VĂN HAY LỚP 5 Đề bài: Bài viết cảm thụ về bài thơ Dấu á 1. Học sinh Đỗ Phương Linh, Lớp 5A (2009 – 2010) Cánh diều rất đỗi thân quen với trẻ em, nhất là trẻ thơ Việt Nam. Không ít nhà thơ, nhà văn đã viết về cánh diều. Nhưng bài thơ “Dấu á” của tác giả Dương Viết Á là độc đáo hơn cả, bởi hình ảnh so sánh “Cánh diều như dấu á / Ai bỏ quên trên trời”. Những từ ngữ gợi tả, gợi cảm như “cong mảnh”, hay “bồng bềnh” thực sự đã tạo điểm nhấn cho bài thơ. Khi những cánh diều đã bay thật cao, thật xa thì nó chỉ còn là một vệt nhỏ cong và mảnh như dấu á. Trời càng về chiều, những cánh diều được thả lên lại càng nhiều. Kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã biến cánh diều thành con người đang bàn luận, “xôn xao” trò chuyện về những ước mơ, hi vọng của trẻ em. Và khi ánh ngày đã tắt, lại một lần nữa sử dụng phép so sánh, tác giả ví những cánh diều như những vầng trăng nhỏ, thắp sáng ước mơ trẻ thơ. Cuối cùng, nhà thơ Dương Viết Á đã khép lại bài thơ bằng một hình ảnh ẩn dụ nhưng đã mở ra trong suy nghĩ người đọc những khát khao, mong ước mà trẻ em đã gửi gắm qua hình ảnh những cánh diều “dấu á” của bầu trời cao vời vợi. Bằng ngòi bút nghệ thuật tài tình của mình, tác giả đã viết nên một bài thơ độc đáo, sinh động mà cũng vô cùng gần gũi, thân thương. 2. Học sinh Vũ Lan Chi, Lớp 5A (2009 – 2010) Tuổi thơ ở làng quê của những đứa trẻ luôn gắn liền với cánh diều bay cao trên trời xanh. Rất nhiều những nhà thơ, nhà văn đã viết về cánh diều của những ước mơ. Nhưng nhà thơ Dương Viết Á đã tạo nên một nét rất riêng biệt và độc đáo trong việc viết về cánh diều. Đó là cách ví “cánh diều như dấu á”. Dường như tác giả đã làm cho cánh diều thêm thân quen hơn qua cách so sánh đó. “Dấu á” đó bị “ai bỏ quên trên trời” vào những buổi chiều. Và “cái dấu á cong mảnh” ấy được tác giả miêu tả thật rõ nét, làm cho người đọc có thể hình dung được cánh diều bay cao trên trời xanh, “bồng bềnh trong mây trôi” ở xa thì nhớ đến chừng nào. Đến chiều tà, lại có thêm nhiều cánh diều nữa được thả lên. Qua hình ảnh đó, nhà thơ Dương Viết Á đã vẽ nên một hình ảnh rất sinh động và ngộ nghĩnh dưới ngòi bút điêu luyện của mình. Chiều, các “dấu á họp lại” làm cho “cả bầu trời xôn xao” hẳn lên. Bằng nghệ thuật nhân hóa và cách dùng những từ láy gợi tả, nhà thơ Dương Viết Á đã thực sự thành công trong việc miêu tả cánh diều vào buổi chiều tà. Đến tối, những “dấu á” vẫn “bay cao” trên màn đêm. Cùng với ánh trăng luôn luôn tỏa sáng, những cánh diều đã được tác giả ví như “những vầng trăng nhỏ” bay bên cạnh mặt trăng sáng vằng vặc. Qua bao nhiêu hình ảnh độc đáo và sinh động, nhà thơ Dương Viết Á đã gây ấn tượng với người đọc. Bài thơ trên quả là một bài thơ hay, đưa ta về kí ức của những thời thơ ấu chạy trên đồng quê thả cánh diều của những ước mơ. . VĂN HAY LỚP 5 Đề bài: Bài viết cảm thụ về bài thơ Dấu á 1. Học sinh Đỗ Phương. rất đỗi thân quen với trẻ em, nhất là trẻ thơ Việt Nam. Không ít nhà thơ, nhà văn đã viết về cánh diều. Nhưng bài thơ “Dấu á” của tác giả Dương Viết Á là