1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de tai tot nghiep ĐH

47 393 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 338,5 KB

Nội dung

Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Đào tạo giáo viên Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em được thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày 15 tháng 7 năm 2010 Nhóm thực hiện Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 1 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Tiểu học, văn học tuy không được dạy như một môn học độc lập nhưng việc dạy văn là tất yếu. Trước hết bởi vì văn học là môn học dạy học sinh lòng nhân ái, trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo cái đẹp trong cuộc sống. Thêm nữa trẻ em rất ham mê văn học. Các em không chỉ có khả năng cảm thụ những tác phẩm văn học hợp với lứa tuổi mà còn hứng thú sáng tác văn học. Môn văn sẽ thoả mãn nhu cầu học hỏi của các em, sẽ hướng các em biết nhận thức và cảm thụ đúng đắn. Tuy nhiên trong những năm trước, việc học văn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Các giờ làm văn nói học sinh còn gặp nhiều khó khăn như: Sự e thẹn, rụt rè làm các em rối trí quên cả nội dung cần nói. Học sinh không dám nói hoặc nói theo bài đọc thực chất là đọc bài viết sẵn. Bài tập làm văn chỉ có một hình thức độc thoại trước lớp. Mà trong suốt bậc Tiểu học không có tiết nào, bài học nào hướng dẫn trình bày độc thoại trước mọi người. Người dạy và người học tự giải quyết vấn đề này bằng kinh nghiệm của bản thân. Còn trong giờ tập làm văn viết do lượng bài viết dài thời gian phân tích đề ít nên học sinh lúng túng nhiều khi không biết viết gì. Nhận thấy những hạn chế trên cho nên Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 xuất bản năm 2005 đã có rất nhiều thay đổi để phù hợp với việc dạy và học hiên nay. Chương trình Tiếng Việt lớp 4 mới đã được đưa vào sử dụng 5 năm nay đã có kết quả nhất định. Sự đổi mới được thể hiện ở tất cả các phân môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Là một giáo viên đã từng giảng dạy Tiểu học cả chương trình cũ và đang thực hiện dạy theo chương trình SGK mới, tôi muốn đi sâu tìm hiểu SGK Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới. Vì phạm vi đề tài khá rộng Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 2 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu: "Các dạng bài Tập làm văn trong SGK lớp 4 chương trình Tiểu học mới". II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1. Nắm kĩ hơn những điểm mới về kiến thức, nội dung cơ bản của phân môn Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt lớp 4. 2. Trên cơ sở hiểu được cấu trúc, cách biên soạn các bài Tập làm văn, ta có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp để giúp học sinh tiếp thu một cách chủ động, tích cực. 3. Rèn tư duy nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ nhận thức của bản thân. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khảo sát và tìm hiếu chương trình tập làm văn trong SGK Tiếng Việt lớp 4. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là: Tìm hiểu các dạng bài Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt lớp 4, nắm được đặc điểm của từng kiểu bài, nắm được những điểm mới về nội dung dạy học phân môn này. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp: 1. Phương pháp thống kê - phân loại tài liệu 2. Phương pháp so sánh đối chiếu 3. Phương pháp tổng hợp 4. Phương pháp phân tích Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 3 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới VI. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát, tìm hiểu được "Các dạng bài Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt 4 chương trình mới" của Nhà xuất bản Giáo dục 2005". VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: Phần I: Một số vần đề chung Phần II: Nội dung nghiên cứu - Chương I: Cơ sở lí luận chung - Chương II: Các dạng bài tập làm văn trong Tiếng Việt 4 - Chương III: Những điểm mới của chương trình phân môn Tập làm văn 4 Phần III: Kết luận chung PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG I. MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT Ở BẬC TIỂU HỌC 1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn các thao tác của tư duy. 2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội tự nhiên, con người và về văn hoá văn học Việt nam và nước ngoài. 3. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Ở lớp 4, mục tiêu nói trên được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau: Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 4 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới * Nghe: Nghe, hiểu nội dung lời trao đổi trong hội thoại, nhận ra thái độ chủ đích của người nói qua nội dung và giọng điệu: - Nghe - hiểu nội dung các tin tức, bình luận, bài giảng, văn bản hướng dẫn quy định phù hợp với trình độ học sinh lớp 4 nắm được chủ đích của văn bản. - Nghe - hiểu tác phẩm hoặc đoạn trích, văn học dân gian, thơ truyện, kịch . Nhớ được nội dung, nhân vật, chi tiết có giá trị nghệ thuật, biết nhận xét về nhân vật và sự kiện trong từng tác phẩm tự sự. - Ghi được ý chính của các văn bản đã nghe. * Nói: - Biết cách trình bày, trao đổi tranh luận về những vấn đề gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ của học sinh lớp 4. - Biết cách giới thiệu về lịch sử, hoạt động hoặc về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của trường hay của địa phương với người khác. - Biết kể lại một truyện đã học, đã nghe hoặc một việc đã làm, đã chứng kiến. * Đọc: - Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện tình cảm thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. - Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 3. - Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các đồ vật, tình tiết trong bài, biết nhận xét về một số hình ảnh nhân vật trong bài tập đọc có giá trị văn chương. - Biết sử dụng từ điển học sinh, có thói quen ghi chép các thông tin * Viết: Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 5 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới - Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, viết hoa đúng quy định. Có khả năng tự sửa lỗi chính tả. Có thói quen và biết cách lập sổ tay chính tả, hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học. - Biết cách lập dàn ý cho bài văn, rút ra dàn ý từ đoạn văn đã cho sẵn, chuyển dàn ý thành đoạn văn. - Biết cách viết thư, điền vào một số loại giấy tờ in sẵn, làm các bài văn kể chuyện, miêu tả đồ vật, cây cối, con vật. Nắm vững cách viết mở bài, kết bài và đoạn văn. * Kiến thức Tiếng Việt và văn học (học thành tiếng riêng): - Về từ vựng: + Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm. Nắm được nghĩa của một số từ Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng. Nắm được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học. + Nắm được cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và cấu tạo của từ (từ đơn, từ ghép, từ láy, từ phức). - Về ngữ pháp và ngữ pháp văn bản: + Nắm được các khái niệm danh từ, động từ, tính từ. + Nắm được các kiểu câu đơn và thành phần của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ); các kiểu câu phục vụ những mục đích nói chuyên biệt: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. + Nắm được kết cấu 3 phần của văn bản. - Về văn học: + Làm quen với một số tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học dân gian, truyện, thơ, kịch, văn miêu tả của các tác giả trong và ngoài nước. + Nắm được các cốt truyện, đề tài, nhân vật. Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 6 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới 2. MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN: 1. Tập làm văn giúp cho học sinh: - Bước đầu tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, rung cảm trước vẻ đẹp của cuộc sống. Từ đó hình thành và phát triển những nhận thức và thái độ tình cảm đúng đắn bởi mỗi văn bản viết ra không đơn thuần chỉ để kể hoặc tả mà đằng sau đó luôn là những bài học kinh nghiệm, ý kiến nhận xét của tác giả. - Bước đầu nắm được kĩ năng cơ bản về kể chuyện, miêu tả, tìm dàn ý, viết đoạn văn, nhận xét về các nhân vật, tác giả, tác phẩm để vận dụng trong học tập ở trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ở ngoài lớp học. Bên cạnh đó Tập làm văn còn rèn kĩ năng thuyết trình trao đổi, nâng cao kĩ năng viết thư, điền vào giấy in sẵn . đã được hình thành từ các lớp dưới. 2. Các kĩ năng làm văn (được rèn luyện thông qua các bài luyện tập thực hành): - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: + Nhận diện đặc điểm loại văn bản. + Phân tích đề bài xác định yêu cầu. - Kĩ năng lập chương trình giao tiếp: + Xác định dàn ý của bài văn đã cho. + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. - Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích của giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. - Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp: + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 7 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới + Sửa lỗi về hình thức và nội dung diễn đạt. CHƯƠNG II: CÁC DẠNG BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 4 I. NHẬN XÉT CHUNG: 1. Cấu trúc của chương trình Tập làm văn: - Dựa vào chương trình Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định 43/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK Tiếng Việt 4 hai tập) đã thiết kế chương trình Tập làm văn lớp 4 như sau: LOẠI VĂN BẢN SỐ TIẾT DẠY HỌC KỲ I HỌC KỲ II CẢ NĂM - Kể chuyện 19 19 - Miêu tả + Khái niệm miêu tả 1 1 + Miêu tả đồ vật 6 4 10 + Miêu tả cây cối 11 11 + Miêu tả con vật 8 8 - Các loại văn bản khác + Viết thư 3 3 + Trao đổi ý kiến 2 2 + Giới thiệu hoạt động 1 1 2 + Tóm tắt tin tức 3 3 + Điền vào giấy tờ in sẵn 3 3 Tổng số 32 tiết 30 tiết 62 tiết Số tiết trong văn bản được thực hiện trong 31 tuần không kể 4 tuần (tuần 9, tuần 18, tuần 27 và tuần 35) là thời gian dành cho ôn tập giữa học kỳ và cuối mỗi học kỳ. Như vậy mỗi tuần có 2 tiết Tập làm văn, mỗi tiết dạy 1 bài học. - Các loại văn bản khác được bố trí dạy xen kẽ với văn kể chuyện và văn miêu tả. Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 8 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới - Với số lượng tiết Tập làm văn đó, nó chiếm 20% tổng số tiết dạy của môn Tiếng Việt 4 trong chương trình mới. 2. Yêu cầu của phân môn Tập làm văn lớp 4: Đối với học sinh lớp 4 đòi hỏi những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng như sau: - Khả năng đọc thầm, đọc lướt để xác định nội dung, ý chính của văn bản. Bước đầu biết đọc một cách diễn cảm, có ý thức xác định được đề tài, nhận ra được các đọan văn, các tình tiết chính, mạch cảm xúc trong bài văn. - Biết và tích cực hóa vốn từ để dùng từ đúng (có thể là hay hơn nữa) trong nói, viết, hiểu nghĩa của câu văn được sử dụng với dụng ý nghệ thuật, hiểu được ý nghĩa được tác giả gửi gắm trong tác phẩm. - Biết nhận xét với óc phê phán về nhân vật, sự việc, về cảm xúc và nghệ thuật của tác giả trong bài. - Biết lập dàn bài sơ lược hay chi tiết, liên kết các câu thành đoạn văn, chuyển câu văn ở dạng nói sang dạng viết và ngược lại; biết kể hay tả bằng một văn bản ngắn, trọn vẹn điều đã nghe, đã đọc, đã thấy, đã thích thú; biết viết thư cho bạn bè, người thân; bước đầu biết tranh luận, bảo vệ ý kiến cá nhân bằng chứng lý; biết tóm tắt thông tin. 3. Nội dung của các bài tập làm văn 4: Nội dung của các bài tập làm văn ở lớp 4 thường gắn liền với các chủ điểm đang học. Đó là những vấn đề đời sống tinh thần của con người như tính cách, đạo đức, sở thích, năng lực . cụ thể như sau: SGK tập 1 gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần: - Tuần 1, 2, 3: Thương người như thể thương thân (nhân ái) - Tuần 4, 5, 6: Măng mọc thẳng (trung thực, tự trọng) - Tuần 7, 8, 9: Trên đôi cánh ước mơ (ước mơ) - Tuần 10: Ôn tập giữa học kỳ I Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 9 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới - Tuần 11,12, 13: Có chí thì nên (nghị lực) - Tuần 14, 15, 16, 17: Tiếng sao diều (vui chơi) - Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I SGK tập II gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần: - Tuần 19, 20, 21: Người ta là hoa đất (năng lực, tài trí) - Tuần 22, 23,24: Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mỹ) - Tuần 25, 26, 27: Những người quả cảm (dũng cảm) - Tuần 28: Ôn tập giữa học kỳ II - Tuần 29, 30, 31: Khám phá thế giới (du lịch, thám hiểm) - Tuần 32,33,34: Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời) - Tuần 35: Ôn tập cuối học kỳ II Ở các lớp dưới, học sinh học tập làm văn chủ yếu là rèn luyện kĩ các nghi thức lời nói, viết văn bản dưới dạng một đoạn văn. Lên lớp 4, các em phải viết một bài văn hoàn chỉnh. Đây là bước nhảy vọt về chất từ viết đoạn văn lên viết bài. Chính vì vậy SGK đã chú ý rèn luyện cho các em về: - Quan sát đối tượng của bài văn miêu tả. - Đoạn văn trong các kiểu bài. - Các kết bài, mở bài. - Đặc điểm của các nhân vật trong văn kể chuyện. Ngoài ra, Tập làm văn 4 cũng cung cấp cho học sinh một số kĩ năng giáo tiếp bằng lời nói (trao đổi ý kiến, giới thiệu địa phương) và bằng chữ viết (viết thư, điền giấy tờ in sẵn). 4. Các loại bài học: Chương trình Tập làm văn được cụ thể hoá trong SGK Tiếng Việt 4 (2 tập) chủ yếu qua 2 loại bài học: Loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành. Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 10 [...]... văn kể chuyện: 1 tiết - Kiểm tra viết: 1 tiết - Trả bài: 1 tiết - Ôn tập: 1 tiết 1.2.Yêu cầu của văn kể chuyện: Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 11 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới Văn kể chuyện đòi hỏi phải có cốt truyện Mỗi câu chuyện viết ra đâu chỉ đơn giản là... trong dạng văn này thường là các bài tập đọc đã được học Quá trình học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích để tìm Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 12 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới ý, viết đoạn văn là cơ hội giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm... tập các kĩ năng đó Cụ thể như sau: * Bài tập tìm hiểu đặc điểm của nhân vật: - Điền tên nhân vật vào chỗ trống: Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 13 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới + Đặc điểm: Dựa vào đặc điểm của nhân vật đã cho sẵn và tình huống trong truyện, học... của nhân vật: + Đặc điểm: Cho đoạn văn Yêu cầu học sinh xác định những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 14 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới Ví dụ: Cho đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong... lời dẫn gián tiếp: “ Bác thợ hỏi Hoè: - Cháu có thích làm thợ xây không? Hoè đáp: - Cháu thích lắm.” + Mục đích: Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 15 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới Kiểu bài này giúp học sinh vận dụng ngôi kể trong khi kể chuyện Tuỳ vào tình huống hoặc... tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 16 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới (Bài tập trang 45- SGK I) + Mục địch: Giúp học sinh thực hành tưởng tượng và tạo lập... phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế đấy chúa ạ Cái tháp cao nào cũng phải xây lên từ mặt đất.” c Đoạn 3: + Mở đầu: Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 17 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới + Diễn biến: Những ngày đầu, Valia rất bỡ ngỡ Có lúc em nản chí Nhưng cứ nhớ đến cô... đoạn trích "Ở vương quốc tương lai" Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian (Bài tập trang 84- SGK I) Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 18 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới +Mục đích: Giúp học sinh biết cách sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời... ngẩng đầu lên, Thỏ thấy Rùa đã gần đến đích bèn vắt chân lên cổ mà chạy Nhưng muộn mất rồi Rùa đã tới đích trước nó Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 19 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới b Câu chuyện" Thỏ và Rùa" là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỉ vào sức... kết bài theo yêu cầu: + Đặc điểm: Đề bài thường yêu cầu học sinh viết mở bài, kết bài theo nội dung đã cho sẵn Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên 20 LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới Ví dụ 1: Kể lại phần mở bài của câu chuyện ”Hai bàn tay” theo cách gián tiếp (Bài 3/T114- . hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 1 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo. hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN 2 Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo

Ngày đăng: 13/10/2013, 19:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Sửa lỗi về hình thức và nội dung diễn đạt. - de tai tot nghiep ĐH
a lỗi về hình thức và nội dung diễn đạt (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w