1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Thiết kế và thi công xe kéo hàng tự động agv

51 203 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Mang đến những bước tiến vượt trội trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong quy trình sản xuất, là nền tảng cơ sở để xây dựng những quy trình tự động hóa với những thiết bị máy móc tốt nhất trong tương lai. Bên cạnh đó nó còn thể hiện bản lĩnh cũng như tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao của sinh viên khi có thể nắm bắt những kiến thức về khoa học kỹ thuật và vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA CƠ ĐIỆN



BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BIÊN HÒA, 12/2012

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa Để tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, nền công nghiệp nước nhà cần tiếp cận các công nghệ và thiết bị hiện đại Các cán bộ kĩ thuật cần được trang bị các kiến thức mới, như vậy mới có thể đẩy nhanh các quá trình phát triển của đất nước

Kĩ thuật robot đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở nhiều nước, nó đã đem lại hiệu quả to lớn trong sản xuất công nghiệp, trong quốc phòng, y

tế, xã hội, thám hiểm vũ trụ Tuy nhiên, tình hình sử dụng robot trong sản xuất của chúng ta còn hiếm hoi Việc ứng dụng robot công nghiệp hiện vẫn còn là lĩnh vực mới

mẻ đối với nền công nghiệp nước nhà Trong xu hướng phát triển chung việc nghiên cứu và sử dụng robot ở Việt nam chắc chắn sẽ phát triển

Hiện nay, hầu hết các ngành công nghiệp ở nước ta đều có quy mô lớn nhưng chất lượng chưa cao do những hạn chế về khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị còn thô

sơ nên năng suất lao động chỉ đạt ở mức trung bình vì lợi nhuận giảm do phải thuê mướn một lượng công nhân rất lớn, Changshin cũng không tránh khỏi tình trạng đó AGV là một loại robot được sử dụng tại nước ngoài trong các ngành công nghiệp dùng để chuyên chở tự động Tuy nhiên đối với Việt Nam thì công nghệ này vẫn chưa được áp dụng nhiều trong thực tế Nắm bắt tình hình của công ty Changshin, Ban Nghiên cứu và phát triển của công ty đã hợp tác với Trường Đại Học Lạc Hồng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Tiếp thu kiến thức giáo dục của nhà trường và mong muốn nâng cao năng suất lao động cho công ty Changshin, nhóm chúng tôi đã thực hiện và nghiên cứu chế tạo xe AUTO AGV với chi phí chế tạo thấp nhất và kết cấu đơn giản nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất

Đề tài: “ Thiết kế và thi công xe vận chuyển giầy tự động AUTO AGV” hy vọng sẽ

mang lại bước phát triển mới cho công ty Changshin Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp quan sát thực tế: nhóm chúng tôi đã có thời gian tiếp cận với quy trình sản xuất trong công ty Changshin Việt Nam từ đó tìm ra những công đoạn cần cải tiến về máy móc để nâng cao năng suất lao động

Trang 3

Kế thừa và phát huy những thành tựu về khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý tưởng cũng như công nghệ phù hợp với giải pháp của đề tài Từ đó lựa chọn giải pháp tốt nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty để thực hiện việc thiết kế và thi công

Quá trình tiến hành thiết kế

Việc đầu tiên nhóm phải làm đó là nghiên cứu thật kĩ lưỡng các chi tiết của xe AGV trên thế giới Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng các cơ cấu chuyển động cũng như quy trình hoạt động của xe AGV, nhóm tiến hành quan sát các quy trình vận hành cũng như sản xuất trong công ty Changshin để đưa ra kết cấu xe sao cho phù hợp nhất Nhóm nhận thấy không thể thiết kế xe AGV ngay một lúc được mà nhóm phải nghiên cứu từng giai đoạn, kiểm tra tính khả thi cho các ý tưởng Nhóm tiến hành thử các phương án cho từng giai đoạn, sau đó tìm ra phương án hợp lí nhất, tiết kiệm chi phí nhất mà hiệu quả đối với công ty Changshin

Mục tiêu đã đạt đƣợc

- Nâng cao tính tự động hóa

- Hạn chế công nhân và chi phí

- Tính thẩm mỹ cao

- Tăng tính kinh tế

Đề tài được đánh giá là một trong những đề tài mới có tính tự động hóa cao, phù hợp với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà

Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Mang đến những bước tiến vượt trội trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong quy trình sản xuất, là nền tảng cơ sở để xây dựng những quy trình tự động hóa với những thiết bị máy móc tốt nhất trong tương lai Bên cạnh đó nó còn thể hiện bản lĩnh cũng như tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao của sinh viên khi có thể nắm bắt những kiến thức về khoa học kỹ thuật và vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Tự động hóa trong sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, mang lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty Changshin Việt Nam

Trang 4

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu xe AGV

Khái niệm xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) là một khái niệm chung chỉ tất cả các hệ thống có khả năng vận chuyển mà không cần người lái Trong công nghiệp AGV được hiểu là các xe chuyên chở tự động được áp dụng trong các lĩnh vực

- Cung cấp sắp xếp linh kiện tại khu vực kho và sản xuất

- Chuyển hàng giữa các trạm sản xuất

- Phân phối, cung ứng sản phẩm, đặc biệt trong bán buôn

- Cung cấp, sắp xếp trong các lĩnh vực đặc biệt như bệnh viện, siêu thị, văn phòng …

Qua tất cả các ứng dụng trên, AGV thể hiện rất rõ hiệu quả của mình như: Giúp giảm thiệt hại trong kiểm kê, sắp xếp sản xuất linh hoạt hơn, giảm thiểu nguồn nhân lực v.v…

AGV còn giúp giảm chi phí chế tạo, tăng hiệu quả sản xuất Chúng có thể được chế tạo để chuyển hàng, kéo hàng, nâng hàng cấp phát cho một số vị trí làm việc nhất định

Hình 1.1 AGV vận chuyển hàng hóa trong nhà máy

1.2 Lịch sử phát triển của AGV

Hệ thống xe dẫn hướng tự động (AGVS) đã tồn tại từ năm 1953 bởi Barrett Electronics Of Northbrook, bang Illinois – USA, nay là Savant Automation of Walker, bang Michigan – USA Một nhà phát minh với một giấc mơ sáng chế ra một phương

Trang 5

pháp tự động hóa con người trên chiếc xe tải kéo mà đã được sử dụng trong các nhà máy trong nhiều năm Lúc đầu chỉ là một chiếc xe kéo nhỏ chạy theo một đường dẫn

Hệ thống hướng dẫn đầu tiên được tạo ra khi xuất hiện các cảm biến dò theo một từ trường AGV tồn tại ở mức này cho đến giữa những năm 70 Công nghệ lúc này đã điều khiển các hệ thống để mở rộng khả năng và tính linh hoạt Xe không chỉ còn được dùng để kéo rơ moóc trong kho, mà còn được sử dụng trong quá trình sản xuất, làm việc, và các hệ thống lắp ráp ô tô

Qua nhiều năm, khi công nghệ trở nên tinh vi hơn, thì ngày nay các AGV chủ yếu được định vị bởi hệ thống Lazer LGV (Lazer Guided Vehicle) Trong quá trình tự hành, LGV được lập trình để giao tiếp với các robot khác nhằm đảm bảo sản phẩm được chuyển qua các trạm, kho nơi mà sau đó chúng được giữa lại hoặc chuyển đến một vị trí khác Ngày nay, LGV đóng vai trò quan trọng trong thiết kế các nhà máy và

nhà kho, đưa hàng hóa đến đúng địa điểm một cách an toàn

1.3 Phân loại AGV

1.3.1 Phân loại theo chức năng

Xe kéo (Towing Vehicle)

Xe kéo xuất hiện đầu tiên và bay giờ vẫn còn thịnh hành Loại này có thể kéo được nhiều loại toa hàng khác nhau và chở được từ 8000 đến 60000 pounds

Ưu điểm của hệ thống xe kéo:

Trang 6

Xe chở (Unit Load Vehicle)

Xe chở được trang bị các tầng khay chứa có thể là các nâng, hạ chuyền động bằng băng tải, đai hoặc xích Loại này có ưu điểm :

- Tải trọng được phân phối và di chuyển theo yêu cầu

- Thời gian đáp ứng nhanh gọn

- Giảm hư hại tài sản

- Đường đi linh hoạt

- Giảm thiểu các tắc nghẽn giao thông chuyên chở

- Lập kế hoạch hiệu quả

Hình 1.3 AGV chở hàng

Xe đẩy (Cart Vehicle)

Xe đẩy được cho là có tính linh hoạt cao và rẻ tiền Chúng được sử dụng để chuyên chở vật liệu và các hệ thống lắp ráp

Xe nâng (Fork Vehicle)

Có khả năng nâng các tải trọng đặt trên sàn hoặc trên các bục cao hay các khối hàng đặt trên giá

Trang 7

Hình 1.4 Mô hình xe nâng

1.3.2 Phân loại theo dạng đường đi

Loại chạy không chạy theo đường dẫn (Free path navigation)

Có thể di chuyển đến các vị trí bất kỳ trong không gian hoạt động Đây là loại

xe AGV có tính linh hoạt cao được định vị vị trí nhờ các cảm biến con quay hồi chuyển (Gyroscop sensor) để xác định hướng di chuyển, cảm biến laser để xác định vị trí các vật thể xung quanh trong quá trình di chuyển, hệ thống định vị cục bộ (Local navigation Location) để xác định tọa độ tức thời,…Việc thiết kế loại xe này đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp hơn so với các loại AGV khác

Loại chạy theo đường dẫn (Fixed path navigation)

Xe AGV thuộc loại này được thiết kế chạy theo các đường dẫn định sẵn gồm các loại đường dẫn như sau:

- Đường dẫn từ: Là loại đường dẫn có cấu tạo là dây từ (Magnetic wire) chôn ngầm dưới nền sàn Khi di chuyển, nhờ có các cảm biến cảm ứng từ mà xe có thể di chuyển theo đường dây dẫn Loại đường dẫn này không nằm bên trên mặt sàn nên có

mỹ quan tốt, không ảnh hưởng đến các công việc vận hành khác Tuy nhiên khi sử dụng phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo từ tính trong dây, đồng thời đường dẫn là

cố định và không thể thay đổi được

Trang 8

- Đường ray dẫn: Xe AGV được chạy trên các ray định trước trên mặt sàn Loại này chỉ sử dụng đối với những hệ thống chuyên dụng Nó cho phép thiết kế xe đơn giản hơn và có thể di chuyển với tốc độ cao nhưng tính linh hoạt thấp

- Đường băng kẻ trên sàn: Xe AGV di chuyển theo các đường băng kẻ sẵn trên sàn nhờ các loại cảm biến nhận dạng vạch kẻ Loại này có tính linh hoạt cao vì trong quá trình sử dụng người ta có thể thay đổi đường đi một cách dễ dàng nhờ kẻ lại các vạch dẫn Tuy nhiên khi sử dụng, các vạch dẫn có thể bị bẩn hay hư hại gây khó khăn cho việc điều khiển chính xác xe

1.4 Thành cấu tạo của xe AGV

Các bộ phận chính của AGV bao gồm:

Các bộ phận dẫn động: Động cơ, cơ cấu nâng hạ và giảm tốc, phanh hãm… Các bộ phận điều khiển: mạch điều khiển, cảm biến, đèn báo tín hiệu

Bộ phận kết nối tải: Được thiết kế tùy theo loại AGV và yêu cầu sử dụng

Nguồn năng lượng : Ắc quy, điện một chiều

Các hệ thống định vị: dẫn đường định vị vị trí và xác định đường đi

Truyền thông: Truyền phát tín hiệu từ các modul truyền thông điều khiển hoạt động của xe

1.4.1 Vi điều khiển Atemega 8:

Những Tính Năng Chính Của ATmega8

Có 8Kbyte bộ nhớ flash

Có thể xóa lập trình được và có thể chịu được 10000 lần ghi xóa

Có 32 thanh ghi đa năng 8 bit

Có 512 byte bộ nhớ EEPROM tích hợp trên chíp,

Có 1 kbyte SRAM nội

Có hai bộ Timer/counter 8 bit và một bộ timer/counter 16 bit với bộ chia tần lập trình được

Có ba kênh điều xung, 6 kênh lối vào chuyển đổi ADC với độ phân giải 10 bit Atmega 8 có 28 chân, trong đó có 23 cổng vào ra

Nguồn nuôi từ 2.7 đến 5.5 đối với Atmega8L và từ 4.5 đến 5.5 đối với Atmega8, làm việc tiêu thụ dòng 3.6mA

Trang 9

Sử dụng mạch dao động ngoài từ 0 đến 8 Mhz với Atmega8L và từ 0 đến 16 Mhz với Atmega8

Ngoài ra chíp Atmega8 còn có bộ xung nội bên trong có thể lập trình chế độ xung nhịp

Bộ Nhớ Dữ Liệu : Bộ nhớ dữ liệu của AVR chia làm 2 phần chính là bộ nhớ SRAM và bộ nhớ EEPROM Tuy cùng là bộ nhớ dữ liệu nhưng hai bộ nhớ này lại tách biệt nhau và được đánh địa chỉ riêng

Dưới đây là sơ đồ khối của Atmega8:

Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc Atmega8

Cấu trúc tổng quát AVR

AVR sử dụng cấu trúc Harvard, tách riêng bộ nhớ và các bus cho chương trình

và dữ liệu Các lệnh được thực hiện chỉ trong một chu kỳ xung clock Bộ nhớ chương trình được lưu trong bộ nhớ Flash

ALU làm việc trực tiếp với các thanh ghi chức năng chung Các phép toán được thực hiện trong một chu kỳ xung clock Hoạt động của ALU được chia làm 3 loại: đại

số, logic và theo bit

Trang 10

Cấu trúc ngắt của atmega 8

Ngắt là một cơ chế cho phép thiết bị ngoại vi báo cho CPU biết về tình trạng sẵn sàng cho đổi dữ liệu của mình

Khi có tín hiệu báo ngắt CPU sẽ tạm dừng công việc đạng thực hiện lại và lưu

vị trí đang thực hiện chương trình (con trỏ PC) vào ngăn xếp sau đó trỏ tới vector phục

vụ ngắt và thực hiện chương trình phục vụ ngắt đó cho tới khi gặp lệnh RETI (return from interrup) thì CPU lại lấy PC từ ngăn xếp ra và tiếp tục thực hiện chương trình mà trước khi có ngắt nó đang thực hiện Trong trường hợp mà có nhiều ngắt yêu cầu cùng một lúc thì CPU sẽ lưu các cờ báo ngắt đó lại và thực hiện lần lượt các ngắt theo mức

ưu tiên Trong khi đang thực hiện ngắt mà xuất hiện ngắt mới thì sẽ xảy ra hai trường hợp Trường hợp ngắt này có mức ưu tiên cao hơn thì nó sẽ được phục vụ Còn nó mà

có mức ưu tiên thấp hơn thì nó sẽ bị bỏ qua

Bộ nhớ ngăn xếp là vùng bất kì trong SRAM từ địa chỉ 0x60 trở lên Để truy nhập vào SRAM thông thường thì ta dùng con trỏ X,Y,Z và để truy nhập vào SRAM theo kiểu ngăn xếp thì ta dùng con trỏ SP Con trỏ này là một thanh ghi 16 bit và được truy nhập như hai thanh ghi 8 bit chung có địa chỉ : SPL: 0x3D/0x5D(IO/SRAM) và SPH: 0x3E/0x5E

Khi chương trình phục vụ ngắt hoặc chương trình con thì con trỏ PC được lưu vào ngăn xếp trong khi con trỏ ngăn xếp giảm hai vị trí Và con trỏ ngăn xếp sẽ giảm 1 khi thực hiện lệnh push Ngược lại khi thực hiện lệnh POP thì con trỏ ngăn xếp sẽ tăng

1 và khi thực hiện lệnh RET hoặc RETI thì con trỏ ngăn xếp sẽ tăng 2 Như vậy con trỏ ngăn xếp cần được chương trình đặt trước giá trị khởi tạo ngăn xếp trước khi một chương trình con được gọi hoặc các ngắt được cho phép phục vụ Và giá trị ngăn xếp

ít nhất cũng phải lớn hơn 60H (0x60) vì 5FH trỏ lại là vùng các thanh ghi

Trang 11

Hình 1.6 Bảng vecto ngắt

Các ngắt ngoài được kích hoạt bởi 2 chân INT0 và INT1 Chú ý rằng nếu đã kích hoạt, các ngắt sẽ kích bằng (trigger even) nếu các chân INT0, INT1 được cấu hình

là các ngõ ra

Cái đặc điểm này cung cấp 1 con đường chung cho ngắt mềm Các ngắt ngoài

có thể được kích bởi cạnh xuống hoặc lên hoặc mức thấp Sự cài đặt này được chỉ định đặc biệt trong thanh ghi điều khiển MCU – MCUCR

Trang 12

Các cổng vào ra (I/O)

Vi điều khiển atmega8 có 23 đường vào ra chia làm 2 nhóm 8 bit, một nhóm 7 bit Các đường vào ra này có rất nhiều tính năng và có thể lập trình được Ở đây ta sẽ xét chúng là các cổng vào ra số Nếu xét trên mặt này thì các cổng vào ra này là cổng vào ra hai chiều có thể định hướng theo từng bit Và chứa cả điện trở pull-up (có thể lập trình được) Mặc dù mỗi port có các đặc điểm riêng nhưng khi xét chúng là các cổng vào ra số thì dường như điều khiển vào ra dữ liệu thì hoàn toàn như nhau Chúng

ta có thanh ghi và một địa chỉ cổng đối với mỗi cổng, đó là : thanh ghi dữ liệu cổng ( PORTB, PORTC, PORTD), thanh ghi dữ liệu điều khiển cổng (DDRB, DDRC, DDRD) và cuối cùng là địa chỉ chân vào của cổng (PINB, PINC, PIND)

1.4.2 Động cơ DC servo 55ZYTD51

Trang 13

Động cơ DC servo 55ZYTD51 là động cơ servo nam châm vĩnh cửu có chổi than Động cơ được dùng cho các ứng dụng đòi hỏi sự chính xác Động cơ được gắn một encoder kèm theo để phản hồi vị trí cho bộ điều khiển

Các ƣu điểm:

Tính năng kỹ thuật cao

Chi phí thấp

Nhiễu tạp nhỏ

Kèm theo encoder (1000 xung), lỗi vị trí có thể được giới hạn đến một xung

Hình 1.7 Động cơ Dc servo 55ZYTD51

Các ứng dụng điển hình:

Dùng trong các máy khắc, máy cắt, máy phun mực

Máy chỉ dẫn và cài đặt thí nghiệm

Các thiết bị đo lường như các dụng cụ phân tích, mô phỏng…

Sử dụng trong robot cần đạt độ chính xác cao

1.4.3 Hệ thống điều khiển không dây

Tổng quan về truyền thông nối tiếp không đồng bộ:

Khi một bộ vi xử lý truyền thông với thế giới bên ngoài thì nó cấp dữ liệu dưới dạng từng khúc 8 byte một Trong một số trường hợp chẳng hạn như các máy in thì thông tin đơn giản được lấy từ đường bus dữ liệu 8 bít và được gửi đi tới bus dữ liệu 8 byte của máy in Điều này có thể làm việc chỉ khi đường cáp bus không quá dài vì các đường cáp dài làm suy giảm thậm chí làm méo tín hiệu Ngoài ra, đường dữ liệu 8 byte giá thường đắt Vì những lý do này, việc truyền thông nối tiếp được dùng để truyền dữ

Trang 14

liệu giữa hai hệ thống ở cách xa nhau hàng trăm đến hàng triệu dặm Hình dưới là sơ

đồ truyền nối tiếp so với sơ đồ truyền song song

Hình 1.8 Chuẩn truyền song song và nối tiếp

Thực tế là trong truyền thông nối tiếp là một đường dữ liệu duy nhất được dùng thay cho một đường dữ liệu 8 byte của truyền thông song song làm cho nó không chỉ

rẻ hơn rất nhiều mà nó còn mở ra khả năng để hai máy tính ở cách xa nhau có truyền thông qua đường thoại

Một hạn chế rất dễ nhận thấy khi truyền nối tiếp so với song song là tốc độ truyền và độ chính xác của dữ liệu khi truyền và nhận Vì dữ liệu cần được “chia nhỏ” thành từng bit khi truyền/nhận, tốc độ truyền sẽ bị giảm Mặt khác, để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, bộ truyền và bộ nhận cần có những “thỏa hiệp” hay những tiêu chuẩn nhất định Dưới đây là tiêu chuẩn trong truyền thông nối tiếp không đồng bộ:

Baud rate (tốc độ Baud): để việc truyền và nhận không đồng bộ xảy ra thành

công thì các thiết bị tham gia phải “thống nhất” nhau về khoảng thời dành cho 1 bit truyền, hay nói cách khác tốc độ truyền phải được cài đặt như nhau trước, tốc độ này gọi là tốc độ Baud Theo định nghĩa, tốc độ baud là số bit truyền trong 1 giây Ví dụ nếu tốc độ baud được đặt là 19200 thì thời gian dành cho 1 bit truyền là 1/19200 ~ 52.083us

Frame (khung truyền): do truyền thông nối tiếp mà nhất là nối tiếp không

đồng bộ rất dễ mất hoặc sai lệch dữ liệu, quá trình truyền thông theo kiểu này phải tuân theo một số quy cách nhất định Bên cạnh tốc độ baud, khung truyền là một yếu tốc quan trọng tạo nên sự thành công khi truyền và nhận Khung truyền bao gồm các quy định về số bit trong mỗi lần truyền, các bit “báo” như bit Start và bit Stop, các bit kiểm tra như Parity, ngoài ra số lượng các bit trong một data cũng được quy định bởi khung truyền

Trang 15

Start bit: start là bit đầu tiên được truyền trong một frame truyền, bit này có

chức năng báo cho thiết bị nhận biết rằng có một gói dữ liệu sắp được truyền tới Ở module USART trong AVR, đường truyền luôn ở trạng thái cao khi nghỉ (Idle), nếu một chip AVR muốn thực hiện việc truyền dữ liệu nó sẽ gởi một bit start bằng cách

“kéo” đường truyền xuống mức 0 Như vậy, với AVR bit start là mang giá trị 0 và có giá trị điện áp 0V (với chuẩn RS232 giá trị điện áp của bit start là ngược lại) Start là bit bắt buộc phải có trong khung truyền

Data: data hay dữ liệu cần truyền là thông tin chính mà chúng ta cần gởi và

nhận Data không nhất thiết phải là gói 8 bit, với AVR bạn có thể quy định số lượng bit của data là 5, 6, 7, 8 hoặc 9 (tương tự cho hầu hết các thiết bị hỗ trợ UART khác) Trong truyền thông nối tiếp UART, bit có ảnh hưởng nhỏ nhất (LSB – Least Significant Bit, bit bên phải) của data sẽ được truyền trước và cuối cùng là bit có ảnh hưởng lớn nhất (MSB – Most Significant Bit, bit bên trái)

Parity bit: parity là bit dùng kiểm tra dữ liệu truyền đúng không (một cách

tương đối) Có 2 loại parity là parity chẵn (even parity) và parity lẻ (odd parity) Parity chẵn nghĩa là số lượng số 1 trong dữ liệu bao gồm bit parity luôn là số chẵn Ngược lại tổng số lượng các số 1 trong parity lẻ luôn là số lẻ Ví dụ, nếu dữ liệu là 10111011 nhị phân, có tất cả 6 số 1 trong dữ liệu này, nếu parity chẵn được dùng, bit parity sẽ mang giá trị 0 để đảm bảo tổng các số 1 là số chẵn (6 số 1) Nếu parity lẻ được yêu cầu thì giá trị của parity bit là 1

Stop bits: stop bits là một hoặc các bit báo cho thiết bị nhận rằng một gói dữ

liệu đã được gởi xong Sau khi nhận được stop bits, thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu Stop bits là các bits bắt buộc xuất hiện trong khung truyền, trong AVR USART có thể là 1 hoặc 2 bits

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của đề tài AGV, nhóm đã nghiên cứu rất kỹ lý thuyết cũng như thực tế, từ đó quyết định sử dùng RF (Radio frequency) để điều khiển không dây (wireless) cho xe AGV

Hệ thống RF control:

Tổng quan về modul thu phát APC220-43(433MHz RF)

Trang 16

APC220-43 là modul thu phát tiêu thụ điện năng thấp, chống nhiễu tốt, độ nhạy cao APC220-43 có bộ đệm dữ liệu lớn, cung cấp hơn 100 kênh, dễ dàng thiết lập các thông số, kiểm tra và kiểm soát dữ liệu

Đặc tính kĩ thuật:

Khoảng cách nhận xa nhất: 1000m

Công suất phát sóng: 20mW

Tầng số hoạt động: 418MHz đến 455MHz

Kích thước của modul: 37.5mm x18.3mm x 7.0 mm

Số kênh cung cấp: hơn 100 kênh

Giao tiếp UART/TTL

256byte bộ đệm dữ liệu phù hợp cho bộ truyền dữ liệu lớn

Hình 1.9 Modul RF APC220-43

Khả năng áp dụng:

Sử dụng trong quy trình tự động hóa trong công nghiệp

Điều khiển các tín hiệu của đèn giao thông

Điều khiển từ xa và giám sát

Quản lí trong công nghiệp ô tô

Thay thế tín hiệu điều khiển có dây

Điều khiển robot

Trang 17

Hình 1.10 Các thông số cài đặt cho modul ACP220-43

Hình 1.11 Sơ đồ cấu trúc truyền thông của APC220-43

Mã hóa, giải mã giữ liệu trong truyền thông RF

Trên không trung có rất nhiều sóng điện từ tồn tại, tác động vào máy thu gây nhiễu, việc mã hóa/giải mã để đưa ra được tín hiệu truyền đi, thu về đạt độ chính xác cao và loại trừ các tác động làm sai do môi trường tác động vào máy thu

Việc mã hóa được coi là rất quan trọng trong điều khiển, nó nâng cao độ bảo mật, không bị nhiễu do môi trường xung quanh Một máy phát có mã hóa và máy thu

có giải mã sẽ ít bị nhận sai dữ liệu hoặc cũng có thể sửa sai dữ liệu

Dữ liệu được đưa vào máy phát là dạng nối tiếp, trong truyền thông số, các bit 0 hoặc 1 sẽ được đưa vào đầu dữ liệu phát mã hóa và máy thu có nhiệm vụ giải điều chế, hoàn lại dạng của tín hiệu này

Trang 18

Việc mã hóa dữ liệu cũng như mã hóa điều khiển vậy, ta có thể làm bằng nhiều cách: sử dụng các IC mã hóa – giải mã, lập trình bằng vi điều khiển, mã hóa trực tiếp với PC Trong đề tài này nhóm sử dụng

Hệ thống RFID:

RFID (Radio Frequency Identification, nhận dạng bằng sóng vô tuyến) là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID

RFID cho phép thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả

Hình 1.12 Cấu trúc thẻ RFID

Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa vào/ra siêu thị, nhà kho, theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu …

Một hệ thống RFID tối thiểu gồm những thiết bị sau:

Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là transponder): là một thẻ gắn chíp + Anten Có 2 loại thẻ:

o Passive tags: Không cần nguồn ngoài và nhận nằng lượng từ thiết bị đọc Khoảng cách đọc ngắn

o Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn

Trang 19

Reader hoặc sensor (cái cảm biến): để đọc thông tin từ các thẻ, có thể đặt cố định hoặc lưu động

Antenna: là thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc

Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ

Server: nhu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, điều khiển,

Hình 1.13 Sơ đồ truyền thông của hệ thống RFID

Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả

Thẻ RFID có thể đọc trong khoảng thời gian < 10ms Và sẽ còn có hiệu quả trong các ứng dụng thực tiễn phát sinh trong đời sống

Dải tần hoạt động của hệ thống RFID

Tần số thấp - Low frequency 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp

Dải tần cao - High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn tốc độ đọc trung bình Phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này

Dải tần cao hơn - High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung bình đến cao Phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này

Dải siêu cao tần - UHF frequency 868-928 MHz: Dải đọc rộng, tốc độ đọc cao Phần lớn dùng thẻ Active và một số thẻ Passive cao tần sử dụng dải này

Dải vi sóng - Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn

Trang 20

1.4.4 Các thiết bị khác

Cảm biến tiệm cận:

Cảm biến cảm ứng từ làm nhiệm vụ dò line kim loại, xuất tín hiệu về bộ vi xử

lý trung tâm Bộ vi xử lý trung tâm nhận tín hiệu xử lý và xuất tín hiệu điều khiển tốc

độ hai động cơ chạy đúng theo đường line Nhóm lựa chọn cảm biến tiệm cận (Proximity Sensor) loại từ cảm (Inductive) Chọn loại E2A-M30KN30 có khả năng phát hiện đối với vật thể kim loại

Cảm biến siêu âm

Hình 1.15 Cảm biến siêu âm loại SRF05

Trang 21

SRF05 là một bước phát triển từ SRF04, được thiết kế để làm tăng tính linh hoạt, tăng phạm vi, ngoài ra còn giảm bớt chi phí SRF05 là hoàn toàn tương thích với SRF04 Khoảng cách là tăng từ 3 mét đến 4 mét Một chế độ hoạt động mới, SRF05 cho phép sử dụng một chân duy nhất cho cả kích hoạt và phản hồi, do đó tiết kiệm có giá trị trên chân điều khiển của bạn Khi chân chế độ không kết nối, SRF05 các hoạt động riêng biệt chân kích hoạt và chân hồi tiếp, như SRF04 SRF05 bao gồm một thời gian trễ trước khi xung phản hồi để mang lại điều khiển chậm hơn chẳng hạn như bộ điều khiển thời gian cơ bản Stamps và Picaxe để thực hiện các xung lệnh

Hình 1.16 Cách kết nối chân cho cảm biến siêu âm SRF05

Chế độ 1 – tương ứng SRF04 – tách biệt kích hoạt và phản hồi

Chế độ này sử dụng riêng biệt chân kích hoạt và chân phản hồi, và là chế độ đơn giản nhất để sử dụng Tất cả các chương trình điển hình cho SRF04 sẽ làm việc cho SRF05 ở chế độ này Để sử dụng chế độ này, chỉ cần chân chế độ không kết nối - SRF05 có một nội dừng trên chân này

Chế độ 2 – Dùng một chân cho cả kích hoạt và phản hồi

Chế độ này sử dụng một chân duy nhất cho cả tín hiệu kích hoạt và hồi tiếp, và được thiết kế để lưu các giá trị trên chân lên bộ điều khiển nhúng Để sử dụng chế độ này, chân chế độ kết nối vào chân mát Tín hiệu hồi tiếp sẽ xuất hiện trên cùng một chân với tín hiệu kích hoạt SRF05 sẽ không tăng dòng phản hồi cho đến 700uS sau khi kết thúc các tín hiệu kích hoạt Bạn đã có thời gian để kích hoạt pin xoay quanh và

Trang 22

làm cho nó trở thành một đầu vào và để có pulse đo mã của bạn đã sẵn sàng Lệnh PULSIN được tìm ra và được dùng phổ biến hiện nay để điều khiển tự động

Tính toán khoảng cách

Giản đồ định thời SRF05 thể hiện trên đây cho mỗi chế độ Bạn chỉ cần cung cấp một đoạn xung ngắn 10uS kích hoạt đầu vào để bắt đầu đo khoảng cách Các SRF05 sẽ gửi cho ra một chu kỳ 8 burst của siêu âm ở 40khz và tăng cao dòng phản hồi của nó (hoặc kích hoạt chế độ dòng 2) Sau đó chờ phản hồi, và ngay sau khi phát hiện nó giảm các dòng phản hồi lại Dòng phản hồi là một xung có chiều rộng là tỷ lệ với khoảng cách đến đối tượng Bằng cách đo xung, ta hoàn toàn có thể để tính toán khoảng cách theo inch / centimét hoặc bất cứ điều gì khác Nếu không phát hiện gì cả SRF05 giảm thấp hơn dòng phản hồi của nó sau khoảng 30mS

SRF04 cung cấp một xung phản hồi tỷ lệ với khoảng cách Nếu độ rộng của pulse được đo trong hệ uS, sau đó chia cho 58 sẽ cho khoảng cách theo cm, hoặc chia cho 148 sẽ cho khoảng cách theo inch uS/58 = cm hay uS/148 = inch

SRF05 có thể được kích hoạt nhanh chóng với mọi 50mS, hoặc 20 lần mỗi giây Bạn nên chờ 50ms trước khi kích hoạt kế tiếp, ngay cả khi SRF05 phát hiện một đối tượng gần và xung phản hồi ngắn hơn Điều này là để đảm bảo các siêu âm "beep"

đã phai mờ và sẽ không gây ra sai phản hồi ở lần đo kế tiếp

Nguồn năng lƣợng

Xe tự hành sử dụng các ắcquy (Lead acid) loại 12VDC và có thể hoạt động liên tục ứng trong khoảng 6h với tải định mức Các ắc quy này cấp nguồn cho hai động cơ,

bộ điều khiển và các cảm biến, đèn báo Các bộ ắcquy được nạp tại các trạm

Hình 1.17 Một số loại ắc quy thông dụng

Trang 23

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG

2.1 Lựa chọn phương án thiết kế AGV

Nhóm thống nhất phương án chọn phương pháp xe AGV chạy theo line vì có

tính ứng dụng cao, không bị nhiễu bởi ánh sáng, màu nền của xưởng làm việc, không

bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn Line chọn loại giấy bạc kim loại có bán sẵn trên thị trường

với giá thành rẻ, phù hợp với tính kinh tế và không ảnh hưởng đến tính ổn định của

cảm biến

Cảm biến cảm ứng từ làm nhiệm vụ dò line kim loại, xuất tín hiệu về bộ vi xử

lý trung tâm Bộ vi xử lý trung tâm nhận tín hiệu xử lý và lưu trữ các giá trị RFID,

xuất tín hiệu điều khiển tốc độ hai động cơ chạy đúng theo đường line Cảm biến cảm

ứng từ loại tiệm cận có sẵn trên thị trường và theo chuẩn công nghiệp nên có tính ổn

định cao

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống điều khiển AGV

Trang 24

Nguyên lý hoạt động của xe AGV chạy theo line: Do sự thay đổi tốc độ của 2 động cơ truyền động cho 2 bánh xe mà AGV có thể bám theo đường line có hình dạng thay đổi (đường thẳng, đường cong…) Nó có thể thay đổi tốc độ, dừng khẩn cấp Trên

xe được gắn cảm biến siêu âm dùng nhận biết khoảng cách của vật cản, khi xe AGV đang chạy nếu gặp vật cản cảm biến siêu âm sẽ xuất tín hiệu về bộ vi xử lý trung tâm

để xử lý Bộ vi xử lý trung tâm xuất tín hiệu điều khiển hãm dừng động cơ chạy để xe AGV dừng một cách nhanh chóng

2.2 Xây dựng mô hình cơ khí

Hình 2.2 Cấu trúc xe AGV thiết kế

Hệ thống bao gồm các thành phần chính sau:

2.2.1 Khung xe

Khung xe có tác dụng để gá đặt toàn bộ hệ dẫn động, gắn cảm biến, bo mạch điều khiển, bàn phím lập trình, ắc quy Khung đế xe phải được thiểt kế gọn nhẹ, đủ độ cứng vững, chịu đựng được tải trọng của toàn bộ khung xe bên trên và tải trọng của hàng

Trang 25

Hình 2.3 Khung xe AGV thiết kế

Khung xe phải đảm bảo điều kiện bền và chịu được tải trọng theo yêu cầu Nhóm sử dụng phần mềm solid work để kiểm nghiệm ứng suất khi có lực tác động vào

xe

Hình 2.4 Ứng suất trên khung khi có lực 1000N tác động

F tác động

Ngàm cố định

Ngày đăng: 17/08/2020, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Trần Hữu Quế (chủ biên) (2007), Vẽ kỹ thuật cơ khí (tập 1), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẽ kỹ thuật cơ khí (tập 1)
Tác giả: Trần Hữu Quế (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[5] Nguyên lý chi tiết máy(2007) Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý chi tiết máy
[7] Parkin Robert E(1991). Applied Robotic Analysis. Prentice Hall, Inc-New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Robotic Analysis
Tác giả: Parkin Robert E
Năm: 1991
[1] Phạm Đăng Phước(2007), Robot công nghiệp,Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Khác
[6] Craig John J(1986). In troduction to ROBOTICs- Mechanics &amp; Control. Addison- Wesley Publishing Company Khác
[8] Spong Mark W(1989). Vidyasagar M. Robot Dynamics and Control. John Wiley &amp; Son, Inc-Canada.Tham khảo trang Web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w