1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TNXH-Tuần 12

6 234 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đỗ Thị Kim Thiện Tiết: TỰ NHIÊN XÃ HỘi (tiết 23): PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Nêu được những việc làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà - Biết cách xử lí khi xảt ra cháy. * Đối với HS khá, giỏi: - Xác định một số vật dễ gây ra cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. - Nói được những thiệt hại do cháy gây ra - Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. II. Chuẩn bị: GiáoViên - Tranh vẽ phóng to các hình 44, 45 SGK - Sưu tầm những mẫu tin trên báo về những vụ hoả hoạn - 1 tờ phiếu to ghi các câu lệnh hoạt động 1 - Một số đồ vật để học sinh đóng vai, 1 tờ phiếu ghi các thông tin cung cấp cho trò chơi. *Học Sinh: - Thu thập những thiệt hại do cháy gây ra ( Qua ti vi, ỏ địa phương, thông tin đại chúng ) - Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: - Cả lớp hát bài:“ Lớp chúng mình đoàn kết “ II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: “ Phòng cháy khi ở nhà “ - Giáo viên ghi đề bài – dán câu lệnh lên bảng 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài - Để biết do đâu xảy ra cháy các em tìm hiểu tranh 1,2 SGK trang 44,45 * Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. a. Mục tiêu: - Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích tại sao không được đặt chúng ở gần lửa. - Nói được những thiệt hại do cháy gây ra ? - Lớp lắng nghe - 2 học sinh nhắc lại Đỗ Thị Kim Thiện * Tiến hành: * Bước 1: Thảo luận nhóm đôi - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của tổ mình. Tổ1: Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình1 Tổ2: Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ? Tổ3: Điều gì xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa ? Tổ4:Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? - Mời đại diện mỗi dãy đọc câu hỏi - Thời gian thảo luận 2 phút * Bước 2: Đại diệnTrình bày - Giáo viên treo 2 tranh 1 và 2 ( phóng to ) SGK trang 44 – 45. - Giáo viên mời đại diện một số cặp học sinh lên bảng trình bày: 1 em hỏi và 1 em trả lời. - Qua tìm hiểu 2 nội dung ở tranh 1 và 2 em thấy bếp nào an toàn hơn trong cách xếp đặt phòng cháy. * Liên hệ và giáo dục: - Nếu chọn bếp ở hình 2, em hãy quan sát bếp ở nhà mình, nếu chưa gọn gàng thì em tự xếp đặt lại. * Kết luận: Bếp ở hình 2 thực hiện tốt trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp lửa. * Giáo viên hỏi thêm: - Ngoài bếp củi như hình 1,2. Em hãy kể các loại bếp hiện nay mà các gia đình đang sử dụng. * Giáo viên nói thêm: Mỗi gia đình sử dụng mỗi loại bếp khác nhau, bất kì nấu loại bếp nào, khi nấu xong, phải tắt bếp cẩn thận, trước khi ra khỏi nhà. * Chuyển ý: Em đã biết gì về những thiệt hại do cháy gây ra. Hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe. * Bước 3: Nói về những thiệt hại do cháy - Học sinh thảo luận nhóm đôi - 4 học sinh đọc - Học sinh lên trình bày trên bảng - Cả lớp lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Bếp than, bếp dầu, bếp ga, bếp điện, … - Học sinh lắng nghe - 4 – 5 học sinh nói về những thiệt hại Đỗ Thị Kim Thiện gây ra. * Giáo viên minh hoạ thêm: - Ngày 30/10/2003 tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra vụ thảm hoạ ở ITC làm chết 60 người, bị thương hơn 100 người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng của nhà nước. * Tiểu kết: Như vậy các vụ cháy gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản của gia đình và xã hội. - Theo em, nguyên nhân nào đã gây ra các vụ cháy kể trên ? * Giáo viên kết luận: Cháy có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn các vụ cháy đó có thể tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy. * Chuyển ý: Để các em hiểu rõ hơn về cách phòng cháy khi đun nấu ở nhà, cô cùng các em tìm hiểu tiếp. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân a. Mục tiêu: - Nêu được những vật có thể gây ra cháy bất ngờ ở nhà mình. - Nêu được những nguyên nhân gây cháy bất ngờ ở địa phương. b. Tiến hành: * Bước 1: Động não - Ghi những vật có thể gây cháy bất ngờ ở nhà em ? - Ghi lại những nguyên nhân nào có thể gây cháy bất ngờ ở địa phương em? * Bước 2: Gọi 1 số học sinh trình bày. do cháy gây ra: + Cháy làm chết rất nhiều người. + Cháy làm nhiều người bị thương, bị bỏng. + Cháy làm thiệt hại tài sản của nhân dân, xã hội. + Cháy làm tắc nghẽn giao thông. - Do sự bất cẩn của mọi người. - Do con người không cẩn thận khi đun nấu. - Các vật dễ cháy như: Xăng, dầu hoả, ga, củi khô để gần lửa. - Do con người sử dụng các thiệt bị về điện không an toàn……. - Học sinh ghi những vật dễ cháy - Bật lửa, diêm, can dầu hoả, xăng, củi khô, tàn thuốc, tàn hương. - Đốt: Kiến, chuột, rác, giấy vàng mã. - Chế thêm dầu vào bếp lửa khi chưa tắt bếp. - Nổ bình ga. Đỗ Thị Kim Thiện - Tại sao tàn hương có thể gây cháy nhà ? - Đốt vàng mã tại sao gây cháy nhà ? - Tại sao đốt rác có thể gây cháy nhà ? * Kết luận: Những vật mà các em vừa nêu như: Bật lửa, diêm, dầu hoả, ga, xăng đều có thể gây cháy bất ngờ nếu để gần lửa. * Chuyển ý: Vậy chúng ta phải làm gì để phòng cháy ở nhà. Cô mời các nhóm cùng thảo luận và đóng vai. * Hoạt động 3: Thảo luận và đóng vai. a. Mục tiêu: - Nêu được những việc cần làm khi phòng cháy ở nhà ? - Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm với của em nhỏ. b. Tiến hành: * Bước 1: Thảo luận, đóng vai, xử lý tình huống. - GV lần lượt nêu từng tình huống ( 4 tình huống ) * Tình huống 1: Một em bé đang ngồi tay cầm bật lửa châm vào diêm chơi trò chơi đốt pháo hoa ? * Tình huống 2: Hai bạn đi mua dầu hoả về, bạn Khánh lấy can dầu hoả châm thêm vào bếp dầu đang cháy ? * Tình huống 3: Oanh đi học về thấy ông đang nấu nước. Bên cạnh ông có một đèn dầu hoả và bó củi để gần bếp lửa. * Tình huống 4: Hùng chuẩn bị đi sinh nhật, nhà bạn quá xa muốn nhờ chị chở đi. Lúc đó chị Hằng đang nấu cơm, nồi cơm đang sôi ? * Bước 2: Các nhóm trình bày - Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày - Giáo viên nhận xét * Kết luận: Các em ạ ! Cách tốt nhất để phòng cháy là khi đun nấu không để - Trong tàn hương có lửa rơi xuống tủ gỗ hoặc bàn gỗ gây bén lửa sẽ gây ra cháy. - Tàn lửa cuốn theo chiều gió bén vào phên, củi khô có thể gây cháy. - Khi đốt rác lửa cháy to, gió thổi vào tàn lửa bay ra xung quanh để gây cháy nhà, cháy xóm. - Mỗi dãy thảo luận 1 tình huống và tự phân công nhau đóng vai để xử lý tình huống của dãy mình. Các em thảo luận nhóm 6 trong thời gian 3 phút. - Đại diện các nhóm nhận nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận phân vai và đóng vai để xử lý các tình huống được giao. - Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp theo dõi nhận xét Đỗ Thị Kim Thiện những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong. Các em không được nghịch với lửa. * Chuyển ý: Vừa rồi cô thấy lớp mình biết phòng cháy khi ở nhà. Nếu gặp trường hợp cháy, các em sẽ xử lý ra sao ? Cô mời cả lớp mình tham gia trò chơi: ” Phản ứng nhanh ” nhé ! a. Mục tiêu: Học sinh biết phản ứng về “ cháy ” “ chữa cháy ” b. Tiến hành: * Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Thực hiện nhóm đôi - Cô cung cấp một số thông tin: Bình chữa lửa, cát, xăng, gọi 114….và một số câu lệnh như: “Cháy”, “ an toàn”, “ Chữa cháy” - Cô gọi: “ Duyên” thì Duyên và người bạn cùng bàn sẽ đứng lên cô hô to ” Cháy” hai bạn sẽ lần lượt nêu nhanh những vật gây cháy như: “ Lửa xăng”. Nếu nói đúng, hai bạn sẽ đưa một câu lệnh khác. Ví dụ ” an toàn ” Hằng thì Hằng và người bạn cùng bàn đứng lên hô to “ Lửa nước” trò chơi cứ tiếp tục như thế. Nếu cặp nào nói sai thì sẽ hát một bài cho cả lớp cùng nghe. * Giáo viên có thể đổi ngược tình huống cho trò chơi thêm sinh động. * Bước 2: Mời học sinh tham gia chơi * Giáo viên nhận xét tuyên dương * Giáo viên hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp cháy. - Khi ở nhà một mình, nếu phát hiện có cháy các em phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà, vừa chạy vừa la to” Cháy” để người lớn đến giúp. Khi có cháy to phải gọi ngay số 114 là số điện thoại của đội PCCC theo quy ước trên toàn quốc tế để kịp thời cứu chữa. - Trường hợp khi mắc kẹt trong một căn phòng đang cháy phải nhúng khăn vào nước đưa lên mũi để thở rồi tìm cách bò bằng đầu gối dưới đám khói để ra ngoài - Cả lớp theo dõi - Học sinh chú ý lắng nghe. Đỗ Thị Kim Thiện càng nhanh càng tốt * Tổng kết: Hôm nay các em được học cách phòng cháy khi ở nhà. Các em phải luôn luôn ghi nhớ không được nghịch diêm, nghịch lửa. Các vật dễ cháy để xa bếp. Đun nấu xong phải tắt bếp cẩn thận. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại mục” Bóng đén toả sáng” trang 45 3. Nhận xét - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học * Dặn: Học sinh về nhà đọc lại mục ” Bóng đèn toả sáng” trang 45 * Bài sau: Một số hoạt động ở trường

Ngày đăng: 13/10/2013, 23:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tranh vẽ phóng to các hình 44,45 SGK - TNXH-Tuần 12
ranh vẽ phóng to các hình 44,45 SGK (Trang 1)
w