Ba mẹ đáng kính của con! Sáng nay là một buổi sáng đẹp trời, dưới cái nắng ấm áp của bình minh, con lại bắt đầu một ngày mới với công việc như thường lệ là dành hai mươi phút để đạp xe đến trường. Có lẽ ngày hôm nay sẽ chẳng có gì lạ, như bao buổi sáng khác nếu như thầy bộ môn Văn của con không phát động cuộc thi viết về tấm lòng triân và sự trưởng thành dành cho học sinh lớp mười hai. Khi nghe thầy hướng dẫn, con đã nhắm mắt mình thật lâu, suy nghĩ và lúc ấy ba mẹ có biết không con đã chọn người mình cần phải viết thưtriân trong ngày trưởng thành của bản thân, không ai khác đó chính là ba và mẹ. Ba mẹ kính mến, có lẽ trong cuộc sống hằng ngày có những lúc con làm cho ba mẹ phải buồn, phải thất vọng nhưng ba mẹ có biết sau những lần như thế con luôn biết mình sai nhưng do sự tự ái nhỏ nhoi, ích kỉ đôi lúc đã ngăn cản con nói lời xin lỗi. Và rồi với tình yêu thương và vị tha ba, mẹ luôn tha thứ cho con. Tuy có những lúc như vậy nhưng ba mẹ hãy hiểu rằng từ sâu trong thâm tâm con luôn cảm nhận được sự yêu thương và kì vọng của ba mẹ dành cho con to lớn biết dường nào. Tấm lòng yêu thương của ba mẹ dành cho anh chị em con to lớn tựa biển trời ngay từ lúc khi chúng con khóc tiếng khóc chào đời. Những ngày tháng còn bé là những ngày tháng đầu tiên con cảm nhận được tình yêu dạt dào từ mẹ, tình thương vô bờ bến từ ba. Và những sự quan tâm, yêu thương của mẹ, của ba đến ngày nay vẫn thế. Con còn nhớ như in cái thuở còn bé lúc con mới tập tành đi học lớp “36 buổi” để biết đánh vần vài ba chữ cái a, b, c, mẹ đã dắt tay con ngày ngày đi bộ trên quãng đường dài 600 mét để đưa con đến điểm học là điểm hai của trường tiểu học “A” Vĩnh Thạnh Trung lúc bấy giờ. Khi ấy, đường làng nhà ta không được như bây giờ đâu mẹ nhỉ! Ngày mưa lầy lội khiến mẹ phải xoăn cả ống quần lên cao, đội mưa, bồng con đến trường vì sợ quần áo của con bị dơ. Mùa nước lên, thì mẹ phải bơi xuồng ròng rã mất chục phút để vừa đi chợ vừa đưa con kịp đến trường. Khi sán múc con kênh ven đường, những ngày ấy mẹ phải thức từ sáng sớm chuẩn bị mọi thứ rồi lội đường đồng đưa con đến lớp không một lần bị trễ. Có những lần con nghich mưa, bị té, mẹ nâng đỡ rồi lấy dầu xoa, rồi cũng có những khi mẹ cầm cây củi dọa đánh con khiến con phải chạy sang nhà hàng xóm để trốn. Giờ đây nghĩ lại đó là những ngày tháng thật đẹp, cơ cực nhưng thật đáng quí, ngẫm nghĩ lại đôi khi con cười một mình và con biết trong mỗi việc làm đó luôn luôn chan chứa tình thương của mẹ dành cho con. Và cũng trong những ngày tháng đó, ba không có dịp đưa con đi học như mẹ nhưng con luôn thấu hiểu tình cảm mà ba dành cho con. Con còn nhớ rõ khi đó ba vẫn hay chạy chiếc xe đạp cũ có gắn cái yên sau, cứ mỗi tuần là con lại mong đến cái ngày chủ nhật để được ba chở xuống cầu Phù Dật (mà có lẽ lúc đó con chả biết nó tên gì) để được làm một chuyện đơn giản: ăn cơm sườn. Đó chỉ là một việc nhỏ nhưng với con, là một kỉ niệm lớn, khó quên của tuổi thơ. Nhớ Tết lúc học lớp một, con mặc chiếc áo khỉ yêu thích, ngồi sau yên xe nhưng lại phải lót đầy cả giấy báo để tránh bị 1 bánh xe cọ dơ cả quần. Những lúc đó con không biết mắc cỡ như bây giờ, chỉ toe toét cười vì đó là một trong những ngày tháng hạnh phúc của kỉ niệm ấu thơ. Thế rồi, thời gian trôi qua thật nhanh, những ngày tháng bé bỏng không còn nữa. Con lên lớp bốn, cũng là lúc anh chị bước vào đại học, cao đẳng. Để trang trải cho cuộc sống gia đình mẹ bắt đầu với việc ngày ngày chạy lên chợ Vịnh Tre để bán đôi ba chục bịch sữa đậu nành và ba ngoài việc phụ giúp mẹ cũng trở nên cực hơn với vài công ruộng của gia đình nên không còn rãnh để chủ nhật nào cũng chở con xuống lòng vòng cái chợ Cái Dầu như lúc trước. Con rất hiểu rằng khi chúng con càng lớn ba mẹ lại càng phải vất vả nhiều hơn để lo toan đầy đủ cho cuộc sống cả nhà. Con sẽ nhớ mãi cái ngày mà mẹ giao cho con chừng chục bịch sữa bán ở góc chợ Mương Khai, đấy cũng là lúc con tiếp xúc nhiều hơn với cuộc sống, hiểu hơn ý nghĩa của lao động, con thấy mình lớn hơn và với việc làm nhỏ đó con cũng lấy làm tự hào vì đã giúp ba mẹ phần nào trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Đến tận hôm nay, mẹ vẫn đi bán, ba vẫn làm ruộng. Từ khi lên cấp ba, con không còn đi bán như ngày nào. Có những đêm trời rét vào mùa đông, hay trời mưa dông tầm tả nhưng ba mẹ vẫn phải thức từ hai - ba giờ sáng, nặng nhọc bê những thùng đậu đi xay để kịp bán cho người ta vào sáng sớm trong khi ba mẹ tuổi tác ngày càng cao. Hình ảnh đó khiến con cảm thấy thương ba mẹ nhiều hơn. Có lẽ chỉ trong đôi ba dòng con không thể nào bày tỏ hết tình cảm sâu thẳm trong đáy lòng mình dành cho ba mẹ và cũng có thể chằng có câu từ nào diễn tả hết sự kính trọng và yêu thương của con lúc này. Ba mẹ có biết rằng ba mẹ luôn là chỗ dựa lớn nhất của con trong cuộc sống. Tuy đã mười tám tuổi, phần nào tự lập hơn trong sinh hoạt nhưng con tin chắc rằng để vững vàng bước vào cuộc sống con rất cần những lời chỉ bảo nhiều hơn nữa của ba và mẹ. Năm nay đánh dấu con bước vào tuổi mười tám, cái tuổi gần như đã trưởng thành, cũng là năm quan trọng trong bước ngoặc của cả cuộc đời khi sắp tới đây con sẽ bước vào hai kì thi quan trọng là tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng. Dưới tình yêu thương, kì vọng ở ba mẹ con phải cố gắng thật nhiều để đạt được kết quả tốt nhất, nhất định phải đỗ tốt nghiệp và đạt kết quả tốt trong kì thi đại học để đáp đền công ơn to lớn của ba mẹ, để là người có ích trong cuộc sống, giúp ích cho xã hội, xứng đáng là một thanh niên trưởng thành góp phần xây dựng quê hương, tổ quốc giàu đẹp trong nay mai để phần nào đền đáp công ơn, sự mong mỏi từ ba mẹ cũng như quê hương, đất nước. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha 2 Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghen con”. Con của ba mẹ 3 . mẹ có biết không con đã chọn người mình cần phải viết thư tri ân trong ngày trưởng thành của bản thân, không ai khác đó chính là ba và mẹ. Ba mẹ kính mến,. cảm nhận được tình yêu dạt dào từ mẹ, tình thư ng vô bờ bến từ ba. Và những sự quan tâm, yêu thư ng của mẹ, của ba đến ngày nay vẫn thế. Con còn nhớ như