đề kiểm tra ngữ văn 7

6 595 1
đề kiểm tra ngữ văn 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên : . Lớp : . TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 1, Có thể dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu văn: "Khuôn mặt .cô gái không có nét gì đặc biệt nhưng rất ưa nhìn." A. của C. về. B. cho D. bằng 2, Trong bài thơ Bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói về thân phận của ai trong xã hội phong kiến? A. Bọn quan lại gian ác, tham lam. B. Người phụ nữ tài sắc nhưng số phận lại lênh đênh, bất hạnh. C. Người nông dân nghèo bị áp bức, bóc lột. D. Những nhà thơ suốt đời gắn liền với chữ nghĩa. 3, Những từ ngữ: "chàng còn, thiếp hãy, cùng trông, cùng chẳng thấy" trong đoạn trích Sau phút chia li là tình cảm như thế nào giữa hai người? A. Cả hai đều lạnh lùng, dửng dưng trước cuộc chia li. B. Chỉ có người vợ nhớ thương, còn người chồng cứng cỏi, không mảy may thương nhớ. C. Cả hai vô cùng thương nhớ, quyến luyến và đau khổ vì phải chia li. D. Chỉ có người chồng buồn nhớ, còn người vợ cố gắng động viên chồng ra đi. 4, Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? A. Nhân son đỏ. C. Hình tròn, trắng mịn. B. Được hấp trên nước. D. Có thể rắn hoặc nát. 5, Từ chỉ màu xanh nào không có trong đoạn thơ Sau phút chia li? A. xanh ngắt. C. mây biếc. B. núi lam. D. xanh xanh. 6, Câu nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? A. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt. B. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. C. Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. D. Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật thất ngôn bát cú. 7, Nhận xét nào đúng khi nói về những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước? A. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ. B. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ. C. Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc. D. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. 8, Quan hệ từ "hơn" trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? "Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" A. Điều kiện. C. Nhân quả. B. Sở hữu. D. So sánh. 9, Trong bài thơ Sau phút chia li, tác giả đã sử dụng hai địa điểm để nói lên sự xa cách giữa vợ và chồng. Đó là địa điểm nào? A. Hàm Dương và Tiêu Tương. C. Hoàng Sa và Trường Sa. B. Miền Nam và miền Bắc Việt Nam. D. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 10, Câu nào dưới đây nói đúng về nhan đề Chinh phụ ngâm khúc? A. Chinh phụ ngâm khúc là khúc hát đối đáp giữa người vợ và người chồng trước lúc người chồng ra trận. B. Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận. C. Chinh phụ ngâm khúc là lời tâm sự của người chồng khi phải bỏ quê hương và gia đình để ra trận. D. Chinh phụ ngâm khúc là khúc hát ru con của người vợ có chồng ra trận. 11, Bài văn biểu cảm thực hiện nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ sau? A. Tập trung miêu tả một đặc điểm. B. Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. C. Tập trung thuyết minh một vấn đề. D. Tập trung bàn luận một vấn đề. 12, Trong những từ dưới đây, từ nào dùng để nói về cái chết của những anh hùng liệt sĩ? A. băng hà. C. từ trần. B. hi sinh. D. viên tịch. 13, Âm thanh nào được nhắc tới trong Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi? A. Tiếng thác chảy. C. Tiếng thú gầm. B. Tiếng suối chảy, tiếng đàn cầm. D. Tiếng ếch nhái kêu. 14, Từ Hán Việt không có các sắc thái nào trong số các sắc thái sau? A. Sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục. B. Sắc thái suồng sã, thể hiện sự thân mật. C. Sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính. D. Sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xưa. 15, Đề bài nào không thuộc loại đề bài văn biểu cảm? A. Phát biểu cảm nghĩ của em về ngày khai trường. B. Kể lại một kỉ niệm về đáng nhớ nhất về kì nghỉ hè vừa qua. C. Nêu cảm nghĩ của em về mái trường. D. Suy nghĩ, tình cảm của em trước một tấm gương vượt khó trong học tập. Họ và tên : . Lớp : . TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 1, Từ "mục đồng" trong câu thơ "Mục đồng sáo vẳng trâu về hết" trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chỉ điều gì? A. Cánh đồng cỏ dành để chăn trâu. C. Những đứa trẻ chăn trâu. B. Khói chiều trên các mái nhà tranh. D. Cánh đồng lúa xanh biếc. 2, Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào? A. Ninh Bình. C. Nam Định. B. Hà Nam. D. Hà Nội. 3, Nhân vật trữ tình "Ta" trong bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi là người như thế nào? A. Tâm hồn giao cảm tuyệt đối với thiên nhiên. (3) B. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên. (1) C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. D. Tâm hồn thanh cao, trong sáng. (2) 4, Trong bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì? A. Yên ả và thanh bình. B. Kì ảo và lộng lẫy. C. Tươi tắn và đầy sức sống. D. Hùng vĩ và náo nhiệt. 5, Điều nào sau đây không nói về vua Trần Nhân Tông? A. Là một nhà văn hóa, là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. B. Tên thật là Trần Khâm, là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông là một ông vua yêu nước. C. Là một ông vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông giành thắng lợi. D. Là người thành lập nên hội thơ Tao Đàn. 6, Câu thơ "Non nước ấy ngàn thu" trong bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải thể hiện mong ước gì ở tác giả? A. Mong cho dân chúng được ấm no mãi mãi. B. Mong cho chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử được mãi mãi ghi vào sử sách. C. Mong cho nền độc lập dân tộc mãi mãi vững bền. D. Mong cho quân xâm lược không đến nước ta nữa. 7, Văn biểu cảm là loại văn có đặc điểm gì nổi bật? A. Kể chuyện chi tiết, tỉ mỉ. B. Lập luận chặt chẽ. C. Miêu tả tinh tế, sinh động. D. Bộc lộ tình cảm mạnh mẽ. 8, Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"? A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. B. hiền hữu. (1) C. hữu ngạn. (3) D. hữu hạn. (2) 9, Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm? A. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp. B. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. C. Không có lí lẽ, lập luận. D. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự. 10, Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép? A. Hoa(bông hoa). B. Học. C. Đầu(cái đầu). D. Sơn(núi). 10, Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh? A. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. B. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước. C. Thể hiện khát vọng hòa bình. D. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Họ và tên : . Lớp : . TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 Bài 8. Qua Đèo Ngang - Bạn đến chơi nhà 1, Có mấy từ láy trong hai câu thơ bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? "Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà" A. Bốn từ láy. C. Hai từ láy. B. Ba từ láy. D. Một từ láy. 2, Tác giả Nguyễn Khuyễn đã kể ra những thứ gì của nhà mình muốn đem ra tiếp bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà? A. Gà, cá, cà, cải, trầu, cau, mướp. B. Gà, cải, cá, bầu, dưa, mướp, trầu. C. Cá, gà, dưa, cà, bầu, mướp, trầu. D. Gà, cá, cải, cà, bầu, mướp, trầu. 3, Dòng nào ghi đủ các đối tượng được nhắc đến trong câu thơ thứ hai của bài thơ Qua Đèo Ngang? A. Cỏ, đá, lá, rễ, cây. C. Cỏ, cây, đá, lá, hoa, quả. B. Cỏ, cây, hoa, quả, lá. D. Cỏ, cây, đá, lá, hoa. 4, Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: "Em yêu những hàng cây xanh tươi .chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng mát". A. vì C. về B. còn D. để. 5, Mối tương quan giữa cảnh và tình trong hai câu thơ cuối bài thơ Qua Đèo Ngang là gì? A. Cảnh lạnh lùng, thưa vắng bao nhiêu thì tình người cũng cô đơn, u uất bấy nhiêu. B. Cảnh càng nhẹ nhõm, khoáng đạt thì tình càng nặng nề, u ám. C. Cảnh càng phân li, chia cách, lòng người càng cháy bỏng nỗi nhớ quê, nhớ nhà da diết. D. Cảnh mênh mông rộng lớn bao nhiêu thì tình càng nặng nề, cô đơn, khép kín bấy nhiêu. 6, Nội dung chính của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì? A. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi tác giả sinh sống, qua đó đề cao giá trị tinh thần trong cuộc sống. B. Thầm trách người bạn đến chơi nhà vào một dịp không phù hợp. C. Nói lên tình huống khó xử: đã lâu rồi bạn thân đến chơi nhưng lại không có gì tiếp bạn, tuy nhiên bài thơ vẫn hàm chứa một tình bạn đậm đà, thắm thiết. D. Miêu tả cảnh sống đơn sơ, giản dị và có phần thiếu thốn, nghèo túng của tác giả. 7, Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc - Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."? A. Chơi chữ. C. So sánh. B. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. 8, Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ? A. trẻ thời đi vắng. B. ta với ta. C. chợ thời xa. D. mướp đương hoa. 9, Cụm từ "Ta với ta" trong câu cuối bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thể hiện điều gì? A. Nỗi cay đắng khi phải sống cuộc sống thiếu thốn, vất vả lúc về già. B. Nỗi ước mong cháy bỏng của nhà thơ muốn có người bạn tri âm, tri kỉ . C. Sự cô đơn đến tột cùng khi không thể có được sự sẻ chia, an ủi của cuộc đời D. Sự thủy chung gắn bó không gì chia cắt, mối đồng cảm sâu sắc của hai tâm hồn tri kỉ. 10, Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể loại nào ? A. Thơ bẩy chữ. B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn. C. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. D. Thơ lục bát. 11, Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. B. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. 12, Tác giả Trần Quang Khải sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu đầu bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư? A. Nhân hóa. B. Điệp ngữ. C. Đối (bình đối). D. So sánh. 13, Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. B. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. C. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. D. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác. 14, Dòng nào nêu đúng trình tự lập luận, diễn ý của tác giả trong bài thơ Sông núi nước Nam? A. Khẳng định nước Nam là của vua Nam và phong kiến phương Bắc không có quyền đến xâm phạm. B. Khẳng định chân lý nước Nam là của người Nam và kẻ nào đến xâm phạm tất sẽ phải chuốc lấy thất bại thảm hại. C. Khẳng định tính chất phi nghĩa, tàn bạo của giặc xâm lược, nêu cao quyền tự chủ chính nghĩa của quân dân ta để rồi đi đến kết luận quân địch sẽ bị đánh tơi bời. D. Nêu kết cục tất yếu bại vong của quân giặc và giải thích nguyên nhân chiến thắng của quân dân ta. . . TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 1, Có thể dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu văn: "Khuôn mặt .cô gái không có nét. mật. C. Sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính. D. Sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xưa. 15, Đề bài nào không thuộc loại đề bài văn biểu cảm?

Ngày đăng: 11/10/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan