1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thị trấn năm học 2018 2019

35 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 191 KB

Nội dung

“Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thứ

Trang 1

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lý luận 4

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5

2.1 Thuận lợi 5

2.2 Khó khăn 5

2.3 Kết quả, thực trạng trước khi nghiên cứu 6

3 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục rèn kỹ

năng sống cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Thị trấn 7 3.1 Giải pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ

3.2 Giải pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên nâng cao nhận thức về kỹ

3.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn giáo viên thực hiện dạy trẻ các kỹ

năng sống cơ bản thông qua một số hoạt động 10 3.4 Giải pháp 4: Làm tốt công tác phối hợp, tuyên truyền cho các

Tài liệu tham khảo

Danh mục SKKN đã được xếp loại

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước Đất nước có giàu mạnh, phồnvinh là nhờ vào thế hệ trẻ Chính vì vậy phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt ngay

từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Làm Mẫu

giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy cháu nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [1] Đối với giáo viên Mầm

non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, giáo dục trẻtrở thành những đứa trẻ lễ phép, ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ củangười giáo viên còn phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng, giúp trẻ làm chủ suynghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việctrẻ sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào vào trong cuộc sống Việc ápdụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho

Trang 3

trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động, sáng tạocủa một đứa trẻ năng động Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượtqua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phứctạp khác trong cuộc sống Điều này nghe tưởng chừng như phức tạp đối với trẻnhưng thật ra rất đơn giản Thực tế rất nhiều trẻ không biết vận dụng kỹ năng để

tự phục vụ cho mình trong cuộc sống hàng ngày Nhiều trẻ còn thụ động khôngbiết ứng phó với những hoàn cảnh nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trướcnguy hiểm tìm kiếm sự giúp đỡ Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này,trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất Do đó việc dạy kỹnăng sống cho trẻ là rất cần thiết Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì trước tiên chínhngười lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năngsống cho trẻ thông qua việc thực hiện các hành động trong giao tiếp, cũng nhưtrong việc bảo vệ chính bản thân trẻ

Để thực hiện được vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho tốt thì người giáoviên và phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng:

Đối với giáo viên: Nắm được tâm sinh lý của trẻ, từ đó có các phươngpháp để giáo dục trẻ tốt hơn Chuẩn bị tốt không gian và đồ dùng, đồ chơi chotrẻ hoạt động Tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy được những kỹ năng sống, côgiáo là người gợi mở và hướng dẫn cho trẻ để trẻ được khám phá, tìm tòi và pháthuy hết khả năng của trẻ Trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên cần chú ý phảithực hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, là người hướng dẫn và gợi

mở cho trẻ, tránh trường hợp cô làm hộ trẻ…

Trang 4

Đối với phụ huynh: Phải quan tâm và phối hợp cùng giáo viên trong việcgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Ngày nay, khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấpbội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi Điều nàycàng thể hiện rõ đối với trẻ ở phố xá, thành thị, những vùng kinh tế phát triển.Chúng ta dễ dàng bắt gặp đâu đó trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được cha mẹ chăm bẵmtừng ly, từng tí: Từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc cho trẻ ăn…

Những việc làm này của bố mẹ vô tình sẽ mất dần kỹ năng sống ở trẻ Mặt khácvẫn còn một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng chotrẻ, chưa chịu khó, tìm tòi, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực hiện rèn kỹ năngsống cho trẻ trong tập thể chưa cao

Là một cán bộ quản lý tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải xây dựng môitrường giáo dục để trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất, thoải mái nhất và

có những kỹ năng cơ bản nhất về một số kỹ năng sống cơ bản đối với trẻ ở lứatuổi mầm non

Từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo ở Trường Mầm non Thị trấn” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu.

- Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực

tổ chức hướng dẫn cho trẻ để trẻ được khám phá tìm tòi và phát huy hết khảnăng của trẻ Tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy được những kỹ năng sống phùhợp với điều kiện thực tế của nhóm lớp và địa phương

Trang 5

- Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trườnggiáo dục mang tính mở, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tíchcực của trẻ

- Thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đadạng Tạo cơ hội cho trẻ học tập mà chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợpvới nhu cầu hứng thú ở khả năng của bản thân trẻ, rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tựtin, bình tĩnh khi xử lý các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày

- Huy động sự tham gia của nhà trường gia đình và xã hội tạo sự thốngnhất cùng tham gia phối hợp rèn kỹ năng sống cho trẻ ở Trường Mầm non

3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ Mẫu giáo ở Trường Mầm non Thị trấn

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết:

- Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về việc hình thành kỹ năngsống cho trẻ

- Các quan điểm chỉ đạo của các cấp

- Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

- Khảo sát tình hình thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục hình thành

kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường Các biện pháp đã tác động, kết quả đạtđược, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp

Trang 6

- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lí số liệu:

Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế Đánh giá kếtquả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận.

Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quantrọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ,trí tuệ Là cơ sở để hình thành nhân cách Như Bác Hồ Kính yêu đã từng nói:

“Giáo dục Mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[2]

Đối với trường Mầm non với đặc thù thực hiện hai nhiệm vụ song song đó

là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, bồi dưỡng trẻ trở thành những ngườicông dân có ích trong xã hội Mà kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết

để có cuộc sống an toàn, mạnh khỏe và hiệu quả Việc giáo dục kỹ năng sống cótác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lànhmạnh cho trẻ Vì vậy giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, cótác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, đặcbiệt là trẻ em dưới 6 tuổi

“Kỹ năng sống được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo cách tiếp

cận, lý thuyết ứng dụng, đối tượng giáo dục kỹ năng sống Trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có thể coi kỹ năng sống là hành động tích cực, có

Trang 7

liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày” [3].

Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng nền tảng giúp trẻ Mẫu giáohình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp một Giáo dục kỹnăng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng cho trẻ mẫu giáo

Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng

xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tácchia sẻ, kỹ năng phòng tránh nguy hiểm…

“Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích,

có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày”[4]

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sốngcủa người lớn nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăntrong cuộc sống, trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyếtnhững khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp

Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc điểm tâm lý của trẻ

ở lứa tuổi này phát triển mạnh về các mặt Ở độ tuổi này sự phát triển về cảmgiác, tri giác của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ đã có khả năng định hướng có mục

Trang 8

nhớ có chủ định bắt đầu xuất hiện ở mẫu giáo nhỡ và phát triển mạnh ở mẫugiáo lớn do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và do yêu cầu của người lớnđối với trẻ ngày càng cao, tư duy và trí tưởng tượng của trẻ cũng phát triểnnhanh chóng có tính chủ định và tích cực hơn Ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển

mạnh mẽ “Trẻ em phát triển ngôn ngữ với tốc độ đáng kinh ngạc, những tuần

đầu phương tiện duy nhất để trẻ giao tiếp với mọi người là khóc Vậy mà chỉ trong vòng 3 năm , trẻ đã có vốn ngôn ngữ gần như hoàn chỉnh với số lượng từ vựng bằng nửa số từ vựng có được trong cả cuộc đời Đặc biệt cuối tuổi mẫu giáo khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, trẻ nói thành thạo được tiếng mẹ

đẻ nắm vững ngữ âm và ngữ điệu, ngôn ngữ của trẻ mạch lạc và rõ ràng hơn….

[5] Khả năng nhận thức cũng phát triển nhanh chóng, bước đầu trẻ đã tự nhậnthức được bản thân, biết bày tỏ cảm xúc và có khả năng hợp tác với bạn trongquá trình chơi…

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mẫu giáo, giúp trẻ cókinh nghiệm trong cuộc sống, biết những điều nên làm và không nên làm, giúptrẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợikhả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người sống cótrách nhiệm, có cuộc sống hài hòa trong tương lai là rất cần thiết

2 Thực trạng của công tác chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở Trường Mầm non Thị trấn trước khi áp dụng sáng kiến

Năm học 2018- 2019 Trường Mầm non Thị trấn có tổng số 27 cán bộ giáo

viên, nhân viên Trong đó: giáo viên: 23, nhân viên: 2; cán bộ quản lý: 2 ( Thiếu

Trang 9

1 Phó hiệu trưởng) Do đó tôi được phân công nhiệm vụ vừa phụ trách công tácnuôi dưỡng vừa phụ trách công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường Quaquá trình chỉ đạo“ Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo” Tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

2.1 Thuận lợi:

Trường mầm non Thị trấn Ngọc Lặc, nằm ở trung tâm thị trấn, đường xá

đi lại thuận tiện cho trẻ được học tập, vui chơi, trải nghiệm… trường tập trungmột khu nên rất thuận lợi cho việc chỉ đạo các lớp thực hiện nhiệm vụ trong nămhọc

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, Ủy bannhân dân Thị trấn, phòng giáo dục và đào tạo Sự chỉ đạo trực tiếp sát sao củacủa Hiệu trưởng trong công tác chuyên môn 100% giáo viên đứng lớp có trình

độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực, nhiệt tình, yêu nghề, mếntrẻ Một số giáo viên đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định

Về học sinh: Trẻ được phân chia học đúng độ tuổi và thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non Phần đa trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có nền nếp khitham gia các hoạt động

Đông đảo phụ huynh quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ,nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường đặc biệt là các hoạt động cho trẻđược trải nghiệm giáo dục kỹ năng sống trong và ngoài nhà trường

2.2 Khó khăn:

Trang 10

Diện tích đất chật hẹp, số trẻ đông so với phòng học hiện có của nhàtrường

Một số trẻ còn nhút nhát, ít giao tiếp chưa chủ động tham gia vào các hoạtđộng Một số khác lại hiếu động, được nuông chiều nên một số kỹ năng tự phục

vụ, tự vệ, hợp tác chia sẻ với bạn bè chưa có

Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các tìnhhuống để rèn các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ

Một số phụ huynh quá nuông chiều trẻ, làm hộ trẻ tất cả những công việcđáng lẽ trẻ có thể làm được dẫn đến trẻ nhõng nhẽo và có tính ỉ lại

2.3 Kết quả khảo sát.

Cuối năm học 2017 – 2018, tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành khảosát về chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo” trên giáo viên và học sinh trong nhà trường; kết quả khảo sát cụ thể nhưsau:

Tổng số giáo viên được đánh giá: 23 giáo viên

Số lượng

Tỉ lệ % Số

lượng

Tỉ lệ %

1 Giáo viên biết cách lồng ghép rèn kỹ năng

sống cho trẻ vào các hoạt động

Trang 11

Khảo sát một số kỹ năng sống cơ bản của trẻ trẻ cuối năm học 2018:

Trang 12

Từ thực trạng trên tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, thực hiện một sốbiện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục rèn kỹ năng sốngcho trẻ.

3 Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Thị trấn

3.1 Lập kế hoạch thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua các chủ đề.

Để công tác chỉ đạo “ Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống chotrẻ” đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để điều hành côngviệc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra Đồng thời có những điềuchỉnh linh hoạt phù hợp với thực tế trong quá trình triển khai công việc Căn cứvào kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường Mầm non Thị trấn, căn cứ vào kếtquả khảo sát thực tế về một số kỹ năng của trẻ trong năm 2017 – 2018 và nhucầu cấp thiết của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ trong giai đoạn hiện nay Từnhững kết quả khảo sát trên được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường tôi

đã xây dựng kế hoạch “ Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻmẫu giáo, năm học 2018- 2019” cụ thể theo từng tháng Đồng thời rà soát cácđiều kiện của trường, lớp đáp ứng yêu cầu các điều kiện để tổ chức các hoạtđộng rèn kỹ năng sống cho trẻ theo các nhóm kỹ năng như: Nhóm kỹ năng tựphục vụ; nhóm kỹ năng phòng tránh nguy hiểm; nhóm kỹ năng giao tiếp xã hội;nhóm giá trị sống… lồng vào các chủ đề trong năm học cụ thể:

- Tháng 9: Chủ đề “Trường Mầm non” lồng giáo dục rèn các kỹ năng

sống cho trẻ về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng cầm bát, thìa, cốc, lau mặt

Trang 13

+ Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Kỹ năng giao tiếp với người lạ; Kỹnăng xử lý khi bị lạc

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Giáo dục lễ giáo, kỹ năng sử dụng mẫu câuchào

+ Nhóm giá trị sống: Giới thiệu về trường, lớp của bé

- Tháng 10: Chủ đề “Bản thân” lồng giáo dục rèn các kỹ năng :

+ Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng nhận diện bản thân (Tên, tuổi, đặc điểmbên ngoài bản thân) Kỹ năng tự phục vụ (Buộc dây giày, Gấp khăn, giữ gìn vệsinh chung, kỹ năng ăn, uống ) Kỹ năng gọi tên và điều hoà cảm xúc (Vui,buồn, sợ hãi, tức giận…)

+ Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Kỹ năng bảo vệ cơ thể (Phòng tránhxâm hại)

- Tháng 11: Chủ đề “Gia đình” lồng giáo dục rèn các kỹ năng sống cho

trẻ về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Các kỹ năng trong sinh hoạt gia đình

+ Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Kỹ năng xử lý khi người lạ vào nhà + Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng sử dụng các lời chúc

- Tháng 12: Chủ đề “Nghề nghiệp” lồng giáo dục rèn các kỹ năng sống

cho trẻ về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng rửa tay, rửa mặt

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng sử dụng các lời chúc

+ Nhóm giá trị sống: Tìm hiểu một số trang phục truyền thống

Trang 14

- Tháng 01: Chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông” lồng giáo dục

rèn các kỹ năng sống cho trẻ về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng sử dụng đồ vật (khi ngồi trên tàu, xe…)

+ Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Kỹ năng phân biệt hành vi đúng - sai;tốt – xấu khi tham gia giao thông

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng sử dụng các câu hỏi

- Tháng 02: Chủ đề “Thực vật - Tết và mùa xuân” lồng giáo dục rèn các

kỹ năng sống cho trẻ về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng sử dụng đồ vật (trang trí mâm ngũ quả…)

+ Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Kỹ năng phân biệt những vật dụngnguy hiểm

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng trần thuật, kể chuyện

- Tháng 3: Chủ đề “Động vật” lồng giáo dục rèn các kỹ năng sống cho trẻ

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng trần thuật, kể chuyện

- Tháng 4: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch nhóm lớp ở Chủ đề

“Nước và các hiện tượng tự nhiên” lồng giáo dục rèn các kỹ năng sống cho trẻ

về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng cài cởi cúc áo; đội mũ, đi giày dép…

Trang 15

+ Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Kỹ năng phòng tránh những nơi nguyhiểm (ao, hồ, sông, suối; đồ điện…), kỹ năng xử lý khi có đám cháy…

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng trần thuật, kể chuyện

- Tháng 5: Chủ đề “Quê hương đất nước bác Hồ; Trường tiểu học” lồng

giáo dục rèn các kỹ năng sống cho trẻ về các Kỹ năng:

+ Kỹ năng tự phục vụ: Lao động tự phục vụ (Xếp đồ dùng vào túi theocác ngăn; trải tóc, đi giày dép…)

+ Kỹ năng Giao tiếp xã hội : Kỹ năng sử dụng các mẫu câu hỏi; Kỹ năng

sử dụng mẫu câu chào

+ Nhóm giá trị sống: Tìm hiểu về một số làn điệu dân ca; Trò chơi dân

gian việt nam

Tùy vào từng độ tuổi mà giáo viên lựa chọn các hoạt động cụ thể phù hợpvới trẻ độ tuổi mình phụ trách để rèn kỹ năng theo các nội dung trên thông quacác thời điểm trong ngày

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các nhóm lớp trong việc rèn kỹ năngcho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày để nhận xét đánh giá thông qua cácbuổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với độtuổi mình phụ trách

Để củng cố lại các kiến thức rèn kỹ năng đã học sau mỗi chủ đề, tôi đã chỉđạo và phân công cho giáo viên trong khối lên kế hoạch tổ chức các hoạt độngtrải nghiệm tập thể bằng nhiều hình thức cho trẻ sau mỗi lần kết thúc chủ đề.(Hình ảnh 1; 2 phụ lục 1)

Trang 16

Có thể nói với việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng với từng nội dungriêng biệt đã giúp tôi chủ động trong công việc điều hành, phân công giáo viênchủ động trong việc lựa chọn nội dung, hình thức lồng ghép rèn kỹ năng cho trẻphù hợp với từng chủ đề xuyên suốt trong cả năm học đạt hiệu quả cao

3.2 Bồi dưỡng giáo viên nâng cao nhận thức về kỹ năng sống:

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thườngxuyên, liên tục có kế hoạch theo hàng tháng, hàng tuần của Ban giám hiệu nhà trường Đối với giáo viên Mầm non việc tự học, tự bồi dưỡng phẩm chất đạođức chính trị, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nhu cầu cơ bản để đểphát triển trong công việc Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thường xuyênhọc tập, rèn luyện bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các

kỹ năng trong cuộc sống Mà muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ thì trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung

để dạy trẻ Do đó để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm trong việc dạy kỹ năngsống cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thểthiếu Đầu năm sau khi tôi đã xây dựng kế hoạch về việc rèn kỹ năng sống chotrẻ, tôi đã tổ chức họp tổ chuyên môn, chưng cầu ý kiến để bổ sung góp ý vàonội dung và xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh, được Hiệu trưởng phê duyệt, sau đóchỉ đạo tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch hoạtđộng của tổ trong năm học và kế hoạch hàng tháng Chỉ đạo tổ chuyên môn sinhhoạt theo định kỳ đều đặn theo lịch họp chuyên môn với từng nội dung cụ thể.Qua đó giúp giáo viên hiểu được đặc điểm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi mình

Trang 17

phụ trách và các kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ trong cuộc sống (Hình ảnh 1,

2 phụ lục 2)

Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng

mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúngnhững nội dung trọng tâm để dạy trẻ Chính vì thế mà tôi đã cụ thể hóa nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ với các nội dung triển khai trong các kỳ sinh hoạtchuyên môn như:

+ Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ về ăn uống: Đối với trẻ Mầm non trước khitrẻ học cách tự phục vụ thì trẻ đang còn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹhoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi… nhưng đốivới giáo viên phải xác định rằng đó chính là cách trẻ học làm người lớn, để chotrẻ tự cầm thìa xúc ăn lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽthành thục trong trong việc tự phục vụ mình trong ăn uống Biết cách sử dụngnhững đồ dùng, vận dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng,không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn,biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết tự dọn và cất bát thìa vàonơi quy định…

+ Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân: Trẻ có thể tự súc miệng, rửa tay và rửa

Ngày đăng: 12/07/2020, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w