1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết.docx

14 2,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 67,19 KB

Nội dung

Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phảitích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại Thực tế đã chứng

minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất để đưa đất nước hoà nhập với xu thế phát

triển chung của thế giới Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sựphát triển của mỗi quốc gia.

Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại và tiên tiến.Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướcthì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương lànghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế.Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiềunghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồngngoại thương Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân kháchquan, nguyên nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúngmức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết vàthực hiện hợp đồng Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránhđược những tranh chấp, thiệt hại không đáng có Do vậy vấn đề hợp đồng ngoạithương thực sự là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước.

Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồngngoại thương Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phầnchính:

Phần 1: Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận

Phần 3: Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp nâng cao

Trang 2

1, ĐÀM PHÁN THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1.1 Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương

1.1.1 Khái niệm đàm phán

Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các bênđể đi đến thống nhất kí kết hợp đồng Nội dung của cuộc đàm phán cũng giống nhưnội dung của một bản hợp đồng ngoại thương bao gồm: Tên hàng, phẩm chất, sốlượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm,

1.1.2 Khái niệm hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng là sự thoả thận một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều bên bình đẳngvới nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặchợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá là sự thoả thuận giữa những thương nhân có trụ sởkinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) cónghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là bên nhậpkhẩu (Bên mua), bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoảthuận.

Theo công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì hợp đồngngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó các bên kí kết có trụ sởThương mại đặt ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nướckhác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở nhữngnước khác nhau.

Theo công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (công ướcquốc tế Viên 1980) thì hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sởThương mại đặt ở những nước khác nhau.

Theo điều 80 luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: hợp đồng muabán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được kí kếtgiữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.

Trang 3

1.1.3 Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương

Có một ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế Đối với quan hệ muabán hàng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quảthì phải tiến hành kí kết hợp đồng Như vậy, hợp đồng thương mại quốc tế ghi nhậnkết quả của việc giao dịch đàm phán giữa các bên mua và bán, trong đó nội dung củahợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ củ thể của các bên tham gia kíkết Hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vịxuất nhập khẩu của nước ta Với hình thức này, nó bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho cácbên mua bán, xác định rõ trách nhiệm của các bên Hơn nữa, trong kinh doanh thươngmại quốc tế có sự khác nhau về ngôn từ, chính trị, luật pháp tôn giáo, tập quán,….Hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ giúp cho các bên thống nhất về mặt ngôn từ, tậpquán Để tiếp tục kinh doanh thương mại quốc tế, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạpdo ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong nước và ngoài nước, ảnh hưởng của khả năngthực hiện, thiện chí của các bên tham gia kí kết mà có thể dẫn tới nhiều rủi ro, nhiềutranh chấp xảy ra giữa các bên, khi đó hợp đồng sẽ trở thành một bằng chứng quantrọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên Ngoài ra,hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồngtheo quy định chung của quản lý nhà nước.

1.2 Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương

1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị:

Thu thập thông tin: trước khi đàm phán cần phải nắm bắt được các thông tinnhư:

 Mỗi bên có lợi gì trong thương vụ này

 Đối phương là ai và người đại diện cho đối phương là người như thế nào Khuynh hướng thị trường ra sao

Trang 4

Chuẩn bị chiến lược: trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chiến lược củamình Chúng ta sẽ sử dụng công cụ hay phương tiện gì trong quá trình đàm phán (hănghái, nhiệt tình, thờ ơ, đơn giản, thúc ép hay lạnh nhạt).

Chuẩn bị kế hoạch: trước khi đàm phán, cần phải xác định được mục tiêu củacuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và thấp nhất, v.v ).

1.2.3 Giai đoạn sau đàm phán

Giai đoạn này cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trongcuộc đàm phán Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những điềuthoả thuận nào đó.

1.3 Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương

1.3.1 Đàm phán giao dịch qua thư từ, điện tín

Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịch giữanhững người xuất nhập khẩu Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ Ngaykhi sau này hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phảithông qua thư tín Thương mại.

Là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện đỡ tốn kém nhất, thường được sửdụng rộng rãi và thường xuyên nhất, chủ động về thời gian gửi thông tin và thông báo.

Hình thức đàm phán này thường dùng cho những vấn đề không phức tạp, dễdiễn đạt, dễ hiểu nhau, hoặc dùng khi kí hợp đồng có giá trị nhỏ.

Trang 5

1.3.2 Đàm phán giao dịch qua điện thoại

Hình thức này giúp cho việc đàm phán được tiến hành nhanh chóng, khẩntrương, đúng vào thời điểm cần thiết, nhưng chi phí rất cao, hạn chế về mặt thời gian,các bên không thể trình bày với nhau một cách chi tiết và khi trao đổi bằng điện thoạichỉ trao đổi bằng miệng do đó không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận.

1.3.3 Đàm phán giao dịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp

Là hình thức giao dịch đối diện với nhau trên cùng một bàn đàm phán hìnhthức này thường áp dụng với hợp đồng có giá trị lớn, với những vấn đề có tính nguyêntắc (nguyên tắc giao dịch tay đôi, …)

Hình thức đàm phán này giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề Tuy nhiên,đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình thức đàm phán, do đó đòi hỏihai bên đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, có tính chủ động và quyết đoán.

1.4 Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương

1.4.1 Điều khoản về tên hàng

Là điều khoản quan trọng trong hợp đồng Nó nói lên chính xác đối tượng củatrao đổi mua bán, giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán Để làmđược điều đó phải ghi tên hàng như sau:

+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên Thương mại, tên khoa học,+ Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó,

+ Ghi tên hàng kèm với quy cách chính thức của nó,+ Ghi tên hàng kèm tên nhà sản xuất ra nó,

+ Ghi tên hàng kèm công dụng của hàng hoá đó

1.4.2 Điều khoản về số lượng

Nhằm nói lên mặt lượng của hàng hoá được giao dịch, điều khảon này bao gồmcác vấn đề đơn vị tinh số lượng hàng hoá, phương pháp quy định số lượng, phươngpháp quan điểm trọng lượng

Trang 6

1.4.3 Điều khoản về quy cách, phẩm chất

Đây là điều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hoá mua bán, thể hiện tính năng,quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu quả,…của hàng hoá đó Xác định cụthể quy cách, phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để tính giá Trong điều khoản cần nêurõ các phương pháp xác định quy cách, phẩm chất, những tiêu chuẩn mà hàng hoáphải đạt được.

1.4.4 Điều khoản về giá cả

Thông thường đồng tiền trong hợp đồng có khả năng chuyển đổi mạnh (USD,EUR,…), những cũng có thể là đồng tiền tính giá của nước bán hoặc nước mua Giátrong hợp đồng là giá quốc tế, giá có thể xác định ngay khi kí hợp đồng hoặc trongthời hạn có hiệu lực của hợp đồng, và thường ghi cùng với điều kiện giao hàng đểphân biệt, ví dụ: FOB Hải Phòng, CIF New York, …

1.4.5 Điều khoản về phương thức thanh toán

Thanh toán là điều khoản quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, nó liên quantrực tiếp đến quyền lợi, mục đích của các bên trong hợp đồng Điều khoản này quyđịnh những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, điều kiện đảm bảo hốiđoái, các chứng từ làm căn cứ thanh toán.

1.4.6 Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao hàng

Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán thông báo chongười mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải liệt kê nhữngchứng từ giao hàng mà người bán phải giao khi nhận hàng, cần quy định rõ như sau:

- Thời gian giao nhận: Ghi thời gian giao nhận cụ thể, chia theo đợt, theongày, tháng … Nếu giao hàng thường xuyên với khối lượng lớn thì chia theo yêu cầucủa bên mua để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, thời gian giao nhận không nhất thiếtphải dàn đều theo tháng, quý …

- Địa điểm giao nhận: cần thoả thuận cụ thể địa chỉ nơi giao nhận, đảmbảo phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn chophương tiện, bỏ bớt các khâu trung gian không cần thiết.

Trang 7

- Phương thức giao nhận: giao nhận phải qua cân, đong, đo, đếm, tính khicấn thiết phải kiểm nghiệm

2 NHỮNG PHÁT SINH TRONG SOẠN THẢO VÀ THOẢTHUẬN

Những vấn đề phát sinh trong hợp đồng ngoại thương chủ yếu là sự bất đồng ýkiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng về các vấn đề cụ thể trong hợp đồng.Những phát sinh này thường khó tránh khỏi vì giữa các bên tham gia hợp đồng ngoạithương thường có sự cách biệt về địa lí, khác biệt về truyền thống pháp luật và tậpquán Thương mại có thể còn thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hàngtrong nước Các phát sinh trong khi soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thươngchủ yếu là các xung đột giữa các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ở hai quốc giakhác nhau khi mà họ đều muốn áp dụng pháp luật hoặc tập quán Thương mại ở nướcmình vào hợp đồng ngoại thương Các xung đột này chủ yếu xoay quanh các vần đềsau:

2.1 Về hình thức hợp đồng

Pháp luật của các nước thường qui định rất khác nhau về hình thức của hợpđồng nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng Luật Thương mại Việt Nam quyđịnh: hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thànhvăn bản Trong khi đó, luật của các nước như Pháp, Đức không đồi hỏi hợp đồng nhấtthiết phải bằng văn bản Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia thường kí kết các điềuước quốc tế hoặc các hiệp định Thương mại nhằm qui định thống nhất hình thức củahợp đồng ngoại thương.

Trang 8

2.2 Về nội dung hợp đồng ngoại thương

Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện của các bên tham gia kí kếthợp đồng, song tại mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về các điều khoảnchủ yếu của hợp đồng ngoại thương Tại Châu Âu lục địa quy định điều khoản chủyếu gồm: điều khoản đối tượng của hợp đồng và điều khoản giá cả, trong khi tại Anh –Mỹ chỉ yêu cầu hợp đồng có một điều khoản đối tượng hợp đồng là hợp pháp Còn tạiViệt Nam, một bản hợp đồng muốn có hiệu lực pháp lý phải có đủ 6 điều khoản chủyếu.

2.3 Về địa vị pháp lý của chủ thể

Các nước thường quy định không giống nhau về tuổi có năng lực hành vi của tựnhiên nhân Ví dụ: tại Việt Nam và Pháp quy định: các công dân phải đủ 18 tuổi trởlên thì mới có đầy đủ năng lực hành vi đầy đủ Trong khi đó, tại Anh, Mỹ quy địnhphải tròn 21 tuổi trở lên.

Về tiêu chuẩn để xác định quốc tịch của pháp nhân cũng được quy định rất khácnhau giữa các quốc gia.

2.4 Về thẩm quyền xét xử

Pháp luật Việt Nam quy định tranh chấp hợp đồng ngoại thương sẽ thuộc thẩmquyền xét xử của Toà án Việt Nam nếu bị đơn cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở làmviệc tại Việt Nam Mỗi quốc gia đều xây dựng pháp luật của mình để xác định thẩmquyền giải quyết tranh chấp theo những nguyên tắc nhất định, ví dụ theo thẩm quyềncủa toà án nơi có tài sản, thẩm quyền nơi xảy ra hành vi, thẩm quyền nơi xảy ra thiệthại v.v….Khi không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, các quốc gia thườnggiải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương theo các quy phạm quốc tế hoặc theo cáccông ước chung của các tổ chức Thương mại phi chính phủ.

Trang 9

3 GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT PHÁT SINH VÀ MỘT SỐ BIỆNPHÁP

3.1 Giải pháp giải quyết phát sinh trong hợp đồng ngoại thương

Giải quyết phát sinh là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trênnhững căn cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn Các nhàkinh doanh và những đại diện về pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và kí kếtcác hợp đồng ngoại thương cần đặc biệt chú ý đến việc lường trước những phát sinhcó thể xảy ra để đưa vào hợp đồng một hoặc những điều khoản về giải quyết Chỉ cầnmột sự sơ suất nhỏ, không thận trọng trong quá trình đàm phán sẽ có thể gây ra nhữngtốn kém rất lớn khi giải quyết những phát sinh sau này.

Khi tham gia đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương, các bên kí kết cầnphải thoả thuận rõ ràng với nhau về: Phải dẫn chiếu và áp dụng luật nào? của quốc gianào? để điều chỉnh mối quan hệ đó.

Cụ thể, pháp luật quốc tế quy định cách thức giải quyết hiện tượng phát sinhtheo pháp luật như sau:

+ Thứ nhất: Khi có phát sinh về hình thức của hợp đồng Trường hợp này phápluật quốc tế quy định: các bên tham gia kí kết hợp đồng phải áp dụng quy phạm xungđột luật nơi kí hợp đồng Nghĩa là, hợp đồng ngoại thương đó được các chủ thể kí ởđâu thì hình thức của hợp đồng sẽ do luật của nơi đó quy định.

+ Thứ hai: Khi có phát sinh về nội dung hợp đồng, pháp luật quốc tế quy địnhcó các cách giải quyết như sau:

Áp dụng luật nước người bán Áp dụng luật lựa chọn

Luật nơi thực hiện hợp đồng.

+ Thứ ba: Khi có phát sinh về địa vị pháp lý của các bên đương sự thì các bênđương sự có thể dùng các loại quy phạm sau để giải quyết:

Luật quốc tịch Luật nơi cư trứ

Luật nơi kí hợp đồng.

Trang 10

+ Thứ tư: Khi có phát sinh về thẩm quyền xét xử của toà án thì các bên kí kếtcó thể dựa vào:

Luật toà án nơi đương sự mang quốc tịch Luật toà án nơi bị đơn cư trú

Luật toà án nơi xảy ra tranh chấp

Luật toà án nơi có tài sản đang bị tranh chấp

3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc kí kết hợp đồng ngoạithương

Luôn quan hệ với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để hiểu biết về đối táckinh doanh, vì đăng kí kinh doanh tại một số nước rất đẽ dàng (như Hồng Kông) chonên tình trạng “hữu danh vô thực” rất có thể xảy ra.

Phải thăm dò giá cả và chất lượng thật cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng Khôngcả tin cũng không nên đa nghi Có thể có những khách hàng bán hạ giá để còn hy vọngbán nhiều hơn Đó chính là họ lấy lãi suất thấp nhưng bán được nhiều hàng thì lợinhận tuyệt đối cao Ngược lại, nếu quá tin cũng là điều nên tránh Như trường hợp mộtcông ty mua năm 5 xe tải cũ Hợp đồng ghi chất lượng 80%, thế nào là 80%? Thậmchí điều 10 trong hợp đồng còn ghi: “Kết quả kiểm nghiệm do người bán tiến hànhtrước khi xếp hàng lên tàu là cuối cùng” Hậu quả là xe tải xấu, chỉ còn khoảng 60%chất lượng và tại sao lại giao cho người bán kiểm tra chất lượng ??? Đúng ra phải ghirõ chất lượng xe gồm: gầm xe, vỏ xe, động cơ,… Qua đây cũng có thể thấy được rằngchữ “tín” phải là mối quan hệ lâu dài, có cơ sở và đảm bảo.

Thời hạn giao hàng là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp, nhất là với ViệtNam, bởi vì ta thường thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ Nếu có sai lệch thời hạngiao hàng mà tỷ giá hối đoái biến động xấu, hoặc hàng về dồn dập thì hàng sẽ bị hạ giáhoặc doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Thận trọng về điều khoản vận chuyển Nhất là khi người bán nhận được quyềnthuê tầu thì họ thường thuê tầu cũ và rẻ Dù người mua không thua thiệt lớn nếu hợpđồng chặt chẽ, cũng có thể gặp phiền phức, chí ít cũng bị ảnh hưởng về thời gian vàchất lượng hàng hoá Từ đó lại phải tranh chấp và tranh tụng.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w