xanh Ngoài ra, đầu tư xanh cũng nhằm giảm những hệ quả

Trang 7

tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên Ví

dụ, đầu tư vào bảo vệ rừng không những duy trì một loạt các ngành và sinh kế của conngười mà còn bảo tồn 80% các loài trên cạn Bằng cách thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệpxanh, Chương trình nghị sự Kinh tế Xanh sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế của hơn 1

tỷ người hiện đang sinh sống bằng các sản phẩm từ gỗ, giấy và chất xơ, với tổng thu nhậpchỉ chiếm 1% GDP toàn cầu

1.2.3 Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Kim Ngọc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam(2015), phát triển kinh tế xanh đang trở thành một xu hướng trên thế giới, giúp các nướcđối phó với các cuộc khủng hoảng hiện tại và ngăn chặn nguy cơ xảy ra các khủng hoảngtrong tương lai, bao gồm:

- Xây dựng và củng cố các thể chế, chính sách cho phát triển kinh tế xanh

- Phát triển những công nghệ sạch, sản xuất tiết kiệm năng lượng và giảm phát thảicarbon

- Quan tâm đến các vấn đề xã hội trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế xanh

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA

SẺ TẠI VIỆT NAM2.1 Một số mô hình kinh tế chia sẻ tiêu biểu tại Việt Nam

2.1.1 Mô hình Airbnb, Triip.me

Mô hình Airbnb chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đanglãng phí là những căn phòng không dùng đến Mô hình này kết nối người cần thuê nhà vớinhững gia đình có phòng trống cần cho thuê thông qua ứng dụng di động Đây là loại hìnhdịch vụ tương đối mới, hoạt động theo mô hình nền tảng phi tập trung, tất cả việc thanhtoán chỉ sử dụng thẻ tín dụng và thông qua Airbnb Từ đây, nhà trung gian này sẽ thu mộtkhoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà Khoản phí đối với chủ nhà ở mức3% tổng giá trị đặt phòng, phí thu khách đặt phòng ở mức 6 - 12% và mức phí này sẽ hiểnthị luôn trong quá trình khách sử dụng dịch vụ Mức phí này vẫn đảm bảo người trả thấphơn đặt phòng khách sạn qua các kênh truyền thống

Hình 2: So sánh công suất phòng và giá phòng giữa Airbnb và khách sạn 4-5 sao ở Hà

Trang 9

2018, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 21.994 đăng ký cho thuê trên Airbnbtrong khi số phòng của các khách sạn 4-5 sao hiện hữu trên địa bàn chỉ là 17.426 phòng.Tuy nhiên, giá cho thuê trung bình của Airbnb tại Việt Nam vẫn đang thấp hơn đáng kể sovới giá cho thuê của khách sạn 4-5 sao (36 USD với 106 USD tại Hà Nội, 44 USD với 108USD tại thành phố Hồ Chí Minh).

Điều đáng nói là những căn phòng hay chỗ ngủ này không phải do một chuỗi kháchsạn nào đó cung cấp mà do các cá nhân Những người cần thuê và chủ cho thuê được “maimối” nhờ Airbnb - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) Sau giao dịch người thuê

và người cho thuê cũng có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng này Hiện nay, Airbnb đượcđịnh giá gần 20 tỷ USD (theo Hãng tin Bloomberg) và đã hiện diện ở rất nhiều nơi trên thếgiới, trong đó có Việt Nam

Ngoài ra còn nhiều dịch vụ cung cấp nền tảng (platform) tương tự được ứng dụngrộng rãi, cụ thể là Triip.me Mô hình này đã biến những người địa phương bình thườngthành một hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư Triip.me cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạomột gói sản phẩm du lịch, đưa lên và bán cho khách du lịch trên trang web hoặc ứng dụngtrên iPhone Triip.me được hình thành và xây dựng từ một nhóm người trẻ và đam mê dulịch, họ đến từ nhiều quốc gia với những nền văn hóa khác biệt nhau Điểm chung lớn nhấtcủa Triip.me là nơi kết nối mọi người, chia sẻ kinh nghiệm về du lịch qua đó góp phần bảotồn văn hóa tại các địa phương,…

2.1.2 Mô hình Uber, Grab

Nền tảng Uber, Grab tận dụng nguồn tài nguyên ô tô, xe gắn máy ít được đưa vào lưuthông và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng Thời gian đầu, Uber

và Grab chỉ kinh doanh trong lĩnh vực xe hạng sang, sau đó mở rộng ra các lĩnh vực khácnhư xe bình dân, xe SUV, vận chuyển,… Mức giá của Uber, Grab thường rẻ hơn các dịch

vụ cung cấp bởi công ty truyền thống Hiện nay, theo một nguồn đáng tin cậy, các dịch vụnày được định giá 18,2 tỷ USD

Tham gia mô hình này, chủ sở hữu xe ô tô, xe gắn máy thực hiện việc đăng ký trênnền tảng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe Khách hàng muốn đặt xe thông qua nền tảngnày sẽ click vào nền tảng Uber hay Grab, chọn địa chỉ nơi đi, nơi đến và nhấn nút đặt xe,ứng dụng này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một phương tiện gần với khách hàng nhất Khi đã kếtnối, lái xe và người đặt xe liên lạc và thông báo điểm đón thông qua điện thoại di động

Trang 10

Sau sử dụng dịch vụ, người lái xe và người sử dụng dịch vụ cũng có thể đánh giá lẫn nhautrên nền tảng.

Hình 3 Thống kê số lượng taxi công nghệ và taxi truyền thống

(Nguồn: Sở Giao thông TP Hồ Chí Minh (2017))

2.1.3 Dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ (peer-to-peer lending/P2P)

Là mô hình trong đó các đối tượng trong cộng đồng cho vay lẫn nhau, không thôngqua trung gian là ngân hàng Ví dụ, các làng xã, khu dân phố thành lập quỹ chung dùng để

hỗ trợ cho người trong khu gặp việc khẩn cấp Nền tảng đánh giá người vay thông qua dữliệu quá khứ và tập hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra mức độ an toàn củakhoản vay Các khoản vay trên nền tảng này thường có lãi suất thấp hơn nhưng người chovay lại thu được nhiều hơn gửi vào ngân hàng, theo công ty là do chi phí tổ chức của công

ty thấp hơn của ngân hàng Đón nhận xu hướng cung ứng dịch vụ trên thị trường, ngày05/6/2018, Công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin đã chính thức ra mắt dịch

vụ cho vay ngang hàng tại Hà Nội Đây là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạotrong lĩnh vực P2P Lending sử dụng nền tảng công nghệ tiên tiến tại Việt Nam

2.2 Tác động của mô hình kinh tế chia sẻ lên các thành phần của nền kinh tế Việt Nam

2.2.1 Tác động của mô hình kinh tế chia sẻ lên người tiêu dùng

Theo Investopedia, mô hình kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức nhưng hiện naythường có điểm chung là sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tậpđoàn, phi lợi nhuận và chính quyền, từ đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sựtái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ

Trang 11

Mô hình kinh tế chia sẻ đã tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các loại hình kinh doanhtruyền thống, thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nói chung.Đồng thời, mô hình này đem đến lợi ích cho không chỉ các nền kinh tế, các doanh nghiệp

mà còn tác động tích cực đến đời sống từng cá nhân, giúp nhiều người tận dụng tốt hơnnhững thành tựu công nghệ thông tin để tối đa hoá lợi ích từ những nguồn lực có sẵn,thông qua việc chia sẻ, tận dụng các nguồn lực dư thừa của nhau

Do đó, mô hình kinh tế chia sẻ trong thời đại hiện nay được kỳ vọng mang lại nhiều

cơ hội phát triển khi người tiêu dùng có thể tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản mà

họ không sở hữu và không có điều kiện sở hữu riêng, trong khi đó, người sở hữu tài sản có

cơ hội để tăng thêm thu nhập

Một số chuyên gia kinh tế ủng hộ mô hình chia sẻ mới nói rằng các dịch vụ giúp khaithác được tối đa các tiềm năng còn ẩn giấu và phần lợi ích tăng thuộc về khách hàng Mộtnghiên cứu của trường Đại học George Mason (2014) nhận xét, nền kinh tế chia sẻ có thểnâng cao ích lợi cho người tiêu dùng khi đưa ra nhiều lựa chọn cải tiến hơn, nhiều sự khácbiệt hơn, giá cả cạnh tranh hơn và chất lượng dịch vụ cao hơn Nhà nghiên cứu ChristopherKoopman, tác giả của nghiên cứu trên, nêu rõ nền kinh tế chia sẻ cho phép người tiêu dùngđược hưởng những lợi ích lớn từ một khoản chi khiêm tốn Nói ngắn gọn là tối đa hóađược lợi nhuận Theo ông, mọi người đang lãng phí những phòng ngủ, xe hơi, các đồ đạc

mà họ không dùng tới và với mô hình làm ăn mới này, các thứ dư thừa đó có thể sinh lợi vàchủ của chúng sẽ là những doanh nhân thực sự

Cách thức vận hành mới của các dịch vụ chung này đang tái cấu trúc nhiều ngànhnghề kinh tế với những hứa hẹn về nâng cao tính hiệu quả và sự linh hoạt Tuy nhiên, sựphát triển chóng mặt của các loại hình chia sẻ như đi chung, mua chung, ở chung… đã làmđảo lộn những mô hình cũ, đồng thời kéo theo nhiều phàn nàn rằng những dịch vụ nàythiếu tính an toàn cũng như nguy cơ rò rỉ thông tin người tiêu dùng vẫn còn đáng lo ngại

2.2.2 Tác động của mô hình kinh tế chia sẻ lên các doanh nghiệp

Nền kinh tế chia sẻ đã trở thành một khía cạnh ngày càng quan trọng của các doanhnghiệp toàn cầu nhờ những lợi ích mà nó mang lại Kinh tế chia sẻ giúp tiết kiệm chi phí,bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xãhội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ

Trang 12

Hiện nay, có ba yếu tố giúp cho việc chia sẻ quyền sử dụng các hàng hóa và dịch vụmới được thuận lợi như:

Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay

đổi tính chất từ sở hữu đến chia sẻ

Thứ hai, liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị

trường điện tử dễ dàng hơn

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử

làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn

Nghĩa là, mô hình kinh tế này tạo ra những cơ hội để người tham gia có thể làm việctoàn thời gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do, từ đó đem lại thu nhập tăng thêm bêncạnh công việc hiện có của người tham gia Việc chia sẻ cũng đem lại cho người tiêu dùngkhả năng được tiếp cận với những dịch vụ/tài sản mà họ không thể sở hữu Đồng thời, giúpnâng cao phúc lợi xã hội, làm cho việc sử dụng tài sản vật chất và các nguồn lực nhàn rỗikhác trở nên hiệu quả hơn, góp phần phát triển bền vững và giảm những tác động tiêu cựcđến môi trường Các đối tượng được hưởng lợi từ mô hình kinh tế chia sẻ là những công ty

đã thành công, người sáng lập, chủ sở hữu, nhà đầu tư, nhân viên và người tiêu dùng.Tại Việt Nam, mặc dù kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát triển nhưng việc cho thuênhững tài sản ít sử dụng đã và đang tồn tại Một khảo sát mới công bố của Công ty Nielsentrong hơn 30.000 người tiêu dùng trực tuyến trên 60 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương,châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ cho thấy, kinh tế chia sẻ đangbắt đầu khởi phát, mở rộng trong các lĩnh vực và Việt Nam là một trong những nước cótiềm năng lớn để phát triển mô hình này Theo khảo sát của Nielsen, cứ bốn người ViệtNam được hỏi thì có ba người cho biết thích ý tưởng kinh doanh về mô hình này; 76% chobiết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ; Chỉ có 18% từ chối chia sẻ tài sản

cá nhân của mình

Sự xuất hiện và phát triển lớn mạnh của 2 hãng cung ứng dịch vụ vận chuyển hànhkhách nổi tiếng trên thế giới là Grab và Uber tại Việt Nam đã “tiếp lửa” cho sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ nước ta

Sự xuất hiện của 2 hãng dịch vụ này cũng đã khiến cho các hãng vận tải hành kháchlớn như Mai Linh hay Vinasun, Taxi Group phải lập tức thay đổi cung cách vận hành Nếunhư tháng 8/2015, Mai Linh giới thiệu ứng dụng di động cho phép gọi xe taxi không cần

Trang 13

thông qua tổng đài, thì đến cuối năm, Vinasun cũng nâng cao khả năng cạnh tranh bằngcách tung ra ứng dụng gọi xe Vinasun.

Tuy nhiên, sự nở rộ của dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ nói chung và nền kinh

tế chia sẻ nói riêng tại Việt Nam cũng đang cho thấy mối lo ngại về sự cạnh tranh khôngbình đẳng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn, thì lối mòn về nhữngcuộc biểu tình phản đối Uber hay làn sóng tiền ẩn phản đối kinh tế chia sẻ giống như nhiềuquốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục diễn ra tại Việt Nam

2.3 Thành tựu và hạn chế của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

2.3.1 Những thành tựu của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

Quy mô thị trường tăng trưởng một cách nhanh chóng: Đối với dịch vụ vận tải trựctuyến Theo số liệu thống kê của của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, đến năm 2017, cótới tận 25.000 xe hợp đông điện tử dưới 9 chỗ ngồi đã được cấp phù hiệu và có đến 24.000chiếc đang tham gia mạng lưới của Uber và Grab; trong khi đó, số xe taxi truyền thống chỉbằng 46% so với số xe tham gia mạng lưới của Uber và Grab (Cafebiz, 2017) Tại Hà Nội,theo một báo cáo chỉ ra rằng, tính đến 20/12/2017, GrabTaxi có 11.474 xe tham gia thíđiểm trên địa bàn, chiếm 90,67% số lượng xe được cấp phép hoạt động trên địa bàn toànthành phố Đối với dịch vụ cho thuê phòng ở, cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan cụ thểnào ở Việt Nam có một thống kê chính xác về số lượng đơn vị tham gia loại mô hình này.Tuy nhiên, theo ông Kenneth Atkinson - Chủ tịch Grant Thornton, tính đến tháng 6/2017,ước tính có khoảng 6.500 cơ sở tham gia Airbnb ở Việt Nam và có khoảng 80% số lượngkhách đặt phòng là người nước ngoài tại Việt Nam Sau 2 năm thí điểm thì Uber, Grab đãvận chuyển được hàng chục triệu lượt hành khách trong khi Nhà nước không hề mất tiền

để tài trợ phát triển loại hình này, mà hoàn toàn do xã hội hoá (Hiếu Công, 2018)

Kinh tế chia sẻ thuận tiện cho người sử dụng và ngày được đón nhận rộng rãi: Theomột cuộc khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu Nielsen vàonăm 2014 đối với người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á, cụ thể tại Việt Nam chỉ có 18%người được hỏi từ chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình, thấp hơn 14 điểm phần trăm sovới tỉ lệ trung bình trên toàn thế giới Trong khi đó, số người được hỏi sẵnsàng tận dụngcác sản phẩm và dịch vụ chia sẻ tại Việt Nam lên tới 76%, cao hơn mức bình quân 66%của toàn cầu (Nielsen, 2014) Bên cạnh đó, đối với dịch vụ vận tải trực tuyến, theo báo cáo

5 năm kể từ khi thành lập, Grab công bố đã thành công giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều

Trang 14

thời gian dành cho việc di chuyển, tại Việt Nam trung bình các hành khách của Grab đếnnơi với thời gian ít hơn một nửa khoảng 51% (Grab, 2017).

Ngoài tiết kiệm thời gian, Grab còn giúp khách hàng giảm 20 – 30% chi phí đi lại,giảm 40% những lỗi giấy tờ khi quyết toán chi phí đi lại, minh bạch thông tin cho ngườidùng (Grab, 2017) Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao sức cạnh tranh củanền kinh tế, đẩy mạnh sáng tạo trong kinh doanh: Cho đến nay, không chỉ có Grab và Uber

mà đã có khoảng 10 hãng taxi khác đã tham gia cung cấp ứng dụng đặt xe qua mạng, trong

đó có cả các hãng taxi lớn như Vinasun, Mai Linh tham gia Không chỉ có thế, hiện naytheo ông Hùng, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có đề xuất xây dựng một trung tâm điều hành đặt

xe qua mạng và đang đặt công ty phần mềm thiết kế Đây là một môi trường nền tảng dùngchung cho tất cả hãng taxi, giúp mọi người khi đến Hà Nội có thể tải, truy cập phần mềm,

có thể lựa chọn hãng tuỳ thuộc vào tên tuổi hay giá cả đã hiển thị sẵn để cạnh tranh vớiGrab đang ngày càng mở rộng thị phần Mô hình taxi công nghệ ứng dụng công nghệthông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống, đây là điều tất yếu, phù hợp với chỉđạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2.3.2 Những hạn chế của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

Kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ ở các nước trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng, hiện nay xuất hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quản lýnhà nước, khiến các cơ quan này còn khá lúng túng trong việc xác định bản chất và cáchthức vận hành, quản lý Nhìn chung, hầu hết văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định

cụ thể liên quan đến kinh tế chia sẻ như trong Luật Đầu tư năm 2014, Luật doanh nghiệp

2014, và các qui định pháp luật khác như Luật thuế, Luật thương mại điện tử (Luật giaodịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành), các chính sách qui định về nghĩa vụtài chính và các chính sách khác Một vài trường hợp cụ thể như là việc cấp giấy phép kinhdoanh còn gặp vướng mắc do hoạt động này vẫn chưa có trong danh mục ngành nghề kinhdoanh gây ra nhiều vấn tranh cãi như theo ông Nguyễn Anh Tuấn (CEO của Grab) chorằng, các doanh nghiệp hoạt động như Grab hay Uber chỉ là công ty công nghệ, dùng ứngdụng công nghệ để giải quyết, cải thiện các vấn đề vận tải của xã hội Tuy nhiên, trongcuộc họp ngày 8/3 bàn dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiệnkinh doanh vận tải bằng xe và theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86, Bộ Giaothông Vận tải đề xuất xếp vận tải Uber, Grab như taxi truyền thống (Kiều Linh, 2018) Bên

Ngày đăng: 28/08/2020, 09:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. So sánh tăng trưởng của mô hình kinh tế chia sẻ và truyền thống - tiểu luận kinh tế học quốc tế II mô hình kinh tế chia sẻ tại việt nam và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ theo định hướng xanh
Hình 1. So sánh tăng trưởng của mô hình kinh tế chia sẻ và truyền thống (Trang 3)
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TẠI VIỆT NAM - tiểu luận kinh tế học quốc tế II mô hình kinh tế chia sẻ tại việt nam và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ theo định hướng xanh
2. THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TẠI VIỆT NAM (Trang 8)
Hình 3. Thống kê số lượng taxi công nghệ và taxi truyền thống - tiểu luận kinh tế học quốc tế II mô hình kinh tế chia sẻ tại việt nam và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ theo định hướng xanh
Hình 3. Thống kê số lượng taxi công nghệ và taxi truyền thống (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w