Ngày dạy Lớp Sĩ số / ./ 2010 11B1 ./ ., / ./ 2010 11B2 ./ ., / ./ 2010 11B3 ./ ., / ./ 2010 11B4 ./ ., / ./ 2010 11B5 ./ ., / ./ 2010 11B6 ./ ., / ./ 2010 11B7 ./ ., Theo PPCT: 11 CHƯƠNG III. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP BÀI9. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán. - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ). - Hiểu câu lệnh ghép 2. Kĩ năng - Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản. - Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản 3.Thái độ - Có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK, SGV, nghiên cứu trước tài liệu tham khảo, bài tập, máy chiếu Projector (nếu có) 2. Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập. - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi - Viết thủ tục chuẩn vào/ra dữ liệu đơn giản trong ngôn ngữ Pascal. - Chuyển biểu thức toán học sang Pascal. 2 3 xx x yx + + 33 2. Bài mới. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Hoat động 1 : Tìm hiểu về rẽ nhánh GV: Yêu cầu một HS đọc ví dụ 1 trong sách giáo khoa. HS: Đọc ví dụ1 GV : Cùng học sinh phân tích ví dụ 1. GV: Giải thích phân tích cho học sinh hiểu ý nghĩa của ví dụ từ đó đưa ra được câu lệnh rẽ nhánh. HS : Nghe giảng và suy nghĩ GV : Yêu cầu HS đưa ra cấu trúc chung của cách diễn đạt đó. HS : Đưa ra cấu trúc Xét Ví dụ 2 Nêu các bước để kết luận nghiệm của phương trình bậc hai. ax 2 + bx + c = 0 GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại cách giải phương trình bậc hai. HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS: Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, kết luận. GV: Đưa ra sơ đồ thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. (Trình chiếu) 1. Rẽ nhánh VD1: + Chiều mai nếu trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc. + Chiều mai nếu trời không mưa thì Ngọc sẽ đến nhà Châu, nếu trời mưa thì sẽ gọi điện cho Châu để trao đổi * Cấu trúc của các cách diễn đạt Nếu . thì . Nếu thì .nếu không thì . VD2: - Giải phương trình bậc hai. ax 2 + bx + c = a (a≠0) + Tính delta. + Nếu delta < 0 thì kết luận phương trình vô nghiệm. + Nếu delta >= 0 thì kết luận phương trình có nghiêm: x = (-b + sqrt(delta))/(2a) x = (-b - sqrt(delta))/(2a) Kết luận: - Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên gọi là cấu trúc rẽ nhánh. - Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh. - ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh: Cấu 34 Nhập a, b, c Tính Delta = b 2 - 4ac Kiểm tra Delta < 0 Tính và đưa ra nghiệm thực, KT Sai Đúng Thông báo vô nghiệm, KT GV: Kết luận về ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh thực chất là dạy cho máy tính học cách xử lý tình huống HS: Nghe giảng, ghi bài. trúc rẽ nhánh là một điều khiển chọn thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp một điều kiện đang xảy ra. Hoạt động 2: Tìm hiểu về câu lệnh If - Then GV: Giới thiệu cho học sinh biết hai câu lệnh dạng đủ và dạng thiếu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ TP. HS: Nghe giảng. GV: Đưa ra sơ đồ của câu lệnh If – Then. (Trình chiếu) GV: Dựa vào sơ đồ của hai câu lệnh trên hãy cho biết ý nghĩa hay cách hoạt động của hai câu lệnh NTN? HS: Quan sát. nghiên cứu, trả lời câu hỏi HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận, ý nghĩa của hai câu lệnh trên. HS: Quan sát, nghe giảng, ghi bài. Gv: Trong 2 dạng trên, dạng nào thuận tiện hơn? Cho học sinh so sánh thông qua hai ví dụ sau. VD1: If (x mod 3 = 0) then writeln( ' x chia het cho 3'); If (x mod 3 <>0) Then Writeln(' x la so khong chia het cho 3'); VD2: If (x mod 3 = 0) then writeln( ' x chia het cho 3'); Else Writeln(' x la so khong chia het cho 3'); 2. Câu lệnh If - then a) Dạng thiếu: If <điều kiện> then <câu lệnh>; b) Dạng đủ: If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>; Trong đó: + Điều kiện: là một biểu thức quan hệ hoặc logic. + Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là 1 câu lệnh của TP. * Sơ đồ khối (SGK T 39 H5 - 6) ý nghĩa: * Dạng thiếu: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sẽ được thực hiện, còn nếu sai thì không thực hiện gì. * Dạng đủ: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1 còn nếu sai thì thực hiện câu lệnh 2 Lưu ý : Trước từ khoa ELSE không có dấu " ; " Hoạt động 3: Tìm hiểu về câu lệnh ghép GV: Khi lập trình mà sau THEN hoặc sau ELSE có nhiều lệnh cần thực hiện thì ta làm thế nào ? 3. Câu lệnh ghép * Khái niệm: Câu lệnh ghép là một tập hợp các câu lệnh được đặt giữa 2 từ khoá Begin và End 35 HS: Trả lời GV: Khi đó ta phải gộp nhiều lệnh đó và coi đó là một câu lệnh trong NNLT và gọi là câu lệnh ghép. Gv: Giải thích cho học sinh hiểu việc phải sử dụng câu lệnh ghép. GV: Yêu cầu HS đưa ra cú pháp câu lệnh ghép HS: Nghiên cứu và đưa ra cú pháp HS: Nghe giảng, ghi bài * Cú pháp: Begin <Câu lệnh>; End; VD: SGK. * Chú ý: + Sau End phải là dấu ; + Như vậy khi nói đến câu lệnh thì đó có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ví dụ GV: Yêu cầu HS tìm input và output của bài toán? HS: Trả lời GV: Đưa ra chương trình và giải thích các câu lệnh trong chương trình (Trình chiếu nội dung các ví dụ) HS: Quan sát, nghe giảng, ghi bài GV: Tổ chức học sinh hoạt động nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm làm ví dụ 3: Nhóm 1 + 3 làm ý 1. Nhóm 2 + 4 làm ý 2. HS : Chia nhóm. Tổ chức thảo luận. HS: Thảo luận, đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS: Nhận xét chéo, bổ sung. Gv: Nhận xét, bổ sung, giải thích, đánh giá, kết luận. HS: Quan sát, nghe giảng, ghi bài. 4. Một số ví dụ Ví dụ 1 : Tìm nghiệm thực của phương trình bậc 2 : ax 2 + bx + c = 0, với a ≠ 0 Ví dụ 2: Tìm số ngày của năm N, biết rằng năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 VD3: Cho đoạn chương trình sau Begin x:=b; if a > b then x:=a-b; If a<b then x := a+b; End. 1) Cho a = 10; b =15. kết quả x bằng bao nhiêu a) x=10; b) x=15; c) x=20; d) x=25; 2) Cho a=15; b=5. Kết quả x bằng bao nhiờu a) x=5; b) x=10; c) x=15; d) x=20; Hay đánh dấu chọn kết quả đúng ĐA: 1 d; 2 b. 4. Củng cố - Hệ thống kiến thức cần nhớ. - Cú pháp, cách hoạt động câu lệnh rẽ nhánh. - Các ví dụ về câu lệnh rẽ nhánh. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Trả lời câu hỏi 1, 2, 4, sách giáo khoa, trang 50. - Xem trước bài cấu trúc lặp giờ sau học. 36 . 2010 11B7 ./ ., Theo PPCT: 11 CHƯƠNG III. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP BÀI 9. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ. Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là 1 câu lệnh của TP. * Sơ đồ khối (SGK T 39 H5 - 6) ý nghĩa: * Dạng thiếu: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều