Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
SỰTÍCHHOA PHONG LAN Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn. Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình. Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ cácloại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả. Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn. Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được cácloại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến. Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng. Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết. Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động. Dincadơvin đau đớn thốt lên : - Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thầy cúng - Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng? - Cô cô cô! - Tiếng thầy cúng thốt lên, có nghĩa là "Cứ sẵn sàng đi!" Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: "Khô!" Điều đó có nghĩa là: "Chúng tôi đã sẵn sàng!" - Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan-útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi. Taxan-útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây. Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây. Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thầy cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói: - Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho 1 các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con. Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây. Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan. Sựtíchhoa phượng Ngày xưa, xưa lắm, ở một vùng đất đồi kia, có một ông thầy dạy võ nổi tiếng về tài đánh kiếm. Vợ ông chết sớm, ông thương vợ, không lấy ai nữa nên ông không có con. Ông đi xin năm người con trai mồ côi ở trong vùng về làm con nuôi. Ngoài những giờ luyện võ, ông lại cho năm người đi học chữ, vì ông muốn năm người cùng giỏi võ, giỏi văn. Tuổi năm người con xấp xỉ ngang nhau. Năm ấy, họ chỉ mới mười ba, mười bốn . Người nào học cũng khá và tài múa kiếm thì nổi tiếng khắp vùng. Ai cũng dễ nhận được họ vì ông sắm cho năm người năm bộ quần áo màu đỏ, để mặc ra đường. Thương bố nuôi nên năm người con rất biết nhường nhịn nhau và yêu quý mọi người trong làng . Năm ấy trong nước có loạn. Giặc ngoài kéo vào. Nhà cháy, người chết. Tiếng kêu khóc và lòng oán giận cứ lan dần, lớn dần. Đâu cũng đồn tên tướng giặc có sức khỏe kỳ lạ. Chỉ cần đạp nhẹ một cái cũng làm bật gốc được một thân cây to. Hắn lại sử dụng một cây thương dài và nặng, đâm chết từng xâu người một cách dễ dàng. Mọi người còn đồn thêm rằng hắn sở dĩ khỏe như vậy là vì hắn thích ăn thịt sống và đặc biệt hơn nữa là chỉ thích ăn toàn xôi gấc chứ không thích ăn cơm, mỗi lần hắn ăn hàng chục cân thịt cùng với một nong xôi gấc lớn. Người thầy dạy võ ở vùng đất đồi nọ định xin vua đi đánh giặc thì ngã ra ốm. Tay chân ông bị co quắp cả lại. Cụ lang giỏi nhất vùng đến xem bệnh và chỉ biết là ông uống phải thuốc độc. Ai cũng nghi tên tướng giặc đã ngầm cho những kẻ chân tay của hắn đi tìm giết trước những người tài giỏi trong nước. Người thầy dạy võ vừa uống thuốc, vừa ngày đêm ra sức tập luyện để tay chân mình lại cử động được như xưa. Một buổi sáng, tên tướng giặc bất thình lình phóng ngựa, dẫn quân lính của hắn kéo ập vào làng. Hắn thấy ông thầy dạy võ đang lấy chân đạp vào một gốc cây sung to. Cây sung lúc đầu bị rung khe khẽ, rồi mỗi lúc rung một mạnh hơn. Sau đó, ông nhấc một cái cối đá to đưa lên, đưa xuống, vẻ còn mệt nhọc. Tên tướng giặc cười phá lên rồi xuống ngựa giơ chân đạp nhẹ vào thân cây sung. Thế là cây sung bị gãy ngang và ào ào đổ xuống. Hắn lại nhẹ nhàng đưa một tay tóm lấy cái cối đá ném vứt đi, như ta ném một hòn gạch con và cho rơi ùm xuống cái ao lớn gần đấy. Hắn gọi mấy tên quân đến trói chặt ông thầy dạy võ lại rồi bảo: -Tao nghe mày muốn đi đánh tao phải không? Bây giờ thì mạng mày nằm trong tay tao rồi! Muốn sống thì hãy giết một con bò tơ, lọc năm mươi cân thịt ngon nhất, nấu một nong xôi gấc rồi mang đến chỗ ta đóng quân ở trên ngọn đồi giữa làng. Phải đội trên đầu mà đi chứ không được gánh. Đi luôn một mạch, không được dừng lại hay đặt xuống nghỉ. Đội thịt đến trước! Đội xôi đến sau! Nói xong hắn ra lệnh cởi trói cho ông. người thầy dạy võ giận tím ruột, tím gan nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy năm người con đang đi vắng, họ phải đi học chữ xa làng và lại sắp đến mùa thi. Không ai dám rời cái bút cái nghiên. Nhưng vừa nghe tin giặc kéo đến làng, họ lập tức đeo gươm vào người mà xin thầy cho về. Về đến nhà, nghe bố kể chuyện lại, năm người con nổi giận muốn chạy đi tìm tên tướng giặc hung ác để giết ngay. Người bố liền khuyên: -Không được! Lúc nào quân lính của hắn cũng vây quanh, khó mà đến gần. Ngọn thương của hắn lại có thể đâm chết người từ rất xa. Các con cứ bình tĩnh, ta đã có cách khử nó! Người cha đi vay tiền mua một con bò tơ, mổ thịt rồi lọc lấy năm mươi cân thịt ngon nhất để vào một cái nia to. Ông lại đi vay ba gánh nếp trắng, đi xin ba chục quả gấc đỏ, nấu một chục nồi xôi thật dẻo. Ông đội nia thịt bò tơ đến trước. Chân ông còn đau, năm mươi cân thịt đội trên đầu không phải là nhẹ. Ông đội nia đi, mồ hôi vã ra đầy trán. Tên tướng giặc thấy ông đội thịt đến, mồm cứ nuốt nước bọt ừng ực. Hết nuốt nước bọt ừng ực, hắn lại khoái trá cười to. Còn người đội thịt thì bấm ruột chịu đựng và nghĩ thầm: "Cho mày cứ cười rồi mày sẽ biết ." Tên tướng giặc cười nhận thịt xong quát to lên và giục: -Còn nong xôi nữa, mày về đội đến đây ngay! Người thày dạy võ lại về đội nong xôi đến. Nong xôi to và nặng hơn nia thịt nhiều. Nhưng xôi nấu ngon và nhìn đẹp quá. Ông đội nong xôi đi đến đâu, ở đó cứ thơm lừng. Mới đi được nửa đường, mồ hôi ông đã vã ra đầy mặt, đầy người. Đôi chân ông mỗi lúc một yếu, cứ run lẩy bẩy. Cái cổ cứ như muốn gãy gập lại. ông vẫn bặm môi, cắn răng và bắt đầu leo lên đồi. Tuy mệt lử nhưng đôi mắt ông sáng quắc và lòng ông rất vui. Ông tự nhủ: "Gắng lên! Chỉ cần một lúc nữa, một lúc nữa ." Tên tướng giặc ngồi trên cao theo dõi, vừa hả dạ, vừa lo lắng. Hắn nghĩ: "Thằng này không bị thuốc độc của ta thì khó mà trị được nó. Mà ngay bây giờ, hắn vẫn là một tay đáng sợ". Cái nong xôi gấc to lớn, thơm lừng vẫn lù lù tiến lên đồi. Mặt người đội xôi tái hẳn lại. Chỉ có đôi mắt. Đôi mắt vẫn sáng quắc. Nong xôi có lúc lảo đảo, ngả nghiêng, nhưng liền đó lại gượng lại, rồi nhích dần lên. Tên tướng giặc vội giật lấy thanh gươm của tên lính hầu rồi đứng phắt dậy, phóng gươm đi. Đường gươm sáng rực lên như một tia chớp, cắm vào bụng người 2 thầy dạy võ làm ông chực gục xuống. Nhưng ông đã gượng đứng thẳng lên và đưa tay rút lưỡi gươm ra, phóng lại vào ngực kẻ thù. Tên giặc tránh được. Bỗng từ trong nong xôi, năm người con nằm quây tròn được xôi phủ kín, đã vung kiếm nhảy ra và như năm làn chớp đâm phập cả vào ngực tên giặc ác. Tên tướng giặc không chống đỡ kịp, rú lên một tiếng rung cả ngọn đồi rồi ngã vật xuống. Thấy tướng đã chết, bọn lính giặc hoảng quá, kéo nhau chạy bán sống bán chết. Dẹp giặc xong, năm người con trai trở về ôm lấy xác người bố nuôi khóc vật vã mấy ngày liền. Cả làng cùng năm người con lo chuyện chôn cất rất chu đáo. Dân làng mỗi người một nắm đất đắp cho ngôi mộ ông thày cao lên. Thương bố nuôi, năm người con lại trồng quanh khu mộ năm gốc cây con, một giống cây có lá đẹp như thêu và có nhiều bóng mát. Hàng năm, đến ngày giỗ bố, họ lại đem áo đỏ ra mặc. Họ nhớ tiếc người thầy dạy võ đã có công giết giặc cứu dân. Đến lúc năm người lần lượt chết đi thì năm cái cây họ trồng quanh khu mộ người bố cũng lần lượt ra hoa màu đỏ thắm, đúng vào ngày giỗ người thầy dạy võ. Hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: tuy chết đi, nhưng năm người con vẫn yêu thương người bố nuôi và hàng năm đến mùa giỗ bố, họ lại mặc áo đỏ để tưởng nhớ người đã khuất . Hoa có năm cánh đỏ rực và nhìn cả cây hoa nở rộ, người ta thấy giống như một mâm xôi gấc. Cái mâm xôi ngày nào người bố đã giấu năm người con trong đó và đội đi giết giặc. Đó là cây hoa Phượng ngày nay. Mỗi năm, khi mùa Hè đến, mùa thi đến, hoa Phượng lại nở đỏ đầy cây, đầy trời. Khi mùa Hè qua, trên khắp các cành cây, người ta lại thấy hiện ra những quả Phượng dài như những thanh gươm của năm người con trai ngày trước . SựTíchHoa Tuy Líp Bạn đã có dịp được nghe hoa trò chuyện chưa? Còn tôi, thú thật là vào một sớm đầu xuân tôi đã tình cờ được nghe hoa Tuyết trò chuyện với hoa Tuy Líp của người Udơbếch rồi. Đúng hơn là hoa Tuy Líp nói, còn hoa Tuyết thì chỉ lắng tai nghe, thi thoảng mới ngắt lời bạn bằng một vài câu hỏi. Nhưng tốt nhất là tôi sẽ kể lần lượt cho các bạn nghe mọi chuyện. Tôi đã được một người bạn gái tặng cho mấy hạt hoa Tuy Líp tìm được trên các sườn đá Derapsan. Về mùa Thu, tôi đem những cái hạt ấy trồng trong mảnh vườn bên cạnh bức tường nhà, gần một khóm hoa Tuyết. Mùa Xuân, tuyết thường tan vào tháng ba, tiết trời ấm áp một cách đặc biệt. Tất cả các bông hoa Tuyết cũng như hoa Tuy Líp đều lần lượt nhú lên qua một lớp tuyết mỏng và hớn hở đón chào mùa xuân. Vào một đêm tháng tư, tôi ngồi lại khá muộn trước một công trình mà tôi chỉ muốn làm cho xong ngay. Khi tôi đặt dấu chấm cuối cùng rồi ra mở cửa sổ, ngồi xuống chiếc ghế bành nghỉ xả hơi, hít thở luồng không khí trong lành thì ở phía chân trời đã rực lên ánh bình minh. Tôi chợt nghe có tiếng reo thanh thanh, thật tươi rói và dễ chịu, hệt như những chiếc ly pha lê chạm nhẹ vào nhau ở đâu đó. - Xin chào - Bông hoa Tuyết khẽ lên tiếng. Sau đấy là giọng đáp lại hơi khô một chút: - Chào! - Hẳn cậu là người ở xứ khác đến khu vườn nhà chúng tớ? - Vẫn giọng nói thanh thản hỏi. - Lần đầu tiên tôi được nở hoa ở đây. - Vậy, chúng ta quen nhau rồi nhé. Tôi là cây hoa Tuyết. - Còn tôi là hoa Tuy Líp. - Cậu từ đâu tới đây? - Từ một miền xa lắm, có tên là Udơbêkixtan. - Ồ, cậu ở xa thật đấy - Hoa Tuyết thỏ thẻ, làm như nó đã quá biết Udơbêkixtan ở đâu và xa xôi như thế nào - Theo phong tục của vườn nhà tớ, cậu cần phải kể cho tớ nghe về chuyện của đời cậu. - Chuyện đời mình thì ngán ngẩm lắm - Hoa Tuy Líp thở dài. Chúng tôi đã truyền đời truyền kiếp kể cho nhau nghe để không một ai trong chúng tôi quên rằng, cô bé Tuy Líp đã phải gánh chịu những bông hoa của chúng tôi phải cháy lên ngọn lửa vĩnh cửu để tưởng nhớ ai . Một ngàn năm trước đây tại một thung lũng trong núi Derapsan có một người sống bằng nghề chăn cừu tên là Xabiđan. Ông sống rất cực khổ vì đàn cừu ông chăn dắt không phải là sở hữu của ông mà là của điền chủ Hamít. Xabiđan chỉ có đôi cánh tay lực lưỡng, một cây sáo tự khoét lấy và bảy cô con gái mắt đen huyền. Cô út có tên gọi hơi khác thường: Tuy Líp. Xabiđan rất yêu quí các con gái của mình, xong cũng đã nhiều lần ông than thở: - Ôi, giá ta có đứa con trai - Vì sao ông ta lại thích con trai hơn? - Cây hoa Tuyết hỏi. - Vì đối với một người cha, con trai giống như đôi cánh. Còn con gái . con gái rồi sẽ đi lấy chồng, sẽ bỏ cha và để lại cho trái tim ông nỗi đơn độc và buồn rầu. 3 Một hôm, cô út và là cô gái đẹp nhất của người chăn cừu - nàng Tuy Líp mười tuổi, mang bữa ăn trưa đến cho cha. Để cho người cha đang mệt mỏi được khuây khỏa, nàng bèn cất tiếng hát những bài hát nàng tự nghĩ ra và nhảy những điệu múa trông thật uyển chuyển và đẹp mắt. Đôi gò má nàng cứ hồng hào thêm lên, và cặp mắt đen láy thì sáng rực như hai vì sao, không một công chúa nào có thể sánh được. Đúng giờ khắc ấy, số phận cay nghiệt đã phái điền chủ Hamít cưỡi một con ngựa hùng dũng đến trước đàn cừu. Vừa trông thấy nàng Tuy Líp nhảy múa, gã bèn dừng ngựa lại, nấp sau mấy bụi cây nhỏ theo dõi từng động tác nhảy tuyệt diệu của cô gái kiều diễm. Nhảy xong Tuy Líp nói với cha: - Cha ơi, con muốn được múa hát cả đời để cho mọi người được vui sướng. - Ôi, con yêu quí của ta - người cha lắc đầu - Con là một cô gái nghèo hèn, kiếm đâu ra những xiêm áo lụa là và những bộ y phục múa trong suốt? Hamít rình chờ cho đến khi cô gái mang bát đĩa về nhà thì xông ra túm lấy cô đưa cô về dinh cơ nhà mình. Gã đẩy Tuy Líp vào một căn phòng kín, ở đó đã có hàng trăm cô gái đẹp đang dệt thảm. Suốt từ lúc mặt trời mọc cho đến tận hoàng hôn, Tuy Líp dầm mình trong đám bụi nhuế nhóa với công việc dệt thảm tẻ ngắt và mệt mỏi. Một mùa Hè tối tăm và tuyệt vọng đã qua. Rồi mùa Thu và mùa Đông cũng chấm hết. Nhưng khi mùa Xuân vừa đến thì nỗi buồn nhớ núi non, nhớ những con suối chảy rì rào và tiếng chim ca bỗng dày vò Tuy Líp khôn nguôi, khiến nàng phải đi đến quyết định: Hoặc là chết hoặc là trở về với tự do. Một bữa nọ, cô gái lại bên cửa sổ phóng tầm mắt qua lỗ khe nhỏ nhìn xuống phía dưới. Nàng phát hiện ra ở ngay dưới chân cửa sổ có vô số những mảnh chai, kính vỡ - đó chính là cái bẫy, nếu tù nhân nữ nào liều mạng phá cửa sổ bỏ trốn thì sẽ bị cứa đứt chân. Đúng lúc đó có một con chim bay đến đậu ngay bên bệ cửa sổ - đấy chính là con bồ câu trắng của người chị cả tên là Phairidôđa. Làm thế nào để báo tin về nhà đây? Tuy Líp không biết viết, thậm chí ở nhà cũng chẳng ai biết đọc. Cô vội vã cắt ngay một mớ tóc đen của mình, dứt một vài sợi quí vẫn thường dùng để dệt thảm rồi chuyển qua khe hở cho chú bồ cầu tin cẩn. Chim tạm biệt nàng, bay đi. Khi nhận được tin em út, Phairidôđa nghĩ nát óc tìm cách cứu em gái. Cuối cùng nàng đến gặp bà lão Turơxun. Bà lão sống đơn độc trong túp lều rách nát, ngày ngày kiếm cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Tương truyền Turơxun có thuốc phục sinh. Turơxun nghe hết chuyện Phairidôđa kể, bà liếc nhìn mặt trăng rồi lầm bầm khấn: - Tự do không phải thứ quà tặng mà phải đánh đổi nó bằng máu. - Bằng máu của Tuy Líp? - Phairidôđa sợ hãi kêu lên. - Phải, bằng máu của Tuy Líp, bằng máu của tất cả bảy chị em nhà ngươi. Mà không chỉ có thế, còn bằng chính cả máu của tất cả những người bạn quí, của những đứa bé nghèo nàn của các ngươi nữa. Hãy nghe ta nói đây. Sau hai đêm nữa, đến đêm thứ ba, khi mặt trăng bắt đầu mọc lúc nửa đêm, Hamít sẽ tổ chức tại dinh cơ nhà lão một bữa đại tiệc. Như thường lệ, bọn lính gác bao giờ cũng là những kẻ bị chuốc rượu say trước nhất, mặc dù sáng hôm sau họ phải trả giá bằng một cái đầu. Ngay đêm ấy, trước lúc trăng lên, chị em các ngươi và các bạn gái của Tuy Líp phải lọt được vào dinh cơ, còn chim bồ câu sẽ chỉ cho các ngươi cửa sổ phòng giam các cô gái. Hãy đi chân đất đến gần cửa sổ mà mở ra. Ta nói là phải đi chân đất. Bàn chân các ngươi sẽ bị thương vì mảnh kính. Bây giờ ta sẽ nói tại sao. Hamít nhanh chóng phát hiện ra bầy nô lệ của gã chạy trốn và gã sẽ đuổi theo. Căn cứ vào một vài vết máu, gã có thể biết một cách rõ ràng bầy nô lệ trốn đi đâu, nhưng nếu dấu vết đó lại quá nhiều thì gã sẽ lúng túng, trong khi đó có người lại đang leo lên một sườn dốc đứng mà ngựa của gã không leo được. Phairidôđa làm tất cả những việc mà Turơxun chỉ vẽ. Những tên lính canh bị chuốc rượu say mềm không còn nhận ra các cô gái đang lén lút bỏ trốn. Sau khi bị mảnh kính cứa nát bàn chân, các cô mở cửa sổ ra và khẽ gọi Tuy Líp. Tuy Líp nhảy ào qua cửa sổ, mặc dù hai bàn chân bị thương đau nhói nàng vẫn không dám kêu ca. Các bạn gái của nàng cũng chịu những đau đớn như thế. Các cô gái chạy toán loạn theo sườn núi. Dù hai bàn chân bị thương, phải chạy một cách khó khăn, các cô vẫn không dám rên rỉ, vì nếu để lộ, các cô sẽ mất tự do, một món quà mà các cô phải đổi bằng một giá quá đắt. Các cô cứ men theo sườn núi đá còn phủ tuyết mà chạy cho đến khi nghe rõ những tiếng vó ngựa dồn dập. - Hamít đang đuổi theo chúng ta đấy! - Tuy Líp hét lên, giục mọi người - hãy chạy nhanh lên! Các cô gái chạy trốn dường như có gió giúp sức cho họ. Tuy vậy Tuy Líp đã bắt đầu đuối sức, nàng bị rớt lại sau. Ngựa của Hamít đã ập đến sau lưng nàng. Chẳng lẽ nàng lại trở thành tù nhân của gã điền chủ không đội trời chung này, và lại không được trông thấy mặt trời cùng núi rừng nữa hay sao? "Không, thà chết trong 4 tự do còn hơn là sống đời nô lệ!" Và, thế là Tuy Líp gieo mình xuống dưới vó ngựa. Cả bốn vó ngựa xéo lên người nàng, nhưng chính con vật đã bị khuất và bị gẫy một chân. Hamít bị thương lết về nhà lúc trời còn chưa sáng, hối hả giục lũ gia nhân đuổi bắt những kẻ trốn chạy. Tuy Líp người đẫm máu cố gượng đứng lên, nhưng mới đi được vài bước, nàng đã khựng lại và ngã sấp xuống tuyết. Sáng hôm sau, Hamít cùng lũ lâu la mò lên đỉnh núi cao tuyết phủ. Trước mắt chúng hiện ra một cảnh tượng kì lạ: trên bãi tuyết trắng lạnh có cơ mang những bông hoa đỏ đã bừng nở. - Chuyện đời tôi như vậy đấy, do đó tại sao tôi lại có tên là Tuy Líp. Tuy Líp nói xong liền im lặng. Cây hoa Tuyết cũng lặng thinh. Tôi cảm thấy sống lưng ớn lạnh. Tôi đứng dậy lấy khăn chùm kín cổ, bước ra vườn. Lạ chưa kìa, những bông tuyết mảnh mai kia đã kịp rơi xuống và trải khắp khu vườn một lớp trắng mỏng tự khi nào vậy? Còn một chậu hoa, gần bức tường nhà có một bông Tuy Líp đỏ rực đã nở hết cỡ. Tôi cúi xuống và phát hiện ra một giọt nước mắt khá to, trong suốt, dính chặt vào chiếc cánh dưới của bông hoa Tuyết. SựTích Con Cóc Trong nhà nọ có hai chị em, mỗi người một tính nết. Người chị xinh đẹp, tham lam và lười nhác. Người em bị què tay, nhưng rất siêng năng làm lụng. Người chị cậy khoẻ, cậy xinh, sáng trưa chiều tốt chỉ luẩn quẩn nào gương nào lược. Chơi bời vô độ nên chẳng bao lâu người chị đã gầy khô hơn que củi mặt mũi héo tóp như một xác chết. Người em mang tật: Tay phải co quắp từ thửa lọt lòng, mọi việc như cầm dao, cầm cầy, vốc cơm ăn cũng nhờ ở bàn tay bên trái. Quanh năm chỉ có một bộ váy áo chăn rách như tổ đỉa. Một hôm nọ, trời làm lũ lụt lớn, nước ngập hết làng, cây cỏ lúa, ngô hết chỗ cắm chân, người em bèn ngồi ôm lấy chóp núi đá, kêu trời gọi đất. Mệt quá, người em ngủ thiếp đi ba ngày bẩy đêm liền, thấy em ngủ lặng, người chị ngỡ là em đã chết, bèn cưỡi bè chuối chèo đi, bỏ mặc em trên chóp núi. Người em mở mắt choàng dậy thì nước vẫn chưa rút. Ðợi khi mặt trời đến người em liền kêu to: - Ơi, ông trời! Ông trời dừng lại hỏi: - Cháu muốn gì? Người em nói: - Ông cứu lấy chị cháu, chị cháu bị nước lũ nhận chìm mất rồi. Ông cứu được, cháu muốn chị ấy lấy được ông Mặt Trời làm chồng. Ông mặt trời cười bảo: - Chị cháu đến nhà tiên ông rồi. Cháu hãy reo hạt này ở chóp đá của cháu thì cháu muốn cái gì cũng được cái ấy. Nói xong, ông Mặt Trời lại lặn đi. Cũng lúc ấy người chị chèo bè chuối đến gõ cửa nhà Tiên ông, bè chuối giạt lên sân thì người chị hò hét: - Cho tôi gặp chàng tiên đẹp nhất! Tiên ông nhìn ra thấy có người con gái lạ, lại đòi gặp tiên, liền mời vào nhà. Người chị nói luôn: - Tôi không lấy ông đâu, ông già và xấu quá, cho tôi lấy chàng tiên đẹp nhất. Tiên ông gật đầu bảo: - ừ! Nói rồi, Tiên ông khoát tay một cái, lập tức từ trong nhà có một chàng trai đi ra, nắm lấy tay người chị. Chàng trai là dòng họ của Cóc tía, cho nên tiên ông đặt tên chàng là chàng Cóc tía. Từ đấy, vợ chồng người chị sống cuộc sống sung sướng trong cảnh tiên. Người em gieo cái hạt của ông mặt trời cho vào kẽ đá, nàng lấy bàn tay trái của mình vơ rêu lá, giật cả vạt áo mình phủ cho hạt được nguyên lành. Chẳng bao lâu từ kẽ đá vươn ra một cây bầu, quả to như cái sọt. Nàng lăn bầu xếp ra rìa núi. Núi bầu cứ nối nhau, nối nhau mọc ra, vùng nước lũ cứ thu hẹp dần nhường chỗ cho bầu ở.Một ngày kia, người tiên thấy có nhiều núi nhỏ lên chật cả gầm trời. Vợ chồng Cóc Tía nhìn xuống thì thấy người con gái cầm dao bằng tay trái cứ quần quật bổ bầu ra chia cho mọi người. Người chị nhận ra kẻ ngồi với núi bầu là đứa em của mình, lòng ghen ghét lại nổi lên. Mụ liền kéo tay chồng bảo: - Cái con què đó còn sống, nó có nhiều bầu kia kìa. Chàng Cóc Tía chưa kịp hỏi thêm đầu đuôi ra sao thì mụ đã nắm tay chồng bảo nhảy ào xuống các chỏm núi bầu. Nhẩy khỏi nhà trời, vợ chồng hắn hiện nguyên hình một đôi Cóc Tía. Ðôi vợ chồng Cóc Tía ngồi chồm chỗm trên một quả bầu. Người em hỏi: - Con muốn gì? 5 Cóc nói: - Ta muốn nhận mày là em gái. Người em lắc đầu: - Chị ta lên trời lâu rồi. Cóc bảo: - Tao là chị đây, còn đây là anh rể của mày. Người em ngồi nghe Cóc Tía vợ kể lại chuyện cũ gặp lũ to, chèo bè chuối lên trời ra sao . Nghe mãi rồi tin lời Cóc là phải. Người em liền nhận anh chị và cho ở chung trên ngọn núi cùng chăm nom dây bầu với mình. Khi ấy, ông Mặt trời đi qua, dừng lại nói với người em: - Anh chị đã về với cháu đấy. Người em nói: - Vâng. Ông mặt trời bảo: - Bây giờ ta cho cháu một người chồng, cháu hãy bổ quả bầu xấu nhất ra thì gặp chồng. Người em liền bổ quả bầu vặn vẹo xấu xí, vỏ bầu tách ra thì có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hiện ra nhận là chồng của người em, Hai vợ chồng người em lại lấy quả bầu xếp bậc xuống thấp dần. Họ xếp quả bầu đến đâu thì mực nước lui xuống đến đó. Ðồng ruộng làng mạc lại hiện về như xưa. Bà con làng xóm trở về làm ăn sing sống yên ấm. Cũng từ đấy vợ chồng Cóc Tía được người em đưa xuống cùng ăn ở, làm lụng với dân bản. Người chị không còn ghen ghét với em gái như xưa nữa. SựTích Con Trăn Nhả Nọc Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng mới cưới. Một hôm, anh chồng dẫn vợ về thăm nhà bố mẹ. Đường xa, họ phải qua những cánh rừng rộng. Ở một quãng đường rừng hai người vừa đi qua có một con Trăn trườn ra liếm vào các vết chân của hai người trên đất. Thế là hai vợ chồng vừa về đến nhà bố mẹ thì lăn ra chết. Bố mẹ anh em họ hàng đều thương xót khóc than làm tang lễ. Con Trăn biết được uy lực gớm ghê của nọc độc mình nên rất hợm hĩnh. Nó hỏi con quạ: - Này anh quạ, tôi nghe như trong làng có tiếng người kêu lao xao. Họ kêu gì vậy anh? Quạ biết Trăn có tính huênh hoang, bây giờ lại làm bộ không biết sự việc đó chính mình gây ra. Nó bảo trăn: - À, họ cười vui đấy anh Trăn! Chẳng là xưa nay người ta vốn sợ nọc độc của anh, anh chỉ liếm theo vết chân trên đất mà làm chết người được. Vậy mà vừa qua anh đã liếm vết chân của hai vợ chồng người ấy, nhưng người ta chẳng làm sao! Đấy, vì thế người ta đang cười vui với nhau. Trăn nghe quạ nói mà buồn nản và tự giận dỗi trong lòng. Nó nghĩ: - Hừ, nếu bây giờ nọc của ta không linh nghiệm như trước nữa, thì còn giữ nó làm gì? Phải nhả nó ra thôi, nhả hết! Và một bữa nọ, Trăn đã nhả hết độc của mình. Các con vật như Rắn, Rết, Bò cạp, Kiến đen, Tò vò, Ong bò vẽ… biết Trăn đã nhả nọc, chúng đua nhau đến hút lấy nọc độc của Trăn để làm sức mạnh cho mình. Một số con đến sớm hút đựơc nhiều nọc, số đến chậm đựơc ít, chậm nữa thì không kịp hútđựơc gì. Những con vật hút được nhiều nọc nhất là Rắn bông súng, Rắn đất, Rắn cá, Rắn chạc bò, Rắn đầu, Rắn cò, Rắn hoa bôi và Rắn bắt ngoé. Vì có quá nhiều nọc nên chúng mổ vào người cũng như không, không chết cũng không đau. Đấy là do nọc nhiều quá, nó chạy lung tung lạc khắp cả người nên loãng đi mất. Trái lại những con rắn hút được ít nọc hơn như Hổ Mang, Hổ Lửa, Hổ Trâu, Cạp nong… thì rất nguy hiểm. Chúng đã cắn vào ai thì khó chữa khỏi. Một số con vật khác như Cá Trê, cá Nọc, cá Chốt, cá Lăng, kiến Gánh, Rết, Ong… đến chậm chỉ còn chút nọc đủ bôi vào miệng, vào vòi… Quá lắm cũng chỉ có thể làm người ta đau buốt chút ít. Xui nhất chính là mấy chú cá Trâm bầu và cá Trắm đến muộn quá chẳng hút đựơc tí nọc nào, ức quá phát khóc đến sưng vù mặt mũi như ta thấy ngày nay. Cá Nheo thấy thế tức cười quá cười hoài đến nỗi rách cả miệng khiến cho miệng nó rộng như ngày nay như ta thấy, và môi thì trề ra như mỏ con vịt. Nhưng thua thiệt nhất vẫn là anh Trăn nhà ta. Chỉ có tính huênh hoang, hợm hĩnh mà bị chú Qụa đánh lừa, Trăn ta đã nhả hết nọc thiêng! Từ đó con người cũng hết lo gặp nguy hiểm vì loài Trăn nữa, Trăn đã trở nên loài vật hiền lành. Núi Bà Đen 6 Ngày xưa, núi Bà Ðen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến. Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn. Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất. Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt. Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Ðịnh thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tự Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thệ Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Ðen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Ðen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được. SựTích Chim Tu Hú Ngày xưa, có một người đàn ông tính tình rất ngay thật song phải cái tật nóng nảy, sôi nổi khiến cho mọi người sống gần lấy làm khó chịu. Người ta đặt cho anh chàng nóng tính tên là Bất Nhẫn. Một hôm Bất Nhẫn gặp một vị sư già quen biết lâu năm với gia đình, khuyên nhủ anh ta thay đổi tính xấu đã đem lại nhiều sự phiền nhiễu, tai hại cho đời anh. Bất Nhẫn hứa cải đổi, theo lời nhà sư vào ở trong rừng, nguyện ngồi yên trong một trăm ngày không để ý đến mọi việc xảy đến cho mình. Ban đầu sự có mặt của Bất Nhẫn trong khu rừng vắng vẻ làm cho cácloài vật sợ hãi, nhưng rồi thấy êm thắm vô hại, chúng quen dần và xem anh cũng như một khúc cây. Bất Nhẫn lấy làm khốn khổ thấy lũ thú rừng bừa bãi chung quanh mình, có khi chim chóc lại ỉa cả trên đầu, song nhớ lại lời nguyện với nhà sư nên anh cũng không tỏ vẻ gì tức giận. Một đôi vợ chồng chim sâu đến làm tổ đẻ ngay ở búi tóc trên đầu, Bất Nhẫn cũng để yên. Được ít lâu chim con nở ra chíu chít. Một hôm chim mái đi kiếm mồi cho con hơi muộn, đang hút nhụy hoa sen, gặp trời chiều tối các cánh hoa khép lại. Chim mái phải ở lại suốt đêm trong lòng hoa, đến sáng ngày hoa hé nở mới bay ra được. Về đến tổ thấy các con mà chẳng thấy chồng đâu, chim mái nổi cơn ghen, không nghĩ rằng chim trống đã bay đi từ sớm tìm kiếm vợ. Đến khi thấy chồng trở về, chim mái gây sự cãi nhau, đổi tội cho chồng đã thừa đêm vợ vắng nhà mà đi theo gái. Chim trống nói thế nào chim mái cũng không chịu tin, khiến nó phải gọi Bất Nhẫn làm chứng: "Tôi đã thề với mình là suốt đêm tôi ở nhà ấp ủ cho con, nếu mình không tin lời thì thử hỏi con người bị trời trồng này xem." Nghe nói thế, Bất Nhẫn không cầm lòng được nữa, lấy tay hất cả tổ chim xuống đất mà rủa: "Đồ vô ơn khốn kiếp, sỡ dĩ tao chịu ngồi yên như thế này cho chúng mày làm tổ và ăn ỉa trên đầu trên cổ là vì tao đã có lời nguyện, chứ tao có bị tội trời trồng đâu mà chúng mày dám bảo thế." Cơn tức giận đã phá hoại cả lời nguyện của Bất Nhẫn sắp thành quả vì anh đã ngồi yên được chín mươi chín hôm. Thất bại lần này, Bất Nhẫn ra công tìm cách khác để mong đạt được ý nguyện. Nghe trong sách nói ai giúp được người ta qua sông nước ngặt nghèo thì động đến lòng Trời Phật, Bất Nhẫn mới đứng ra làm kẻ chở thuyền. Anh chọn một khúc sông hiểm trở, sắm một chiếc thuyền, tự nguyện chở giúp ch một trăm người quá 7 giang. Chỗ sông này vắng vẻ nên ít có người qua lại, song Bất Nhẫn vẫn kiên tâm chờ đợi. Trong vòng một năm anh đã chở được chín mươi tám người qua sông. Chỉ còn có hai người nữa là anh có thể từ giã chốn sông nước đìu hiu, nguy hiểm này. Một hôm, có một người đàn bà cùng đi với một đứa bé đến. Thiếu phụ còn trẻ tuổi có vẻ đàng điếm, kiêu kỳ, mới bước xuống thuyền đã lên giọng hách dịch bảo: "Bác chở chúng tôi sang bên kia bờ, phải cẩn thận không thì mất đầu, nghe chưa"? Bất Nhẫn từ tốn trả lời để yên lòng khách, thiếu phụ lại dục giã chèo mau. Chiếc thuyền khó khăn lắm mới vược qua ba phần sông, sắp đến bờ thì thiếu phụ bỗng kêu lên, buộc phải quày trở lại vì đã bỏ quên gói cơm của đứa con. Bất Nhẫn nghe theo quày thuyền trở lại cho hai mẹ con lên bến. Đợi một lúc lâu, thiếu phụ cùng con trở lại xuống thuyền. Cũng như chuyến trước, thuyền vừa gần qua tới nơi, người đàn bà lại ra lệnh bảo quay trở lại vì đã bỏ quên gói hành lý. Lần này Bất Nhẫn không còn dằn được nữa, tức giận bảo: "Cô ả này dễ thường quên đến cả vú nếu hai vú không dính chặt vào người". Anh vừa nói xong thì người đàn bà hiện nguyên hình Phật Bà Quan Âm bảo với Bất Nhẫn: "Thế mà anh cũng nguyện đòi sửa đổi tính nết, cũng đòi tu? Tu hành gì anh, tu hú!" Dứt lời Phật Bà bay lên trời. Bất Nhẫn buồn rầu thất vọng trở về, đau khổ nhuốm bệnh mà chết, hóa kiếp thành một con chim. Lời nói sau cùng của Phật Bà con văng vẳng mãi trong trí óc Bất Nhẫn, cho đến khi hóa ra chim rồi, cũng vẫn còn nhắc nhở hai tiếng tu hú. Lúc Bất Nhẫn gặp Phật Quan Âm là vào mùa vải chín, cho nên mỗi năm cứ đến mùa này người ta thấy giống chim tu hú xuất hiện, não nùng kêu: Tu hú SựTích Nhân Sâm Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu nghèo khổ, làm lụng vất vả quanh năm. Tờ mờ sáng đã ra đi làm, đến tối mịt mới về nhà mà cũng không kiếm đủ gạo ăn. Hai vợ chồng có một đứa con trai còn nhỏ, mỗi ngày để ở nhà cho một phần cơm chỉ ăn vừa lưng dạ. Trong cảnh thiếu ăn đó, hai vợ chồng lấy làm ngạc nhiên nhận thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào khỏe mạnh như đã được chăm nuôi tẩm bổ khác thường. Đứa con còn bé chưa nói năng gì được nên cha mẹ nó muốn hỏi han về sức khỏe lạ lùng của con cũng đành chịu. Được vài năm đứa bé lớn lên như thổi, bắt đầu biết trò chuyện, cha mẹ nó mới hỏi xem phần cơm mỗi ngày để dành cho con ăn có đủ không. Thằng bé trả lời chẳng biết mùi cơm ra sao vì cứ mỗi khi cha mẹ nó vừa đi khỏi nhà là bầy khỉ ở rừng kéo đến ăn sạch cơm. Hai vợ chồng người tiều phu quá nỗi kinh ngạc, hỏi con trong mấy năm trời không cơm ăn mà sao lại được khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ mới kể cho hay rằng trong lúc cha mẹ nó vắng nhà, có một thằng bé láng giềng cũng trần truồng như nó, vẫn đến chơi đùa, và chính đứa bé đáng yêu kia đã truyền sức khỏe sang cho nó. Nghe con nói như thế, cha mẹ nó lại càng lấy làm lạ, nghi hoặc thêm, vì chung quanh ấy lối mươi dặm chẳng có nhà cửa của ai cả. Người tiều phu nghĩ ngợi, đoán chừng đứa bé đến chơi với con mình là Người Sâm (nhân sâm), hồn của cây sâm mọc quanh quẩn gần đâu đây. Đến sáng hôm sau, người tiều phu đi ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về dặn dò con là hễ thằng bé kia đến chơi thì lấy chỉ buộc vào chân hoặc tay nó. Đứa con hứa sẽ làm theo lời cha bảo. Qua ngày hôm sau, vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà như lệ thường, song không vào rừng lấy củi mà rình nấp gần đấy. Nhân sâm lại đến túp lều chơi với thằng bé con người tiều phu, cũng như mọi ngày, và đứa bé theo lời cha dặn, lấy chỉ buộc vào cổ tay bạn. Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng người tiều phu ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà, bắt gặp cả hai đứa bé đang nô đùa. Thằng bé sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Người tiều phu lần theo dấu chỉ đã buộc vào cổ tay Nhân Sâm mà tìm ra được cây sâm. Tham và ngốc, gã hấp tấp đào xới quá mạnh tay làm chết mất thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây sâm. Cũng vì thế mà ngày nay người ta chỉ có được các nhánh rễ sâm mường tượng hình dáng người. Người Sâm chết vì sự vụng về của gã tiều phu, từ đó Sâm không còn công hiệu giúp cho người ta được trường sinh bất tử nữa, mà uống sâm chỉ được bồi dưỡng sức khỏe thôi. SựTích Ông Nhổ Ngày xưa có một nhà sư già nổi danh là một vị đại đạo đức chơn tụ Vì danh tiếng Ngài được trội đi khắp nơi, bá tánh tứ phương ào ạt tới chuà thọ giáo càng ngày càng đông. Một ngày kia, Ngài quyết định đi vào rừng thẳm ẩn dật tu khổ hạnh để tránh phiền phức việc nhận hương đảng trà quả mà phạm pháp. Ngài cho các đệ tử quyền tự do theo thầy hay hồi tục. Trong số đệ tử, chỉ có một chú tiểu tình nguyện đi theo Thầy vì chú ta biết Thầy có rất nhiều người sùng bái và chắc chắn sẽ có nhiều bá tánh theo cúng dường hoa quả Tội nghiệp thay cho chú, băng qua bao rừng núi 8 thăm thẳm, Thầy mơí chọn một hang động nơi thâm sơn cùng cốc không một ai qua lạị Hai Thầy trò phải làm rất vất vả mới có bữa ăn. Chú tiểu chịu không được tính bỏ thầy nhưng lại sợ băng qua rừng đầy beo cop thú dữ. Chú chỉ biết chờ cợ Một hôm kia có một cậu bé đến xin làm đệ tử. Chú tiểu từ xưa vốn lười biếng, thấy có "ma mới" tới liền giao hết công việc cho cậu bé. Thấy cậu bé siêng năng, hiền từ, ông thầy già yêu mến và truyền cho nhiều bí quyết. Chú tiểu lại đâm lòng ghen. Một đêm kia, cậu bé ngủ quên, chú tiểu lấy nước tặt tắt hết mồi lửa để nấu nước cúng Phật. Khi cậu bé tỉnh dậy đi nấu nước thì không có lửạ Liều mình, cậu bé cắm đầu chạy vượt ngang rừng thẳm. Cậu lao mình vào một cụ già râu tóc bạc phợ Cụ già cất tiếng hỏi: "Ddêm khuya con đi đâu mà vội vã thế?" Cậu bé kể chuyện ngủ quên để lửa tắt bây giờ không có lửa nấu nước cúng Phật nên phải băng rừng tìm lửạ Cụ già nghe kể mới dạy rằng. "Lằng gần nhất cũng phải tốn ít nhất một ngàỵ Ta có cách nhưng con phải làm y như lơi ta dạỵ" Cậu bé đồng ý. Sau đó cụ già sai cậu bé trèo lên cây nhắm mắt lại, khi tiếng ông kêu thì buông tay ra và tới khi im gió mới được mở mắt rạ Câụ bé làm y trang như lời ông dậỵ Khi cậu buông tay thì tự nhiên cảm thấy mình ngồi trên bộ lông đang bắt đầu di chuyển. Khi gió im, cậu thấy mình đang ở gần một làng và vội vàng lấy lửa rồi lại leo lên cây y như chuyến đị Về đến chùa, cậu bé chạy vội xuống bếp nấu nước cúng Phật. Chú tiểu thấy có lửa mới ngạc nhiên hỏi cậu bé. Cậu bé thật thà thuật lại chuyện gặp ông già đêm quạ Bấy giờ chú tiểu mới hiểu rõ là cậu bé đã gặp được một tiên ông. Ddêm đó, chú tiểu xin Thầy để việc nấu nước cúng Phật cho mình và các việc khác cho cậu bé. Cũng như đêm trước, chú làm tắt mồi lửa rồi chạy qua rừng. Ddến giưã rừng chú tiểu gặp một ông già râu tóc bạc. Ông cũng dạy Chú Tiểu leo lên câỵ Cả mừng vì sắp được thoát rừng, Chú Tiểu vâng lời leo lên cây và buông tay rạ Ai dè khi buông tay, rớt xuống đầu đập vào đá bể bụng hoá thành Ống Nhổ. Hai tay ôm vòng thành bình. Miệng há hốc kêu khi rớt xuống thành miệng ống nhổ. Bá tánh nghe có chuyện không may sảy ra tại động của Thầy kéo đến vấn an. Khi đi ngang ống nhổ, bà con thấy ghét liền nhổ nước miếng vào cho bõ ghét. Từ đó có tích "cái ống nhổ". SựTích Ông Đầu Rau Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước. Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu. Túng thế hai vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình thế vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ: - Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được. Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết cho có bạn. Nhưng người chồng bảo: - Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác. Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi. Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. Ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Nhưng hình dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng. Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đã bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng. Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có cảm tình với nàng, người 9 ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được lòng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là: - Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo. Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không một nét chữ, một lời đồn về người xấu số. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định: - Một là chồng nàng đã chết, hai là còn sống nhưng đã lập một gia đình khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đình mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời. Nàng sửa lại vành khăn trắng đã ngả màu, cảm ơn hậu tình của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức gì mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng mình chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới. Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ gì khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đã thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: "Thế là hết. Bởi số cả!". Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám dàn mặt. Nhưng người chồng cũ đã tìm đến họ và an ủi họ. - Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này mãi mãi. Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới đoan xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa vì không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ bòng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng. Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính mình là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không rán chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng. Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh thì người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà. Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: "Tại sao ta cố ý cướp vợ của người khác". Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử. Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật ôm ấp trong lòng. Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng. Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế. Gốc Tích Cái Nốt Dưới Cổ Con Trâu Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng nhờ thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ. Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc. Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được miếng gì vào bụng. Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi 10 [...]... câu tục ngữ "Thương như sam", là do truyện này mà ra SựTíchHoa Nhài Từ thuở xa xa, tất cả các loàihoa đều có màu trắng Nhưng một ngày kia có một hoạ sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng cácloại mực màu và một nắm bút lông Chàng nói với các loàihoa và các khóm hoa: - Tất cả hãy lại gần ta và nói cho ta biết ai thích màu gì Lập tức các đám hoa và cây cối trong vườn bèn đứng vào chỗ theo hàng... lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc Và người ta gọi loàihoa đó là hoa Hồng Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loàihoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương Sự tíchhoa Hướng Dương Khi các cô gái của... cây đó mọc lên một bụi cây và nở ra những bông hoa đỏ sặc sỡ Vài năm sau, vị tu sĩ già từ Nhật Bản trở về Châu Âu Ông là người duy nhất mang theo về một chậu hoa mà ai cũng phải trầm trồ Kamêli đặt tên nó là Hoa Đơriađa nhưng người đời không thể nhập tâm được một cái từ khó đọc như vậy nên đã gọi tên hoa bằng tên vị linh mục: Kamêli - Hoa Hải Đường SựtíchHoa hồng Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một... xanh lá là hợp hơn cả Hoa Anh Túc mỉm cười thật nhã nhặn với hoạ sỹ và hoạ sỹ đã phóng tay phết màu thật dày lên người nó Hoa Cẩm Chướng thì hết lời phỉnh nịnh hoạ sỹ và nó đã được đền bù một cách xứng đáng Hoạ sỹ lưu lại ở khu vườn mấy hôm liền, và chàng đã ban phát cho các loàihoa đủ loại màu sắc khác nhau Hoa Ngu Bàng lá rộng thì lại tỏ ra rất mực khiêm tốn Khi được hỏi thích loại màu gì, nó chỉ... lâu với các chị Hoa Hồng Các bà hoàng kiêu hãnh này không chọn cho mình được một thứ màu nào cả! Họ muốn cả màu đỏ thắm, màu vàng, màu hồng rồi màu da cam Họ chỉ chê màu xanh lá thôi, bởi đó là thứ màu quá xuềnh xoàng, quê kiểng Ðể màu xanh lá không khỏi uổng phí, hoạ sỹ bèn đem quét lên hoa Lu Ly và hoa Xa Cúc, mặc dù hai loàihoa này rất mê màu đỏ thắm Nhưng hoạ sỹ cứ khăng khăng rằng, với các anh... hạn hán, nhân dân cầu đảo là viện đến sự phù hộ của các bà Các bà có nhiều bộ hạ, giao cho mỗi người trấn thủ một nơi Như ở Thăng Long, tướng tá của các nữ thần đều chia nhau ở các làng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ Đời Lê Vĩnh Thọ có lần thuỷ quái gây loạn, dâng cao nước sông Nhị đã tràn vào Yên Phụ, sau phải cầu đến các mẫu Thoải mới khỏi được nạn lũ lụt Các bà cũng thường giúp vào những cuộc... may là nó đã được các chị gái của mình ban tặng cho những thứ màu tuyệt vời Hoa Bồ Công Anh dâng lên hoạ sỹ một cốc Xmêtana (váng sữa) Hoa Nhài chỉ biết tròn mắt nhìn hoạ sỹ chuyển giao cơ man nào là màu vàng, loại màu mà Nhài vốn yêu thích, cho Bồ Công Anh Trong lúc mải mê với màu vàng, hoạ sỹ bỗng sực nhớ tới Nhài, loạihoa đầu tiên mà chàng đã gặp - Thế nào cô bạn? - Hoạ sỹ nhếch mép cười với Nhài... nhau về nơi ấy…” sự tíchcác nữ thần việt nam 1 Nữ thần mặt trời và mặt trăng Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp Ngọc Hoàng yêu quí hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ Tốp các cụ già khiêng... Sắc phong các triều đại tôn là công chúa, nhưng nhân dân cứ tôn là bà mẫu và gọi một cách cung kính là đức Mẫu Thượng Ngàn Họ thờ bà ở khắp hang động núi non, và cả ở các điện thờ tại các gia đình Một trong những ngôi đền lớn nhất thờ Mẫu Thượng Ngàn là đền Bắc Lộ nằm trên đường xe lửa từ Bắc Giang đi Lạng Sơn 6 Bà Mẫu Thoải Bà Mẫu Thoải (Thoải là đọc tranh chữ Thủy mà ra) tức là bà mẹ Nước Sựtích của... tay lên, song mặt đất này đã giữ chặt lấy nàng Và nàng đã phải ở lại trần thế trong tình trạng như vậy, để rồi sau đó biến thành một bông hoa, luôn luôn hướng về phía mặt trời, về phía quê cha đất tổ Chính vì thế loàihoa này có tên gọi: Hoa Hướng Dương SựTíchHoa Mai Vàng Ngày xửa Ngày xưa Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, . loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây. Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan. Sự tích hoa phượng. ra. Sự Tích Hoa Nhài Từ thuở xa xa, tất cả các loài hoa đều có màu trắng. Nhưng một ngày kia có một hoạ sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng các loại