Cáccâuđố của kỹnăngmềm Câu số 1: Ở một vùng huyền bí nọ có một cái hồ rất kỳ lạ. Hồ có dạng hình tròn, chu vi đo được là 206,28 m. Vào ngày mồng một của tháng nọ, có một nàng tiên thả vào hồ một chiếc hoa sen hình tròn có chu vi là 20,628 cm. Không biết nàng tiên có phù phép gì không mà ngày hôm sau hoa sen đó sinh thêm một hoa sen nữa (thành 2) có hình dáng giống hệt nhau. Từ đó ngày nào nàng tiên cũng ra ngắm cảnh hồ, ngày nào số hoa sen cũng được nhân đôi và không có hoa nào bị héo tàn cả. Một hôm khi hoa nở đầy 1/4 hồ thì nàng tiên có việc phải đi xa. Đến khi nàng về thì đã là ngày ba mươi của tháng đó và hoa sen đã nở kín mặt hồ. Nàng tiên bỗng sực nhớ ra là nàng muốn biết mình đã xa hồ sen bao nhiêu ngày? Các bạn giúp dùm nàng ấy nha! Câu số 2: Một nhà thám hiểm lạc vào rừng sâu và bị thổ dân bắt đi. Tất cả thổ dân đều muốn ăn thịt (eo ghê quá) nhà thám hiểm này. Vị thủ lãnh của thổ dân muốn trêu ghẹo nhà thám hiểm này trước khi ra tay (làm thịt) nên mới nói với nhà thám hiểm này như vầy: - Ta cho ngươi nói một câu. Ta hứa sẽ xem xét tính đúng sai câu nói của mi và ta cũng hứa là ta sẽ làm y như những gì ta nói ở đây. Câu nói của mi đúng ta sẽ giết mi bằng cách treo mi lên; còn câu nói của mi sai ta sẽ trấn nước mi. Nhà thám hiểm đã nói một câu, nhưng sau đó ông vẫn ra đi bình an trước sự ngỡ ngàng của vị thủ lãnh. Vậy nhà thám hiểm đã nói câu gì? Bạn giải đáp giúp nha! Câu số 3: Một vị tiên ông thường xuyên ra bờ sông câu cá. Ngày thứ nhất ông câu được sáu con cá chép thì bị hà bá sông xin mất phần đầu. Ngày thứ hai ông câu được tám con cá điêu hồng thì hà bá lại đòi chia hai. Ngày thứ ba ông câu được chín con cá rô phi thì hà bá lại chặt mất phần đuôi. Hỏi trong ba ngày, tiên ông đem về nhà được bao nhiêu con cá? Câu 4: Một nhà thám hiểm bị lạc vào vùng huyền bí, mặc dù ông ta có đầy đủ các phương tiện hiện đại, nhưng không thể nào xác định chính xác vị trí của ông ta. Sau khi tính toán cNn thận, ông ta đã quyết định . - Đầu tiên ông ta đi về hướng N am khoảng 5km, thì ông ta thấy hướng bên trái có ánh sáng. Ông ta quyết định rẽ trái, nhưng ông không phát hiện ra gì. Đi khoảng 5km nữa, ông lại thấy hướng bên trái có ánh sáng, ông lại rẽ trái. Đi khoảng 5km (không chính xác lắm) ông phát hiện là ông đang ở vị trí ban đầu . Eo ôi, giúp nhà thám hiểm này với các bạn ơi! Câu 5: Một buổi sáng tinh mơ, trên bãi biển có một người đang lầm lũi đi. Lúc này nước thủy triều đang xuống, bờ biển như đang trải rộng ra. N gười này đi một lúc thì quay lại nhìn về phía sau. Quái lạ! Trên bãi cát không hề có dấu chân anh ta . Sau kỳ vậy nè? Giải thích giúp đi các bạn. Câu 6: Một nhà ảo thuật đã trình diễn một màn như sau: Ông ta đặt một thùng bằng sắt trên sân khấu, rồi nhờ một đệ tử của ông ta (khoảng 15 tuổi, ốm tong) nhấc lên. Tuy khó khăn, nhưng đệ tử này vẫn nhấc lên được. Sau đó, ông ta thách ai trong số khán giả nhấc bổng thùng sắt này lên cao. Một tay lực lưỡng xung phong, nhưng không thể xê dịch nổi. Sao kỳ vậy cà, giúp với các bạn ơi! Câu 7: Một con ếch lỡ rơi xuống giếng sâu 10m (mặt nước của giếng cách mặt đất). Ếch ta không muốn mang tiếng "ếch ngồi đáy giếng" nên quyết định: - Mỗi đêm cố gắng leo lên 2m. Đêm đầu tiên ếch leo lên 2m, nhưng ban ngày lại tụt xuống mất 1m. Vậy theo đà như vậy thì sao mấy ngày (ngày đêm) ếch ra khỏi giếng. Câu 8: Vào thời Đức Khổng Tử còn sống (nghe nói đâu đó lâu lắm rồi, trước Công N guyên rất lâu), ông đã bó giò trước câu chuyện như sau (cũng có thể do những người không thích Khổng Tử dựng nên câu chuyện này): Có hai đứa bé chăn trâu cãi nhau một việc: mặt trời lúc mọc (lặn) so với lúc đứng bóng, lúc nào gần chỗ chúng đứng hơn. Đứa thứ nhất cho là lúc mặt trời đứng bóng, mặt trời gần nó hơn, vì nó cảm thấy lúc đó là nóng nhất (nghe có lý). Đứa thứ hai lại cho là mặt trời lúc mọc (lặn) gần nơi nó đứng hơn, vì lúc đó nó thấy mặt trời to nhất (cũng có lý). Còn bạn, bạn sẽ giải thích cho hai đứa bé ấy (Chà! nếu còn sống thì hai cậu bé này cũng cỡ ông Bành Tổ rồi) như thế nào? Câu 9: Trên một quãng đường nhựa thẳng, phẳng lỳ dài 1000 mét (tạm gọi là quãng đường AB), một con rùa thách một xe lu (không phải thỏ) cùng chạy đua. Rùa xuất phát từ A về B, xe lu xuất phát từ B đến A rồi quay về B (đi gấp đôi). Để cho cuộc đua công bằng, chính xác cả hai đều di chuyển trên tim đường và rùa đi được một quãng đường 400m thì xe lu mới khởi hành. Vận tốc của rùa là 50m/phút. Khi di chuyển được 100 mét, rùa dừng lại nghỉ 2 phút. Khi xe lu và rùa gặp nhau lần thứ nhất, thì xe lu đã đi được 400m. Hỏi khi xe lu đi thêm 100m nữa thì rùa còn cách B bao xa? Câu 10: Một nhà điều tra dân số đi điều tra dân tộc thiểu số ở miền bắc giá tuyết nước N ga, nơi những người lùn sinh sống. N hà điều tra dân số dừng lại trước ngôi nhà nhỏ bé có 5 người lùn đang nô đùa. N hững người lùn này mời anh ta vào nhà. Tuy khó khăn, nhưng anh ta vẫn chui vào trong ngôi nhà này. Sau một lúc thống kê, anh ta phát hiện một điều thú vị: N gôi nhà này có tất cả 9 thành viên, chiều cao củacác thành viên trong nhà (tính bằng cm) có mối liên quan như sau: + N gười lùn số 1 có chiều cao bằng trung bình cộng chiều cao của 8 người còn lại cộng thêm 1cm. + N gười lùn số 2 có chiều cao bằng trung bình cộng chiều cao của 7 người còn lại cộng thêm 2cm. + N gười lùn số 3 có chiều cao bằng trung bình cộng chiều cao của 6 người còn lại cộng thêm 3cm. + N gười lùn số 4 có chiều cao bằng trung bình cộng chiều cao của 5 người còn lại cộng thêm 4cm. + N gười lùn số 5 có chiều cao bằng trung bình cộng chiều cao của 4 người còn lại cộng thêm 5cm. + Trong 4 thành viên vắng mặt thì có 2 thành viên có chiều cao nhiều hơn trung bình cộng chiều cao của 9 thành viên, còn 2 thành viên còn lại thì ngược lại. Hỏi ai là người cao nhất trong nhà khi nhà điều tra ghé thăm? . Các câu đố của kỹ năng mềm Câu số 1: Ở một vùng huyền bí nọ có một cái hồ rất kỳ lạ. Hồ có. đúng sai câu nói của mi và ta cũng hứa là ta sẽ làm y như những gì ta nói ở đây. Câu nói của mi đúng ta sẽ giết mi bằng cách treo mi lên; còn câu nói của mi