UBND HUYỆN NAM ĐÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nam đàn, ngày 9 tháng 11 năm 2010 ĐÁNHGIÁ VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH DẠYHỌC MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2010 -2011 Thực hiện công văn số 1736/SGD&ĐT - GDTH của Sở GD&ĐT Nghệ An ngày 30 tháng 8 năm 2010 về việc hướng dẫn dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học theo hướng sát đối tượng học sinh vùng miền. Phòng GD&ĐT Nam Đàn đã có công văn chỉ đạo và tổ chức hội thảo vào ngày 9/10/2010 lấy ý kiến từ tất cả cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh các trường Tiểu học trên toàn huyện. Phòng đã tổng hợp đánhgiá như sau: 1. Đánhgiá chung về mục tiêu môn học: - Mục tiêu của môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học đúng đắn, phù hợp, góp phần đạt mục tiêu chung của cấp học. - Môn học giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản; biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình; Giáo dục và rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Từ đó, hình thành cho học sinh yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động. - Thống nhất thực hiện theo mục tiêu đã nêu của môn học. 2. Về thực hiện nội dung chương trình SGK, SGV: - Thống nhất chương trình dạyhọc trên toàn huyện là theo là theo phương án 2 có điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạyhọc theo công văn 7975/ BGD&ĐT ngày 10/9/2009 và công văn 1736/ SGD&ĐT ngày 30/8/2010. - Chương trình môn Thủ công, Kĩ thuật khá hợp lý. Các mạch kiến thức hệ thống, đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ tích cực cho học sinh tiểu học. Được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên, một số bài yêu cầu còn cao so với năng lực thực tế của học sinh, một số bài học sinh không kịp hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp theo qui định về thời lượng cho nên chưa phù lắm. Các trường đã lấy ý kiến từ người dạy, từ phụ huynh học sinh và có điều chỉnh một số vấn đề trong dạyhọc Thủ công, Kĩ thuật theo hướng dạy sát đối tượng và đặc trưng vùng miền trong địa bàn huyện Nam Đàn. Ví dụ1 : Ở môn Thủ công lớp 1 Giảm mỗi bài 1 tiết ở các bài sau: - Cắt, dán hình chữ nhật (Tuần 24,25). - Cắt, dán hình vuông (Tuần 26,27). - Cắt, dán hình tam giác (Tuần 28,29). Tăng mỗi bài 1 tiết ở các bài sau: - Cắt, dán hàng rào (Tuần 30,31). - Cắt, dán và trang trí ngôi nhà (Tuần32,33). - Xé, dán hình con gà (Tuần 10,11). Ví dụ 2 : Môn Kĩ thuật lớp 4: Nội dung thêu chưa phù hợp với học sinh nam nên giáo viên đã cho các em thực hành khâu. Ví dụ 3 : Môn Kĩ thuật lớp 4: Bài 22, 23 : Trồng rau hoa Một số trường có vườn trường thì cho HS thực hành trồng ở vườn trường còn một số trường không có vườn trường thì cho các em trồng vào trong các chậu hoa, các hộp xốp được đổ đất vào để các em thực hành. Ví dụ 4 : Môn Kĩ thuật 5: Chương nấu ăn bài 7, 8, 9 Một số trường GV không tổ chức cho các em thực hành nấu cơm, luộc rau tại lớp được vì không đủ đồ dùng mà hướng dẫn cho học về nhà thực hành nấu cơm, luộc rau sau đó trình bày các bước thực hiện từ khi chuẩn bị cho đến khi hoàn thành, nếu en nào thực hành chưa thành công gv hướng dẫn lại và có thể đến xem hoặc cử 1 nhóm đến xem em trực tiếp làm để hướng dẫn và theo dõi cụ thể kịp thời bổ sung những thiếu sót. Ví dụ 5 : Chương lắp ghép mô hình Kĩ thuật lớp 4,5 vì HS vùng nông thôn không có điều kiện để mua 1bộ/em đồ dùng thực hành thì GV đã tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2-3 em thực hành trên một bộ đồ dùng. Tóm lại, Đa số các trường không thay đổi thứ tự các chương các bài từng khối lớp, cơ bản giữ nguyên thời lượng ở các bài. Một số đã chọn lọc nội dung dạyhọc sát dối tượng phù hợp với vùng miền. 3. Về thiết bị dạy học: a) Thiết bị dạyhọc của giáo viên: *Ưu điểm: Các thiết bị dạyhọc của GV chất lượng khá tốt, các tranh qui trình có tính thẩm mỹ khá hấp dẫn đối với HS. Các bộ khâu thêu, bộ lắp ghép tương đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu giảng dạy, dễ sử dụng, dễ bảo quản. * Tồn tại: Một số bài TBDH còn thiếu, cụ thể phân môn Thủ công lớp 1, 2, 3 các tranh qui trình gấp, cắt, dán đang còn thiếu Ví dụ: Lớp 3: Thiếu tranh qui trình gấp con ếch , làm quạt giấy tròn, … Lớp 4: Thiếu tranh qui trình hướng dẫn thêu. Lớp 5: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật từ bài 25 đến bài 30. b) Bộ đồ dùng học tập của học sinh: Nhìn chung bộ đồ dùng học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 tương đối đầy đủ vì những dồ dùng này khá đơn giản, dễ mua, dễ tìm kiếm phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình học sinh. Riêng khối lớp 4, 5 bộ đồ dùng khâu thêu và lắp nghép mô hình kĩ thuật thiếu khá nhiều vì giá cả cao có nhiều gia đình học sinh không đủ điều kiện để mua sắm cho con em học tập. Do vậy, nhà trường đã đầu tư mua một số bộ cho học sinh mượn dùng chung 4. Về phương pháp dạy học: Trong những năm qua, nhìn chung giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới trong phương pháp dạy học, có ý thức làm thêm và khai thác đồ dùng dạyhọc tương đối hiệu quả .Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa coi trọng việc dạyhọc môn Thủ công, Kĩ thuật nên đã cắt xén nội dung, thời lượng dạyhọc của môn học, không đầu tư công sức, thời gian cho việc dạyhọc bộ môn (chưa chuẩn bị bài dạy chu đáo, nên một số bài học Thủ công, Kĩ thuật đơn giản nhưng giáo viên lại hướng dẫn phức tạp, khó hiểu, khiến học sinh không nắm được quy trình dẫn đến không biết cách làm để tạo ra sản phẩm). Mặt khác, năng lực vận dung linh hoạt các phương pháp dạyhọc Thủ công, Kĩ thuật của giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên quá lệ thuộc vào hướng dẫn của SGV, chưa linh hoạt, mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạyhọc phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp và hoàn cảnh địa phương (ví dụ : Nơi có đất, có vườn trường để tiến hành dạy thực hành kĩ thuật thì GV vẫn tổ chức dạy lí thuyết trong phòng học. Hay là ở một số tiết dạy thực hành cắt, dán, khâu, thêu GV ngại không tổ chức các hình thức dạyhọc như dạyhọc theo nhóm. Ví dụ: nhóm theo sở thích nhóm cắt dán, nhóm khâu, nhóm thêu, nhóm lắp ghép mô hình…) dẫn đến tình trạng học sinh chán học, không có hứng thú, niềm vui là làm ra sản phẩm và được chơi với sản phẩm đồ chơi do chính bàn tay mình tạo nên. Đây chính là “thiệt thòi” nhất của học sinh tiểu học. Sau 8 năm thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, SGK từ đó đến nay các trường tiểu học đã khá nhiều lần được nhận một số công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình nhằm hướng tới sự phù hợp cho mọi đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tự chủ trong quá trình thực hiện chương trình. Nhiều giáo viên đã có nhiều cố gắng trong đổi mới PPDH để đạt được mục tiêu môn học. Do chương trình có một số bài khó, yêu cầu GV phải có chút năng khiếu về nghệ thuật. Là môn học phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy và học của GV, HS mà thực tế đồ dùng thiết bị lại không đầy đủ, bên cạnh đó một số ít GV còn dạy thiên về các môn văn hoá (Toán và Tiếng Việt) môn học này chưa được đầu tư đúng mức nên chất lượng vẫn còn thấp việc đổi mới phương dạyhọc chưa linh hoạt, chưa nhuần nhuyễn. 5. Về kiểm tra đánh giá: Trong công tác kiểm tra đánhgiá đa số GV chỉ chú trọng đánhgiá sản phẩm mà chưa quan tâm đến quá trình học tập của học sinh. Một số GV không chú trọng đánhgiá sản phẩm thực hành của học sinh ngay trên lớp học theo hướng dẫn của Bộ mà lại giao cho học sinh về nhà làm hôm sau đem đến lớp đánh giá. Hướng giải quyết khắc phục: Gv phải bám vào 3 căn cứ để đánh giá, đó là các căn cứ sau: - Việc thực hiện quy trình để làm ra sản phẩm của học sinh; - Thái độ của học sinh trong quá trình làm việc; - Tạo ra được sản phẩm . Do đó trong quá trình dạyhọc môn Thủ công , Kĩ thuật giáo viên phải theo dõi, quan sát mọi hoạt động, biểu hiện về thái độ trong quá trình tham gia các hoạt động của học sinh, ghi nhận các chứng cứ cần thiết để có cơ sở đánhgiá sau mỗi bài dạyđánhgiá ngay tại lớp. 6. Công tác quản lí, chỉ đạo: - Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học; - Tăng cường tổ chức kiểm tra dự giờ trao đổi chuyên môn - Tổ chức các chuyên đề tùy theo khả năng, nhu cầu của từng trường để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh. - Nơi có điều kiện xây dựng vườn trường để dạyhọcTC, KT. Vườn trường cần bố trí khoa học, thuận tiện, phù hợp với điều kiện của từng trường đồng thời góp phần làm xanh, sạch, đẹp trường học. - Các trường triển khai văn bản 7975/BGD&ĐT-GDTH ngày 10/9/2009của Bộ GDĐT; Công văn 1736/SGD&ĐT -GDTH ngày 30/8/2010 về “Hướng dẫn dạyhọc môn TH, KT tiểu học” của Sở GD&ĐT đến tận từng giáo viên trong trường . - Công tác bồi dưỡng: Đề nghị các cốt cán chuyên môn các trường TH trên toàn huyện giáo dục giúp đỡ, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho GV nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn TC,KT góp phần tích cực vào việc giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh, giáo dục kĩ năng sống cho các em. 7. Ý kiến đề xuất: - Về mục tiêu: Vẫn giữ nguyên. - Về chương trình : Phần lớn các trường giữ nguyên thứ tự các chương, các bài ở tùng khối lớp như nội dung kế hoạch dạyhọc trong công văn 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01/09/2006. Chọn lọc nội dung dạy học, sát đối tượng, phù hợp vùng miền Có tăng giảm thời lượng ở các bài khối lớp 1. - Về SGK: Vẫn giữ nguyên nội dung chương trình đã sắp theo thứ tự. - Về thiết bị: Hàng năm có sự bổ sung thiết bị cho các trường, đề nghị đơn vị sản xuất TBDH các thiết bị cùng loại thì phải sản xuất cùng kích cỡ có chi tiết bán rời để bổ sung vào những đồ dùng bị mất chi tiết hoặc bị hỏng dể tránh lãng phí phải thay cả bộ đồ dùng khi chỉ một chi tiết bị thất lạc. - Về công tác quản lí chỉ đạo: Hàng năm các nhà trường, Phòng tổ chức hội thảo đánhgiá về thực hiện chương trình, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV. Tích cực dự giờ, thăm lớp xây dụng tiết dạy có chất lượng thể hiện sự đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng GD. Phòng yêu cầu các trường nghiên cứu các nội dung trên để rút kinh nghiệm và chỉ đạo dạy - học môn Thủ công, Kỹ thuật có hiệu quả./. Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG - Như kính gửi; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG - Lưu VT, TH. Nguyễn Quang Xuyên . lọc nội dung dạy học sát dối tượng phù hợp với vùng miền. 3. Về thiết bị dạy học: a) Thiết bị dạy học của giáo viên: *Ưu điểm: Các thiết bị dạy học của GV. lượng dạy học, góp phần tích cực giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh. - Nơi có điều kiện xây dựng vườn trường để dạy học TC, KT. Vườn