Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
242 KB
Nội dung
I. KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN 1. Mục đích, yêu cầu: Tài chính công đoàn là một bộ phận của hệ thống tài chính nhà nước, nhưng tài chính công đoàn có tính độc lập tương đối trong thu- chi, trên cơ sở căn cứ Luật công đoàn, Điều lệ công đoàn Việt nam quy định. - Căn cứ Chương III Điều 14,15,16,17 Luật công đoàn. Quy định những bảo đảm hoạt động công đoàn. - Căn cứ Nghị định số: 302-HĐBT ngày 19/8/2002 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền và trách nhiệm của CĐCS trong các doanh nghiệp, cơ quan. Bảo đảm điều kiện cho CĐCS hoạt động tại Điều 18,19,20. Tổ chức thực hiện việc thu –chi, lập báo cáo dự toán, quyết toán quý, năm đầy đủ, đúng thời gian quy định; Được mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động; Chủ tịch công đoàn là chủ tài khoản, Phó chủ tịch công đoàn ( được ủy quyền); CĐCS sử dụng kế toán, thủ quỹ ( kiêm nhiệm) của chuyên môn. 2. Hệ thống tài chính công đoàn: (gồm 4 cấp) - Tổng liên đoàn lao động việt nam; - Liên đoàn lao động tỉnh, TP trực thuộc TW; Công đoàn ngành TW; - LĐLĐ huyện -Tp, CĐ ngành, CĐVC, CĐ cấp trên cơ sở; - Công đoàn cơ sở(bao gồm CĐCS thành viên), nghiệp đoàn II. NỘI DUNG THU CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ: (Gồm có 3 nguồn thu chính sau) 1. Thu 2% kinh phí công đoàn: (Mã số 22) Căn cứ Thông tư liên tịch số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐ ngày 8/12/2004 của Bộ tài chính - Tổng Liên đoàn về hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn. a. Đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn: - Cơ quan hành chính Nhà nước (bao gồm cả ủy ban nhân dân xã, Phường, Thị trấn); đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, xã hội, xã hội nghề nghiệp; lực lượng vũ trang nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam. 1 b. Mức và căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn: - Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% qũy tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) - Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, thâm niên, khu vực (nếu có) c. Phương thức trích nộp, hạch toán và quyết toán kinh phí công đoàn: * Phương thức trích, nộp kinh phí công đoàn: Căn cứ công văn liên ngành số 251/LN/ LĐLĐ tỉnh - Sở Tài chính - Cục thuế tỉnh – Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, ngày 18/5/2005 Hướng dẫn về việc trích nộp kinh phí công đoàn. + Hàng tháng, khi đơn vị rút kinh phí trả lương, đồng thời lập giấy rút kinh phí công đoàn nộp cho cơ quan công đoàn qua kho bạc Nhà nước. + Cuối tháng, kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tất toán tài khoản, chuyển khoản thu kinh phí công đoàn vào tài khoản tiền gửi của cơ quan công đoàn. * Hạch toán và quyết toán kinh phí công đoàn: Khoản trích nộp kinh phí công đoàn được hạch toán và quyết toán vào tiểu mục 03, mục 106 nhóm mục chi cho con người theo chương, loại, khoản tương ứng. Lưu ý: Cơ quan HCSN, tổng quỹ tiền lương tính theo ngạch, bậc và các phụ cấp lương được tính để trích nộp gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, nguy hiểm, lưu động quốc phòng, an ninh, thâm niên. Phân bổ kinh phí công đoàn: Trích nộp cấp trên 1% 2% KPCĐ: Công đoàn cơ sở 1% 2. Thu 1% đoàn phí công đoàn: (Mã số 23) Căn cứ Hướng dẫn số: 826/HD-TLĐ ngày 01/6/2009 về việc hướng dẫn đóng đoàn phí công đoàn. Đoàn phí công đoàn do mỗi đoàn viên đóng hàng tháng. a. Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn: Đoàn viên công đoàn hưởng tiền lương, tiền công, sinh hoạt phí đang sinh hoạt tại các CĐCS thuộc cơ quan, đơn vị dưới đây: - Cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp. - Đoàn viên công đoàn hưởng tiền lương, tiền công, học bổng đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài. b. Mức đóng và phương thức thu đoàn phí công đoàn: 2 - Mức đóng đoàn phí công đoàn: + Đoàn viên công đoàn ở các CĐCS cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: Mức đóng đoàn phí công đoàn bằng 1% lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. + Đoàn viên công đoàn ở các CĐCS đơn vị sự nghiệp: Mức đóng đoàn phí công đoàn bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ (bao gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy định chung của Nhà nước) và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm; + Đoàn viên công đoàn đang đi học hưởng lương hoặc sinh hoạt phí: Mức đóng đoàn phí công đoàn bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm hoặc 1% sinh hoạt phí. Mức đóng đoàn phí của mỗi đoàn viên căn cứ hướng dẫn trên, nhưng tối đa không được quá 10% tiền lương tối thiểu theo quy định chung đối với cơ quan hành chính Nhà nước. - Phương thức thu đoàn phí công đoàn: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn tự nguyện đóng cho CĐCS hàng tháng; Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thoả thuận của đoàn viên. Phân bổ đoàn phí công đoàn: Trích nộp cấp trên 0,3% 1% ĐPCĐ: Công đoàn cơ sở 0,7% Để giản thủ tục cho CĐCS ( đối với cơ quan HCSN),Công đoàn cấp trên khấu trừ phần đoàn phí 0,3% CĐCS phải nộp lên, tức chỉ cấp 0,7% của 1% kinh phí công đoàn cấp trên cấp lại cho CĐCS hoạt động trong nguồn kinh phí đơn vị trích nộp cho Công đoàn cấp trên. 3. Thu khác: (Mã số 24) - Hoạt động SXKD, dịch vụ, VHTT, hỗ trợ, thanh lý do công đoàn tổ chức quản lý . - Các quỹ tương trợ công đoàn; quỹ mái ấm công đoàn; quỹ nữ công nhân nghèo; từ các nguồn đóng góp . - Kinh phí do nhà nước cấp hỗ trợ ( cơ quan; doanh nghiệp; các đơn vị tài trợ ) III. VỀ PHÂN PHỐI: 1. Đối với Công đoàn cấp trên: 3 - Công đoàn cơ sở trích nộp công đoàn cấp trên 50% số thực thu kinh phí công đoàn và 30% số thực thu đoàn phí công đoàn. Kinh phí công đoàn 1% CĐ cấp trên 1,3%: (KP-ĐP) Đoàn phí công đoàn 0,3% 2. Đối với các Công đoàn cơ sở: - Công đoàn cơ sở được sử dụng bình quân 50% số thực thu kinh phí công đoàn và 70% số thực thu đoàn phí công đoàn. Kinh phí công đoàn 1% CĐCS 1,7%: (KP-ĐP) Đoàn phí công đoàn 0,7% - Đối với các CĐCS có CĐCS thành viên như Công đoàn Giáo dục huyện (CĐCS Trường học): Thực hiện theo Công văn số 83/LĐLĐ ngày 21/4/2006 của LĐLĐ tỉnh: 70% CĐCS Trường học. Tổng gồm 1,7%: 25% CĐ Giáo dục huyện, TP. (1% KPCĐ, 0,7% ĐPCĐ) 5% LĐLĐ huyện, TP. - Đối với các CĐCS xã, phường, thị xã và thị trấn: Thực hiện theo Quyết định số 983/QĐ-LĐLĐ ngày 16/9/2008 của LĐLĐ tỉnh: + Kinh phí được giữ nguyên 2% đến hết năm 2010; + Đoàn phí Công đoàn phải nộp về Công đoàn cấp trên 0,3%,. Như vậy Công đoàn cơ sở xã, phường, thị xã và thị trấn được chi như sau: 2 % Kinh phí Công đoàn Tổng chi tại CĐCS = 2,7%: 0,7% Đoàn phí Công đoàn IV. NỘI DUNG CHI CỦA CĐCS: Ngân sách công đoàn cơ sở gồm các khoản chi sau: 4 Căn cứ Quy định về nội dung và phạm vi thu chi ngân sách công đoàn cơ sở ( ban hành kèm theo Quyết định số 1375/QĐ-TLĐ ngày 16/10/2007 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) Phần chi: - 30% Lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn; phụ cấp CBCĐ không chuyên trách. - 10% chi quản lý hành chính - 40% + Chi hoạt động phong trào, + chi khác. - 20% Chi thăm hỏi, cán bộ đoàn viên. 1. Lương, phụ cấp và các khoản đóng góp:(Mã số 27) Lương, phụ cấp, các khoản đóng góp … của cán bộ chuyên trách Công đoàn cơ sở theo quy định của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ Đảng, đoàn thể và hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam. 2. Phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách: (Mã số 28) Phụ cấp kiêm nhiệm của chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS hoạt động không chuyên trách; Phụ cấp trách nhiệm của: Uỷ viên Ban chấp hành CĐCS, chủ tịch Công đoàn bộ phận, tổ trưởng Công đoàn; kế toán, thủ quỹ CĐCS thực hiện theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam. 3.Chi quản lý hành chính: (Mã số 29) - Chi họp Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận. - Chi Đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận. (Bao gồm trang trí, in tài liệu, nước uống, ) - Chi mua văn phòng phẩm, TSCĐ, công cụ, dụng cụ làm việc của văn phòng công đoàn, chi sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, công tác phí, nước uống, tiếp khách. 4.Chi hoạt động phong trào: (Mã số 31) 4.1. Chi hoạt động bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVC-LĐ: - Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp chuẩn bị tài liệu, nội dung . cho CĐCS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNVC-LĐ, của cán bộ, đoàn viên. Công đoàn. - Chi trợ cấp, thăm hỏi cán bộ công đoàn cơ sở và chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại điện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn mà bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập giảm sút. - Chi bồi dưỡng tư vấn, luật sư, hội thảo lấy ý kiến giúp CĐCS tham gia xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, tham gia các dự thảo về chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi hợp pháp của CNVC-LĐ. 5 - Chi bồi dưỡng tư vấn, luật sư, hội thảo lấy ý kiến giúp CĐCS tham gia xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, tham gia các dự thảo về chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi hợp pháp của CNVC-LĐ. 4.3. Chi tuyên truyền, giáo dục : - Chi hỗ trợ tổ chức học bổ túc văn hoá cho CNVC-LĐ: chi khen thưởng động viên đoàn viên học giỏi, giáo viên dạy tốt. - Chi mua sách báo, tạp chí, ấn phẩm( Báo Lao động, Tạp chí Lao động công đoàn, Tạp chí BHLĐ,.) của công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn và thư viện hoặc tủ sách công đoàn. - Chi truyên truyền, vận động phát triển đoàn viên; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho CNVC - LĐ. - Chi thù lao báo cáo viên, nước uống thông thường cho người dự trong các buổi nói chuyện thời sự, chính sách, pháp luật, .do công đoàn cơ sở tổ chức. - Chi tọa đàm, gặp mặt động viên đôí với đoàn viên tích cực, cộng tác viên nhằm thực hiện tốt chủ trương chính sách, các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của tổ chức Công đoàn. - Chi về tiền giấy, bút, thù lao bài viết có chất lượng; khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong các hoạt động tuyên truyền trên bản tin, phát thanh, báo tường trong đơn vị. 4.4. Chi về hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao: - Chi xây dựng gia đình văn hoá, khu văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội trong CNVC-LĐ. Chi tổ chức cho CNVC- LĐ thưởng thức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. - Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn nghệ, thể thao. - Chi tiền thưởng cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong các phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của công đoàn cơ sở. - Các khoản chi mua sắm phương tiện hoạt động văn nghệ, thể thao; bồi dưỡng luyện tập, thi đấu, ăn ở, đi lại của vận động viên, diễn viên trong các giải thi đấu công đoàn cơ sở đề nghị cơ quan chi từ quỹ phúc lợi và các quỹ khác của cơ quan, đơn vị. Chi hoạt động thể thao thường xuyên do người tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao đóng góp. 4.5. Chi về hoạt động thi đua. - Chi hỗ trợ hoạt động thi đua: (Phát động thi đua, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua ) do công đoàn cơ sở phối hợp với cơ quan tổ chức; Tổ chức các hội thi ( thi về lao động giỏi, bàn tay vàng, thi tìm hiểu pháp luật và an toàn vệ sinh lao động, thi cán bộ công đoàn giỏi, . . .), khen thưởng các chuyên đề hoạt động công đoàn; Tổ chức các buổi gặp mặt, toạ đàm với chiến sĩ thi đua, lao động giỏi, những người có thành tích xuất sắc về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, có nhiều sáng kiến, tiết kiệm. 4.6. Chi khen thưởng cán bộ, đoàn viên: Chi tiền thưởng kèm các hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân trong đơn vị theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 6 4.7. Chi các hoạt động phong trào khác. Chi hỗ trợ khen thưởng, động viên con CNVC-LĐ của công đoàn cơ sở học giỏi, đạt giải trong các kỳ thi trong nước và quốc tế, học sinh nghèo vượt khó học giỏi; hỗ trợ tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, Trung thu, trại hè cho con CNVC-LĐ của công đoàn cơ sở. 5. Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên: (Mã số 33) - Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (bố, mẹ bên vợ, bên chồng; bản thân vợ, chồng, con),việc hỉ của cán bộ, đoàn viên công đoàn. - Chi thăm hỏi, giúp đỡ gia đình cán bộ, đoàn viên gặp khó khăn, hoạn nạn do tai nạn lao động, tai nạn rủi do, thiên tai, bệnh tật, hoả hoạn gây tổn thất về sức khoẻ, tài sản. 6. Chi khác: (Mã số 35) - Chi hoạt động xã hội, từ thiện của công đoàn cơ sở: Giúp CNVC-LĐ và đoàn viên công đoàn bị thiên tai bão lụt, chất độc màu da cam, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Chi hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tham quan, du lịch cho CNVC-LĐ và đoàn viên trong đoàn đã công đoàn cơ sở tổ chức. - Chi cộng tác viên có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của công đoàn cơ sở, chi thưởng thu ngân sách công đoàn, chi thù lao màng lưới hoạt động của công đoàn cơ sở. - Chi lỗ chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu của công đoàn cơ sở theo quyết định của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Phần thứ hai CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN Căn cứ Quyết định số 1262/QĐ-TLĐ, ngày 19/9/2007 Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn; Công văn số 374/TLĐ ngày 05/3/2008 của Tổng Liên đoàn quy định bổ sung và hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn. I. PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM: 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Công đoàn các cấp không hưởng lương từ ngân sách Công đoàn, hoạt động không chuyên trách. 2. Nguyên tắc và điều kiện hưởng phụ cấp: - Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất trong suốt thời gian giữ chức vụ đó. - Khi thôi giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn kiêm nhiệm thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm từ tháng sau liền kề. 7 - Phụ cấp kiêm nhiệm không tính để đóng và hưởng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 3. Mức phụ cấp và cách tính: - Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn các cấp, hoạt động không chuyên trách, hàng tháng được tính bằng hệ số 0,10 đến hệ số 0,50 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định, cụ thể gồm 5 mức như sau: (Bảng 1) BẢNG TÍNH PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM Mức Số lượng đoàn viên của một đơn vị (ĐVT: đoàn viên) Hệ số phụ cấp cao nhất Chủ tịch Phó Chủ tịch 1 Dưới 100 0,1 0 2 Từ 100 đến dưới 500 0,2 0,14 3 Từ 500 đến dưới 2.000 0,3 0,20 4 Từ 2.000 đến dưới 5.000 0,4 0,27 5 Từ 5.000 trở lên 0,5 0,33 II. PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM: 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: - Uỷ viên Ban chấp hành, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở. - Chủ tịch Công đoàn Bộ phận. - Tổ trưởng công đoàn. - Kế toán, thủ quỹ kiêm nhiệm của CĐCS. 2. Nguyên tắc và điều kiện hưởng phụ cấp: - Cán bộ công đoàn giữ nhiều chức danh ở một công đoàn cơ sở, chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất. - Ban Chấp hành Công đoàn các cấp căn cứ vào nguồn thu kinh phí Công đoàn của cấp mình (theo sự phân cấp tài chính của công đoàn cấp trên), để trả phụ cấp cao hoặc thấp cho cán bộ công đoàn nhưng không được vượt quá mức quy định của Tổng Liên đoàn. ( Bảng số 2) 8 - Khi thôi giữ chức vụ thì thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm từ tháng sau liền kề. - Phụ cấp trách nhiệm không tính để đóng và hưởng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Khuyến khích việc trả phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn từ nguồn kinh phí do chuyên môn hỗ trợ cao hơn mức quy định của Tổng Liên đoàn. 3. Mức phụ cấp và cách tính: - Phụ cấp trách nhiệm của cán bộ Công đoàn cơ sở ( kể cả cơ sở thành viên) thuộc các đối tượng nêu trên, căn cứ vào nguồn kinh phí (Chuyên môn hỗ trợ và kinh phí Công đoàn) hàng tháng được tính bằng hệ số 0,10 đến dưới hệ số 0,20 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định, cụ thể gồm 10 mức như sau: (Bảng 2) BẢNG TÍNH PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM Đối với cán bộ công đoàn cơ sở ( kể cả cơ sở thành viên) Mức Số lượng đoàn viên của một đơn vị Hệ số phụ cấp cao nhất UV BCH, Kế toán , thủ quỹ UV UBKT CTCĐ bộ phận, tổ trưởng tổ CĐ 1 Dưới 150 0,11 0,1 0,1 2 Từ 150 đến dưới 500 0,11 0,1 0,1 3 Từ 500 đến dưới 1.000 0,12 0,11 0,1 4 Từ 1.000 đến dưới 2.000 0,13 0,11 0,1 5 Từ 2.000 đến dưới 3.000 0,14 0,12 0,1 6 Từ 3.000 đến dưới 4.000 0,15 0,12 0,1 7 Từ 4.000 đến dưới 5.000 0,15 0,13 0,1 8 Từ 5.000 đến dưới 6.000 0,17 0,13 0,1 9 Từ 6.000 đến dưới 7.000 0,18 0,14 0,1 10 Từ 7.000 trở lên 0,19 0,14 0,1 4. Nguồn kinh phí chi trả: - Kinh phí để chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn và phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công đoàn cơ sở không được vượt quá 30% tổng nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn cơ sở được sử dụng. - Trong trường hợp nguồn kinh phí của CĐCS được phân bổ cho phụ cấp cán bộ Công đoàn sử dụng không hết. Ban chấp hành CĐCS căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để quyết định đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp; mức phụ cấp kiêm nhiêm, phụ cấp trách nhiệm; thời gian tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm (tháng, quý, năm) cho phù hợp. Nhưng mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng tối đa không quá hệ 9 số 0,5 so với mức lương tối thiểu chung, phụ cấp trách nhiệm tối đa không quá hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. - Công đoàn cơ sở được sử dụng nguồn thu khác để chi phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở. Đối tượng, mức chi phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở sử dụng từ nguồn thu khác, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. - Khoản chi phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công đoàn được hạch toán vào mục 2 (Mã số 28) và quyết toán với công đoàn cấp trên theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Phần thứ ba BIỂU MẪU QUYẾT TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN Mẫu số: B07-TLĐ Công đoàn cấp trên: . Công đoàn: Loại hình đơn vị: . BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ Quý Năm . A. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN: - Số lao động: người. - Số CB chuyên trách CĐ .người. - Số đoàn viên: người. - Tổng quỹ tiền lương .đồng. B. CÁC CHỈ TIÊU THU, CHI NSCĐ ĐVT: đồng TT Nội dung Mã số Dự toán năm Quyết toán kỳ này Luỹ kế từ đầu năm Cấp trên duyệt I PHẦN THU 1 Thu kinh phí công đoàn 22 2 Thu đoàn phí công đoàn 23 3 Thu khác 24 Cộng thu NSCĐ 4 Kinh phí cấp trên cấp 25 5 Số dư kỳ trước chuyển sang 26 TỔNG CỘNG (I) 10 [...]... nhận, bãi miễn: BCH CĐ cấp trên trực tiếp ra quyết định và bãi miễn UBKT CĐ và các chức danh UBKT CĐ cấp dưới sau khi bầu (hoặc chỉ định) phải được BCH CĐ cấp trên trực tiếp quyết định bằng văn bản mới có hiệu lực hoạt động e Chịu sự chỉ đạo: BCH CĐ cùng cấp và UBKT CĐ cấp trên trực tiếp chỉ đạo f Mỗi quan hệ: 13 - UBKT CĐ với BCH CĐ: UBKT CĐ chịu sự lãnh đạo của BCH CĐ cùng cấp - UBKT CĐ cấp trên với... NHAU Bầu cử UBKT CĐ Do BCH CĐ cùng cấp bầu BAN TTND Do Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC bầu Quyết định BCH CĐ cấp trên ra QĐ BCH CĐ cùng cấp ra QĐ Thời gian Họat động Theo nhiệm kỳ BCH CĐ Theo Điều lệ CĐ VN 2 năm Theo Luật Thanh tra Nhà nước Đối tượngBCH CĐ cùng cấp, cấp dưới và Thủ trưởng, Nghị quyết ĐHCNVC (HN giám sát,ĐVCĐ CBCC), nội quy, quy chế cơ quan kiểm tra Nhiệm vụ Giúp BCH, BTV CĐ kiểm traGiám... UBKT CĐ cấp trên tham gia với BCH CĐ cấp dưới về kiện tòan tổ chức, chuẩn bị nhân sự UBKT, việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ kiểm tra + Công đoàn cấp dưới chịu sự kiểm tra của UBKT CĐ cấp trên theo những nội dung quy định trong Điều lệ công đoàn - UBKT CĐ cấp trên với UBKT CĐ cấp dưới: + UBKT CĐ cấp dưới chịu sự kiểm tra của UBKT CĐ cấp trên và thực hiện chế độ thông tin báo cáo với UBKT CĐ cấp... UBKT do BCH CĐ quyết định, nhưng UV BCH tham gia UBKT không qúa 1/3 số lượng BCH CĐ cùng cấp - Nếu UBKT lâm thời BCH CĐ cấp trên trực tiếp chỉ định UBKT CĐ lâm thời Cấp LĐLĐ tỉnh, CĐN Số lượng 09 ủy viên LĐLĐ huyện, TP CĐCS 07 ủy viên - Từ 03-05 UV - Dưới 30 đoàn viên cử 01 UV BCH làm nhiệm vụ kiểm tra Nhiệm kỳ 5 năm 5 năm Họp 3 tháng/lần 3 tháng/lần Nhiệm kỳ của UBKT theo nhiệm kỳ của BCH CĐ cùng cấp... cấp trên + UBKT CĐ quan hệ với cơ quan Nhà nước cùng cấp và cấp dưới theo sự ủy quyền của BCH, BTV CĐ cấp đó Lưu ý: Trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (có tổ chức công đoàn) đều có UBKT CĐ hoặc cán bộ phụ trách công tác kiểm tra công đoàn và Ban Thanh tra Nhân dân Cần phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa UBKT CĐ và Ban Thanh tra Nhân dân 5 Sự giống nhau và khác nhau giữa UBKT CĐ và Ban Thanh... tỉnh, TP trực thuộc TW; Công đoàn ngành TW; - LĐLĐ huyện -Tp, CĐ ngành, CĐVC, CĐ cấp trên cơ sở; - Công đoàn cơ sở(bao gồm CĐCS thành viên), nghiệp đoàn 3 Công tác kiểm tra giám sát của công đoàn: a Quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa X Điều 35 nêu:” Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của BCH CĐ mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ Công đoàn, Nghị... quy chế của cơ quan, DN 14 6 Nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra: (5 nhiệm vụ) a Giúp BCH, BTV CĐ thực hiện kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn: Việc kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn là nhiệm vụ của BCH, BTV CĐ mỗi cấp Song UBKT CĐ mỗi cấp có trách nhiệm giúp BCH, BTV CĐ cấp mình gồm các nội dung sau: + Giúp BCH, BTV CĐ xây dựng kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn + Phối hợp cùng các ban, bộ... cấp mình và cấp dưới b Quyền thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp BCH, BTV CĐ cùng cấp Giúp BCH, BTV CĐ xây dựng kế hoạch cũng như trực tiếp kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn ở cấp mình và cấp dưới c Quyền báo cáo với BCH, BTV CĐ cùng cấp về hoạt động kiểm tra công đoàn trong các kỳ họp Thường kỳ của BCH, BTV CĐ Giúp BCH, BTV CĐ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn,... của BCH, BTV CĐ mỗi cấp nhằm thực hiện chức năng Lãnh đạo của mình 4 Hoạt động của Uỷ ban kiểm tra công đoàn: a Bầu cử: Thực hiện theo nguyên tắc bầu bằng phiếu kín, người trúng cử phải trúng qúa 1/2 số phiếu bầu - Các Ủy viên và chủ nhiệm UBKT do BCH CĐ cùng cấp bầu.; - Phó chủ nhiệm do UBKT bầu vào phiên họp thứ nhất của UBKT; - Nếu UBKT lâm thời BCH CĐ cấp trên trực tiếp chỉ định UBKT CĐ lâm thời... gia với các cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVC LĐ d Ủy viên UBKT CĐ được tham dự các Hội nghị của BCH CĐ và được mời dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu công đoàn cùng cấp e.UBKT có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân trong Hệ thống UBKT CĐ cấp đó và cấp dưới; UBKT CĐ được sử dụng con dấu của Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp Phần thứ hai PHƯƠNG PHÁP . BCH CĐ cùng cấp và UBKT CĐ cấp trên trực tiếp chỉ đạo. f. Mỗi quan hệ: 13 - UBKT CĐ với BCH CĐ: UBKT CĐ chịu sự lãnh đạo của BCH CĐ cùng cấp. - UBKT CĐ. của LĐLĐ tỉnh: 70% CĐCS Trường học. Tổng gồm 1,7%: 25% CĐ Giáo dục huyện, TP. (1% KPCĐ, 0,7% ĐPCĐ) 5% LĐLĐ huyện, TP. - Đối với các CĐCS xã, phường, thị