1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Thời của kỹ năng mềm potx

4 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 121,63 KB

Nội dung

Thời của kỹ năng mềm Ky nang mem chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, nhưng chúng sẽ quyết định bạn là ai, làm việc thế nào “Chỉ có bằng cấp thôi thì chưa đủ…!”, không ít tân cử nhân ra trường giật mình khi nghe câu đó của nhà tuyển dụng. Hùng Anh, cựu SV khoa Tiếng Trung, ĐH Ngoại thương Hà Nội là một ví dụ. Cậu còn một văn bằng hai về kinh tế. Nhưng những điều ấy vẫn khiến Hùng Anh long đong lật đật với những công việc thời vụ kém hấp dẫn sau hai năm ra trường. Hai bằng đại học cũng chỉ qua “vòng gửi xe”! Đã có một thời gian Hùng Anh chán nản, sống khép kín, không muốn làm gì. Hơn một năm ra trường cậu nhảy qua bốn, năm công việc khác nhau, có việc Cần trang bị các Ky nang memtrước khi ra trường như một nhân viên thu ngân bình thường, chẳng liên quan gì đến kiến thức học ở trường. Công việc “xịn” nhất là làm forwarding cho một công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Cậu tự nhận mình luôn thấy chán công việc và không gắn bó được với nơi nào, rất khó hòa nhập với môi trường làm việc. Bỏ việc nhiều nơi, vác cặp đi dạy tiếng Trung theo hợp đồng ngắn hạn cho một trung tâm ngoại ngữ. Được ba tháng, bè bạn giới thiệu công việc mới, lại làm một bộ hồ sơ xin việc. Và chính lần này cậu bị dội gáo nước lạnh khi vào vòng phỏng vấn nhân sự. Ông trưởng phòng nhân sự nói: “Nếu đã hai năm sau khi ra trường mà hồ sơ chỉ có hai chiếc bằng thì chúng tôi không thể nhận vào làm! Bằng cấp, chứng chỉ chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ ”. Với công ty đó, Hùng Anh một đi không trở lại. Tuy nhiên, một thời gian sau, thông qua một website việc làm, cậu kiếm được công việc mới - hoạt động kinh doanh trong trong lĩnh vực viễn thông di động. Công việc này cậu cho rằng mình thật sự yêu thích và cậu gắn bó dài hơi hơn cả, đến nay đã là 7, 8 tháng. “Quan trọng là tôi không chán nản, bi quan về tương lai của mình. Quá trình long đong tìm việc gần hai năm tôi không cho là phí phạm, đây là kinh nghiệm thực tế để dồn vào công việc hiện tại sao cho tốt nhất có thể”. Những điều Hùng Anh nhận ra chính là một số biểu hiện của Ky nang mem. Có cái nhìn lạc quan, không nản lòng trong công việc, tự tìm hướng đi thích hợp với khả năng, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng tích lũy thông tin - kiến thức để thích ứng tốt với môi trường làm việc là những điều cậu có được sau khi bỏ hai năm “học phí” với việc “nhảy” việc liên tục. Cậu bảo: “Tôi hiểu là nên nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Sống động môi trường “mềm” Nguy cơ “cháy” kỹ năng, vẫn là người ngô nghê, thiếu thực tế trên giảng đường và sau khi ra trường đã khiến vấn đề tiếp nhận, rèn luyện và phát triển Ky nang mem trở nên được quan tâm. Nhiều mô hình hoạt động của SV nhiều trường ĐH đã đi theo hướng này. Có thể kể đến “không gian sáng tạo giảng đường” của nhóm Tư duy mới NTG (New Thinking Group), CLB Nhà DN tương lai, CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học của ĐH Ngoại thương Hà Nội, CLB Nhà kinh tế trẻ (ĐH Kinh tế) là những nơi mà nhiều SV có thể thấy rõ mình được rèn luyện về Ky nang mem. Nhóm NTG hiện có tới ba chương trình hoạt động chính: Học cách học, Hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh và Xây dựng mô hình tổ chức không ngừng học tập. Vừa qua, chính các thành viên trong nhóm tự đứng ra tổ chức một buổi hội thảo để thầy cô, đối tác và bạn bè cùng “thẩm định” Dự án công cụ hỗ trợ tư duy - Sơ đồ tư duy của họ. Hôm đó trời mưa, vừa bước đến Nhà Điều hành (ĐH Quốc gia Hà Nội), mỗi người tham dự Hội thảo được phát một chiếc “thẻ giá trị sống” với những nội dung khác nhau. Thẻ của tôi nói về sự khiêm tốn: “Khiêm tốn tăng lên một chút khi bước ra khỏi cảm xúc cũng như những ý kiến của riêng tôi và chân thành lắng nghe những kinh nghiệm của người khác. Khiêm tốn là cống hiến ở mức độ không có ý tìm kiếm điều gì cho bản thân”. Bên cạnh đó là những dòng nói về “suy nghĩ” (thinking) và sự áp dụng suy nghĩ bằng việc “quan tâm cải thiện chất lượng suy nghĩ trong mọi mối quan hệ”. Một “điểm nhấn” về kỹ năng “mềm” khác có mặt trong sân trường ĐH vào tháng tư này là Festival tuyển dụng của 7 trường thuộc khối ngành kinh tế. Festival gồm 4 chương trình nhỏ kéo dài: Cuộc thi Hồ sơ xin việc vàng, Hội thảo Kỹ năng xin việc vàng (Gồm hai hội thảo Lựa chọn nghề nghiệp khôn ngoan và Chinh phục nhà tuyển dụng bằng hồ sơ xin việc), Siêu thị việc làm và Diễn đàn sinh viên với nhà tuyển dụng. Hoạt động trọng tâm và điểm khác biệt lớn giữa hoạt động này với các hội chợ việc làm đã từng diễn ra trước đây là trong siêu thị việc làm, SV không những có thể tìm được công việc có chất lượng cao mà còn có thể tìm được những công ty phục vụ cho công tác thực tập. Chính tại Festival tuyển dụng này, nhiều đại diện của các nhà tuyển dụng, nhà tài trợ đã nhắc đến những “Ky nang mem” (soft skills) cần thiết đối với sinh viên, ứng viên Ky nang mem ở đây được hiểu là khả năng thích ứng với môi trường làm việc, giải quyết khủng hoảng, xây dựng niềm tin, làm việc nhóm, tinh thần sáng tạo, học hỏi, tiếp cận cái mới, thiết lập quan hệ mà nhiều SV chưa thực sự chú trọng bên cạnh việc tiếp thu kiến thức chuyên môn. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng “mềm” là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ. . Thời của kỹ năng mềm Ky nang mem chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt,. suy nghĩ trong mọi mối quan hệ”. Một “điểm nhấn” về kỹ năng mềm khác có mặt trong sân trường ĐH vào tháng tư này là Festival tuyển dụng của 7 trường thuộc khối ngành kinh tế. Festival gồm. môn. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

Ngày đăng: 02/08/2014, 16:20

w