1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 - 2011

5 686 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 228,58 KB

Nội dung

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 - 2011

1 Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… . …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 * Môn thi: LỊCH SỬ * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Chứng minh công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân. Câu 2: (4 điểm) Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX? Qua đó hãy rút ra những đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. Câu 3: (4 điểm) Nêu bối cảnh lịch sử và tóm lược di ễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Thanh (1788-1789)? Hãy cho biết nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến này của quân Tây Sơn ? Câu 4: (4 điểm) Vì sao Nguyễn Thiện Thuật chọn khu Bãi Sậy (ở Hưng Yên) làm căn cứ chống Pháp? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nghĩa quân Bãi Sậy. Câu 5: (4 điểm) Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạ ng thanh niên. Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được đánh giá là một chính đảng hoạt động tiến bộ và đúng đắn nhất ở nước ta từ năm 1925 đến năm 1929 ? --- HẾT --- (Gồm 01 trang) CHÍNH THỨC 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 * Môn thi: LỊCH SỬ * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) *Quá trình thành lập công xã (0,5đ) - 18/3/1871, cuộc cách mạng thắng lợi. - 26/3/1871, chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - 28/3/1871, Hội đồng Công xã tuyên bố thành lập. *Chính sách: - Cơ cấu tổ chức : + Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay cả quyền lập pháp và hành pháp, gồm 9 ủy ban. (0,25đ) + Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trướ c nhân dân và có thể bị bãi miễn. (0,25đ) + Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và lực lượng cảnh sát cũ thay bằng lực lượng vũ trang an ninh nhân dân. (0,25đ) - Kinh tế: + Giao cho công nhân quản lí một số nhà máy, xí nghiệp chủ đã bỏ trốn (0,25đ) + Kiểm soát chế độ tiền lương, bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân (0,25đ) + Đề ra chế độ ngày làm 8 giờ và tăng lương cho công nhân. 0,25đ) - Xã hội: + Giải quyết nạn thất nghiệp, quy định giá bánh mì (0,25đ) + Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn nợ (0,25đ) + Chăm lo đời sống nhân dân, ra sắc lệnh đảm bảo quyền công dân cho phụ nữ… (0,25đ) - Văn hoá - giáo dục: + Đề ra chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí… (0,25đ) + Tách nhà thờ ra khỏi nhà nuớc, tr ường học không dạy kinh thánh (0,25đ) * Cơ cấu tổ chức, các chính sách của Công xã Pari là chăm lo đến đời sống của nhân dân, vì nhân dân, không có áp bức bóc lột nhân dân như những nhà nước trước đây. Vì vậy, Công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân. (0,75đ) Câu 2: (4 điểm) a. Khái quát các giai đoạn phát triển … Sau chiến tranh thế giới thứ II , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được gọi là lụ c địa mới trỗi dậy (Gồm 04 trang) CHÍNH THỨC 2 * Giai đoạn 1945 – 1954: - Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan Ai Cập (7/1952) lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (18/6/1953). (0,5đ) - Cùng năm 1952, nhân dân Libi cũng giành được độc lập… (0,25đ) * Giai đoạn 1954 – 1960: Chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) … (0,75đ) * Giai đoạn 1960 – 1975: - Năm 1960, có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi”, mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc. (0,5đ) - Thắng lợi của ách mạng Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích, Angôla (1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ. (0,25đ) * Giai đoạn từ 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. - Nhân dân Nam Rôđêdia tuyên bố thành lập nước cộng hòa Dimbabuê(4/1980). Tháng 3/1990, Namibia tuyên bố độc lập. (0,25đ) -Nam Phi, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, bản Hiếp pháp tháng 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chủ nghĩa Apácthai. Sau cuộc bầu cử dân chủ (1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử cộng hòa Nam Phi. ( 0,5đ) b. Đặc diểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi: - Năm 1963, thành lập tổ chức thống nhất châu phi (OAU) ,tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở các nước Châu Phi. (0,25đ) - Giai cấp tư sản dân tộc ở châu Phi lãnh đạo các cuộc đấu tranh, vì giai cấp vô sản ở đây chưa trưởng thành, chưa có một chính Đảng độc lậ p. (0,25đ) - Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng. (0,25đ) - Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước không đồng đều. (0,25đ) Câu 3: (4 điểm) a. Bối cảnh lịch sử: Sau khi dẹp tan các thế lực Lê- Trịnh ở đàng Ngoài, quân Tây sơn ở Bắc Hà chỉ còn vài vạn quân. Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầ u cứu nhà Thanh, Vua Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta (0,25đ) b. Tóm tắt diễn biến: - 11-1788 Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh tiến vào nước ta.Trước sự xâm lược của quân Thanh các tướng lĩnh Tây sơn ở Bắc Hà như Ngô văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú…họp bàn kế một mặt chống giặc, một mặt lui quân về vùng Tam Điệp, Biện Sơn rồi báo cáo tình hình về Quy Nhơn cho Nguyễn Hu ệ (0,5đ) - Tháng 12 Quân Thanh kéo vào Thăng Long và đợi qua tết sẽ diệt quân Tây Sơn.Chúng cướp bóc ,bắt dân nộp trâu bò để nuôi quân,bọn tàn quân Lê 3 Chiêu Thống thì bạc nhược,hàng ngày phải chầu chực ở Dinh Tổng đốc đợi lệnh. (0,25đ) - 21-12-1788 (23 tết) Nguyễn Huệ nhân được tin cấp báo đã tức tốc chuẩn bị lực lượng lên đường.Ngày 22-12 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung rồi đưa quân ra Bắc.Trên đường đi ông ghé qua Nghệ An tuyển thêm quân. Ngày 15-01-1789 Ông đến Tam Điệp và khen kế hoạch của Sở và nhận định ta có kh ả năng đánh bại quân Thanh. (0,5đ) - Nắm được tình hình quân Thanh Nguyễn Huệ dốc toàn lực tiêu diệt hệ thống phòng thủ của địch ở phía Nam Thăng Long. Ngày 18-01 quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu đánh vào các đồn tiền tiêu (Thanh Quyết-Nhật Tảo), tiến vào Thăng Long đánh vào đồn Hạ Hồi làm quân giặc bất ngờ.Ta lấy đồn một cách dễ dàng. (0,5đ) - 29-01(mùng 4 tết) ta bao vây Ngoc Hồi một đồ n kiến cố trong hệ thống phòng thủ của Thế Hanh. Quân Tây Sơn phối hợp đánh ở các cứ điểm khác nhau như Khương Thượng (Sầm Nghi Đống chỉ huy). Quân ta thắng lớn Nghi Đống thắt cổ tự vẫn (0,5đ) - Sáng mùng 5 tết ta đánh Ngọc Hồi nhờ tinh thần quả cảm quân Tây sơn đã hạ được Ngọc Hồi và phục kích tiêu diệt quân còn lại ở Đầm Mực.Hệ thống phòng thủ ở nam Thăng Long bị xuyên thủng.Quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.Tôn Sĩ Nghị vội chạy về Trung Quốc. (0,5đ) c.Nghệ thuật: - Tổ chức khao quân cho quân ăn tết trước để khích lệ tinh thần binh sĩ. (0,25đ) - Chia cắt đội hình địch, tấn công dồn dập, dồn địch vào thế bị vây không cho chúng thoát. (0,25đ) - Dùng nghệ thuậ t lá chắn (lấy rơm ướt quấn vào tấm ván lớn khiêng để chắn tên)… (0,25đ) - Tổ chức hành quân thần tốc, tạo ra yếu tố bất ngờ để đánh vào các đồn lũy của địch (0,25đ) Câu 4: (4 điểm) a. Mô tả sơ lược về căn cứ Bãi Sậy và giải thích: (2,0đ) - Bãi Sậy là một vùng sình lầy, hoang vu, lau sậy mọc um tùm (cao đến 2m) thuộc các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mĩ, Mĩ Hào của tỉnh Hưng Yên. (0,25đ) - Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến đường giao thông thủy bộ rất quan trọng của vùng tả ngạn sông Hồng. (0,5đ) - Địa thế rất hiểm trở bởi những cánh rừng lau sậy rộng lớn, sình lầy, thêm vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân làm cho vùng này trở nên bí hiểm đối với quân giặc. (0,5đ) - Bãi Sậy là một vị trí cơ động, có điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu và chiến đấu, đặc biệt là chống giặc càn quét. (0,5đ) Do những yếu tố trên Nguyễn Thiện Thuật đã chọn Bãi Sậy làm căn cứ chống Pháp. (0,25đ ) b. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc: (2,0đ) - Nghĩa quân Bãi Sậy lấy lối đánh du kích làm chiến thuật cơ bản (0,25đ) 4 - Căn cứ chỉ là nơi trú quân khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của nghĩa quân không tập trung ở căn cứ thường xuyên mà phân tán khắp nơi ở toàn vùng tả ngạn sông Hồng, vừa tham gia sản xuất, vừa chiến đấu. (0,5đ) - Nghĩa quân thường phân tán thành những nhóm nhỏ trong thôn xóm, tổ chức nhiều trận tập kích chớp nhoáng, đánh úp những đồn lẻ, chặn đường giao thông tiếp tế của địch, phục kích những toán địch đi lẻ tẻ rồi nhanh chóng phân tán vào trong dân. (0,5đ) - Vì thế, quân Pháp không thể biết lực lượng chính của nghĩa quân ở đâu để mà đàn áp. (0,25đ) - Tiêu biểu như đánh Hải Dương 1885, tấn công Quỳnh Côi (Thái Bình) 1886, tấn công Kẻ Sặt, Bình Giang (Hải Dương)1887, đánh Mỹ Hào (Hưng Yên) 1888. (0,25đ) Ngoài ra nghĩa quân Bãi Sậy còn mở rộng phối hợp tác chiến với các toán nghĩa quân các tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Quảng Yên, Đồng Triều….) (0,25đ) Câu 5: (4 điểm) * Sự ra đời và hoạt động: - 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm Xã. (0,5đ) - 2-1925, chọn một số thanh niên trong Tâm Tâm Xã lập ra Cộng sản đoàn. (0,25đ) - 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. (0,5đ) - Hoạt động: + Mở lớp huấn luyện chính trị đào t ạo chiến sĩ cách mạng đưa về nước hoạt động. (0,5đ) + 21-6-1925, ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. (0,25đ) + Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp in thành cuốn Đường kách mệnh. Xây dựng được 3 kì bộ ở ba miền. (0,5đ) + Năm 1928, tổ chức phong trào "vô sản hóa" để tuyên truyền vận động nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho công nhân. (0,5đ) * Chính đảng tiến bộ và đúng đắn nhất: - Có đường lối đúng đắn đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. (0,25đ) - Phù hợp với xu thế cách mạng hiện đại của thế giới. (0,25đ) - Phương pháp tổ chức khoa học: Hội đã học tập được cách xây dựng Đảng vô sản kiểu mới của Lênin và được sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. Chính vì vậy mà Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là một tổ chức tiến bộ và thành công nhất trong các tổ chức chính đảng lúc đó. (0,5đ) --- HẾT--- . Câu 4: (4 đi m) a. M tả sơ lược về căn cứ Bãi Sậy và giải thích: (2,0đ) - Bãi Sậy là m t vùng sình lầy, hoang vu, lau sậy m c um t m (cao đến 2m) thuộc các. sơn ở Bắc Hà như Ngô văn Sở, Ngô Thì Nh m, Phan Huy Chú…họp bàn kế m t m t chống giặc, m t m t lui quân về vùng Tam Điệp, Biện Sơn rồi báo cáo tình hình

Ngày đăng: 26/08/2013, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w