Nếu chặng đường phát triển của con người bắt đầu từ ngôi nhà, thì công cuộc kiến tạo xã hội đã mang đến cho nền kiến trúc của nhân dân các bộ tộc Lào những tìm tòi và sáng tạo hết sức gốc rễ, trong bối cảnh của sự tiến triển có độ trễ lớn của tự thân nền kiến trúc đó so với lịch sử dân tộc, cũng như lịch sử kiến trúc Thế giới. Giờ đây chúng ta có thể ghi nhận rằng, qua nhiều thế kỷ đã kết tinh hình ảnh cái mái dốc của ngôi nhà gỗ là thành tựu, bởi nó biểu hiện cô đọng của nền kiến trúc truyền thống Lào.
Trang 17 S¬ 36 - 2019
sự tiến triển có độ trễ lớn của tự thân nền kiến trúc đó so với lịch sử dân tộc, cũng như lịch sử kiến trúc Thế giới Giờ đây chúng ta có thể ghi nhận rằng, qua nhiều thế kỷ đã kết tinh hình ảnh cái mái dốc của ngôi nhà gỗ là thành tựu, bởi nó biểu hiện cô đọng của nền
kiến trúc truyền thống Lào.
Từ khóa: Bản sắc, Mái dốc, Kiến trúc truyền thống
Lào
Abstract
If the development path of the people starts from the living houses, then the social creation has brought to the architecture of the peoples of the Laotian tribes to find and create roots In the context of evolution, there is a great delay of the architecture itself compared to national history as well as the history of world architecture We can now note that over the centuries crystallized the image of the sloped roof of a wooden house as an achievement, because it is a condensed expression
of the Lao traditional architecture.
Key words: Identity, Sloped roof, Lao traditional
architecture
PGS.TS Nguyễn Minh Sơn
Bộ môn Lý luận và bảo tồn di sản Khoa kiến trúc
Email: Ktsminhsonnguyen@gmail.com ĐT: 0903404164
KTS Luangphasy Sengonkeo
Học viên thạc sỹ Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội Email: Luangphasy2017@yahoo.com
Ngày nhận bài: 14/03/2019 Ngày sửa bài: 19/03/2019 Ngày duyệt đăng: 22/10/2019
lối sống, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,…của một cộng đồng cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu được, trên nền tảng đa dạng của điều kiện môi trường tự nhiên - xã hội, trong mối quan hệ hữu cơ khí hậu - con người Trong kiến trúc, tính truyền thống được hiểu như khả năng thích ứng toàn diện mang hàm nghĩa tồn tại và phát triển dài lâu một cách tự nguyện khách quan trong dòng chảy văn hóa của xã hội, có nghĩa là phải được hòa tan vào dòng chảy tinh thần và tinh hoa của dân tộc, của nền kiến trúc dân tộc
2 Đặc điểm hình thái kiến trúc truyền thống Lào
Bản sắc là sản phẩm của lịch sử, là thuộc tính của văn hóa của mỗi dân tộc Bản sắc trong kiến trúc chỉ có được khi dân tộc đó làm chủ được linh hồn của văn hóa dân tộc mình, mà nổi trội là đáp ứng đầy đủ nhất các đòi hỏi, những yêu cầu của xã hội và cuộc sống con người trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội nhất định Trong tạo lập bản sắc sự tiếp nối được đặt lên trên hết như một sự kế thừa
có chọn lọc, cho hòa tan nhưng không thể pha chế trong dòng chảy thời đại Giữ gìn bản sắc luôn song hành với sự tiếp thu những yếu tố mới, được kết hợp nhuần nhuyễn khách quan từ bên ngoài vào cũng như tự thân, và không thể thiếu sự gạn lọc, đào thải, cũng như luôn được sáng tạo đổi mới
Lào có một lịch sử phát triển dài lâu, đặc điểm hình thành và phát triển của nó dựa trên nền tảng nêu cao tinh thần Phật giáo Trên mọi nẻo đường đâu đâu cũng
có những nếp chùa xưa, cũng đền thờ, miếu mạo phủ màu thời gian, chúng được dựng từ khi nào, ai là chủ nhân không ai còn nhớ… Những ngôi chùa có mặt trên khắp nước Lào có ảnh hưởng lớn lao đến kiến trúc truyền thống của người Lào, điều đó minh chứng cho sự phát triển rất tự nhiên của văn hóa dân tộc Lào nói chung, của kiến trúc Lào nói riêng, hơn hết là biết nương tựa, biết sống hòa nhập với thiên nhiên Phải chăng đó chính là mục đích cao nhất của sự phát triển
- Nhìn vào kiến trúc cố đô LuangPra bang
Phải nói rằng đó là một di sản độc đáo, điều lý thú hơn là tại đô thị này người
ta không thể nhận biết rõ ranh giới giữa đô thị và nông thôn, bởi trong đô thị vẫn tồn tại cấu trúc bản làng truyền thống còn nông thôn vẫn hiện hữu những kiến trúc mới…Tuy nhiên ta không thấy sự lộn xộn, hỗn hào, không vay mượn, như người đời thường nói “kiểu ăn sống nuốt tươi”mà vẫn thấy “tươm tất” như những gì vốn
đã có, mà ta có thể tạm gọi là “kiến trúc anh em” nó giống nhau đến kỳ lạ, nhưng dường như chỉ là những nét di truyền của cha mẹ nó để lại mà thôi Thật thú vị sự nhận biết ấy chính là cái duyên của cái mái dốc của ngôi nhà Cái mái nhà bình dị thường thấy ở khắp nơi trong đời sống hàng ngày trên thế gian này, thì ở nơi đây
- cái mái dốc trong kiến trúc Lào, không nhầm lẫn, không pha tạp mà tinh khiết, giống nhau mà không nhàm chán, nó đã mang lại sự cân bằng, hài hòa giữa các thành phần kiến tạo nên nó, và tất thảy đều gắn chặt với cảnh quan tự nhiên vốn
có xưa nay Nhìn từ xa ta có thể dễ dàng nhận biết những mái nhà có độ dốc cao thấp, nhiều tầng lớp khác nhau, với nét thẳng, cong mềm mại đủ hình dáng, cùng vươn trên nền xanh thẫm của núi đồi Đây chính là đặc điểm nhận biết chung về cảnh quan tổng thể nơi đây (Hình 1)
Kiến trúc LuangPrabang rất đặc trưng, xứng đáng đại diện ưu tú trong mọi phương diện khi nói đến kiến trúc truyền thống Lào, bởi phong phú về số lượng,
về loại hình, về cả chất lượng nghệ thuật, đúng hơn cả tới từng công trình đơn lẻ
và ấn tượng hơn cả là cái mái dốc truyền thống luôn được chuyển hóa một cách
tự nhiên kỳ diệu, mang một bản sắc riêng biệt, hết sức đặc trưng trong cảnh quan
Trang 28 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
đô thị và trong sự hình thành môi trường sinh thái đặc thù của đất nước hoa Chăm pa (Hình 2)
Những ngôi nhà đựơc cấu trúc theo kiểu mái dốc với nhiều cách cấu tạo khác nhau đã hình thành nên một sản phẩm đặc trưng của kiến trúc truyền thống Lào, mái với độ dốc khác nhau đáng kể, với cách chồng mái linh hoạt và đường nét thay đổi uyển chuyển nhẹ nhàng, người Lào đã
bố cục khéo léo các hệ thống không gian chức năng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của từng thể loại công trình, ví như mặt bằng của chùa chính thường có lối vào
từ phía đầu hồi, phù hợp với không gian lớn của nhà Chùa cho hoạt động thường ngày của phật tử, của du khách bốn phương chiêm bái, hoặc như không gian sinh hoạt nhỏ trong nhà ở, mặt bằng được phân ra 3 chức năng rõ rệt một bên là các phòng ngủ, bên kia là bếp nấu kết hợp sinh hoạt chung,
ở giữa là khu vực nước, phù hợp với không gan nhỏ cho hoạt động của một gia đình (Hình 3, Hình 4)
Khi chồng mái lên, tạo được không khí lưu thông, ngôi nhà vẫn thở, cũng như tạo điều kiện tối đa cho ánh sáng tự nhiên tràn vào từng không gian trong nhà theo kiểu tự điều tiết Đây là một sáng tạo hết sức độc đáo của cấu trúc mái dốc truyền thống Lào và ắt hẳn cũng là đặc điểm rất riêng của kiến trúc Lào (Hình 5)
- Với những chi tiết trang trí công trình của kiến trúc Trong các đặc điểm giá trị nổi trội của kiến trúc mái dốc truyền thống, thật sự thiếu sót nếu không chỉ ra những chi tiết mang lại cho cái mái thật kiệt xuất trong kiến trúc truyền thống của Lào Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các chi tiết
đó hoặc mang chức năng trang trí cần thiết, hoặc là mang đầy đủ hai chức năng là trang trí và chịu lực, có tác dụng nỗ lực đóng góp vào liên kết mái, tạo sự ổn định cho cấu trúc mái cũng như cho hệ kết cấu khung của toàn bộ ngôi nhà, mặc dù với cấu trúc mái hiện nay các chi tiết trang trí được đơn giản hóa bởi được sử dụng vật liệu mới (Hình 6, Hình 7)
3 Kết luận
Với những đặc điểm cốt lõi được đánh giá khách quan,
có thể khẳng định rằng những công trình được xây dựng mới, mặc dù hình thái có thể chuyển hóa theo thời gian, đa dạng về thể loại, có quy mô khác nhau để phục vụ nhu cầu
xã hội trong bối cảnh đương đại ngày nay, cũng như trong quá trình phát triển công nghệ vật liệu, công nghệ xây dựng được thay đổi Song đâu đó trong mỗi công trình không thể thiếu hình ảnh cái mái dốc quen thân mà mất mấy nhiêu năm qua nhiều thế hệ tạo lập nên Và có thể vững tâm khẳng định rằng thế hệ trước nay đã nắm chắc được cây gậy tiếp sức
Hình 1 Toàn cảnh đường phố LuangPrabang
Hình 2 Phối cảnh chùa Xiêng Thong
Hình 3 Mặt bằng, mặt cắt chùa
Trang 39 S¬ 36 - 2019
của cha ông truyền lại cho đời sau và cũng chắc chắn rằng thế hệ tiếp nối đã sẵn sàng tiếp nhận những tinh hoa đó một cách sáng tạo và thuần nhất./
Hình 4 Mặt bằng, mặt đứng nhà ở
Hình 5 Phối cảnh nhà ở truyền thống
Hình 6 Kết cấu khung ngôi nhà
Hình 7 Các trang trí và cấu tạo chi tiết
T¿i lièu tham khÀo
1 Hoàng Đạo Kính (2002), “Di sản văn hóa bảo tồn và trùng tu” NXBVăn hóa thông tin.
2 Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” NXB Tổng hợp ở Tp Hồ Chí Minh.
3 Cơ quan Di sản văn hóa thế giới LuangPrabang (2001), “Báo cáo
đề nghị - sơ đồ bảo tồn và phát huy” Thành phố LuangPrabang.