tài liệu khoa học mô tả hiện trạng và biện pháp xử lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Mục lục 1. Lý do chọn đề tài. Các hoạt động của con người luôn gắn liền với nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau và thải ra nhiều loại nước thải có chứa các tác nhân gây ô nhiễm sau quá trình sử dụng. Nếu không được kiểm soát, quản lý tốt và không có biện pháp xử lý hữu hiệu, các dòng thỉa đó sẽ gây nên nhiều vấn đề nan giải: ngập úng đường phố, oo nhiễm môi trường và ô nhiễm các nguồn nước, phá vỡ mối cân bằng sinh thái tự nhiên và làm mất đi mỹ quan của các trung tâm đô thị. Do đó, em chọn đề tài Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nhằm làm rõ các cách để xử lý nước. Từ đó giảm các tác động xấu tới môi trường. 2. Hiện trạng ô nhiễm nước. 2.1. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay, đặc biệt là các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp, nhà máy… đã thải ra môi trường hàng loạt lượng chất thải độc hại, làm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng. Và đây là những ví dụ điển hình: − Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ tại Công ty Aurul (Rumani) đã thải ra từ 50-100 tấn xianu và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare (thuộc vùng Đông Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thủy sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người. − Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng khi nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide India thải ra ngời môi trường hơn 40 tấn izoxianat và metila. Theo viện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏa của trăm nghìn người dân và 15.000 người tử vong. Thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Người ta nghi ngờ rằng, mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc. − Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Hua dài 1978 km được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thải công nghiệp, động vật và nông nghiệp. Mức dộ mắc bệnh cao bất thường của cộng đồng dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính phủ phải xếp nguồn nước của con sông ở mức độ ô nhiễm độc hại nhất. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc hiện đang cùng với Ngân hàng thế giới nỗ lực giải quyết vấn đề này. − Marilao (Philipine) Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philipine là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Các chất ô nhiễm còn gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt tại khu vực vịnh Manille. 2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật để bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên môi trường nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khi thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. 3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Rất nhiều chất ô nhiễm được thải vào các nguồn nước mặt có thể được phân nhóm một cách tổng quát như ở Bảng 3-1. Nước thải sinh hoạt và các chất thải công nghiệp thường được coi như là các nguồn điểm (point sources) bởi vì chúng thường được thu gom bằng mạng lưới các đường ống hoặc kênh và chuyển tải đến một điểm riêng lẻ để thải vào nguồn tiếp nhận. Nước thải sinh hoạy có chứa các chất thải từ các nhà ở, trường học, cơ quan, và các cửa hàng. Thuật ngữ nước thải đô thị được sư dụng để chỉ nước thải sinh hoạt có lẫn nước thải công nghiệp. Nhìn chung, ô nhiễm từ các nguồn điểm có thể giảm hoặc loại trừ thông qua việc giảm thiểu chất thải và xử lý nước thải thích hợp trước khi thải vào môi trường tự nhiên. Các nguồn diện Việc tiêu thoát nước đô thị và công nghiệp được đặc trưng bằng các điểm thải phân tán, được gọi là các nguồn diện (Non-point Sources). Thông thường, nước đã bị ô nhiễm chảy tràn trên mặt đất hoặc dọc theo các rãnh thoát nước tự nhiên đến môi trường nước gần nhất. Ngay cả khi nước tiêu thoát từ đô thị hoặc nông nghiệp được thu gom trong các đường ống hoặc kênh mương, chúng vẫn thường được vận chuyển ở một khoảng cách ngắn nhất có thể có được cho việc thải bỏ. Như vậy, việc xử lý nước thải ở cuối từng cửa xả là không khả thi về mặt kinh tế. Bảng 3-1: Các loại chất ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh Loại chất ô nhiễm Nguồn điểm Nguồn diện Nước thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp Tiêu nước nông nghiệp Thoát nước đô thị Vật chất tiêu thụ oxy X X X X Chất dinh dưỡng X X X X Vi trùng gây bệnh X X X X Chất rắn lơ lửng/ bùn X X X X Muối X X X Các kim loại độc hại X X Các hóa chất hữu cơ độc hại X X Nhiệt X Nhiều sự ô nhiễm từ các nguồn diện diễn ra trong những lúc mưa dông to tạo ra các dóng chảy lớn mà việc xử lý chúng quả thật khó khăn. Việc giảm ô nhiễm từ nguồn diện nông nghiệp thường đòi hỏi phải có những thay đổi về các thói quen sử dụng đất và nhận thức của người dân. 4. Phân loại, thành phần và tính chất nước thải. 4.1. Phân loại nước thải. Nước thải được định nghĩa như là những chất thải dạng lỏng thải ra từ các công trình, nhà cửa, khu thương mại và dịch vụ; các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp; nước mưa chảy tràn trên bề mặt và đổ vào hệ thống cống thoát nước. Tùy theo các mục đích sử dụng nước khác nhau mà nước thải được chia ra thành 3 loại cơ bản sau đây: (1) nước thải sinh hoạt, (2) nước thải công nghiệp và (3) nước thải là nước mưa. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân,… và thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các ttrạm nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn, do không có hệ thống thoát nước, nên nước được thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40-50%), hydratcarbon (40-50%) gồm tinh bột, đường và xenlulô; và các chất béo khác. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng ;ầ một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt đối với môi trường nước (sông, hồ, kênh, rạch, …). Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: tải trọng chất bẩn và định mức sử dụng nước (hay lưu lượng nước thải) tính trên mỗi đâu người. Tải trọng chất bẩn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt (cách ăn, uống, mức sống .v.v…) và tập quán của người dân (ví dụ như tính tiết kiệm làm giảm khối lượng các chất dư thừa thải bỏ). Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển và của Việt Nam, tải trọng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường được giới thiệu ở Bảng 4.1 (Giá trị lớn hơn trong bảng tương ứng với khi các đk kinh tế xã hội được phát triển hoàn thiện và mức sống được nâng cao). Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt được giới thiệu ở Bảng 4-2, Bảng 4-3 giới thiệu chất lượng nước thải đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 4-1: Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người. Chỉ tiêu Tải trọng chất bẩn (g/người.ngày đêm) Các quốc gia đang phát triển gần gũi với Việt Nam Theo Tiêu chuẩn TCXD 51- 84 của Việt Nam Chất rắn lơ lửng (SS) 70-145 50-55 BOD 5 45-54 25-30 COD (Bicromate) 72-102 - Nitơ amonia (N-NH 4 + ) 2,4-4,8 7 Nitơ tổng công (N) 6-12 - Photpho tổng cộng (P) 0,8-4,0 1,7 Chất hoạt động bề mặt - 2,0-2,5 Dầu mỡ phi khoáng 10-30 - Bảng 4-2: Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt. Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ Nhẹ Trung bình Mạnh Độ kiềm mg CaCO 3 /L 50 100 200 BOD 5 mg O 2 /L 100 200 300 Chloride mg/L 30 50 100 COD mg O2/L 250 500 1.000 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 100 200 350 Chất rắn có thể lắng ml/L 5 10 20 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 200 500 1.000 Tổng nitơ Kjendahtl mg N/L 20 40 80 Tổng carbon hữu cơ (TOC) mg/L 75 150 300 Tổng photpho mg/L 5 10 20 Bảng 4-3: Chất lượng nước thải đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Chỉ tiêu Đơn vị Số mẫu phân tích Giá trị phát hiện Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất pH - 704 2,31 6,45-6,86 11,21 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 704 7 67-130 1316 BOD 5 mg O 2 /L 704 4 86-379 1984 COD mg/L 704 22 130-687 4285 Tổng nitơ Kjendahtl mg/L 704 1,21 17,9-49,8 376 Tổng photpho mg/L 704 0,1 2,29-7,35 1,0 Coliform MPN/100mL 704 10 5 9,84*10 6 - 36,67*10 6 5*10 8 Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nước được thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp sau khi sử dụng cho các công đoạn và quá trình sản xuất ở mỗi cơ sở công nghiệp. Đặc tính của nước thải công nghiệp rất khác biệt tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, đặc điểm loại nguyên vật liệu thô được đưa vào sử dụng, công nghệ sản xuất cũng như các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp: có thể không bị ô nhiễm hay bị ô nhiễm, bị ô nhiễm nhiều hay ít và loại ô nhiễm đặc trưng của nước thải. Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thải bao gồm 3 loại có thành phần và tính chất tương đối khác biệt nhau, đó là nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất), nước thải sinh hoạt và nước mưa. Nước thải công nghiệp còn được phân thành 2 loại đó là nước thải công nghiệp quy ước sạch và nước thải công nghiệp ô nhiễm. • Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là nước thải bỏ (hoặc sử dụng lại) sau khi sử dụng cho các mục đích giải nhiệt máy móc, thiết bị, làm nguội các bán thành phẩm và thành phẩm (nhựa, cao su,…). Thông thường, các loại nước thải này có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường của nước đôi chút do do quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và các vật liệu tích nhiệt. Trong một số trường hợp, nước thải giải nhiệt và làm nguội có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và các dung môi. Nước thải vệ sinh công nghiệp có thể bị nhiễm bẩn nhiều hay ít tùy theo đặc điểm của loại vật chất dính bám trên thiết bị và/hoặc nền sàn ở những khu vực cần vệ sinh tẩy rửa cũng như tần suất tẩy rửa và lưu lượng đơn vị nước tẩy rửa. Nói chung, nước thải quy ước sạch có thể dễ dàng kiểm soát để đạt được các tiêu chuẩn quy định của nhà nước trước khi thải vào môi trường. Nhằm tiết kiệm nước và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, nước thải quy ước sạch cần phải được tuần hoàn với những công đoạn xử lý bổ sung cần thiết. • Nước thải công nghiệp ô nhiễm: là nước thải ra từ một số công đoạn sản xuất đặc thù của từng ngành công nghiệp và trong một số trường hợp, đó còn là nước thải từ các quá trình phụ trợ như: vệ sinh thiết bị máy móc (các ngành công nghiệp thực phẩm), rửa sàn, nước thải từ các quá trình từ hệ thống xử lý khi thải bằng phương pháp hấp thụ hay rửa khí ướt… Thành phần và tính chất cũng như mức độ ô nhiễm của nước thải loại này rất đa dạng và phức tạp tùy theo đặc điểm của từng ngành sản xuất và yêu cầu về vệ sinh công nghiệp. Chẳng hạn như nước thải của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (thủy hải sản, đồ hộp, rau quả, thịt, đường, bún,…) nhìn chung bị nhiễm bẩn chủ yếu bởi các chất hữu cơ dễ có khả năng phân hủy sinh học; nước thải của các ngành công nghiệp dệt nhuộm và bột giấy-giấy bị nhiễm bẩn bởi các chất vô cơ lẫn hữu cơ nhưng khả năng phân hủy sinh học thì rất kém; trong khi đó, nước thải của các ngành công nghiệp hóa chất và điện hóa thì bị nhiễm bẩn chủ yếu bới các axit và kim loại nặng. Nước thải công nghiệp nhìn chung thường có các chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép và do đó bắt buộc phải thu gom và xử lý hợp lý đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được phép thải vào môi trường nước có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. • Nước thải sinh hoạt: ở các cơ sở công nghiệp nhìn chung cũng có thành phần và tính chất giống với nước thải sinh hoạt ở khu dân cư và đô thị. • Nước mưa: tại các cơ sở công nghiệp, về nguyên tắc, được xem là nước thải quy ước sạch và và có thể quy ước thoát nước riêng để thải trực tiếp ra bên ngoài mà không cần thiết phải xử lý. Tuy nhiên trong một số trường hợp nưpức mưa trong xí nghiệp công nghiệp cũng có thể bị nhiễm bẩn khi chảy tràn qua các khu vực sân bãi chứa nguyên liệu lộ thiên, các khu vực bồn chứa nhiên liệu và các khu vực khác có chứa các chất dễ tan trong nước. Tất nhiên, trong những trường hợp này, nước mưa thường chỉ bị nhiễm bẩn trong thời gian đấu của mỗi cơn mưa, do đó khi cần thiết phải xử lý nước mưa ô nhiễm thì chỉ cần lưu ý đến việc tách riêng và xử lý nước mưa ô nhiễm trong 15 phút đầu. Nước thải là nước mưa Xét về bản chất thì nước mưa là một loại nước sạch. Tại các khu vực khan hiếm nước, nước mưa được quan niệm là một nguồn nước sạch tuyệt đối và là nguồn nước không thể thiếu trong sinh hoạt. Ở các vùng này, vẫn chưa có quan niệm nào cho rằng nước mưa là nước thải. Tuy nhiên tại caccs khu đô thị, các khu công nghiệp tập trung và các vùng ven đô có tốc độ đô thị hoám hiện đại hóa khá nhanh, nước mưa đã thực sự trở thành một nguồn nước thải và đã từng gây ra những vấn đề nan giải về thoát nước đô thị và ô nhiễn môi trường, đặc biệt là tại các đô thị phát triển không có quy hoạch hợp lý về thoát nước và xử lý nước thải như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Nước thải có nguồn gốc do mưa có khả năng bị nhiễm bẩn ở một mức độ nhất định nào đó do rửa trôi các chất bẩn tích tụ trên mật đất và lôi cuốn chúng vào trong các nguồn nước. Ngoài ra, một số chất khí có tính axit như SO x , NO x , H 2 S,… có trong khí quyển do sự phát thải ô nhiễm không khí từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, vận tải, dân dụng…có khả năng hòa tan trong nước mưa và làm cho nước mưa khi đó có tính axit. Tại nhiều nơi trên thế giới, các dấu hiệu mưa axit đã dần bộc lộ rõ, và nhiều trận mưa axit đã từng xảy ra, gây ảnh hưởng đến các công trình, ăn mòn các thiết bị máy móc, các vòng sứ và đường dây tải điện; tất nhiên, nước mưa khi đó không thể sử dụng được cho các mục đích ăn uống hay sinh hoạt. Thường thì nước mưa đi đến hệ thống thoát nước trong những trận mưa đầu mùa có mức độ ô nhiễm khá cao do sự tích tụ lâu ngày các vật chất ô nhiễm, bụi bặm, phân gia súc,…trên mặt đất. Đối với các trận mưa có cường độ mưa lớn và kéo dài dễ gây nên tình trạng ngập úng đường phố, đặc biệt khi mưa to đúng vào thời điểm triều cường. Trường hợp ngập lụt đô thị do mưa tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là điển hình. Không thể xử lý nước thải có nguồn gốc do mưa như nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý nước mưa như thế nào cho hợp lý. Khi nghiên cứu về vấn đề quản lý nước mưa, cần phải cân nhắc đến tất cả các khía cạnh có liên quan, bao gồm các yếu tố như vòng tuần hoàn của nước; nhứng can thiệp của con người vào các quá trình tự nhiên, đặc biệt là sự phát thải các chất ô nhiễm không khí vào các quá trình tự nhiên, đặc biệt là sự phát thải các chất ô nhiễm không khí vào trong khí quyển; sự biến động và kiểm soát dòng chảy bề mặt…Trong thiên nhiên, tốc độ dòng chảy bề mặt phụ thuộc và lưu lượng mưa, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và hệ thực vật. 4.2. Thành phần và tính chất nước thải. Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn vị xử lý nước thải, trước tiên cần phải biết thành phần và tính chất của nước thải. a) Thành phần nước thải. Các thành phần của nước thải (các vật chất có trong nước thải) thường được chia thành 3 nhòm chính: (1) Thành phần vật lý; (2) Thành phần hóa học; và (3) Thành phần hóa học. Thành phần vật lý: biểu thị dạng vật chất bẩn có trong nước thải ở các kích thước khác nhau, được chia thành ba nhóm: Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, cành lá cây, sạn, sỏi, cát, da, lông…); ở dạng lơ lửng và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt; Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo; Nhóm 3: gồm các chất bẩn dạng hòa tan; chúng có thể ở dạng ion hoặc phân tử: Hệ một pha-Dung dịch thật. Thành phần hóa học: biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính chất hóa học khác nhau, được chia thành hai nhóm: • Thành phần vô cơ:gồm cát, sét, xỉ, axit vô cơ, kiềm vô cơ, các ion của các muối phân ly…(khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt); • Thành phần hữu cơ:gồm các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vât, cặn bã bài tiết…(chiếm khoảng 58% đối với nước thải sinh hoạt); − Các hợp chất chứa nitơ: urê, protein, amin, axí amin… − Các hợp chất nhóm hydratcarbon: mỡ, xà phòng… − Các hợp chất có chứa photpho, lưu huỳnh. Thành phần sinh học: bao gồm các dạng nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn… Một số thành phần đặc trưng của nước thải Bên cạnh những chất bẩn thường gặp trong lĩnh vực cấp nước, nước thải còn chứa thêm một số chất bẩn đặc trưng do sử dụng nước cho các mục đích sinh hoạt, thương mại, công nghiệp…Bảng 4-3 giới thiệu một số chỉ tiêu đặc trưng cho các thành phần vật lý, hóa học và sinh học của các chất bẩn đã được tìm thấy trong nước thải. Một vài chỉ tiêu cũng hường được hay sử dụng để phản ánh mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của nước thải, chúng thường được xếp loại vào nhóm các chỉ tiêu sinh hóa. Bảng 4-3: Các chỉ tiêu thông dụng đặc trưng cho các tính chất lý học, hóa học và sinh học của nước thải đô thị Các chỉ tiêu đặc trưng Ký hiệu/ định nghĩa Ý nghĩa Các đặc tính lý học Chất rắn tổng cộng TS Để đánh giákhả năng tái sử dụng nước thải và để xác định xem dạng công trình và quá trình nào thích hợp nhất để xử lý chúng. Tổng chất rắn dễ bay hơi TVS Chất rắn lơ lửng SS Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS Tổng chất rắn hòa tan= TS-SS TDS Chất rắn có thể lắng được Để xác định xem các chất rắn nào sẽ lắng được bằng trọng lực trong một khoảng thời gian nhất định. . phần và tính chất nước thải, loại nước cần xử lý (nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước thải rỉ rác từ các. − Xử lý bậc một (xử lý cơ học/vật lý) ; − Xử lý bậc hai (xử lý sinh học); − Xử lý bậc cao (xử lý triệt để nhằm mục đích tái sử dụng nước thải) ; − Xử lý