De thi chon hoc sinh gioi lop 12 ( 2009-2010)lan 3

8 410 0
De thi chon hoc sinh gioi lop 12 ( 2009-2010)lan 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trêng thpt nga s¬n ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Líp 12 (lÇn 3) NĂM 2009-2010 Đề chính thức Môn : Lịch sử ( Đề có 01 trang) Thời gian làm bài : 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần 1: Lịch sử Việt Nam (14,5 điểm). Câu 1(2,5 điểm): Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương.Tại sao cuộc khởi nghĩa đó lại tiêu biểu nhất? Câu 2(3 điểm): Nêu đặc điểm trong đời sống kinh tế – xã hội và phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩ lịch sử của phong trào yêu nước trên. Câu 3(3 điểm): Tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi Người đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.So sánh tư tưởng của Người với tư tưởng của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời của Việt Nam. Câu 4(3 điểm): Trình bày việc nhận định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh,hình thức tập hợp lực lượng và ý nghĩa lịch sử của hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam : 1930- 1931; 1936-1939. Câu 5(3 điểm): Bằng tài liệu lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến 2-9-1945, hãy phân tích vai trò vĩ đại của Hồ Chủ tịch là người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phần 2: Lịch sử thế giới (5,5 điểm). Câu 1(2,5 điểm): Lập bảng so sánh về sự khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản theo các mục sau: Lãnh đạo Động lực Tính chất Kết quả Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Câu 2(3 điểm): Trình bày sự thành lập, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triên, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN. -------------- Hết -------------- BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN THI Chän HỌC SINH GIỎI ( LÇn 3) Môn : Lịch sử Thời gian làm bài : 180 phút Phần 1: Lịch sử Việt Nam (14,5 điểm). Câu 1(2,5 điểm): Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương.Tại sao cuộc khởi nghĩa đó lại tiêu biểu nhất? Biểu điểm đáp án: Các ý câu hỏi 1 Đáp án Điểm:2,5 - Trình bày cuộc khởi nghĩa tiêu biêu - Lãnh đạo : giới thiệu về Phan Đình Phùng và Cao Thắng - Địa bàn hoạt động:Thanh hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình - Căn cứ chính: Vùng núi hiểm trở thuộc 2 huyên Hương Sơn và Hương Khê, … - Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân các tộc người 4 tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) - Hai giai đoạn chính của nghĩa quân + Giai đoạn từ 1885-1888:(0,5 điểm) * Tập hợp lực lượng, huấn luyện bình sỹ, đúc rèn vũ khí: * Đào đắp công sự, tích trử lương thảo: + Giai đoạn từ 1888-1896:(0,5 điểm) * Các cuộc chiến đấu quyết liệt… * Cuộc chiến đấu từ cuối năm 1883… 1,0 - Giaỉ thích cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất . + Qui mô, tổ chức, địa bàn hoạt động, lượng lượng tham gia, thời gian tồn tại … + Tuy thất bại nhưng đánh dấu sự kết thúc của phong trào chống pháp dưới ngọn cờ Cần vương… 0,5 Câu 2(3 điểm): Nêu đặc điểm trong đời sống kinh tế – xã hội và phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩ lịch sử của phong trào yêu nước trên. Biểu điểm đáp án Các ý câu 2 Đáp án Điểm:3 Đặc điểm trong đời sống kinh tế – xã hội và phong trào cách mạng VN đầu TKXX -Đặc điểm trong đời sống kinh tế + Đầu thế kỷ XX, ở VN xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn yếu… +Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa kết hợp phương thứ bóc lột phong kiến… - Xã hội: + Những biến chuyển kinh tế dẫn đến biến chuyển về xã hội 2 + Giai cấp công nhân ra đời, đang ở giai đoạn tự phát + Tư sản và tiểu tư sản mới xuất hiện, đang trong quá trình phát triển về số lượng và ý thức - Phong trào cách mạng: + Chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài tràn vào nên các cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta + Phong trào phân hoá thành hai xu hướng bạo động và cải cách…; các cuộc đấu tranh của nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số +Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong buổi đầu như một nhân tố mới quyết định xu thế phát triển của lịch sử Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử - Nguyên nhân thất bại : + Ý thức phong kiến lỗi thời vào cuối TK XIX. + Giai cấp công nhân chưa trở thành lực lượng chính trị độc lập. + Sỹ phu yêu nước tiến bộ tuy có chuyển biến trong tư tưởng nhưng vẫn bị hạn chế về giai cấp và thời đại nên chưa đề ra được đường lối đúng đắn - Tuy thất bại nhưng phong trào chứng tỏ tinh thần yêu nước bất khuất, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. 1 Câu 3(3 điểm): Tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi Người đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.So sánh tư tưởng của Người với tư tưởng của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời của Việt Nam. Biểu điểm đáp án Các ý câu 3 Đáp án Điểm:3 So sánh tư tưởng của NAQ và các nhà yêu nước … ta thấy có những điểm giống nhau và khác nhau sau đây: - Giống nhau: * Có tư tưởng yêu nước. * Muốn tìm một con đường giải phóng dân tộc - Khác nhau: * Lãnh tụ NAQ: +Tại đại hội Tua, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế ba trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp đồng thời cũng là 0,5 người cộng sản VN đầu tiên . Tư tưởng người được thể hiện khi đã đến với CN Mác-Lênin thể hiện trong quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược sau: + Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có quan hệ mật thiết … + Chỉ có giải phóng giai cấp mới giải phóng dân tộc… + Kẻ thù chủ yếu của các nước thuộc địa là chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai + Cách mạng giải phong dân tộc muốn dành được thắng lợi phải có một chính đảng của giai cấp công nhân lấy tư tưởng Mác- Lênin làm nền tảng lãnh đạo. + Vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong CM giải phóng dân tộc * Các nhà yêu nước tiền bối: + Không thấy được xu thế phát triển khách quan thế giới sau cach mạng Tháng Mười Nga 1917 nên không thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp… + Không thấy được bản chất của chủ nghĩa đế quốc + Không thấy được vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và vai trò của quần chúng trong cách mạng . Không xác định được một đường lối đúng dắn cho cách mạng Việt Nam. 1,5 1,0 Câu 4(3 điểm): Trình bày việc nhận định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh,hình thức tập hợp lực lượng và ý nghĩa lịch sử của hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam : 1930- 1931; 1936-1939. Biểu điểm đáp án Các ý câu 4 Đáp án Điểm:3 Việc nhận định kẻ thù - 1930-1931: Theo Luận Cương chính trị của Đảng thì kẻ của cách mạng Việt Nam là đế quốc và phong kiến nói chung . - 1936-1939: Đảng xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là thực dân phản động không chịu thi hành ở các thuộc địa chính sách của Mặt trận Nhân dân 0,5 Mục tiêu đấu tranh - 1930-1931: độc lập dân tộc và người cày có ruộng- Theo Luận cương của đảng, đây là mục tiêu có tính chất lâu dài - 1936-1939: giành tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình thể giới. 0,5 Hình thức tập hợp - 1930-1931: Hội phản đế đồng minh Đông Dương 0,5 lực lượng (mặt trận) nhưng chủ yếu là công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. - 1936-1939:Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi tên là Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ. Ý nghĩa lịch sử - 1930-1931: + Có ý nghĩa lịch sử to lớn, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân,sức mạnh liên minh công nông đối với cách mạng nước ta. + Để lại nhiều bài học quí bàu về công tác tư tưởng, xây dựng khối công nông liên minh, mặt trận dân tộc thống nhất, … + Có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám sau này. - 1936-1939: + Là một phong trào quần chúng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, thực sự là một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn… + Đây là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945 + Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá … 1,5 Câu 5(3 điểm): Bằng tài liệu lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến 2-9-1945, hãy phân tích vai trò vĩ đại của Hồ Chủ tịch là người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Biểu điểm đáp án Các ý câu 5 Đáp án Điểm:3.0 Người về nước và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng - Tháng 2.1941 Người về nước trực tiếp lãnh đao cách mạng. - Tháng 5-1941 Hồ chủ tích triệu tập và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng. Hội nghị đã hoàn chỉnh chỉ đạo chiến lược cách mạng VN …nhằm đoàn kết toàn dân chuẫn bị khởi nghĩa vũ trang, dành lại độc lập dân tộc. Nghị quyết của Hội nghị có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của CMT8 sau này Ngày 19-5-1941 Mặt trận Việt Minh được thành lập, là kết quả sau một thời gian thí nghiệm trực tiếp của Hồ chủ tịch tại Cao Bằng về cuộc vận động xây dựng Hội cứu quốc. 0,75 Tổ chức và xây - Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Cao- dựng lực cách mạng Bắc- Lạng, xây dựng vùng này thành căn cứ địa cách mạng cho cả nước và làm cơ sở liên lạc với phong trào cách mạng thế giới - Đi đôi với xây dựng lực lượng chính trị, Người xây dựng lực lượng vũ trang. Ngày 22- 12-1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, hướng dẫn hình thức hoạt động của đội. - Người thành lập khu giải phóng Việt Bắc, mầm mống của nước Việt Nam mới đang hình thành. 0,75 Từ khi Nhật đầu hàng Đồng Minh đến ngày 2-9-1945 - Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính pháp, Người cùng Trung ương Đảng phát động cao trào: “kháng Nhật, cứu nước” khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. - Khi tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, Người cùng Trung ương Đảng phát động toàn dân kiên quyết nổi dậy tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước. Tại Hội nghị tòan quốc của Đảng ngày 13.8.1945, Người cùng Trung ương Đảng cùng vạch ra phương châm, nguyên tắc tiến hành tổng khởi nghĩa … - Người chủ tọa hội nghị Quốc dân đại hội (16,17.8.1945) tranh thủ sự nhất trí của hòan tòan của Quốc dân đại hội đối với chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Mặt trận Việt Minh Người đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người ra lời kêu gọi tòan dân xông lên tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. - Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập do Ngừoi thảo ra, tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu thắng lợi hòan tòan của cách mạng tháng Tám 1,5 Phần 2: Lịch sử thế giới (5,5 điểm). Câu 1(2,5 điểm): Lập bảng so sánh về sự khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản theo các mục sau: Biểu điểm đáp án Lãnh đạo Động lực Tính chất Kết quả CM TS 1,25 Điểm Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới Quần chúng nhân dân Là cuộc cách mạng triệt để, đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển nhưng không giải quyết quyền lợi cho nhân dân, giai cấp tư sản sau đó quay lại đàn áp nhân dân Tiêu diệt chế độ phong kiến hoặc một thế lực khác kìm hãm sự phát triển của kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển CM VS 1,25 Điểm Giai cấp công nhân với chính đảng vô sản Quần chúng nhân dân thực hiện liên minh công nông Các cuộc cách mạng đã đoàn kết mọi tầng lớp đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Đã làm suy yếu tiến đến thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, bắt đầu từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đã đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quền, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 2(3 điểm): Trình bày sự thành lập, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN. Biểu điểm đáp án Các ý câu 2 Đáp án Điểm:3 Sự thành lập - Sau khi gìanh độc lập, nhiều nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác để phát triển … - Tháng 8.1967, tại Băng Cốc Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập … 0,5 Cơ cấu tổ chức - Cơ quan lãnh đạo của ASEAN là hội nghị ngoại trưởng hàng năm ở thủ đô các nước thành viên. - Uỷ ban thường trực của ASEAN đảm nhiệm các công việc giữa hai kỳ họp của Hội nghị ngoại trưởng; ngòai ra còn có các ủy ban thường trực , phụ trách những ngành cụ thể với sự tham gia của các chuyên gia các nước thành viên. 0,5 Quá trình phát triển - Giai đoạn 1(1967 đến 1975): ASEAN còn là một tổ chức non yếu và chương trình hợp tác giữa các thành viên còn rời rạc . - Giai đoạn 2(1976 đến nay): + Được đánh dấu bằng hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali (Inđônêxia) tháng 2.1976 mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử ASEAN… + Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng các thành viên … 1,0 + Từ năm nước trở thành 10 nước … Mục tiêu hoạt động “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác” được ký kế tại Hội nghị cấp cao họp tại Bali (Inđônêxia, tháng 2/1976) đã nêu mục tiêu của ASEAN là : “xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên môt cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do trung lập ở Đông Nam Á. Như thế, ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị- kinh tế của khu vực Đông Nam Á”. 0,5 Quan hệ giữa Vịêt Nam với ASEAN - Trước những năm 90 quan hệ giữa Việt Nam các nước ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc xoa dịu, có lúc căn thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là vấn đề Cămpuchia. - Đầu những năm 90 lại nay, ASEAN từ “đối đầu ” sang “đối thoại” và hợp tác với Việt Nam. Ngày 28.7.1995 Việt Nam trở thành thanh viên của ASEAN và ngày có uy tín trong tổ chức này. 0,5 . nga s¬n ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Líp 12 (lÇn 3) NĂM 2009-2010 Đề chính thức Môn : Lịch sử ( Đề có 01 trang) Thời gian làm bài : 180 phút (Không kể. cách mạng Việt Nam : 1 930 - 1 931 ; 1 936 -1 939 . Biểu điểm đáp án Các ý câu 4 Đáp án Điểm :3 Việc nhận định kẻ thù - 1 930 -1 931 : Theo Luận Cương chính

Ngày đăng: 11/10/2013, 14:12

Hình ảnh liên quan

Trình bày việc nhận định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh,hình thức tập hợp lực lượng và ý nghĩa lịch sử của  hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam : 1930- 1931;  1936-1939. - De thi chon hoc sinh gioi lop 12 ( 2009-2010)lan 3

ri.

̀nh bày việc nhận định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh,hình thức tập hợp lực lượng và ý nghĩa lịch sử của hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam : 1930- 1931; 1936-1939 Xem tại trang 4 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan