1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu âu lục địa đối với hệ thống pháp luật việt nam

90 398 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Pháp luật Châu Âu lục địa đã có dấu ấn trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua sự du nhập pháp Luật của Pháp vào Việt Nam trong một thời gian dài nước ta là thuộc địa của Thực dân Pháp và

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC T ổN G HỢP 1,1 ỈM)

NGUYỄN VĂN NAM

S ự ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU Â u LỤC

ĐỊA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Quốc tê và luật so sánh

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS T s : Thái Vĩnh Thắng 2 GS.TS Kjelỉ- A Modeér

Trang 3

M Ụ C LỤ C

C H Ư Ơ N G l N H Ữ N G Đ ì ỂM c ơ b á n V Ể I 1Ệ T H ố N G p h á p l u ậ t

CHÁ U Á U L Ụ C ĐỊA VẢ PHÁ p LU Ả T VIỆT NA M T HỜI K Ỳ P H O N G K I Ê N 8

1.1.2N hững đặc điểm của hệ thốn g pliáp luật châu âu lục địa / 0

l U S ự ả n h h ư ở n g củ a p h á p lu ậ t c h â u âu lụ c địa trên th ê g ió i 12

1.2.K h á i qu át vê p h á p luật Việt N a m trước thời kỳ thực dân P h á p

1.2.1 Q u an niệm cổ truyền về p h á p luật ở p h ư ơ n g Đ ô n g 13

1.2.2.1 K h ái qu át ch u n g về p h á p luật p h o n g kiến Việt N a m 21

Trang 4

2.1.4 ỉ ỉ ệ thông lò chức Toà án ở Việt Num trong thôi kỳ P háp thuộc 41 2.2 S ư ảnh hưởng của p h á p luật C hâu Âu lục địa đối vói hệ thông

3 1.ỉ K h á i niệm vê tiếp nh ận p h á p luật nước ngoài 57

3.1.2 Đ iều k iệ n đ ế tiếp n h ậ n p h á p lụ â t nư ớc n g o à i có h iệ u q u ả 60

3.1.3 C ác kênh đê tiếp nhận p h á p luật nước ngòai 63

3.2 N h ữ n g ả n h hưởn g của p h á p lu ật C h âu âu lục địa đối vói

3.2.1 T ro n ẹ lĩnh vực luật dán s ự và thương m ại 66

3.2.2 T rong h o ạ t đ ộ n g đào tạo p h á p luật và nghê luật 71

3.2.2.1 K h ái q u á t về đào tạo p h á p luật và nghê lu ật ở V iệt N am 71

3.2.2.2 Đ ào tạo lu ậ t và n g h ề lu ật ỏ’ Việt N a m tron g sự tương đồ n g

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Pháp luật tồn tại trong tất cả các xã hội trên trái đất và không một xã hội nào không cliiụ ảnh hưởng của pháp luật [8,tr.3] Một thực tế trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển của pháp luật trên phạm vi toàn th ế giới cho thấy sự tồn tại và phát triển của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia trên thế giới không phải là tách biệt nhau mà trong m ột chừng mực và phạm vi nhất định hệ thống pháp luật của các quốc gia trên th ế giới có những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản Ngay

từ những năm đầu của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện một làn sóng các quan điểm khoa học luật so sánh về vấn đề phân chia hệ thống pháp luật của các quốc gia trên th ế giới thành các hệ thống pháp luật chính và sự ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật này trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia

Về mặt lý luận trong khoa học luật so sánh khi nghiên cứu các đặc trưng của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, các nhà nghiên cứu luật so sánh luôn chú ý đến đặc trưng về sự ảnh hưởng của một hệ thống pháp luật nào đó như luật Châu Âu lục địa(Civil law), hệ thống Thông luật (Common law), hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia

Sự ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đối với hộ thống pháp luật của mỗi quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân đó có thể là

sự du nhập pháp luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật quốc gia một cách tự nhiên, đó là kết q uả của sự giao lưu giữa các nền văn hóa Có trường hợp một quốc gia tư nguyện liếp nhận pháp luật nước ngoài, đó cũng có thể là sự du nhập pháp luật nước ngoài vào một quốc gia bằng cách cưỡng bức, như việc các

nước tư bản khi đi xâm nhập thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi và dã” áp dặt ph á p luật - im pose law ” vào các nước thuộc địa và đã để lại dấu ấn của sự

ảnh hưởng trong hệ thống pháp luật của các nước này Sự hình thành và phát triển của mỗi hệ thống pháp luật nhiều khi bị chi phối rất lớn bởi các yếu tố mà mỗi hệ thống đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng Chẳng hạn, hệ thống pháp luật của

Trang 6

một số nước Châu Á như Malaysia; Singapore hay đặc khu hành chính Hổng Kông của Trung quốc đã bị ảnh hưởng rất rõ nét bởi pháp luật Common law (Qua việc tiếp nhận pháp luật Anh quốc)[6, tr 114]

Trong nhiều trường hợp những cách biệt về mặt địa lý không làm cản trở sự ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật tới những hệ thống pháp luật khác Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đã ảnh huởng tới pháp luật Nhật Bản cụ thể là bằng sự du nhập Luật dân sự của Đức vào Nhật bản Pháp luật Châu Âu lục địa

đã có dấu ấn trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua sự du nhập pháp Luật của Pháp vào Việt Nam trong một thời gian dài nước ta là thuộc địa của Thực dân Pháp và sự ảnh hưởng này còn kéo dài ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ tổn tại của chế độ Ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của pháp luật nước ngoài trong mỗi hệ thông pháp luật quốc gia không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn có ý nghĩa cả về thực tiễn Bởi nhiều khi các yếu tố để tạo ra sự ảnh hưởng của pháp luật nước ngoài trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đã mất đi và thậm chí hệ thống pháp luật của quốc gia buớc sang một giai đoạn phát triển khác thì sự ảnh hưởng đó vẫn còn tồn tại và thực sự không dỗ đổ làm cho nó có thổ bị mất đi Như pháp luật của Anh Quốc

đã có sự ảnh hưởng khá sâu sắc trên mọi lĩnh vực ở Hồng-kông Từ năm 1998 khi Hồng Kông trở về là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng hệ thống pháp luật ở Hồng Kông vẫn tiếp tục được duy trì thêm 50 năm sau nữa [6,

tr 129] Có lẽ đây là thời gian để cho người dân Hồng- Kông làm quen với hệ thống pháp luật của Trung Quốc Sự ảnh huởng của pháp luật nước ngoài sẽ là tích cực khi các quốc gia mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước mình, bằng cách tiếp nhận pháp luật nước ngoài một cách có sự chọn lọc sao cho phù hợp với nền tảng văn hóa pháp lý của nước mình

Hiện nay ở Việt Nam, trong lĩnh vực khoa học luật so sánh có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa nói chung đến các nước và thậm chí có đề cập đến hệ thống pháp luật của Việt Nam Tuy nhiên, đó chỉ là những nét khái quát, đuợc thể hiện qua một số bài

Trang 7

viết như: bài ”Tiếp nhận pháp luật nước ngoài thời cơ và thách thức cho nghiên cứu lập pháp''" của Ts Phạm Duy Nghĩa trên tạp chí Nghiên círu-Lập pháp số 5/2000 ; bài “H ệ thống pháp luật Việt N am nhìn từ giác độ so sánh m ấy vấn đ ề phương p h á p luận” của Ts Nguyễn Như Phát trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật(NN&PL) số 2 năm 2000; “Tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý của Việt N am ” của TS

Đào Trí Úc, TS Lê Minh Thông, đã đăng trên tạp chí NN & PLsố 5/1999 ; Sách

chuyên khảo “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt N am những vấn

đ ề lý luận và thực tiễn ” của GS,TS Lê Minh Tâm do Nhà Xuất bản Công an

Nhân dân phát hành năm 2003; Gần đây TS Phạm Duy nghĩa có viết cuốn

“Chuyên khảo Luật kinh tế " do NXB Đại học Quốc gia phát hành với hơn 912

trang Các bài công trình nghiên cứu này đã có những đánh giá về hệ thống pháp luật Việt Nam (chủ yếu là hiện tại) và trong đó đã có đề cập đến những yếu tố phải lưu ý cho sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong sư tiếp nhận pháp luật Châu Âu lục địa Ở Việt Nam cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đặt ra vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện để tìm

ra sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ thống pháp luật Việt N am , trên cơ sở đó để nhận thức sâu hơn về hệ thống pháp luật của nước ta đồng thời đề ra những kiến nghị phù hợp cho việc xây dựng pháp luật trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa Xuất phát từ những ỉý do trên đây, tôi

đã mạnh đạn chọn đề tài: “S ự ả n h h ư ở n g của hệ th ố n g p h á p lu ậ t C h â u Ầ u lục địa đ ố i vói hệ th ố n g p h á p luậ t V iệt N a m ” làm luận văn thạc sĩ cho khoá

cao học Việt Nam - Thụy Điểm khoá I

2 M ục đích và phương pháp Iighiên cứu đề tài.

M ục đích nghiên cứu: Luận văn này hướng tới mục đích là n g hiên cứu về

lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Châu Âu lục địa để từ đó tìm ra các đặc điểm của hệ thống pháp luật này Khái quát về sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với một số nước trên phạm vi thế giới sau trong đó có

Trang 8

hệ thống pháp luật Việt Nam và làm rõ sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Có thể khẳng định rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam chỉ thực sự bị ảnh hưởng bởi tư duy pháp lý phương Tây kể từ khi thực dân Pháp đô hộ nước

ta trong công cuộc khai thác thuộc địa Từ một hệ thống pháp luật phong kiến mang đậm nét của một truyền thống pháp luật phương Đông, pháp luật phong kiến của nước ta đã dần dần bị thay đổi trước sự du nhập một cách cưỡng bức pháp luật của Pháp (một hệ thống pháp luật đặc trưng trong hệ thống pháp luật châu Âu lục đia) Tuy nhiên sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ thống Việt Nam không phải là một quá trình liên tục Sau cách mạng tháng tám năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, những luật của thời kỳ Pháp thuộc chỉ được áp dụng một cách hạn chế đến năm 1955 thì toàn bộ luật lệ của chính quyền thực dân cũ để lại bị xóa bỏ hoàn toàn, kể cả những Bộ Dân luật hàm chứa rất ít tính phân biệt giai cấp Bắt đầu từ năm 1954 hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng theo mô hình pháp luật Cộng hòa Xô Viết Cũng từ thời điểm này dấu ấn của sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa do do người Pháp du nhập vào Việt Nam dần mất di Thực ra sau năm 1954, một phần lãnh thổ nước ta từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam đã bị chiến giữ bất hợp pháp bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Ngụy quyền dựng lên dưới sự hậu thuẫn của Mỹ Hệ thống pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa mặc dù chỉ tồn tại trên thực tế khoảng gần 20 năm, nhưng cũng có thể coi nó là một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện với nhiều đặc điểm k ế thừa pháp luật của Pháp để lại trong thời kỳ thuộc địa và được tiếp nhận thêm một số nét của mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình của

Mỹ Tuy nhiên, sau khi giải phóng miền Nam, đất nước được thống nhất, hệ thống pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị xóa bỏ hòan toàn Sau năm 1975 hệ thống pháp luật của nước ta lại tiếp tục được xây dựng và phát triển theo mô hình của pháp luật Xô Viết trên mọi phương diện, cho đến khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang mô

Trang 9

hình kinh tế thị trường vào cuối những năm tám mươi của thế kỷ XX Trong sự nghiệp đổi mới, việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng được những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường luôn là m ột yêu cầu cấp thiết V ào đầu những năm 90 trước thực trạng sự sụp đổ của hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đ ông Âu, đa số giới nghiên cứu khoa học luật so sánh trên thế giới đã có khẳng định rằng: do những đặc tính tương đồng nhất định với pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật các nước Xã hội Chủ nghĩa(XHCN) ở Đông Âu sẽ quay trở lại với hệ thống pháp luật châu Âu lục địa Hệ thống pháp luật của Việt Nam không theo xu hướng đó, tuy nhiên do chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nên pháp luật Châu Âu lục địa có ảnh hưởng lớn đối với thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiên nay.

Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu về sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ thống pháp luật Việt Nam ở một số khía cạnh về luật dân sự, luật thương mại, đào tạo pháp luật và nghề luật trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế

Với những vấn đề nêu trên, nội dung của luận văn sẽ làm rõ những vấn đề cơ

bản sau: T h ứ nhất: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của hệ thống pháp

luật Châu Âu lục địa và các đặc trưng cơ bản của hệ thống pháp luật này Khái quát về pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam trước khi hệ thống pháp luật

Châu Âu lục địa có sự ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật Việt Nam T h ứ hai:

Phân tích những nét cơ bản về sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối

với hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử T hứ ba:Đấnh giá sự

ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện hệ hống pháp luật Việt N am trong thời kỳ hội nhập

Phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa

Mác- Lênin về nhà nước và pháp luât, phương pháp nghiên cứu được-sử dụng trong luận văn là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu kết hợp với phân tích đánh giá Vì đề tài mà luận văn

Trang 10

giải quyết thuộc nội dung lĩnh vực luật so sánh, nên các vấn đề đặt ra trong luận văn sẽ được luận giải kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu pháp luật của các nước khác nhau, các hệ thống pháp luật khác nhau và các quan điểm khác nhau về các vân đề pháp luật.

3 Giới hạn của L u ận văn:

Vì đề tài nghiên cứu về “ Sự ảnh hưởng của hệ thống ph á p luật C hâu Ầ u lục địa đối với hệ thống p h á p luật Việt N ơm ” có nội dung rất rộng và có liên quan

đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong pháp luật Việt Nam Do đó tác giả của luận văn chỉ tập trung và phân tích những vấn đề mang tính chất khái quát về hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và pháp luật Phong kiến Việt Nam trước khi bị ảnh hưởng bởi văn hóa pháp lý phương Tây Trên cơ sở đó nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của Pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử kể từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến nay Tác giả luận văn chỉ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với

hệ thống pháp luật Việt Nam trong một số lĩnh vực như : Luật dân sự, luật thương mại, tổ chức tòa án, đào tạo pháp luật, nghề luật và vấn đề tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế

4 N hững đ ón g góp mới về tính khoa học của luận văn.

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học luật so sánh một cách có hệ thống

và tổng quát về sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ thống pháp luật Việt Nam Luận văn đã phân tích khái quát những đặc trưng truyền thống và hiện đại của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dưới khía cạnh luật so sánh Những giá trị m ang tính truyền thống trong nền tảng văn hoá pháp lý của pháp luật phong kiến Việt N am cũng đã được khái quát để từ đó làm rõ sự ảnh hưởng vừa m ang yếu tố tích cực và tiêu cựu của pháp luật Châu Âu lục địa do thực dân Pháp đã áp đặt vào Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa Bằng sự kết nối các đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử tác giả luận văn đã chứng minh sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ

Trang 11

thống pháp luật Việt Nam là một quá trình không liên tục Trong thời kỳ đổi mới, sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đối với hộ thống pháp luật Việt Nam mang một sắc thái mới bởi sự tự nguyện tiếp nhận pháp luật nước ngoài vào Việt Nam, để góp phần xây dựng hệ thống pháp luật Viêt Nam ngày càng hoàn thiện.

5 Ý nghĩa của luận văn.

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn m ong m uốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nhận diện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay trong mối liên hệ với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dưới giác độ của luật

so sánh

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo đối với các luật gia, các chuyên gia pháp luật các nhà nghiên cứu luật học ở Việt Nam Nội dung của luận văn cũng sẽ rất hữu ích với các sinh viên muốn mở rộng kiến thức trong lĩnh vực luật

so sánh - một môn học rất mới trong các Trường Luật ở nước ta

6.Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương:

C h ư ơ n g l:Những đặc điểm cơ bản về hệ thống phá p luật Châu Ầu lục địa và hệ thống pháp luật V iệt N am thời kỳ phong kiến.

Chương 2: Sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Ấ u lục địa đối với hệ thống pháp luật V iệt N am qua các giai đoạn lịch sử.

Chương 3:Tiếp nhận pháp luật Châu Ầu lục địa trong thời kỳ hội nhập khu vực

và quốc t ế

cho đến việc tìm ra cách tiếp cận vấn đề sao cho lô-gíc và hợp lý Song trong nội dung bản luận văn này vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế do vậy tác giả luận văn rất m ong m uốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, và các độc giả quan tâm đến đề tài này

Trang 12

CHƯƠNG 1

NHỮNG ĐIỂM C ơ BẢN V Ể HỆ TH ỐN G PH Á P L U Ậ T CH ÂU Â u LỤC ĐỊA VÀ PH Á P LU Ậ T VIỆT N A M T H Ờ I KỲ PHO NG KIẾN

l l H ệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

l l l L ị c h sử hình thành

gọi như khác trong tiếng Anh như Civil law system hay “Romano-Germanic system” tạm dịch là hệ thống pháp luật La mã - Giéc manh[12, tr.16] Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được xem như hệ thống pháp luật có truyền thống lịch sử lâu đời nhất trong các hệ thống pháp luật chính trên thế giới hiện nay Hệ thống pháp luật này có gốc rễ hình thành và phát triển trên nền tảng luật La mã ở lục địa Châu âu và nó được du nhập đi khắp nơi trẽn thế giới trong công cuộc mở rộng và cai trị thuộc địa và cả sự tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện Cho đến nay lục địa Châu âu vẫn được xem như là trung tâm chính của hệ thống pháp luật này

Sự ra đời của Luật La mã được tính từ khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên

[12, tr 48] Sự hiện diện và tồn tại của luật La mã qua hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất luật La mã xuất hiện và hoàn thiện gắn với thời kỳ tồn tại của đ ế chế

La mã Thời kỳ này Luật La mã được biết đến qua các Bộ tổng luật thời Hoàng

đế Justinian(5 27-565AD) Giai đoạn thứ hai được coi là thời kỳ phục hưng của

luật La mã(Renaissance of Roman law) bắt đầu vào khoảng từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XIII Đây là giai đoạn mà những Bộ tổng luật học Justinian được nghiên cứu và được đem vào giảng dạy tại các trường Tổng hợp Trường Đại học tổng hợp Bologna (Ưniversity of Bologna) của nước Ý được biết đến như một trung tâm đầu tiên giảng dạy luật La mã ở Châu âu Nơi đây qui tụ các giảng viên và và học viên ở khắp châu Âu Quá trình giảng dạy đã làm cho luật

La mã “sống lại” và hoàn thiện nó Hàng ngàn sinh viên sau khi đã được đào

Trang 13

tạo luật La mã kết hợp với các phương pháp giảng dạy mới, họ đã trở về nước

và trở thành những giáo sư dạy luật, những người làm việc trong các bộ máy chính quyền của Nhà vua, của Nhà thờ và các thành phố Kết quả kỳ diệu của

thời kỳ “sự phục hưng của các tư tưởng ph á p luật” đã tác động mạnh mẽ lên xã

hội Tây Âu thời đó và sau này Đó là việc vai trò của pháp luật đã được đề cao, bản thân nhà thờ và giáo hội thời kỳ trung cổ cũng đã nhận thức rõ sự khác biệt giữa pháp luật với giáo lý tôn giáo và đạo đức Thậm chí luật La mã còn được tiếp nhận như là trí tuệ thành văn( intellectual literature) của cả thế giới Thiên chứa giáo Các nguyên tấc và nền tảng của luật La mã tiếp tục được phát triển trong thời kỳ khai sáng và giai đoạn cách mạng tư sản cuối thế kỷ thứ XVIII ở các nước Tây âu Các nhà tư tưởng người Pháp như Montesquieu( 1689-1775) và Rousseau(1712-1778) đã đề cao trong học thuyết của họ về vai trò của pháp luật trên cơ sở tiếp thu những giá trị tinh hoa của nền Cộng hoà La mã Quan điểm của hai nhà tư tưởng này còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Luật công trên phạm vi toàn Châu Âu

Bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII ở các nước Châu Âu lục địa đã xuất hiện xu hướng pháp điển hóa Những Bộ luật đầu tiên đựơc pháp điểm hóa là ở các nước

Bắc Âu Tiếp đến thời kỳ ảnh hưởng của các tư tưởng khai sángịenlightm ent

m ovem ent), sự pháp điển hóa luật dân sự của Pháp đã đánh dấu một bước phát

triển của Luật Châu Âu lục địa Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804 được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc dân luật La mã và kết hợp với các giá trị dân chủ tư sản đã được nhiều nước Châu Âu học tập

Cuộc chiến tranh chinh phục và cai trị thuộc địa các nước Châu Á, Châu Phi,

Mỹ L a tinh của Ngừời Pháp , Tây Ban Nha, Hà lan từ những năm đầu thế kỷ thứ XIX đã làm cho pháp luật Châu Âu lục địa ảnh hưởng trên toàn thế giới Bên cạnlì đó, hệ thống pháp luật thành văn Châu Âu lục địa còn được nhiều quốc gia tự nguyện học tập và lấy đó làm khuôn mẫu cho sự hiện đại pháp luật của mình, như Nhật Bản Điều này làm cho bản đồ pháp luật của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa lan rộng và vượt ra khỏi lục địa Châu Âu

Trang 14

1.1.2.Những đạc điểm của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

- Một trong nhữngđặc trưng cơ bản của hệ thống luật Châu Âu lục địa là

tính p h á p đ iển h o á cao Việc pháp điển hoá đã làm cho pháp luật được áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi điều chỉnh của từng bộ luật ở mỗi quốc gia N hà nghiên cứu luật so sánh vĩ đại người Pháp Réne David đã nhận xét rằng “Pháp điển hoá là phương tiện tuyệt vời để phổ cập luật La mã - Đức ở Châu Âu cũng như ở ngoài lục địa” Bộ luật dân sự của Pháp ra đời năm 1804,

nó k ế thừa được các chế định của luật dân sự phát triển trước đó 2500 n ăm [20 ]

cũng dựa trên nền tảng luật thành văn La mã Một điểm cơ bản cần ghi nhớ khi nói về lịch sử của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa là Bộ luật dân sự Đức năm 1896 có sự khác biệt nhất định so với Bộ luật dân sự Pháp 1804, điều này được lý giải bởi sự tiếp nhận luật La mã ở Đức có những nét đặc thù riêng do điều kiện lịch sử của xã hội Đức Cả hai Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 và Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều đóng vai trò ảnh hưởng rất nhiều đến nền tảng pháp luật của các nước trong hệ thống luật Châu Âu lục địa ở trong và ngoài phạm vi lục địa Châu âu Chính các cuộc viền chinh và thiết lập quyền cai trị của Napoleon đã làm cho ảnh hưởng của luật dân sự Pháp tới các nước như Bỉ,

Hà lan, Ý, Phần Lan và thậm chí cả'nước Đức nữa Trong thời kỳ thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập luật của Pháp và đặc biệt là luật dân sự đến Bắc phi, Đông Dương và một số nước Ca ri bê Bên cạnh đó thực dân Tây Ban Nha và

Bồ Đào N ha cũng đã du nhập luật Châu Âu lục địa vào một số nước M ĩ La tinh

Bộ luật dân sự của Đức 1896 tuy không có sự ảnh hưởng rộng lớn như Bộ luật dân sự Pháp 1804, nhưng nó cũng đã có ảnh hưởng quan trọng đến các quốc gia Châu Âu như Áo, Thuỵ sĩ,Hy lạp Ở Châu Á nền tảng pháp luật dân sự của Nhật bản cũng chịu ảnh hưởng rất rõ nét luật dân sự Đức Như vậy từ những điểm xuất phát ban đầu, thông qua quá trình tiếp nhận pháp luật có thể nói pháp luật Châu Âu lục địa đã góp phần hình thành nền tảng của nhiều nhiều hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên khắp thế giới

Trang 15

Tất cả các quốc gia thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa đều có hiến pháp thành văn.Trong hệ thống này văn bản qui pháp pháp luật do cơ quan lập pháp

ban hành chiếm vị trí rất quan trọng và là nguồn chủ đạo để áp dụng pháp luật Đặc điểm này khác hẳn với các nước trong hệ thống pháp luật Common law, ở

đó có nước Anh nơi khởi nguồn của luật Common law có hiến pháp không thành văn, và nguồn luật đa số là dựa vào hệ thống các án lệ.Văn bản pháp luật được đề cao trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa gắn với một nguyên tắc “ Mọi quyết định không căn cứ vào văn bản luật chính thức đều không có giá trị

- jurisconsulta sine ỉege Loquens erubescit” Nhưng nếu “c /ủ có luật” thì

không thể tránh khỏi tình trạng có những phạm vi nhất định của quan hệ xã hội không được các đạo luật điều chỉnh Từ đó các nước thuộc hệ thống luật Châu

Âu lục địa đều cho phép ở những mức độ khác nhau, uỷ quyền pháp luật Cụ thể là các văn bản của các cơ quan hành pháp nhiều khi có giá trị tương đương với luật hoặc có giá trị giải thích chính thức[47, tr 10] Ngày nay, khi mà các

hệ thống pháp luật có xu hướng xích lại gần nhau, thì án lệ cũng đã được nhắc đến như một vai trò quan trọng trong các nguồn luật bổ trợ trong nhiều nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục có sự phân chia pháp luật t h à n h luật công(Public law) và lu ậ t tư (P riv a te Law ).V iệc phân chia này được dựa trên

những tư tưởng của luật La mã và sự phát triển nó về sau này, điều này đã trở thành hiển nhiên và gắn sâu trong suy nghĩ đối với các luật gia thuộc hệ thống này Chẳng hạn lời phát biểu của Luật gia Ulpian được nhắc lại trong Bộ tổng luật Justinian rằng luật công liên quan đến Nhà nuớc, còn luật tư thì điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân Theo đó ngày nay những lĩnh vực như luật hình

sự hay luật hành chính., sẽ thuộc lĩnh vực luật công, còn những lĩnh vực như luật dân sự, thương mại sẽ thuộc luật tư Cho đến nay, quan điểm về sự phân chia luật công và luật tư trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật

Trang 16

của các nước thuộc hệ thống này Đây cũng là điểm cơ bản để phân biêt với các

hệ thống pháp luật khác như hệ thống Thông luật

Trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, có nhiều lý do quan trọng cho

sự phân biệt giữa luật dân sự và luật thương mại Luật thương mại trong hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa là một lĩnh vực pháp luật phát triển muộn hơn luật dân sự Bắt đầu từ thời kỳ trung cổ, giao thương đã phát triển ở Châu Âu và đến khi thương mại trở thành một ngành có vị trí quan trọng trong xã hội Châu

Ảu thì vai trò của luật dân sự nhiều khi không đáp ứng được trong việc điều chỉnh các quan hệ buôn bán giữa các thương nhân Ban đầu tập quán thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế những gì mà luật dân sự không thể điều chỉnh, v ề sau các tập quán thương mại đã được pháp điển để trở thành

luật thương mại( ỉex M ercatoria) như ngày nay.

Ngày nay, sự phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới đang chứng minh một thực tế là hai hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và Thông luật (Common law) đang có xu hướng xích lại gần nhau Hai hộ thống này tiếp thu

sự ảnh hưởng của nhau Học thuyết về án lệ đã và đang được tiếp thu ở nhiều

hệ thống pháp luật các nước Châu Âu lục địa và làm cho nó phù hợp với nền tảng pháp luật thành văn của các nứơc Châu Âu lục địa Chẳng hạn án lệ đã đựơc các tòa án Pháp và Thụy Điển áp dụng gần 100 năm nay, nhưng nó chỉ đóng vai trò có giá trị tham khảo Nhiều chế định pháp lý có nguồn gốc từ pháp luật của nước Anh Ví dụ chế định “ ủy thác” - Trust lavv, một chế định đặc trưng lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào thế kỷ thứ 15, ngày nay được nhiều nước Châu Âu tiếp nhận [32, tr 5]

1.1.3.SỰ ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa trên thế giới

Sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa không chỉ diễn ra trong phạm

vi Châu Âu mà nó còn diễn ra trên toàn thế giới, từ thời kỳ mở rộng và xâm lược thuộc địa của các nước Pháp, Tây Ban Nha, Ha lan Và cho đên nay sự ảnh hưởng nay vẫn tiếp diễn qua sự tự nguyện tiếp nhận pháp luật Châu Âu lục địa của nhiều nước trên thế giới

Trang 17

Sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa gắn với sự phổ biến pháp luật của nước Pháp ở trong phạm vi Châu Âu và các Châu lục khác Cùng với các cuộc chiến tranh của Napoleon và cả về sau này, Bộ luật dân sự của Pháp được sao chép tại Bỉ, Luxembourge, Hà lan, Ý, Tây Ban Nha, Bổ Đào Nha, và thông qua đó có ảnh hưởng gián tiếp đến pháp luật của các nước thuộc địa của các quốc gia kể trên Ngay cả khi đã giành được độc lập như hiện nay, các quốc gia này vẫn lưu giữ lại truyền thống pháp luật từ thời thuộc địa Pháp luật của Pháp cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các bộ luật trong lĩnh vực pháp luật tư ( trừ luật hôn nhân và gia đinh, thừa kế) ở các nước Ai Cập , Libăng và một số nước A rập [2, tr 182] Sự ảnh hưởng của pháp luật Đức ra ngoài phạm

vi lục địa Châu Âu cũng góp phần vào sự mở rộng tầm ảnh hưởng của pháp luật

Châu Âu lục địa Bộ luật Dân sự của Đức( gọi tắt là BGB )đã từng là khuôn

mẫu cho sự cải cách và pháp điển hóa luật dân sự của Nhật bản bằng sự tiếp nhận pháp luật tự nguyện Bằng cả con đường trực tiếp và thông qua Nhật Bản,

Bộ luật dân sự của Đức cũng đã có ảnh hưởng tới Hàn Quốc, Thái Lan và dân luật của Đài Loan hiện nay

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu luật so sánh thì ngày nay sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa ngày càng rộng hơn Bởi vì, kể

từ cuối những năm 1980 với sự sụp đổ của hàng lọat các nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật của các nước Đông Âu, và nước Nga ngày nay đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng quay trở lại với Pháp luật Châu Âu lục dia

1.2.Khái quát về pháp luật Việt Nam trước thời kỳ thực dân Pháp xâm lược

1.2.1 Q uan niệm cổ truyền về pháp luật ở phương Đông.

Khi đề cập tới pháp luật Việt Nam trước thời kỳ thực dân pháp xâm lược có nghĩa là chúng ta đề cập tới một nền pháp luật phong k iến 1 trong đó hàm chứa

' Pháp l u ậ t V iệ t N a m t h ờ i k ỳ p h o n g k i ế n đ ư ợ c tín h từ n ã m 1 0 1 0 (băi từ T r iề u đ ạ i n h à L ý c h o tới khi két (húc

T n é u d ạ i n h à N g u y ễ n n ă m 1945).

Trang 18

nhiều yếu lố văn hoá và truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam Vấn đề chúng ta cần xem xét ở đây là: pháp luật thời kỳ phong kiến của nước ta dược xây dựng trên nền tảng tư tưởng và văn hoá như thế nào Nếu chúng ta bỏ qua những khía cạnh này, các điều kiện lịch sử gắn với pháp luật rất có thể sự nhận diện với nền pháp luật ấy sẽ có những phiến diện và sự nhận xét sai lầm Đồng thời những đánh giá khái quát về pháp luật phong kiến Việt Nam cũng sẽ giúp chúng ta nhận ra những sự thay đổi trong hệ thống pháp luật này khi bị tác động bởi sự du nhập và áp đặt pháp luật của chính quyền thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể nói rằng pháp luật phong kiến Việt Nam có những nét tương đồng với quan niệm cổ truyền về pháp luật ở phương Đông kết hợp với các giá trị văn hoá riêng của xã hội Việt Nam Với mười thế kỷ Bắc thuộc, quan niệm về pháp luật Trung Hoa đã được du nhập tại Việt Nam; và sau khi thoát ly được nền Bắc thuộc chúng ta vẫn chưa đoạn tuyệt với nền văn hóa Trung Hoa Quan niệm ấy, lần qua các thế kỷ đã biểu hiện dưới hai hình thức là : qua niệm Nhân trị chủ nghĩa(quan niệm Nho giáo về pháp luật) ,Pháp trị chủ nghĩa và Phật giáo [21,

tr 28.]

- Pháp luật phong kiến Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của Nhogiáo

Nho giáo là một hệ tư tưởng xuất hiện đầu tiên ở Trung Hoa và được du

sống đóng một vai trò là một hệ tư tưởng quan trọng trong xã hội phong kiến

Việt Nam Hộ tư tưởng Nho giáo đã gắn sâu trong nhiều khía cạnh cuộc sống

xã hội Việt Nam và như lời của tác giả Phan Ngọc đã nhận xét “không có đấu vết nào của văn hoá V iệt N am mà không có N ho giáo ”.[25, tr 209].]

Nho giáo(Confucianism) đã ra đời từ rất lâu, Khổng Tử[551-478 tr.CN] chỉ

là người thầy giỏi nhất đã có công tóm lược và biên tập lại [ 26, tr 18] Cụ thể

trong cuốn luận ngữ Khổng Tử có viết ’T a thuật lại dạo c ổ nhân mà không có

Trang 19

sáng tác gì m ớ i” Nho giáo gắn với đặc trưng của Nhà nước phong kiến phương

Đ ông nói chung cũng như Nhà nước phong kiến ở Việt Nam nói riêng Bởi hai

lý do căn bản '.Thứ nhất, luận thuyết của Nho giáo đưa ra quan niệm chế độ

quân chủ là thiên mệnh Nhà Vua sở dĩ được giữ quyền chủ tể trong nước là do

Thiên Mệnh, tức là do ý trời Do vậy mà Vua được coi là con trời (H oàng Đế),

thay trời trị dân Thần dân trong xã hội phải phục tùng Vua là lẽ đương nhiên,

ấy cũng là theo đạo của Trời Tuy nhiên, nếu ta chỉ phân tích tới một mặt của

triết lý “Thiên m ệnh ” thì có lẽ ta chưa nhìn thấy nhân tố hoà hợp trong triết lý

Nho giáo.Theo quan điểm Nho giáo, nhà Vua chỉ có thể có được chủ quyền cai trị thiên hạ nếu làm theo đúng mệnh trời Muốn biết ý trời như thế nào, Nho giáo dạy rằng phải xem ý dân* Một vị quân Vương chân chính phải biết cư xử theo ý trời, thuận lòng nhân dân[ 36, tr.67] Nếu nhà Vua chỉ biết mưu lợi cho

cá nhân mình, dùng quyền lực tàn bạo để trị dân thì nhà Vua cũng chỉ là một kẻ tàn bạo mà thôi chứ không phải là một vị quân vương chân chính Nhìn lại lịch

sử tồn tại hàng ngàn năm của các triều đại phong kiến Trung Hoa và Việt Nam,

thì triết lý thiên mệnh hoàn toàn hợp lý Các Vương triều phong kiến qua các

giai đoạn lịch sử lúc thịnh, lúc suy luôn có nhân tố liên quan đến đức độ và tài

năng của nhà Vua T h ứ hai, chủ nghĩa Nhân trị xuất phát từ Nho giáo gắn sâu

vào quan niệm về pháp luật và xã hội phong kiến Nếu chúng ta nhìn nhận pháp luật như là một thành tố của văn hoá [15, tr 495] thì Nho giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền pháp luật phong kiến Việt Nam Khi nhận xét về sự khác nhau trong quan niệm về pháp luật giữa phương Đ ông và phương Tây, GS Vũ Văn Mẫu đã viết: trong xã hội phương Đông luật pháp phải nhường chỗ cho luân thường đạo lý, trọng về tinh thần Đông- phương theo giáo lý của Khổng

Tử đã tìm giải pháp ở mỗi cá nhân đòi hỏi mỗi cá nhân một kỷ luật cao thượng bắt nguồn ở sự rèn luyện tâm tính, lấy việc tu thân làm gốc Lý tưởng của quan niệm này là luật pháp phải nhường chỗ cho luân thường đạo lý

N ền triết học của K hổng T ử đưa ta đến chủ nghĩa nhân bản pháp luật mà người Tvung-H oa thường quen gọi là chủ nghĩa nhân // /[22, tr.32 ] Chủ nghĩa

Trang 20

nhân trị ,mà cốt lõi là xuất phát từ chữ nhân trong Nho giáo, theo đó tất cả mọi vấn đề trong xã hội đều phải căn cứ vào sự tu thân giáo hoá của con người Động lực để duy trì trật tự xã hội không phải là pháp luật, động lực ấy là sự rèn luyện nhân phẩm Theo quan niệm cổ truyền phương Đông trên nền tảng Nho giáo thì đạo đức và pháp luật gắn bó với nhau, đạo đức không có một phạm vi riêng biệt với pháp luật Theo luận thuyết Nho giáo, thì trong xã hội có phép tắc

qui củ đòi hỏi " T ừ đấng Thiên T ử cho đến k ẻ thứ dân, ai cũng phải lấy sự tự sửa mình làm gốc-tức là phải tu thân Nho giáo dạy người quân tử Iĩiuốn

khẳng định vị trí của mình trong xã hội thì trước hết phải tu thân, rồi đến tề gia

để rồi có đủ tài đức trị quốc, bình thiên hạ Sự đòi hỏi cần phải tu thân theo Nho

giáo không phải là một mệnh đề chung chung Tu thân là một triết lý đặt ra cho con người trong xã hội và muốn đạt được mục đích tu thân thì phải căn cứ vào

lễ và nhạc Chữ lễ có nhiều nghĩa, nhưng dưới phương diện pháp luật, thì lễ bao

gồm tổng thể phép tắc, phong tục tập quán mà xã hội đã thừa nhận và lễ cũng là

cái thực của điều phải làm (điều nghĩa).

Cho đến tận ngày nay Nho giáo-Đạo Khổng vẫn có vai trò quan trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Quá đề cao triết lý Nhân trị của Nho giáo còn đọng lại trong xã hội Việt Nam TS Phạm Duy Nghĩa đã v i ế t " Mặc cho các học giả ra sức truyền bá đủ loại T â y học, trong đó có học lý về nhà nước và pháp quyền, người Việt Nam vẫn ung dung trong xã hội nhân trị thân thuộc, sống dựa vào tình nghĩa và đạo lý làm người” [28,tr.3]

Một khía cạnh thú vị cần nghiên cứu là có một mức độ tương đồng trong đời sống pháp luật của các hệ thống pháp luật những nước vay mượn mô hình pháp luật từ các nước Châu Âu(như pháp luật của Anh ở HồngKông, và Singapore, luật Châu Âu lục địa tại Đài Loan và Hàn Quốc ) Các qui định pháp luật được

áp dụng chính thức vẫn chưa thấm qua được chiếc khiên của Đạo Khổng và nó vẫn đóng vai trò phụ trợ trong đời sống của nhân dân, phần lớn các tránh chấp chủ yếu được giải quyết bằng con đường thoả hiệp Chính vì thế không có gì

Trang 21

ngạc nhiên rằng số lượng luật sư bào chữa được cấp phép trên đất nước Nhật Bản ít hơn số lượng luật sư của riêng thành phố Newyork [2,tr 172].

C h ủ n ghĩa P h á p trị Khi đề cập tới pháp luật phong kiến Việt Nam cũng như ở phương Đông, chúng ta không thể không nhắc đến chủ nghĩa Pháp trị Cũng giống như Nho giáo, chủ nghĩa Pháp trị cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa

và được du nhập vào Việt Nam bằng cả sự áp đặt và tiếp nhận tự nguyện Đại biểu nổi tiếng của trường phái Pháp trị là Hàn Phi Tử( khoảng 280-230 tr.CN ) vốn là một công tử nước Hàn, nổi tiếng về tài cao học rộng Quan điểm của Hàn Phi Tử và những người theo phái Pháp trị cho rằng chủ nghĩa Nhân trị mà Nho giáo đưa ra không bình ổn trật tự được xã hội Bổn phận của nhà Vua không phải là chú trọng đến đạo tu thân, mà cốt ở chỗ ấn định các pháp luật cho minh bạch và ban bố cho mọi người đều biết để tuân hành Nội dung của pháp trị thể hiện qua luận điểm sau:

a) Pháp luật trước hết phải minh bạch, chỉ có pháp luật minh bạch mới giúp cho ích cho sự thực hiện một nền thịnh trị

b)Pháp luật phải dược áp dụng nghiêm minh,” Pháp luật là phcp tắc hiệu lệnh rõ ra ở chỗ công, hình phạt là để lòng dân quyết chắc mà làm theo Ai giữ phép cẩn thận Ihì thưởng,.trái thì phạt”

c)Pháp luật phải được áp dụng công bằng từ người có quan chức đến thường dân [ 27, tr.16]

Từ chỗ nhấn mạnh đến vai trò của pháp luật trong xã hội đến chỗ các quan điểm của phái Pháp gia đôi khi mang tính cực đoan Bởi lẽ, Hàn Phi Tử cho rằng ngoài pháp luật và sự trừng phạt, các điều nhân nghĩa, các nguyên tắc trong Nho giáo đều vô ích [21, tr.39] Thực ra đây cũng là điểm hơi cực đoan trong quan điểm của Pháp trị và đây cũng là điểm yếu để cho nhiều người công kích Pháp trị Trong lịch sử các triều đại phong kiến của Trung Hoa cổ đại, cũng như phong kiến Việt Nam có những triều đại đã lạm dụng hình phạt,

nghiêm tri quá mức đối với thần dân khiến lòng dân ai qán mà không nể phục

TRƯONG ĐAI HOC LUẬTI HẠ NÒI

Trang 22

Chính sử ở nước ta ghi lại những vị Vua tàn ác và bạo ngược như Lê Long Đĩnh( 1005-1009), Lê Uy Mục( 1505-1509), Lê Tương D ực(1510-1516) nhưng những vị Vua như vậy vẫn là con số ít trong số những vị Vua qua các thời kỳ phong kiến Phần đông Vua chúa nước ta thấm nhuần tinh thần nhân ái của Nho giáo, yêu nước yêu dân.

Khi tiếp cận với quan điểm Nho giáo và Pháp trị nếu gạt bỏ những điểm hạn chế trong hai phái triết lý này chúng ta sẽ thấy nhiều điều tích cực mà cho đến nay một xã hội hiện đại cũng cần phải kế thừa Khi bàn về mối quan hộ giữa Nho giáo và Pháp trị trong nội hàm của văn hoá pháp lý phương Đông, có rất nhiều quan điểm của các học giả như Vũ Quốc Thông, Vũ Văn Mẫu và gần dây là TS Phạm Duy Nghĩa các tác giả đều cho rằng Nho giáo đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa pháp lý Việt Nam Xin mượn lời bình của TS.Phạm Duy nghĩa dùng chuyện sử cổ nhân để nói về sự cần thiết phải biết kết hợp giữa Nho

giáo và Pháp trị: “dù Tẩn Thuỷ H oàng cố cảm kích khi đọc sách của Hàn Phi

T ử bao nhiêu, sau khi nhà Tần sụp đ ổ học thuyết của ông này cũng không thắng nổi N h o giáo Lưu Bang ngồi trên yên ngựa mà được thiên liạ, song muốn giữ được thiên hạ phải dùng đến cái khéo của Nho g iá o ” Người ta dự đoán thuyết

“ngoại Nho, nội Pháp “ của Lữ Gia đã ra đời từ đó [28, tr 6]

Sự thể hiện việc trong việc coi trọng Nho giáo kết hợp với Pháp trị cũng đã được khẳng định ngay trong luật pháp thời kỳ phong kiến, như Vua Gia Long

đã khẳng định trong lời tựa bộ Hoàng Việt Luật Lệ” Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội, dùng đạo đức để giáo hoá họ Hai điều ấy không thiên bên nào, bỏ bên nào” [37, tr.l]

- Phật giáo:

C ó rất nhiều ý kiến tranh luận rằng Phật giáo đến Việt Nam cũng thông qua sự du nhập của người Trung Hoa vào Việt Nam Nhưng qua các d ữ liệu lịch

sử về Phật giáo và sự ghi chép các sự kiện về chính sử trong cung đình chúng ta

có thể khẳng định rằng sự truyền bá của Phật giáo vào Việt Nam không phải CỈO

Trang 23

người Trung Quốc mà là do các các Phật tử người An Độ trực tiếp du nhập Phật giáo vào Việt Nam.

Tư tưởng Phật giáo kết hợp với các triết lý của Nho giáo đã ngấm sâu vào tinh thần các chế định luật thời phong kiến Thí dụ, dưới triều Lý, nhà Vua luôn luôn thực hiện một chính sách kính trọng sư Bằng chứng là hiện nay có rất nhiều đền chùa cổ tích ở Hà Nội còn lưu lại cho đến ngày nay đã được xây dựng trong thời kỳ nhà Lý2 Nếu như Thiên chúa giáo là m ột trong những nền móng tạo nên văn minh pháp lý phương Tây, thì thuyết âm dương ngũ hành, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, triết lý nhân quả, tình yêu thương đồng loại của đạo Phật và triết lý sống của Nho giáo đã gắn sâu vào đời sống văn hoá của nhân dân Việt Nam Luật pháp nếu nó xung đột với những gía trị nền tảng đó sẽ không được cộng đồng người Việt chấp nhận và chúng sẽ tự tiêu vong

Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến Trung Quốc

độ hộ nước ta còn có ý nghĩa ở chỗ: chính các nhà Sư như là tầng lớp có học thức nhất trong dân chúng trong xã hội Việt Nam cổ xưa Khi chính quyền Phong kiến Phương Bắc thực hiện một chính sách đồng hóa trên một diện rộng trôn toàn xã hội Việt Nam với một chính sách ngu dân dể dẻ bề cai trị, chúng ngăn không cho nhân dân ta học nền văn minh uyên bác của Trung Hoa Thì chính những phật tử theo Phật giáo là tầng lớp uyên bác nhất trong xã hội lúc bấy giờ có thể đọc được chữ Hán và hiểu biết về chính sử Trung Hoa Sau này, trong thời kỳ đầu của những năm độc lập trong thế kỷ X, chính các nhà Sư là những người có hiểu biết về tổ chức chính quyền và các quản lý xã hội của người Trung Quốc, họ đã vận dụng sự hiểu biết này giúp các nhà Vua nước ta trong rất nhiều công việc triều chính thời bấy giờ

Phật giáo trở thành tôn giáo phổ biến và là một trong những tôn giáo chủ đạo trong suốt lịch sử tồn tại của chế độ Phong kiến Việt Nam Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, khi các nhà truyền giáo phương Tây nỗ lực đưa đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam, họ đã gặp phải sự phản ứng rất quyết liệt từ phía triều đình nhà

2 c h ù a M ộ t c ộ t ( 1 0 4 9 ) , C h ù a T r ấ n V ũ ( 1 0 4 9 ) , đ ề n H a i B à ( l 100,

Trang 24

Nguyễn Vào năm 1796 chúa Trịnh Căn cấm đạo, đốt phá nhà thờ, trục xuất các giáo sỹ, thích chữ vào mặt dân Công giáo Vì thế mà Người Anh, người Hà lan đều dời bỏ phố Hiến về nước Tinh trạng ấy tiếp diễn dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức Năm 1848, Tự Đức ban hành Chỉ dụ tử hình giáo sỹ và nghiêm cấm ngoại quốc buôn bán ở Việt Nam [38,tr 16].

- Luật tục và văn hoá làng xã

Khi luận bàn tới pháp luật phong kiến Việt Nam và thậm chí về văn hoá pháp lý thời nay, chúng ta không thể không đề cập đến luật tục và văn hoá làng

xã Đây là m ột thành tố quyết định diện mạo đặc thù của văn hoá pháp lý Việt Nam Xuất phát từ nền nông nghiệp, chế độ thôn xã tự trị là một chế độ áp dụng

ở nước ta từ thời tiền cổ, trải dài theo sự phát triển của lịch sử phong kiến luật tục và văn hoá làng xã là một kho tàng văn hoá đồ sộ và cho đến nay nó vẫn không ngừng được củng cố và phát triển Mỗi thôn xã ở Việt Nam đều có quyền

tự trị nhất định về hành chính, tài chính và về luật tục được qui định trong các

Hương ước riêng của mỗi Làng.

Luật lục của làng xã nhiều khi chứa đựng rất nhiều các qui chuẩn trong xử

sự của thần dân trong làng, của các cá nhân theo quan hệ họ tộc Bởi vậy nếu có những mâu thuẫn, các tranh chấp dân sự của các thần dân trong làng xã, thì trước hết người ta nghĩ đến việc dùng.tục lệ làng xã để giải quyết Thậm chí có những trường hợp cộng đồng dân cư trong làng từ chối dùng đến pháp luật của nhà Vua, mà họ chọn hướng giải quyết theo luật tục Bởi vậy trong dân gian

Việt Nam có câu” Phép Vua thua lệ là n g ” Quá ngạc nhiên trước đặc thù của

văn hóa làng xã Việt Nam thời phong kiến, khi đặt chân đến Việt Nam để nghiên cứu về tổ chức hành chính Việt Nam một chuyên gia nước ngoài đã viết

‘Nước Việt Nam thời cổ chỉ là một liên Bang có hơn 2.000 tiểu q u ố c ’ Đây thực

ra chỉ là một nhận thức sai lầm bởi tác giả này đã không hiểu được đặc thù về tính chất tự trị của làng xã Việt Nam Khi thiết lập sự cai trị ở Việt Nam, các nhà cầm quyền người Pháp rất muốn tổ chức một nền hành chính theo ý của họ,

trong đó có nỗ lực cải cách hành chính cấp xã(réform e com m unale) Nhưng họ

Trang 25

đã gặp thất bại, bởi vì không thể phá vỡ được thành trì tự trị lâu đời của thiết chế làng xã Việt Nam Xin dẫn lời bình của Pierre Pasquìer một viên Toàn

bị đến nỗi người ta không th ể sửa đổi một điểm nhỏ nào mà không phá hoại sự cân đối của toàn thể Chúng ta không có lợi ích gì mà đả phá trực tiếp hoặc gián tiếp m ột cơ quan hiện tại là m ột lợi khí thống trị m àu nhiệm, miễn là người

ta đ ể nó nguyên vẹn và tôn trọng các hình thức của nó” Luật tục có cơ chế thực

thi riêng của nó, học lý về chế tài của người phương Tây dường như xa lạ với sức ép và dư luận xã hội vốn thường được dùng như là những cụ cộng đắc lực hữu hiệu để buộc các thành viên chấp nhận và thi hành theo thói quen cộng đồng [28, tr.6]

Một nhà nghiên cứu người Pháp cũng nghĩ rằng họ cần phải thiết lập các trật tự cai trị ở An Nam phù hợp với luật tục và thông lệ ở đây “ Sự cai trị do người bản xứ dưới sự kiểm sóat của chúng ta, theo ý tôi là phương thức độc nhất

để giải quyết vấn đề Nếu lo các chi tiết hành chính của Anmamit ta đưa tới đây một số sỹ quan không am hiểu ngôn ngữ và phong tục bản xứ thì sẽ tạo nên tình trạng hỗn loạn ” [l,tr.l3 1 ]

Qua nghiên cứu các Bộ Dân luật mà người Pháp du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy luật tục Việt Nam đã được các nhà làm luật người Pháp lưu ý tới Thí dụ: Điều 502 Bộ dân luật Bắc kỳ dự liệu rằng chủ sở hữu một thửa đất chỉ

có thể trổng cây cối cách ranh giới đất láng riềng theo như luật hay tục lệ địa phương ấn định

1.2.2 Những thành tựu nổi bật trong pháp luật phong kiến Việt Nam 1.2.2.1 Khái q u át chung về pháp luật phong kiến Việt Nam.

Hôm nay, khi chúng ta đang sống trong thời hiện đại việc nghiên cứu pháp luật phong kiến vẫn rất có ý nghĩa Đó là công việc giúp chúng ta có thể nhìn được về cội nguồn lụât pháp của dân tộc, để khẳng định về những sắc thái riêng của văn hoá pháp lý Việt Nam, để hiểu về những biến đổi trong nội tại pháp

Trang 26

luật phong kiến Việt Nam trước tác động mạnh mõ của văn hoá phương Tâytrong thời kỳ Pháp thuộc Trong lời tựa của cuốn c ổ luật Việt Nam lược khảo,Giáo sư Vũ Văn Mẫu có nhận xét “Trải qua các phế hưng của lịch sử, cổ luật là bức tranh thời đại, không những ghi rõ tổ chức của xã hội và gia đình trong mỗi giai đoạn, còn biểu lộ cả trạng thái và phản ứng phức tạp của tâm hồn ngườiViệt trước những dữ kiện xã hội hay lịch sử”

Có thể nói rằng lịch sử của nước Việt Nam ta, ngay từ ngày đầu kỷ nguyên đã có một nền pháp luật đặc thù mà kỹ thuật không thua kém luật Nhà Hán Khi nước ta bị nhà Hán xâm chiếm, Mã Viện đã nghiên cứu nền cổ luật

Lạc Việt - Trương Vương và đã đưa ra nhận xét ”Luật Việt khác Luật nhà Hán tới mười điểm ” Cho đến nay do sự hạn chế về các dữ liệu lịch sử điều đó không

cho phép chúng ta chỉ rõ cụ thể mười điểm khác nhau giữa luật Việt và Luật nhà Hán là gì Nhưng chúng ta cũng đủ tin rằng cách đây hơn 2000 năm, nền pháp luật cổ của Việt Nam đã có những sắc thái dân tộc riêng chứ không hoàn toàn giống với pháp luật Trung Hoa cổ đại

Theo quan điểm của đa số các nhà sử học, nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam bắt đầu từ năm thời kỳ triều đại nhà Lý Nhưng việc ra đời nhà nước phong kiến Việt Nam đã manh nha từ năm 938, tức là sau sự kiện Ngô Quyền chiên thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Bởi vì trước năm 938, nước ta nằm trong ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc Nếu phân chia pháp luật phong kiến Việt Nam thành hai thời kỳ trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược thì có thể coi thời kỳ thứ nhất được tính từ năm 1010

là thời kỳ mà pháp luật phong kiến Việt Nam trải qua những sự biến đổi và ảnh hưởng chưa từng có của văn hoá pháp lý phương Tây

Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch đằng của Ngô Quyền, lịch sử của dân tộc ta đã mở ra một thời kỳ độc lập, kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc Thời kỳ độc lập bắt đầu từ nhà Ngô (939-944), tiếp theo là nhà Đinh, Tiền Lê

Từ thời kỳ nhà Lý( 1010-1225) trở đi các cơ sở về kinh tế, chính trị của nhà

Trang 27

nước phong kiến Việt Nam lừng bước được khẳng định vững vàng và đó cũng là

cơ sở để hình thành một nền pháp luật phong kiến Việt Nam kết hợp được những tính cách chung của pháp luật phương Đông với đặc điểm riêng của Việt Nam Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, mỗi khi ngôi báu dời sang tay họ khác nền pháp chế lại một phen thay đổi Để biểu dương quyền lực của chính quyền, thì hành vi quan trọng đầu tiên dưới triều Vua mới là việc ban hành một bộ luật khác Do đó trong phần này tác giả tác giả sẽ lần lượt khái quát tới: pháp luật triều Lý; pháp luật triều Trần; pháp luật triều Lê; pháp luật Triều Nguyễn

vì ngôi Vua, triều Lý đã có công lớn trong việc giữ vững nền độc lập của dân tộc, tổ chức một xã hội phong kiến Việt Nam ổn định và phát triển Nhà Lý cũng có công lớn trong việc dời Đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về kinh thành Thăng Long là Hà Nội ngày nay Triều Lý cũng xứng đáng là triều đại phong kiến đầu tiên của nước ta đã quan tâm xây dựng một nền pháp luật Tuy nhiên các nguồn tài liệu lịch sử để nghiên cứu về pháp luật triều Lý đến nay còn rất ít

ỏi Bởi theo Lịch Triều Hiến Chương loại chí của Phan Huy Chú thì trong thời

kỳ nhà Minh đô hộ nước ta vào đầu thế kỷ thứ XV (1407-1427) họ đã dã tâm tịch thu hết sách vở của ta đem về Kim Lăng với mục đích làm tiêu tan văn hoá

cổ truyền của dân tộc Việt

Nền pháp luật triều Lý được biết đến trước hết là quyển Hình Thư do Vua Lý Thái Tông ban hành Đây là bộ luật rất đồ sộ và cũng được coi là Bộ luật điều chỉnh mang tính chất tổng hợp và thành văn đầu tiên của pháp luật phong kiến nước ta Mặc dù pháp luật triều Lý cũng bị ảnh hưởng phần nào bởi pháp luật của nhà Đường của Trung Quốc như có qui định về tội thập ác [23,tr 92] Song trong pháp luật thời Lý vẫn có nét riêng thể hiện ở hai phương diện

:Thứ nhất: pháp luật thời Lý chịu ảnh hưởng của Đạo phật Vì đưới triều Lý, Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam T h ứ hai: Pháp luật thời

Lý thích ứng với nhu cầu xã hội Việt Nam Chẳng hạn, để khuyên khích sản

Trang 28

xúât nông nghiệp phát triển năm 1117 Vua Lý Thánh Tông đã ban hành đạo luật chống ăn Irộm và thịt trâu bò Nhận thấy ruộng đất là quan trọng trong đời sống nông nghiệp, pháp luật thời Lý cũng đã có qui định về việc cầm cố ruộng

vườn (điển mại) với sự bán đứt (đoạn mại) Vua Lý Anh Tông đã ấn định một

thời gian khá dài là 20 năm cho phép người có ruộng cần cố được phép chuộc lại Như vậy pháp luật triều Lý đã bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nông dân nghèo, đây có thể coi là một trong những giá trị nhân đạo thể hiện trong pháp luật phong kiến Việt Nam

1.2.2.3 Pháp luật triều Trần (1225-1400).

Trị vì ngôi Vua trong gần 2000 năm, nhà Trần đã ban hành được hai Bộ luật Vua Trần Thái Tông( 1225-1258) vị Vua đầu tiên của nhà Trần sau khi lên ngôi đã chú ý vào việc biên soạn và ban hành luật lệ Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1230 Vua cho khảo định lại các luật lệ triều trước và sửa đổi và ban hành quyển Quốc triều Thông chế gồm có 20 quyển(nay không còn) Bộ luật thứ hai của triều Trần có tên gọi “ Quyển hình thư” được ban hành dưới thời Vua Trần

Dụ Tông( 1341-1369) Tuy nhiên hai tíộ luật nhà Trần trên đây không còn do bị thất lạc

là giai đoạn cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam cả về phương diện kinh tế

xã hội lẫn phương diện xây dưng và áp dụng pháp luật Tuy nhiên, nếu xét chi tiết các đời Vua trong triều Lê có thể phân chia 360 năm trị vì ngôi Vua của

nhà Lê thành hai thời kỳ T hứ nhất là thời kỳ triều Lê toàn thịnh( 1428-1527)

T h ứ hai là thời kỳ Nam-Bắc triều và Trịnh, Nguyễn phân tranh Có thể nói mọi

thành tựu hưng thịnh của nhà Lê kể cả những dấu ấn để lại qua pháp luật cũng đều tập trung ở thời kỳ triều Lê toàn thịnh

Trang 29

Sản phẩm có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật thời Lê là Bộ Quốc triều Hình luật^(còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức) được ban hành vào năm

1843 trên cơ sở sưu tầm và soạn định bổ sung những luật lệ đã được ban hành

từ nhiều năm trước Ị 46-tr8,9] Ngày nay, trong dân gian khi nói đến bộ luật nhà Lê, ai cũng liên tưởng đến Bộ luật Hồng Đức Như vậy cũng đủ hiểu Bộ luật nhà Lê đã gây được một sự ảnh hưởng sâu xa trong xã hội Việt Nam và còn truyền tụng mãi tới nay Có thể khái quát đánh giá về những giá trị toát ra

từ Bộ luật Hồng Đức như sau: Thứ nhất về hình thức Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện một kết cấu bố cục khác hẳn các kết cấu bố cục các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó và không sao chép bố cục của pháp luật nhà Đường ở Trung Quốc, tuy nhiên nó không thoát khỏi tư duy pháp lý của các bộ luật của nhà nứơc phong kiến phương Đông TS Nguyễn Quang Quýnh đã viết

“ Tuy mệnh danh là hình luật, nhưng thực ra Bộ luật triều Lê là một kho tàng quí báu gồm những qui tắc của nhiều môn luật: luật hình, dân luật, quân luật, luật hành chính, và cả luật quốc tế sở dĩ như vậy vì theo quan niệm cổ truyền phương Đông về pháp luật, tất cả các qui tắc đều được soạn thảo dưới hình thức hình luật có các hình phạt kèm theo để chế tài Cách điển chế này được coi là thông thường trong thời cổ đại tại Trung Hoa cũng như Việt Nam.” [31, tr.83] Thứ hai về mặt nội dung trong Bộ luật Hồng Đức đã có rất nhiều điều cách tân Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã đánh giá “Điều quan trọng là trong Bộ luật nhà Lê

đã có rất nhiều điều tân kỳ, không hề được ban hành bao giờ ở Trung Hoa Những điều luật ấy rải rác khắp trong bộ Hình luật nhà Lê: Trong hai chương

Hộ hôn và Điền sản Hai thiên này đối với luật của Tầu là một sự cách tân mới

m ẻ.” Thứ b a : Các qui định trong Bộ luật nhà Lê đã thấm đượm sắc thái nhân văn, kết hợp những giá trị của chủ nghĩa Nhân trị và Pháp trị trong pháp luật phương Đông Tinh thần của điều luật còn phản ánh được thực trạng kinh tế, và tập quán xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến

Ngoài bộ luật Hồng Đức, pháp luật triều Lê còn có bộ luật mang tên Q uốc triều k h á m tụ n g điều lệ Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả

Trang 30

phương Đông có một bộ luật tố lụng riêng biệt Và có lõ cũng là sự vinh hạnh cho các nhà làm luật triều Lê đã biết phân biệt rõ ràng diều luật nội dung và điều luật tố tụng liên quan đến cách tổ chức một nền tư pháp và cách thưa kiện.

1.2.2.5 Pháp luật triều Nguyễn (1802-1945) Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Đây cũng là giai đoạn mà nền pháp luật phong kiến Việt Nam bị tác động ảnh hưởng của một nền văn hoá pháp lý hoàn toàn xa lạ - văn hoá pháp lý phương Tây do người Pháp đem vào Việt Nam trong quá trình xâm lược và cai trị thuộc địa Bộ luật Gia Long hay còn gọi là Bộ luật Hoàng Việt luật lệ là sản phẩm lập pháp tiêu biểu thời nhà Nguyễn Theo Đại Nam thực lục thì năm 1811 Vua Gia Long lệnh cho triều thần ban hành bộ luật trên cơ sở tham khảo luật các triều đại trước đặc biệt là luật nhà Lê và cả luật của nhà Thanh ở Trung Quốc Năm 1812 Bộ luật Hoàng Việt Luật lệ được biên soạn song, năm 1813 Vua Gia Long đích thân là người viết lời tựa mở đầu cho Bộ luật này Phải tới năm 1815 Bộ luật Hoàng Việt Luật

Lê mới được in thành sách và ban hành trên pham vi toàn quốc; đây là lần đầu tiên trong lịch sử một bộ luật thống nhất từ đàng trong đến đàng ngoài được ban hành [42, tr.389 J Cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm

đánh gía khác nhau về thành tựu lập pháp của nhà Nguyễn T hứ nhất là nhóm

quan điểm của các nhà luật học không có sự đánh giá cao về giá trị của Hoàng Việt Luật Lệ Chẳng hạn, Giáo sư Vũ Văn Mẫu cho rằng: “Nếu so sánh thành tựu lập pháp của nhà Nguyễn so với pháp luật triều Lê, chúng ta có thể nói đó là một bước thụt lùi trong pháp chế sử phong kiến Việt Nam Bộ luật Gia Long không những không kế thừa được những điểm tiến bộ và hợp lý của Bộ luật Hồng Đức mà còn thể hiện một sai lầm tai hại trong tư duy làm luật của Vua, quan thời Nguyễn Sự tôn sùng nền pháp chế của nhà Thanh đã đưa họ.đến chỗ mất hết cả tinh thần dân tộc, tự chủ và óc phê bình, nhắm mắt chép gần như

Trang 31

nguyên văn bộ luật của Tầu Đây là một sự suy đồi bất ngờ trong lịch sử tiến hoá của nền pháp luật Việt N a m ’ [23,tr 154].

Tác giả Vũ Quốc Thông thì cho rằng: “ Bộ luật Gia Long vì rập theo khuôn mẫu của Bộ luật nhà Mãn Thanh, nên bỏ hết những điều đặc biệt trong pháp chế cũ (thí dụ những quyền lợi cá nhân) và chỉ chú trọng tới các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội Do đó xảy ra tình trạng là người dân Việt trong thời Nguyễn gần như sống ngoài lề Bộ luật Gia long và vẫn tiếp tục theo các tập quán cổ truyền mà thời Lê lưu lại” Trong rất nhiều trường hợp khi phán xử các tranh chấp các quan tư pháp thời Nguyễn vẫn phải viện dẫn các điều khoản của

bộ luật nhà Lê thời trước

T hứ hai là các quan điểm cho rằng cần phải có sự đánh giá thực sự khách

quan và vô tư về Bộ luật Hoàng Việt Luật Lệ của nhà Nguyễn Nếu chỉ nhìn vào hình thức mà cho rằng Bộ luật nhà Nguyễn là sự một sự mô phỏng pháp luật nhà Thanh thì dây có lẽ là một thiếu sót trong nghiên cứu cổ luật Việt Nam

Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng , H oàng Việt Luật Lệ là một Bộ luật

hoàn chỉnh và đầy đủ nhất trong thư tịch luật pháp Vịêt Nam [37,tr xi] Đây là

bộ luật có chứa đựng tổng hợp các qui phạm điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực như hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, tài chính, quân

sự, giáo dục khoa cử, thương mại, họ khẩu, tố tụng và ngoại giao [43,tr.394] Ngoài ra Hoàng Việt Luật lệ còn thấm nhuần tinh thần nhân đạo, điều này được

Lăng trì, c ắ t m ũi, Cưa chân người phạm tội bị loại bỏ hòan toàn Thậm chí,

nếu chúng ta nghiên cứu thật kỹ các qui định của Hoàng Việt Luật Lệ trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, chúng ta sẽ thấy được điều luật

thời Nguyễn đã biết kết hợp triết lý Pháp trị với N hân trị trong Nho giáo như trong lời tựa của Hoàng Việt Luật Lệ, Vua Gia Long đã viết “ Trẫm nghĩ: Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dừng luật pháp đ ể x ử tội, dùng đạo đức đ ể giáo hóa họ H ai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên n à o ” [37, tr.l].

Trang 32

C H Ư Ơ N G 2

S ự ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT CHÂU Â u LỤC ĐỊA Đ ố i VỚI HỆ THỐNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH s ử

2.1 Giai đoạn thực dân Pháp đô hộ (1862.- 1945)

2.1.1.Khái quát chung

Pháp luật phong kiến Việt Nam đã có một lịch sử phát triển rất dài, từ thế kỷ thứ XI với sự lên ngôi của triều đại nhà Lý (1010-1225) cho đến triều đại nhà Nguyễn(J 802-1945) Tuy nhiên, chính thể quân chủ phong kiến Việt Nam cũng như nền pháp luật phong kiến triều Nguyễn đã có nhiều biến đổi trong thời kỳ Pháp thuộc trước sự tác động của văn hóa pháp lý phương Tây, bằng nhiều sự cưỡng bức hơn là sự tự nguyện Trước thời thuộc Pháp nước ta còn là một Nhà nước độc lập quyền lực của Vua và triều đình là rất rộng rãi, pháp luật do triều đình ban hành và các cơ cấu của thành tố văn hoá pháp lý còn mang đậm nét Việt Nam Vậy mà, hơn 80 năm thuộc Pháp, một sự cại trị của những người đi xâm nhập thuộc địa, kết hợp với một sự ảnh hưởng vừa có dụng ý vừa mang tính ngẫu nhiên đã làm cho kết cấu nền tảng xã hội và văn hoá pháp lý Việt Nam chuyển sang một trạng thái mới và dấu ấn của các sự ảnh hưởng đó thậm chí còn lưu lại cho đến tận ngày nay

Khi đề cập tới các khía cạnh lịch sử, thì bao giờ các điểm mốc lịch sử cũng vô cùng quan trọng Thực dân Pháp thực chất đã xâm lược thuộc địa vào nước ta từ năm 1858 \ nhưng phải mất một thời gian sau chế độ cai trị thực dân mới được thiết lập ở nước ta Có thể nói những tác động ảnh hưởng trên phương diện pháp luật của người Pháp đối với nền pháp luật Việt Nam chỉ thực sự hiện

rõ từ năm 1862(năm Nhâm tuất) Sau khi H o à ước N h â m tuất năm 1862 ký

kết, rồi đến bản hiệp ước Hòa Bình và liên minh ngày 14/3/1874, Triều đình nhà Nguyễn đã cắt 6 tỉnh miền Nam nước ta cho Pháp cai trị với danh nghĩa là

3 N ằ m t r o n g tẩm n g ắ m c ủ a th ực d â n p h á p d ã lừ lâu , n ư ớ c ta c l ú n h thức bị th ự c d â n P h á p x â m lược đ iều n à y đ ược

đ á n h d ấ u b ằ n g s ự k i ệ n n g à y ( 1 / 9 / 1 9 5 8 ) p h á t s ú n g đại b á c đ ầ u tiên c ủ a tầu c h i ế n th ự c d â n ( h a m đội liên q u â n

P h á p - ý d o R i g u a l t d e g é n o u i l l y ) b ắ n v à o c ù a b iển s ô n g H à n v à sa u đ ó m ọ t thời g ia n Ih à n h luỹ cu ó i c ù n g cù a

N h à n g u y ề n bị thất t h ù ( S a i g o n C i ta d e l) v a o n g à y 1 8 / 2 /1 8 5 9

Trang 33

thuộc địa của Pháp (Colonie ĩrancaise) và gọi miền này là Nam Kỳ Ngày 6/6/1884 (năm Giáp thân) triều đình nhà Nguyễn lại thoả thuận và trao cho Pháp miền Trung và miền Bắc nước ta là vùng đất bảo hộ của Pháp (territoire de protectorat ữancais) Trước sự mua chuộc, đe doạ và bằng nhiều chính sách khôn khéo thực dân Pháp đã đạt được ý đồ thiết lập sự cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thể hiện qua bản đạo dụ mà Vua Đồng Khánh ký năm 1898 với nội dung nhượng cho Pháp ba thành phố lớn là Hà nội, Hải Phòng và Đà Nẵng là đất nhượng địa của Pháp(Consession de ữancais) Ba thành phố này tuy không

là thuộc địa của Pháp về phương diện pháp lý ở những nơi đó Hoàng đ ế Việt Nam đã mất tất cả các quyền về tư pháp cũng như Toà án của Việt Nam không thể hoạt động như trước [36,tr.397]

Nền pháp luật phong kiến Việt Nam trước thời kỳ Pháp thuộc hoàn toàn mang tính chất của một nền pháp luật bị ảnh hưởng bởi sắc thái văn hóa phương Đông và những đặc trưng của văn hoá pháp lý Việt Nam thời kỳ phong kiến Chỉ đến thời kỳ Pháp thuộc, và trong suốt thời kỳ này dân tộc ta bắt đầu làm quen một nền văn hóa mới do nước Pháp du nhập vào Chính trong thời kỳ này, người ta nhận thấy sự cải biến khá quan trọng trong các chế định văn hoá cổ truyền của nước ta Trong quá trình cai trị thuộc địa, chính người Pháp đã thực

hiện chính sách chia để trị, chính sách đồng hoáịP olitique d ' assim iỉatỉon) và

quyền uy của một Nhà nước Mẫu quốc và thực hiện ý độ cai trị lâu dài tại Việt Nam, người Pháp đã ban hành pháp luật theo khiểu pháp luật phương Tây và cho áp dụng nó tại Việt Nam Bên cạnh một hệ thống các luật mới hoàn toàn xa

lạ với pháp luật phong kiến Việt Nam, người pháp còn thiết lập một hệ thống Toà án tại Việt Nam theo kiểu cơ quan tư pháp ở Pháp

Trước thời kỳ Pháp thuộc, vấn đề phân chia pháp luật thành các lĩnh vực Công pháp và Tư pháp chưa được biết đến ở Việt Nam Điều này được chứng minh bởi trong hai bộ luật thời kỳ phong kiến ở nước ta là Quốc triều hình luật

và Bộ luật Gia Long thì tất thảy mọi vấn đề đều được hai luật này điều chỉnh

Trang 34

cho dù đó là việc hộ(dân sự) hay hình sự Trong thời kỳ Pháp thuộc các chế định pháp lý đã được ban hành và áp dụng theo một cách mới Trên 3 miền, Bắc

kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ của nước ta chính quyền thực dân đã ban hành 3 Bộ luật dân sự mô phỏng theo Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp năm 1804 Như vậy,

sản phẩm của tư tưởng tiến bộ thời kỳ K hai sáng ở Châu Âu và kết quả của cuộc

cách mạng tư sản pháp được phản ánh trong Bộ luật dân sự của Napoleon đã dược du nhập vào Việt Nam

T h ứ n h ấ t: Các chế định pháp lý Viêt Nam dưới thời Pháp thuộc vì được

canh tân phần nào, nên khách quan mà xét, đã theo sát được trào lưu tiến hoá chung của nhân loại và của những quốc gia tiến bộ [ 36, tr.132] Điều này được chứng minh qua các qui định trong luật hình, hình phạt được áp dụng đã giảm bởt tính chất hà khắc Các hình phạt như lăng trì, ngũ hình đã bị xoá bỏ trong

hệ thống hình phạt Trong lĩnh vực dân sự và thương mại cũng có nhiều các qui định thể hiện một trình độ tiến hộ vượt bậc so với dân luật trong thời kỳ phong kiến trước đó Như nguyên tắc tự do và bình đẳng trong hợp đồng, nguyên tắc bình quyền nam n ữ Trong lĩnh vực tố tụng dân sự cũng vậy, hoạt động xét xử từng bước được chuyên môn hoá Nếu như theo pháp luật phong kiến của ta trước thời kỳ Pháp thuộc những quan lại làm công tác xét xử không được tách

ra thành m ột ngạch riêng, thì đến thời kỳ Pháp thuộc hệ thống Toà án đã được xác lập và tổ chức theo mô hình của Pháp Nhiều chế định phản ánh một nền tài phán tân tiến đã được ban hành, thậm trí trong tố tụng dân sự còn

có cả những qui định về các biện pháp bảo trợ tư pháp dành cho những nguyên đơn nghèo túng

T h ứ h a i: Các nhà đương cục Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc đã du nhập

và thiết lập ở Việt Nam một nền hành chính pháp lý có bước phát triển hơn rất nhiều so với cách tổ chức trong nhà nước phong kiến trước thời kỳ Pháp thuộc Nếu như với nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam trước đó, văn ồản pháp luật bằng chữ Hán do nhà Vua ban hành chỉ là những thứ xa xỉ mà nhiều khi không đến được với bậc thứ dân Dưới thời Pháp thuộc tất cả các chế định pháp

Trang 35

lý đều được ghi chép trên giấy tờ, đó coi là một biện pháp để giúp mọi người hiểu các c h ế định này, mỗi khi cần tra cứu[ 36-tr 132] Hơn nữa, việc công bố phổ biến pháp luật cũng là một nét mới dưới thời Pháp thuộc Các công báo, các tập san đều có đăng tải văn bản pháp luật Thí dụ:Tập san Đông Dương công

báo ự o u ra l official de l indochine) là tập san ấn bản hàng tuần có đăng đầy đủ

các văn bản pháp luật là: các sắc lệnh của Tổng thống Pháp; các Nghị định của toàn quyền Đông Dương; các Dụ của Vua .C ác văn bản pháp luật đã ban hành được công bố và lưu trữ rất khoa học, sắp loại và phân bố theo trình tự thời gian Rõ ràng đây là biểu hiện của một nền hành chính pháp lý khoa học mà chúng ta cần tiếp nhận và học tập Cũng cần phải nói thêm rằng chính dưới thời

kỳ Pháp thuộc nhờ có tổ chức công tác lưu trữ và văn bản rất khoa học và cẩn thận, mà ngày nay các công việc khảo cứu một cách chính xác các chế định pháp lý dưới thời kỳ này đễ ràng hơn nhiều so với pháp luật thời kỳ phong kiến trước đó

Thứ ba: sự ảnh hưởng của văn hoá pháp lý phương Tây do Pháp du nhập vào Việt Nam mang nhiều nét đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa Như đã phân tích ở phần trcn, trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam không có sự phân chia ra làm hai ngành Công pháp và Tư pháp Điều này được thể hiện dân luật và hình luật cùng điều chỉnh chung bởi một Bộ luật như

bộ luật Hồng Đức, bộ luật Gia long Chỉ đến khi người Pháp du nhập pháp luật châu Âu lục địa vào Việt Nam, pháp luật của nước ta mới biết đến sự phân chia giữa Công pháp và Tư pháp Cụ thể là trong thời kỳ Pháp thuộc người Pháp đã ban hành ở Việt Nam các Bộ luật dân sự tách riêng với Luật hình sự

Bên cạnh những điểm tiến bộ trong sự du nhập của văn hoá pháp lý của Pháp vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc như đã được phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy điểm không tích cực của nền pháp luật trong thời kỳ Pháp thuộc là

•.Thứ nhất: Pháp luật của Pháp ban hành và áp dụng tại Việt Nam gắn với chính

sách đồng hoá và chia để trị, nên nó rất khác với thời kỳ phong kiến trước đó Dưới thời kỳ Pháp thuộc, các chế định pháp lý trở nên vô cùng phức tạp rắc rối

Trang 36

vì không còn giữ được tính cách thống nhất cần thiết cho một quốc gia độc lập nữa [36,tr 130] Chẳng hạn, với việc ban hành ba Bộ luật dân sự khác nhau ở ba

Kỳ {Bộ luật dân sự bắc kỳ (năm 1931) ỏ miền Bắc;Bộ H oàng Việt Trung kỳ hộ luật (năm 1936) ở m iền Trung ;Bộ luật dân sự giản yếuịnăm 1883) ở miền N am )

là một minh chứng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy một sự phức tạp trong cơ cấu của các văn bản pháp lý Trong khi điều kiện kinh tế, văn hoá và tập quán của ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta không đến nỗi quá khác biệt Hơn nữa, các giao dịch dân sự trước sự phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội dưới thời kỳ pháp thuộc có lẽ không chỉ diễn ra độc lập trong giới hạn lãnh thổ của ba miền

T hứ hai: Các qui định dân luật thời kỳ Pháp Ihuộc do người Pháp ban

hành ở Việt Nam cũng thể hiện những sự xung đột và bất hợp lý bởi nó không thể hoà hợp ngay được với văn hoá pháp lý phong kiến Việt Nam Chỉ đơn cử với Bộ luật dân sự giản yếu CỈO người Pháp ban hành ở Nam bộ năm 1883 về hình thức giống với Bộ luật dân sự Napoleon 1804 của Pháp và về nội dung nó thiếu quá nhiều điều về hôn sản, thừa kế so với dân luật phong kiến trước đó

Bởi vậy Ts Nguyễn Quang Quýnh có nhận xét”ífớ là một Bộ luật phương Tây được du nhập vào Việt N am nên không phởn ảnh đựơc các phong tục tập quán của người Việt) [31 ,tr.93].

2.1.2 Những biến đổi của về hệ tư tưởng ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc.

Trong tình thế, triều đình nhà Nguyễn luôn bị động trước chính sách cai trị của thực dân Pháp, Vương quyền của V ua Việt Nam ngày càng suy giảm Và những thay đổi từ bên ngoài như tiếng vang của cuộc cách m ạng Trung Q uốc

do Tôn Trung Sơn khởi phát năm 1911 và sự thành công trong chính sách Minh Trị D uy tân của Thiên Hoàng ở Nhật Bản từ cuối th ế kỷ thứ XIX, đưa đến sự xuất hiện những luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc

Trang 37

- Cuộc bút chiến giữa Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh Nhà văn Nguyễn

Văn Vĩnh đã quá choáng ngợp trước văn minh và sức mạnh của nước Pháp và

một phần ông bị mất niềm tin vào chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam hiện

thời, nên ông đã đòi hỏi cần có một chế độ hành chính trực trị (adm inisíration

direct) của Chính phủ Pháp Sau khi vạch trần những thối nát hủ bại của quan

lại phong kiến Việt Nam, là các viên chức cấp điều kiển và thừa hành của

Chính phủ Nam triều trước đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã đi tới kết luận là bãi bỏ

chế độ Vua quan tại miền Bắc, miền Trung để thiết lập hẳn chế độ trực trị thay

thế chế độ bảo hộ [36, tr.82] Còn Phạm Quỳnh lại bênh vực chế độ vua quan

cũ và cho rằng mặc dầu chế độ này có nhiều hủ tục, nhưng người ta cho rằng

vẫn có thể cải tiến chế độ cũ bằng bằng cách áp dụng chế độ quân chủ lập hiến

để hạn chế quyền lực nhà Vua [35,tr 11]

- Sự tiếp thu tư tưởng dân chủ Tư sản: Dưới những ảnh hưởng của văn hóa

pháp lý Phương Tây do người Pháp đưa vào Việt Nam, các tư tưởng về dân chủ

Tư sản đã được tiếp nhận bởi những nhà tư tưởng tiên phong như Phan Chu

Trinh, Phan Bội Châu và sau này là Nguyễn ÁI Quốc

- Phan Bội Châu( 1867-1940 ) [ 16-tr 125 ] với tư tưởng quân chủ ỉập

hiến Xuất thân từ một Nhà nho, Phan Bội Châu chủ trương lấy mô hình Duy

tân của Nhật Bản để giải phóng đất nứớc khỏi áp bức thực dân Phan Bội Châu

là người sáng lập ra Duy Tân hội nhằm mục đích tập hợp nhân sỹ và gửi sang

Nhật học mô hình Duy Tân của Nhật Hoàng bắt đầu từ thời Minh Trị Mặc dù

phong trào Đông Du tan rã vào năm 1908 vì những lý do khách quan Nhưng

với những gì mà Phan Bội Châu đã làm, ông xứng đáng là một trong những nhà

tư tưởng lớn của Việt Nam đi tiên phong cho sự chủ động tìm kiến mô hình cho

sự phát triển nhà nước, pháp luật và kinh tế quốc gia Có thể nói nếu như Nhật

bản thành công tuyệt vời với chính sách Duy Tân, với ý chí sắt đá của triều đình

là canh tân đất nước, hiện đại pháp luật theo mô hình phương Tây Thì với Phan

Bội Châu ông đã quá đơn độc, khi triều đình nhà Nguyễn thụ động ngồi nhìn sự

biến chuyển của tình hình chính trị trong châu lục

Trang 38

Phan Chu Trinh (1872-1926 ) [ 16-tr 125 ] với tư tưởng xóa bỏ quân

chủ phong kiến: Xuất thân từ một nhà Nho, nhưng ông đã sớm nhận ra những giá trị dân chủ, tân tiến của văn minh phương Tây thời bấy giờ Với việc đón nhận những luồng tư tưởng trong học thuýết phân quyền của nhà tư tưởng vĩ

đại người Pháp S M o n tesq u ieu (l& 6 9 -ll7 5 ) và JJ.R o u ssea u { 1712-1788) vào

thế kỷ thứ 18 [45,tr 10-11 ] Phan Chu Trinh đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, ông thường nói” Cái độc quyền chuyên chế cùng cái hủ Nho

đã trở thành chứng bệnh bất trị mà học thuyết tự do, dân quyền Châu Âu là vị thuốc đắng để chữa bệnh đó” [35, tr.13 ] Với việc đề cao chế độ phân quyền và nhấn mạnh đến việc cần phải có hiến pháp để hạn chế độc quyền của chế độ quân chủ Phan Chu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh Ông đề

chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền [16, tr 148] Ông cũng đã từng viết một bức thư dài gửi cho Toàn quyền Đông Dương ( Paul Beau) ngày 15/8/1906 với nội dung đề cao nền văn minh nước Pháp, và khuyên ngưừi Pháp nôn thay đổi chính sách nô dịch thuộc địa ở Việt Nam Phan Châu

Trinh cũng là người cùng Phan Bội Châu đề xướng ra phong trào Đ ông kinh nghĩa Thục từ năm 1906 với mục đích: đề cao lòng yêu nước, truyền bá tư

tuởng học thuật tiếp cận tư tưởng văn minh phương Tây , canh tân nền kinh tế

tân đầu thế kỷ XX Có thể khẳng định rằng ông là người có lư tưởng dân chủ sớm nhất, trong số các nhà Nho yêu nước đầu thể kỷ XX ở Việt Nam [16,

tr 152]

Sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng như đã phân tích nói trên cho thấy trong thời kỳ pháp thuộc ở Việt Nam đã xuất hiện những luồng tư tưởng mới đón nhận những gía trị văn minh dân chủ của văn minh phương Tây ảnh hưởng tới ViệtNam PGS,TS Thái Vĩnh Thắng đã đánh giá những tư tưởng lớn của Phan

Trang 39

Bội Châu, Phan Chu Trinh đã là hai nguồn mạch quan trọng cho tư tưởng lập hiến của Nguyễn Ái Quốc sau này.

2.1.3 Sụ ban hành pháp luật của Pháp tại Việt Nam.

Pháp là một nước có hệ thống pháp luật đặc trưng cho các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, có hệ thống pháp luật thành văn với mức độ pháp điểm hoá cao Chính do đặc trưng này, mà khi thiết lập một chế độ thuộc địa ở Việt Nam, nhà đương cục Pháp cũng đã quan tâm đến việc ban hành pháp luật ở Việt Nam với hai mục đích trước hết là để phục vụ cho việc cai trị thuộc địa và sau là để thực hiện chính sách đồng hóa Hệ quả của việc ban hành và áp dụng pháp luật của người Pháp tại Việt Nam đã tạo ra sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam Nếu như từ cổ xưa đến khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, Việt Nam phát triển dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của nước láng giềng Trung Quốc Việt Nam du nhập từ Trung Quốc chữ Hán, Khổng giáo, Pháp trị chủ nghĩa và Phật giáo từ Ấn Độ, thì bắt đầu từ cuối những năm của thế kỷ XIX, Việt Nam bắt đầu làm quen với hệ chữ viết mới- chữ quốc ngữ (do những người truyền đạo Thiên chúa đưa vào Việt Nam)

và những thuật ngữ pháp lý phương Tây do người Pháp đưa vào Việt Nam

Nói chụng nền pháp luật trong thời kỳ Pháp thuộc rất phức tạp Bởi sự du nhập các thiết chế pháp lý phương Tây do người Pháp đưa vào Việt Nam gắn với cả yếu tố chính trị Bằng chứng của tính chất phức tạp của nền pháp luật này

là ở mỗi địa phương, Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ đều có những bộ luật về dân

sự, hình sự và tố tụng riêng Không những thế, các Toà án Pháp được thiết lập trên lãnh thổ Bắc kỳ và Trung Kỳ thuộc quyền nội trị của Vua Việt Nam lại được quyền áp dụng pháp luật của Pháp trong khi xét xử Do những giới hạn của phạm vi nghiên cứu trong bản luận văn này, tôi chỉ đề cập đến các Bộ luật dân sự, thương mại do Pháp ban hành ở Việt Nam

Trang 40

- Các Bộ luật dân sự và thương mại trong thòi kỳ Pháp thuộc

Về nguyên tắc trong một nước thống nhất về chính trị và dân tộc chỉ có một Bộ luật dân sự Tuy nhiên, trong thời kỳ Pháp thuộc, tình trạng về pháp luật dân sự nước ta ở trong một tình trạng đặc biệt, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã

Trung Kỳ có Bộ luật Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật, ở Bắc kỳ có Bộ Dân luật

Bắc Kỳ Theo giáo sư Dennery thì nguyên nhân chính trị đã tạo ra tình trạng có

ba Bộ luật dân sự khác nhau nói trên [ 21, tr 118] Vì Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, nên vào năm 1883 Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh ban hành Bộ luật Dân

sự giản yếu Còn đối với Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ cho nên pháp luật ở hai miền này cũng cần được qui định riêng Theo quan điểm của chúng tôi lý do trên đây không thuyết phục, lý do chủ yếu của vấn đề này chính là dụng ý cai trị của chính quyền thực dân Pháp đó là chính sách chia để trị Đó cũng chính là

lý do chính làm cho các nhà nghiên cứu ngày nay không có nhiều thiên cảm khi nghiên cứu về ba Bộ luật dân sự này

-Bộ luật dân sự giản yếu (năm 1SS3) ỏ N am Kỳ Vì Nam Kỳ là thuộc địa của

Pháp, theo người Pháp thì quyền lập pháp phải thuộc về người Pháp Ngày 25- 5-1882 Tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh rằng ở Nam kỳ, các mối phân tranh phải do người Pháp xử, mặc dầu việc phân tranh ấy chỉ liên quan đến người Việt Vì vậy, người ta nghĩ ngay đến việc phải soạn ra các bộ luật mới để cho các thẩm phán Pháp dùng cho tiện

Sự ban hành Bộ luật dân sự giản yếu (Precis de legislation Civile) vào năm

1883 là một trong những bằng chứng đầu tiên đánh dấu sự du nhập pháp luật của một nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa vào Việt Nam Đây là

m ột sản phẩm lập pháp mang phong cách phương Tây được áp dụng tại Việt Nam Có thể nói việc nhà đương cục Pháp ban hành tại Nam kỳ là thuộc địa của Pháp một Bộ luật dân sự theo ý muốn của họ là bằng chứng không thể chối cãi

ý đồ muốn thay đổi thiết chế pháp luật hiện thời của Việt Nam tại Nam kỳ Bộ

Ngày đăng: 16/08/2020, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w