Xử lý nướcthải quy mô nhỏ

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 31 - 33)

Khi công trình xây dựng (nhà ở, trường học,…) hoặc nhóm các công trình riêng lẻ nằm cách xa hệ thống thoát nước chung, khi đó bắt buộc phải sử dụng các công trình xử lý cục bộ nước thải và lựa chọn phương án thoát nước thải thích hợp để thỏa mãn các tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Mặc dù có hàng loạt biện pháp và công trình xử lý cục bộ nước thải và công trình xử lý cục bộ nước thải có thể lựa chọn, nhưng hệ thống thường được sử dụng nhất bao gồm: xử lý bằng bể tự hoại và sau đó là công trình xử lý bổ sung (cánh đồng thải, bãi lọc ngầm, bãi lọc cát sỏi và hào lọc, giếng ngầm…) để xử lý hoàn chỉnh dòng thải từ bể tự hoại và đồng thời để tiêu thoát nướcthải sau xử lý một cách hợp lý.

5.3.1. Bể tự hoại

Bể tự hoại là công trình xử lý cục bộ nước thải thường được áp dụng cho các hộ gia đình và các công trình nói chung. Đây là công trình được thiết kế nhằm mục đích kết hợp lắng cặn, gạn lọc và phân hủy kỵ khí cặn bã hữu cơ trong nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại có thể được chế tạo sẵn theo các mẫu mã và kích cỡ khác nhau bằng các vật liệu thông dụng như plastic hay sợi thủy tinh.

Bể tự hoại có thể được thiết kế ở dạng hai ngăn hay ba ngăn tùy thuộc vào mức độ yêu cầu xử lý và làm sạch nước thải.

5.3.2. Cánh đồng thải

Quá trình xử lý sau cùng của dòng thải từ bể tự hoại và từ các quá trình xử lý khác thông thường được thực hiện thông qua quá trình hấp phụ dưới lớp đất bề mặt. Hệ thống hấp thụ bới đất thường sử dụng là cánh đồng thải, bao gồm nhiều rãnh hẹp và khá sâu, được phủ bởi lớp vật liệu có độ rỗng cao (cát, sỏi). Lớp vật liệu rỗng

được sử dụng để giữ lại cấu trúc của các rãnh và xử lý một phần chất thải, phân bố dòng thải tới các bề mặt thấm nước. Dòng thải được thải ra cánh đồng thải thông qua hệ thống cống chảy gián đoạn, dùng bơm định kỳ hay ống siphon.

5.3.3. Bãi lọc ngầm

Là công trình xử lý bổ sung cho bể tự hoại không có ngăn lọc, tiếp tục làm sạch nước thải ở mức độ cao. Bãi lọc ngầm chỉ sử dụng tại các khu vực có độ thấm của đất cao. Bãi lọc ngầm bao gồm hộc phân phối nước thải vào bể và hệ thống ống khoan lỗ hoặc khe hở đặt sâu dưới đất. Khi nước tthấm qua đất, các hạt cặn và phần lớn VSV gây bệnh được giữ lại trong đất. Nước thải được làm sạch nhờ hoạt động của các VSV trong đất oxy hóa các chất hữu cơ.

5.3.4. Bể lọc cát sỏi và hào lọc

Bể lọc cát sỏi và hào lọc được ứng dụng với lưu lượng nước thải được ứng dụng với lưu lượng nước thải không lớn hơn 15m3/ngày ở những khu vực đất thấm yếu hoặc không thấm nước. Ống tưới đặt cao hơn mức nước ngầm ít nhất 1m. Trước khi dẫn vào các công trình trên, nước thải cần được xử lý sơ bộ ở bể tự hoại. Bể lọc cát sỏi có thể thiết kể kiểu một bậc hoặc hai bậc. Đối với kiểu một bậc thì vật liệu thấm là hạt cát cỡ vừa hoặc cát to. Đối với loại hai bậc thì bậc 1 vật liệu thấm là sỏi, đá dăm hoặc xỉ lò cao; bậc 2 tương tự như loại bậc 1.

5.3.5. Giếng thấm

Giếng thấm chỉ xây dựng trong đất cát hoặc cát pha khi lượng nước thải không quá 1m3/ ngày. Đáy giếng đặt cách mực nước ngầm không nhỏ hơn 1m. giếng thấm làm bằng bê tông cốt thép hoặc bằng gạch, đá…

Bên trong giếng thấm với chiều cao 1m kể từ đáy giếng là sỏi, đá dăm, hoặc xỉ lò cao…Bên ngoài xung quanh giếng thấm cũng có lớp vật liệu tương tự. Lỗ để thấm nước bố trí trên thành giếng.

6. Kết luận.

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước giúp cho các tế bào sinh vật trao đổi chất, tham gia vào

các phản ứng hoá sinh và tạo nên các tế bào mới. Vì vậy, có thể nói rằng ở đâu có nước là ở đó có sự sống.

Nước được dùng cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sau khi sử dụng nước trở thành nước thải, bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển cao của công nông nghiệp ... đã để lại nhiều hậu quả phức tạp, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Vấn đề này đang được nhiều sự quan tâm của mọi người, mọi quốc gia trên thế giới.

Việc sử dụng nước từ các nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối…) thường bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng nước của các nguồn nước. Các hoạt động như nuôi cá, bơi lội, du thuyền, cấp nước và thải bỏ chất thải có những yêu cầu rất khác nhau đối với chất lượng nước. Các nguồn nước có chất lượng đặc biệt cao là rất cần thiết cho việc cung cấp nước uống. Tại nhiều nơi trên thế giới, các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động của con người đã làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước và từ đó ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng nước.

Vì thế, qua đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp một số thông tin cần thiết giúp cho mọi người có thể hiểu và ứng dụng được trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 31 - 33)