1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến

21 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triểnnhân cách đầy đủ và đúng hướng.Xã hội hiện đại luôn vận động và phát triển không ngừng, song song với sự phát triển

Trang 1

MẦM NON QUẢNG TIẾN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI

TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG TIẾN

Người thực hiện: Dương Thị Liên Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Tiến SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Chuyên môn

SẦM SƠN, NĂM 2020

Trang 2

TT Nội dung Trang

1.1 Lý do chọn đề tài

2.3.1 Giải pháp 1: Làm gương và khích lệ 42.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho

Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào của mỗi gia đình, là chủ nhân

tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc, là nhân tố quan trọng quyết định

sự phồn vinh, giàu mạnh của một quốc gia Để đào tạo một thế hệ trẻ có đủ tố

Trang 3

sống cho trẻ là điều rất cần thiết Bởi trẻ mầm non đang trong giai đoạn học tập,tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và phát triển toàndiện Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triểnnhân cách đầy đủ và đúng hướng.

Xã hội hiện đại luôn vận động và phát triển không ngừng, song song với

sự phát triển đó cuộc sống con người luôn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, bêncạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại chocon người, đặc biệt là trẻ em, nếu trẻ em không có những kiến thức cần thiết đểbiết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó,

để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trởngại, rủi ro trong cuộc sống

Một cá nhân dù tài giỏi thông minh đến đâu nhưng không có kỹ năngsống thì cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập vàkhẳng định mình

Dạy kỹ năng sống chính là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống củangười lớn, để trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ, chủ động, tự tin xử lý linh hoạt trongmọi tình huống, khó khăn, thử thách của cuộc sống

Thực tế hiện nay đa số trẻ được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, bảo vệchu đáo, ít ai biết rằng chính sự bao bọc, che chở, quan tâm quá mức đó đã làmcho trẻ thiếu hiểu biết về thực tế của cuộc sống, thiếu những kỹ năng sống cơbản, không biết tự bảo vệ mình, chăm sóc bản thân từ những việc đơn giản như:chải tóc, đánh răng, mặc quần áo….trẻ hoàn toàn ỉ lại vào người lớn, gặp nhữngtình huống đơn giản trẻ cũng không tự mình xử lý được

Trong chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáodục kỹ năng sống riêng biệt mà chỉ lồng nghép, tích hợp vào các hoạt độngtrong ngày của trẻ ở mức đơn giản theo các chủ đề

Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn Sự chuẩn bị kỹ càng từlúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi trẻ Nhận thứcđược sâu sắc ý nghĩa, vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự pháttriển của trẻ, cùng với trăn trở làm thế nào để tìm ra những biện pháp hình thành

kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả nhất Đó chính là lý do khiến tôi lựachọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổinhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Tiến”

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn nâng cao, phát huy tính tíchcực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàncảnh của trẻ, tìm và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành kỹnăng sống cần thiết để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cáchtoàn diện, đầy đủ và đúng hướng

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằmnâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Tiến, thành phố SầmSơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Kỹ năng sống là kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻchuyển đổi những gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) vànhững gì trẻ quan tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mìnhphải làm gì? và làm như thế nào? (hành vi) để giải quyết các tình huống khácnhau trong cuộc sống

Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, kiểm soát đượccảm xúc, thể hiện tình yêu thương, chia sẻ và đồng cảm với những người xungquanh Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả nănggiao tiếp tốt, giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng vớihoạt động vào lớp 1, sẵn sàng hòa nhập, đương đầu với khó khăn, thích ứngđược với điều kiện sống thay đổi

Thực tế cho thấy có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của conngười, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng, kỹ năng sống chính lànhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tíchcực, lành mạnh, không có kỹ năng sống trẻ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêucực, vào lối sống ích kỷ, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách

Trang 5

Mọi điều tốt, xấu trẻ đều học rất nhanh và khi những điều đã học trởthành kỹ năng, hình thành tích cách thì rất khó thay đổi đối với trẻ Vì vậy giáodục kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sựhình thành, phát triển nhân cách của một con người tốt đẹp trong trẻ, việc giáodục kỹ năng sống trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi học để biết, học để làm,học để chung sống với người khác, học để làm người đang là một trong nhữngvấn đề then chốt của giáo dục hiện nay.

Vậy kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu được để giúp trẻphát triển một cách toàn diện, hài hòa, lành mạnh và bền vững, giúp trẻ tăngnăng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàngtrước mọi khó khăn thử thách

Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển

và sự thành công của mỗi con người Là nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành

và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp 1

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

2.2.1 Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Sầm Sơn cùngvới sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên bồi dưỡng,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, tổ chức, tạo điều kiệncho giáo viên được tham gia các buổi học chuyên đề hàng năm, giúp giáo viênkịp thời nắm bắt, cập nhật những thay đổi, những cái mới về công tác nuôidưỡng chăm sóc giáo dục trẻ

Bản thân là một giáo viên luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyếtvới nghề, ham học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Cótrình độ đạt trên chuẩn Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắmđược đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và những thói quen hàng ngày của trẻ

Đa số trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực thamgia vào các hoạt động của lớp 100% trẻ có cùng độ tuổi

2.2.2 Khó khăn:

Thực tế lớp tôi chủ nhiệm (lớp 5 tuổi A8), nhiều trẻ còn dụt dè, trẻ cònthủ động trong xử lý tình huống, giải quyết vấn đề…Trẻ được sống trong môitrường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, thậmchí vô cảm với môi trường xung quanh

Có một số ít trẻ chưa qua học các lớp 3, 4 tuổi vì thế trẻ chưa quen nề

nếp kỉ luật, bỡ ngỡ và nhút nhát, khả năng tiếp thu kiến thức chậm.

Trong lớp có một số trẻ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý, do đó việc đưa trẻvào nề nếp, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáodục kỹ năng sống nói riêng cũng bị ảnh hưởng

Trang 6

Đa số phụ huynh còn mang nặng tư tưởng muốn con mình học đọc, họcviết ngay những năm tháng ở mẫu giáo nhất là đối với trẻ 5 tuổi, chưa quan tâm,chú trọng đến việc rèn những kỹ năng sống cho trẻ ở trường cũng như ở nhà.

2.2.3 Khảo sát thực trạng.

Từ những thực trạng trên, để có kết quả đánh giá cụ thể, sát thực về vốn

kỹ năng sống của trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm 2019 - 2020 với cáctiêu chí khảo sát như sau:

Kết quả khảo sát đầu năm

STT Nội dung khảo sát

Tổng

số trẻkhảosát

Kết quảĐạt Chưa đạtSố

Trẻ

Tỷ lệ

%

SốTrẻ

Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thựchiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp, là một giáo viên đứng lớp tôi rất bănkhoăn và trăn trở làm thế nào để trẻ lớp mình nói riêng và trẻ trường mầm nonQuảng Tiến nói chung mạnh dạn tự tin xử lý tình huống nhanh, thực hiện kỹnăng thuần thục, vì vậy tôi đã tìm tòi và mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:

2.3.1 Giải pháp 1: Làm gương và khích lệ

Trẻ mầm non rất hay bắt chước người lớn và bắt chước rất nhanh cái xấu

lẫn cái tốt, chính vì vậy giáo viên và người lớn luôn phải giữ chuẩn mực, làmgương cho trẻ trong giao tiếp, chú ý khi trò chuyện, ứng xử với trẻ không totiếng, quát nạt trẻ, xưng hô nhẹ nhàng, khiêm tốn, lịch sự trong giao tiếp vớiphụ huynh học sinh, khi ai hỏi phải chú ý lắng nghe, trả lời rõ ràng, đủ ý để làmgương cho trẻ noi theo

Trang 7

Khi trẻ chưa ngoan cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, không nói nặng lời, trẻ

sẽ sợ hãi Tuy nhiên cũng cần có thái độ dứt khoát khi trẻ tỏ ra không lễ phép.Chẳng hạn, khi trẻ đến lớp không chào cô, không chào các bạn, cô nên nhắc nhởnhẹ nhàng: Con chào cô và các bạn đi nào! , hoặc cô chào trẻ trước để nhắc nhởtrẻ biết phải chào cô, chào các bạn dần dần hình thành ở trẻ thói quen tốt tronggiao tiếp

Cần động viên và khích lệ khi trẻ ngoan Những lời khen đúng lúc sẽgiúp trẻ thấy tự tin, mong muốn được làm những điều tốt để được khen ngợi Cóthể tặng cho trẻ một món quà nhỏ để khích lệ thái độ lễ phép của trẻ, cũng làcách để trẻ “ngấm” bài học lâu hơn

VD: Khi trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời cô nên tặng trẻ món quà nhỏnhư: Bông hoa giấy, con chó, con mèo, quả bóng gấp bằng giấy, con trâu bằng

lá đa… Kèm theo lời khen ngợi: Con ngoan quá cả lớp mình cùng khen bạnnào! Như vậy sẽ tạo động lực cho trẻ cố gắng ngày càng ngoan ngoãn hơn, tựtin, hãnh diện với các bạn trong lớp

2.3.2.Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Xây dựng góc giáo dục kỹ năng sống trong lớp, “bảng thông tin dành

cho phụ huynh” để các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát, theo dõi các nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều vớicác bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ và các thông tin của lớp

Làm các giá sách tại khu vực trước sảnh của lớp, nơi dễ tập trung chú ýcủa mọi người với nhiều tên gọi khác nhau như: Bé đã ngoan chưa? Chúngmình cùng học lễ giáo, thư viện lớp 5 tuổi A8… thiết kế, phân chia nhiều ngăn

để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm với trẻ, tăng cường ghế đá (có thể huyđộng phụ huynh hỗ trợ kinh phí để mua), nhằm tạo môi trường giúp giáo viên

và các cha mẹ trẻ tăng cường đọc sách cho con, có thể đọc sách cho trẻ nghe bất

kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong ngày

Vận động phụ huynh tặng sách, vận động trẻ sưu tầm sách, tranh truyệncho góc thư viện tại trường, lớp và bổ sung góc sách ngay ở gia đình Điều đókhông những tạo cho trẻ có thói quen và đam mê ham đọc sách mà thông qua đócòn giáo dục các kỹ năng sống qua nội dung câu chuyện, tranh ảnh có liên quan

Vẽ nội dung giáo dục kỹ năng sống lên các bức tường xung quanhtrường, cầu thang các tầng như: Bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định,

bé vui đến lớp hay những câu chuyện cổ tích để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Sử dụng sân khấu ngoài trời cho trẻ biểu diễn văn nghệ, tổ chức các lễhội nhằm giáo dục kỹ năng sống tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt độngtập thể

Sắp xếp liên kết, hợp lý giữa các khu chơi các trò chơi dân gian, chơi đồchơi ngoài trời, thảm có, cây xanh, vườn hoa, vườn rau của bé tạo cảnh quan

Trang 8

sân trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện để trẻ dạo chơi ngoài trời, laođộng tập thể, rèn luyện các kỹ năng sống.

2.3.3 Giải pháp 3: Giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà cònrất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết giá trịsống và hình thành kỹ năng sống Vì thế cần quan tâm và giúp trẻ một cách tựnhiên từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. 

Trong các kỹ năng giao tiếp cơ bản, lễ giáo là kỹ năng quan trọng vàthường gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ nhưng lại là kỹ năng trẻ tiếpthu rất chậm Trẻ có thói quen chào hỏi nhưng không phải là thường xuyên, đôikhi với người lạ, người trẻ ít gặp trẻ thường không chào hỏi khi gặp, hoặc khôngmuốn trò chuyện cùng Vì vậy, tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ, trò chuyện cùngtrẻ để duy trì kỹ năng này cho trẻ

VD: Khi có khách đến thăm lớp, tôi theo dõi cách trẻ giao tiếp với khách

và nhận thấy trẻ không chào hỏi khách Hoặc có trẻ chào nhưng chỉ chào khikhách vào lớp, khi khách ra khỏi lớp, trẻ gặp khách ở sân trường hoặc hành langlớp thì không chào nữa Nắm bắt được đặc điểm này của trẻ, tôi trò chuyện cùngtrẻ thường xuyên hơn và hỏi trẻ lí do vì sao con không chào khách khi khách rakhỏi lớp Tùy vào câu trả lời của trẻ mà tôi đưa ra những biện pháp giáo dụcphù hợp Điều này giúp khắc sâu cho trẻ những hiểu biết về lễ giáo, về cáchchào hỏi, cảm ơn hay xin lỗi…

Việc lồng ghép các kĩ năng giao tiếp vào các hoạt động hàng ngày sẽ giúptrẻ tiếp thu và giúp trẻ nhận thức về bản thân, sự tự tin, thực hiện những quy tắcgiao tiếp thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triểncác kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, hình thànhmột số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và xã hội

* Kỹ năng trẻ giao tiếp với bạn bè.

Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, lànơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích Mô hình này tạo cơ hội chogiáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phánhững sở thích, những mối quan tâm chung của nhau

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trườngcho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết Tôi đưa ra tiêuchí: không tranh giành đồ chơi với bạn, trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn

cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho

cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó

sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài

ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôigiải thích và uốn nắn ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được

Trang 9

điều gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ đượcphát triển một cách đúng hướng và toàn diện hơn.

- Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáodục Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện, bài thơ khi giao tiếp với nhaunhư thế nào?

Ví dụ: Bài thơ: “ Biết cảm ơn xin lỗi”

Cảm ơn xin lỗi

Ai giúp cho cái gì

Nhớ cảm ơn ngay đi

Lỡ làm điều sai trái

Dù với ai cũng phảiXin lỗi cho đàng hoàngMuốn trở thành bé ngoanMình phải làm như vậy

- Mỗi trẻ có đặc điểm, tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bát, hiếuđộng nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy… Vì thếgiáo viên cần phải biết rõ tính cách của từng trẻ để sắp xếp các nhóm trẻ cónhững tính cách tương đồng, hoặc hỗ trợ nhau để các trẻ cùng chơi, cùng họchỏi cùng nhau tiến bộ và cùng nhau hoàn thiện bản thân, để trẻ chơi có hiệu quả,thân thiện, đoàn kết Để nhắc nhở trẻ trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bàithơ:

“Giờ chơi của bé”

Giờ chơi đến rồi

Bạn lấy đồ chơi

Tôi ra trước nhé

Chờ bạn cùng chơi

Cô thấy cô mừng

Cô khen ngoan thế

- Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thânthiện, tự nhiên Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trởnên thật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp

Hình ảnh: Các bé lớp 5 tuổi giao tiếp với nhau trong khi chơi

Trang 10

* Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi.

Như ở phần đặt vấn đề tôi đã nêu trẻ hầu hết chưa có các kỹ năng giaotiếp, kỹ năng chào hỏi… lí do phụ huynh hầu hết đều là thuần ngư và tự do vàđiều quan trọng họ chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuôngchiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó chút cũng khôngsao Nhưng họ đâu biết được rằng chính điều đó sẽ tạo nên những hành vi vànhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen, tích cách khóthay đổi

Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tựnhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc vàxuồng xã Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp

và ứng xử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác

Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nóinăng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu Trong xã hội hiện nay vớicông nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giaotiếp, chào hỏi tối thiểu lại dần mất đi Tôi đã đưa kỹ năng chào hỏi và kỹ nănggiao tiếp vào những giờ đón, trả trẻ:

Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với

cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước: Cô chào bạn Diệp Linh! lúc đó trẻ

sẽ biết đáp lại câu: Con chào cô ạ, tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi để vào lớpvới cô nào! Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ: các conchào bác, bà… đi nào, hay tôi nhắc khéo trẻ “các con xem ai đến lớp mình kìa”

cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách, khi đếnlớp, khi ra về, và dần dần không cần cô nhắc nhở trẻ cũng chủ động chào hỏi

Đối với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn tôi thườngxuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân củatrẻ, về thế giới xung quanh… từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giaotiếp với cô, với bạn bè và người khác

Hình ảnh: Trẻ đã có thói quen chào hỏi khi đến lớp

Ngày đăng: 14/07/2020, 14:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp, là một giáo viên đứng lớp tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để trẻ lớp mình nói riêng và trẻ trường mầm non Quảng Tiến nói chung mạnh dạn  - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ững tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp, là một giáo viên đứng lớp tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để trẻ lớp mình nói riêng và trẻ trường mầm non Quảng Tiến nói chung mạnh dạn (Trang 6)
Hình ảnh: Các bé lớp 5 tuổi giao tiếp với nhau trong khi chơi - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Các bé lớp 5 tuổi giao tiếp với nhau trong khi chơi (Trang 9)
Hình ảnh: Trẻ đã có thói quen chào hỏi khi đến lớp - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Trẻ đã có thói quen chào hỏi khi đến lớp (Trang 10)
Hình ảnh: Cô và trẻ múa bài ‘Cô giáo miền xuôi.’ - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Cô và trẻ múa bài ‘Cô giáo miền xuôi.’ (Trang 12)
- Hay thông qua góc chơi “trọng tâ m” là tạo hình: Tôi thường xuyên sưu tầm những đồ dùng, những phế liệu, những lá cây khô, nhũ màu, màu nước, giấy màu các loại… Để trẻ tự tạo nên những bức tranh, những con vật mà trẻ yêu thích - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
ay thông qua góc chơi “trọng tâ m” là tạo hình: Tôi thường xuyên sưu tầm những đồ dùng, những phế liệu, những lá cây khô, nhũ màu, màu nước, giấy màu các loại… Để trẻ tự tạo nên những bức tranh, những con vật mà trẻ yêu thích (Trang 13)
Hình ảnh: Các con xây dựng “Ngã tư đường phố” - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Các con xây dựng “Ngã tư đường phố” (Trang 14)
Hình ảnh: Các con giúp cô lau dọn giá góc - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Các con giúp cô lau dọn giá góc (Trang 14)
Hình ảnh: Các con tự lấy và xếp gối - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Các con tự lấy và xếp gối (Trang 15)
Hình ảnh: Các con tự rửa tay - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
nh ảnh: Các con tự rửa tay (Trang 16)
Bảng khảo sát lần 2 - Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non quảng tiến
Bảng kh ảo sát lần 2 (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w