1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học sinh Giỏi 09 - 10

5 241 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DUC – ĐÀO TẠO QUY NHƠN TRƯỜNG THCS NHƠN PHÚ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG  Năm học : 2009 – 2010 Môn : SINH HỌC 9 – Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề)  Câu 1 : (3 điểm) a) Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ? b) Một người bò triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào ? c) Hãy thiết kế các thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học của xương . Thành phần hoá học của xương có ý nghóa gì đối với chức năng của xương ? Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu ) thì bở ? Câu 2 :(3 điểm) a) Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dò bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n +1) và (2n – 1)? Vẽ sơ đồ minh hoạ ? b) Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến . Câu 3 : (4 điểm) a) Căn cứ vào đâu mà MenĐen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau ? b) ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ : Gen  ARN. c) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 ? d) Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó ? Câu 4 : (3.5điểm) Một gen có 150 chu kỳ xoắn. Hiệu số giữa nuclêôtit loại T với nuclêôtit loại G trong gen bằng 300 nuclêôtit. Số lượng nuclêôtit loại T ở mạch 1 bằng 400, số lượng nuclêôtit loại G ở mạch 2 bằng 600 nuclêôtit. a) Xác đònh số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên b) Số lượng phân tử mARN được tổng hợp ? c) Biết rằng khi tổng hợp các phân tử mARN, môi trường đã cung cấp 1500 ribônuclêôtit loại A . Câu 5 : (2.5điểm) Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 NST bò tiêu biến cùng với các thể đònh hướng. Tỉ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6.25% trên tổng số trứng được tạo thành. Xác đònh : a) Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tạo ra số giao tử nói trên. b) Bộ NST 2n của loài. c) Số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng. d) Số NST cùng trạng thái của chúng trong các hợp tử ở kì trung gian (giai đoạn chuẩn bò) cho lần nguyên phân đầu tiên. Câu 6: (4điểm) Ở một loài thực vật, khi lai hai giống thuần chủng thu được F 1 . Cho F 1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F 2 thu được 1520 cây, trong đó có 855 cây thân cao, hạt vàng . Biết rằng mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể và quy đònh một tính trạng ; tương phản với các tính trạng thân cao, hạt vàng là các tính trạng thân thấp, hạt trắng a) Xác đònh kiểu gen và kiểu hình của thế hệ xuất phát (P), viết sơ đồ lai từ P đến F 2 b) Xác đònh số cá thể (trung bình) của từng kiểu hình có thể có ở F 2 c) Chọn cây có kiểu gen và kiểu hình thế nào để lai với cây F 1 nói trên cho tỉ lệ 12,5% số cây thân thấp, hạt trắng . ----------------------Hết-------------------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 : (3 điểm ) a) * Giống nhau : - Cũng gồm các giai đoạn thông khí phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào (0.25điểm) - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp (0.25điểm) * Khác nhau : - Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bò ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên. (0.25điểm) - Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên . (0.25điểm) b) + Môn vò thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vò xuống ruột non liên tục và nhanh hơn (0.25điểm) + Thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dòch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp (0.25điểm) c) Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hoá học của xương : * Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dòch axit clohiđric 10% , Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm ? (0.25điểm) * Đốt một xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đền cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên . Bóp nhẹ phần xương đã đốt , Có nhận xét gì ? (0.25điểm) + Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương . + Thành phần vô cơ : canxi và phốt pho làm tăng độ cứng rắn của xương . (0.25điểm)  Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể . + Khi hầm xương bò, lợn … chất cốt giao bò phân huỷ, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở . (0.25điểm) Câu 2 : (3 điểm ) a) Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1) : Là sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó  Kết quả tạo ra 1 giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó . Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dò bội (0.75điểm) − Sơ đồ hình thành thể (2n + 1) và (2n − 1) Tế bào sinh giao tử : (mẹ hoặc bố) (bố hoặc mẹ) Giao tử : Hợp tử : ( 0.75 điểm) b) Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. (0.5 điểm) Phân biệt thường biến với đột biến: (1 điểm) Thường biến Đột biến - Biến dò kiểu hình nên không di truyền được cho thế hệ sau . - Thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghóa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật - Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của di truyền (NST, ADN) nên di truyền được . - Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên và thường có hại cho sinh vật . Câu 3 : (4điểm) II I I I I (2n + 1) (2n − 1) a) Căn cứ vào tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó , MenĐen đã xác đònh các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. (1điểm) b) + ARN được tổng hợp dựa vào một mạch đơn của gen , mạch này gọi là mạch khuôn (hay còn gọi là mạch gốc) (0.25điểm) + Trong quá trình hình thành mạch ARN, các loại nuclêôtit trên mạch gốc của ADN (gen) và các loại nuclêôtit ở môi trường nội bào liên kết vơi nhau thành cặp theo nguyên tắc bổ sung : A – U, T – A , G – X , X – G (0.5điểm) + Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ : Gen  ARN (0.5điểm) Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN (gen) quy đònh trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN. c) Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau  Tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau (0.5điểm) d) + Các bệnh di truyền và dò tật bẩm sinh ở người do tác nhân lí hoá trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức) do rối loạn trao đổi chất nội bào. (0.5điểm) + Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền bằng các biện pháp : - Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trøng . - Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen . - Trường hợp đã mắc 1 số dò tật di truyền nguy hiểm thì không kết hôn hoặc không sinh con (0.75điểm) Câu 4 : (3.5điểm ) a) Xác đònh số lượng từng loại ribônulêôtit của phân tử mARN được tổng hợp : Số lượng nuclêôtit của gen : 150  20 = 3000 nuclêôtit (0.25điểm) Theo giả thiết và nguyên tắc bổ sung ta có hệ phương trình : T + G = 1500 T – G = 300 (0.25điểm) Giải phương trình trên bằng cách cộng hai vế với nhau ta có : T = A = 900 nuclêôtit G = X = 1500 – 900 = 600 nuclêôtit (0.5điểm) Theo giả thiết và theo NTBS ta có : T 1 = A 2 = 400 (nu.) A 1 = T 2 = A – A 2 = 900 – 400 = 500 (nu.) X 1 = G 2 = 600 (nu.) G 1 = X 2 = G – G 2 = 600 – 600 = 0 (1điểm) Gọi K là số lần sao mã của gen = số phân tử mARN được tổng hợp. Ta có : rAmt = rA . K = T.gốc . K ⇒ K = gocT . 1500 * Nếu : 1 1500 T = 400 1500 = 3.75 : lẻ * Nếu : 2 1500 T = 500 1500 = 3 = K (0.5điểm) Suy ra gen đã sử dụng mạch 2 làm mạch gốc và sao mã 3 lần Số lượng ribô nuclêôtit mỗi loại của phân tử mARN : Um = A 2 = 400 (ribô.) Am = T 2 = 500 (ribô.) Xm = G 2 = 600 (ribô.) b) Số lượng phân tử mARN = số lần gen sao mã : 3 phân tử mARN (1điểm) Câu 5 : (2.5điểm) a) Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng : Theo giả thiết ta có : Tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng đều phát sinh từ 1 tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái và cùng nguyên phân 1 số đợt bằng nhau ⇒ Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng bằng nhau . Gọi a là số tế bào sinh tinh = số tế bào sinh trứng ⇒ Số tinh trùng = 4a và số trứng = a Ta có : 4a + a = 1280 ⇒ a = 256 Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng : 256 (0.5điểm) b) Bộ NST 2n của loài. Số thể đònh hướng (n) được tạo ra qua giảm phân của các tế bào trứng : 256  3 = 768 Số NST trong các thể đònh hướng : 768  n = 14592 ⇒ Bộ NST 2n : 2n = 768 14592  2 = 38 2n = 38 NST (Bộ NST lưỡng bội của lợn) (0.75điểm) c) Số hợp tử và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng. Số trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng = 256 Số hợp tử = Số trứng thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh . ⇒ Số hợp tử : 256  6.25% = 16 hợp tử Tổng số tinh trùng được tạo ra: 256  4 = 1024 tinh trùng Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng : 1024 16  100% = 1.5625% (0.75điểm) d) Số NST cùng trạng thái trong hợp tử : 16  2n NST kép = 16  38 NST kép = 608 NST kép (0.5điểm) Câu 6 : (4điểm ) a. Xác đònh kiểu gen, kiểu hình của thế hệ xuất phát – Viết sơ đồ lai từ P  F 2 (2điểm) Theo giả thiết ta có : Cây cao, hạt vàng ở F 2 chiếm tỉ lệ : 855 1520 = 9 16 (0.5điểm)  Phép lai ở F 2 có 16 tổ hợp = 4 giao tử  4 giao tử (0.2điểm)  P F1 : dò hợp tử 2 cặp gen (0.2điểm )  F 2 : 9 16 A – B - , 3 16 A – bb, 3 16 aaB - , 1 16 aabb Vậy thân cao, hạt vàng chiếm 9 16  Thân cao, hạt vàng là tính trạng trội (0.2điểm) Thân thấp, hạt trắng là tính trạng lặn Quy ước gen : A : thân cao ; a : thân thấp (0.2điểm) B : Hạt vàng ; b : Hạt trắng  P F1 : Dò hợp tử 2 cặp gen và có kiểu gen : AaBb Vậy phép lai hai giống thuần chủng P có 1 trong hai trường hợp sau : (0.2điểm) + P : AABB (thân cao, hạt vàng)  aabb (thân thấp, hạt trắng) + P : AAbb (thân cao, hạt trắng)  aaBB (thân thấp, hạt vàng) Sơ đồ lai : (0.5điểm) P : AABB (cao, trắng)  aabb (thấp, trắng) G : AB ab F 1 : AaBb 100% thân cao, hạt vàng Hoặc P : Aabb (cao, trắng)  aaBB (thấp, vàng) G : Ab aB F 1 : AaBb 100% thân cao, hạt vàng P F1 :AaBb (thân cao, hạt vàng) AaBb (thân cao, hạt vàng) G : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 2 : Kiểu gen : 1AABB : 2AABb : 1Aabb 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb 1aaBB : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình : 9 16 cao, vàng ; 3 16 cao, trắng 3 16 thấp, vàng ; 1 16 thấp, trắng b. Số lượng cá thể (trung bình) của từng kiểu hình có thể có ở F 2 (1điểm) - Thân cao, hạt vàng : 855 cây (0.25điểm) - Thân cao, hạt trắng : 1520  3 16 = 285 cây (0.25điểm) - Thân thấp, hạt vàng : 1520 3 16 = 285 cây (0.25điểm) - Thân thấp, hạt trắng : 1520  1 16 = 95 cây (0.25điểm) c. Kiểu gen, kiểu hình cây lai với cây F 1 (1điểm) Theo giả thiết ta có : 12,5% = 1 8 số cây thân thấp, hạt trắng có kiểu gen : aabb  nhận được giao tử ab của P . Vậy P phải tạo được giao tử ab (0.5điểm) Phép lai có 8 tổ hợp = 4 giao tử  2 giao tử (0.1điểm) Mà F 1 có kiểu gen : AaBb tạo 4 giao tử : AB, Ab, aB, ab (0.1điểm)  Cây lai cần chọn phải tạo 2 loại giao tử mang gen ab (0.1điểm)  Kiểu gen : Aabb (thân cao, hạt trắng) (0.1điểm) Hoặc : aaBb (thân thấp, hạt vàng) (0.1điểm) ******************************* . thân thấp, hạt trắng . -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- Hết -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 : (3 điểm ) a) * Giống nhau : - Cũng gồm các giai đoạn. THCS NHƠN PHÚ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG  Năm học : 2 009 – 2 010 Môn : SINH HỌC 9 – Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề)  Câu 1 :

Ngày đăng: 17/10/2013, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a) Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n +1) và thể (2n – 1) : - Đề thi học sinh Giỏi 09 - 10
a Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n +1) và thể (2n – 1) : (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w