BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TTLT-BGDĐT-BNV Hà Nội, ngày tháng năm 2010 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn định mứcbiênchế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biênchế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 Quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn địnhmứcbiênchế ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn định mứcbiênchế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm: cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục vụ. 2. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được vận dụng thực hiện định mứcbiênchế sự nghiệp giáo dục theo quy định tại Thông tư này. Điều 2. Nguyên tắc xây dựng địnhmứcbiênchế 1. Biênchế trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, đặc điểm về công tác giáo dục, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và quy mô phát triển của từng cơ sở giáo dục mầm non. 2. Biênchế trong các cơ sở giáo dục mầm non phải đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; DỰTHẢO 4 đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho trẻ tàn tật, khuyết tật, phù hợp với từng địa phương, phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định. Chương II XẾP HẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Điều 3. Xếp hạng nhà trẻ 1. Nhà trẻ hạng I: có từ 6 nhóm trẻ trở lên. 2. Nhà trẻ hạng II: có dưới 6 nhóm trẻ. Điều 4. Xếp hạng trường mẫu giáo và trường mầm non 1. Đối với trường mẫu giáo, trường mầm non ở trung du, đồng bằng, thành phố: - Trường hạng I: có từ 9 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên; - Trường hạng II: có dưới 9 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. 2. Đối với trường mẫu giáo và trường mầm non ở miền núi, vùng sâu, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: - Trường hạng I: có từ 6 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên; - Trường hạng II: có dưới 6 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. 3. Phân hạng nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non: - Trường hạng I tương đương với hạng chín quy định tại Khoản 6, Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập. - Trường hạng II tương đương với hạng mười quy định tại Khoản 6, Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập. Chương III ĐỊNH MỨCBIÊNCHẾ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP Điều 5. Biênchế cán bộ quản lý 1. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập có hiệu trưởng và có một số phó hiệu trưởng. Số lượng phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau: a) Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non hạng I có không quá hai phó hiệu trưởng; b) Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non hạng II có một phó hiệu trưởng. 2. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có từ 05 điểm/trường trở lên được bố trí thêm một phó hiệu trưởng. Điều 6. Biênchế giáo viên 1. Đối với nhóm trẻ: a) Nhóm trẻ của độ tuổi từ 3 đến 12 tháng tuổi có không quá 04 cháu/cô và không 2 quá 15 trẻ/nhóm; b) Nhóm trẻ của độ tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi có không quá 10 cháu/cô và không quá 20 cháu/nhóm; c) Nhóm trẻ của độ tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi có không quá 15 cháu/cô và không quá 25 cháu/nhóm; 2. Đối với lớp mẫu giáo học một buổi trong ngày: 1,5 giáo viên/lớp a) Lớp mẫu giáo của độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi có không quá 25 trẻ/lớp; b) Lớp mẫu giáo của độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi có không quá 30 trẻ/lớp; c) Lớp mẫu giáo của độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi có không quá 35 trẻ/lớp. 3. Đối với lớp mẫu giáo học học 2 buổi/ngày: 2,5 giáo viên/lớp. a) Lớp mẫu giáo của độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi có không quá 25 trẻ/lớp; b) Lớp mẫu giáo của độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi có không quá 30 trẻ/lớp; c) Lớp mẫu giáo của độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi có không quá 35 trẻ/lớp. 4. Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tổ chức giáo dục hòa nhập, cứ 05 trẻ khuyết tật được bố trí thêm 01 biênchế giáo viên để tính kinh phí bổ sung vào quỹ lương chi trả cho người trực tiếp làm nhiệm vụ này. 5. Đối với giáo viên được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo kế hoạch hoặc nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con theo quy định, thời gian đi học tập, bồi dưỡng hoặc nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương chi trả cho người trực tiếp dạy thay. Điều 7. Biênchế nhân viên phục vụ 1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non hạng I được bố trí: 01 kế toán, 01 cán bộ y tế học đường và 01 văn thư kiêm thủ quỹ; 2. Nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non hạng 2 được bố trí: 01 kế toán và 01 cán bộ y tế học đường; 3. Nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí như sau: 01 người nuôi dưỡng 50 trẻ mẫu giáo hoặc 35 trẻ nhà trẻ (bao gồm quản lý nhà ăn, tiếp phẩm và nấu ăn). Các loại hình viên chức khác trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo chức danh còn phải kiêm nhiệm các công việc khác của nhà trường do hiệu trưởng phân công. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 1. Chỉ đạo các giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo, sở Nội vụ, sở Tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non thuộc địa phương trình hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. 3 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biênchế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, hàng năm báo cáo định kỳ việc thực hiện biênchế sự nghiệp. Điều 9. Kinh phí Nguồn kinh phí để thực hiện hệ thống địnhmứcbiênchế sự nghiệp quy định tại thông tư này được sử dụng từ nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách địa phương cấp cho các cơ sở giáo dục mầm non theo phân cấp ngân sách hiện hành. Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2010. Bãi bỏ các quy định trước đây về địnhmứcbiênchế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trái với quy định tại Thông tư này. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phản ánh kịp thời về Bộ GD&ĐT để thống nhất với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ban Tuyên giáo trung ương; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Sở GD&ĐT, Sở NV, Sở TC; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ, Website Bộ GDĐT; - Công báo; - Lưu: BGDĐT (VT, Cục NGCBQLGD, Vụ PC); BNV (VT, Vụ TCBC). 4 . mẫu giáo và trường mầm non 1. Đối với trường mẫu giáo, trường mầm non ở trung du, đồng bằng, thành phố: - Trường hạng I: có từ 9 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở