1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm Hiểu Ca Dao Việt Nam

6 4,1K 50
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 93 KB

Nội dung

hay hay NGỮ VĂN 10 TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU Họ & Tên: Ngô Thành Đại – Lớp 10A 3 TÌM HIỂU VỀ CA DAO VIỆT NAM I. Khái niệm về ca daoCa dao là thể loại trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.  Ca dao là nguồn sữa tinh thần ni dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cơ gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về cơng đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội.  VD : Thân em như giếng giữa đàng Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.  Ca dao có nội dung phong phú và đa dạng. II. Phân loại ca dao  Dựa vào cung bậc tình cảm, ca dao được chia làm 3 loại: • Ca dao trữ tình • Ca dao hài hước • Ca dao nghi lễ III. Nội dung của mỗi loại ca dao 1. Ca dao trữ tình Ca dao trữ tình được chia làm 3 loại chính: Ca dao than thân (người phụ nữ trong XHPK), ca dao lao động & ca dao u thương – tình nghĩa. a) Ca dao u thương – tình nghĩa  Nội dung : Là tiếng hát u thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, q hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đơi.  VD : • Đối với cha mẹ: Mẹ già như chuối ba hương, Như xơi nếp một, như đường mía lau. Con người có tổ có tơng Như cây có cội như sơng có nguồn. • Đối với tình u chung thủy, trong sáng, thiết tha: u nhau cởi áo cho nhau, Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay. Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Anh đi đường ấy xa xa, Để em ơm bóng trăng tà năm canh. • Đối với xóm làng, q hương, đất nước: Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. -------------------------- Trang 1/6 hay NGÖÕ VAÊN 10 b) Ca dao than thân Người phụ nữ trong XHPK xưa trở thành đề tài, cảm hứng sáng tác bất tận của CD:  Nội dung ca dao than thân : là tiếng than thân trách phận, cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Đồng thời, ca dao than thân còn đề cao giá trị & phẩm chất của con người.=> Phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn chứa rất sâu trong đó.  Hoàn cảnh ra đời : Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức: Thương thay thân phận con rùa, Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia. • Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ giáo phong kiến gây ra: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi. • Cảnh tảo hôn, đa thê, gả bán, Vợ lẽ như giẻ chùi chân, Chùi xong lại vứt ra sân Gọi ông hàng xóm có chùi chân thì chùi. Bồng bồng cõng chồng đi chơi, Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sòng Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên. • Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng không bao giờ để mất niềm tin: Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây. Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa. c) Ca dao lao động  Nội dung ca dao lao động : phản ánh quá trình lao động của nhân dân.  VD : Trời mưa trời gió đùng đùng, Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu Đem về trồng bí trồng bầu Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà. * Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. * Trâu ơi, ta bảo trâu này…. Trang 2/6 NGÖÕ VAÊN 10 2. Ca dao hài hước  Nội dung ca dao hài hước : thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội – thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống lao động vất vả của người dân khi xưa. Ca dao hài hước được chia làm 2 loại chính: Ca dao châm biếm, trào phúng & Ca dao tự trào, hài hước. a) Ca dao châm biếm, trào phúng  VD : Số cô không giàu thì nghèo, Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông. Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng không gái thì trai. * Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu, Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn. * Thế gian chuộng của, chuộng công, Nào ai có chuộng người không bao giờ. b) Ca dao tự trào, hài hước  VD : Chồng người đánh Bắc dẹp Đông, Chồng em ngồi bếp giương cung bắn gà. * Chồng người cưỡi ngựa bắn cung Chồng em cưỡi chó, lấy thun bắn ruồi. ----------------------------- 3. Ca dao nghi lễ Nội dung : thể hiện niềm tin tôn giáo. VD : Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. * IV. Nghệ thuật của ca dao Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại: được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn (vãn 4, 5). Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Ngôn ngữ: trong sáng, dễ hiểu, mộc mạc, gắn bó. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá, . tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa: Đôi ta thương mãi nhớ lâu Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm. * Trang 3/6 NGÖÕ VAÊN 10 Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu. * Đường xa thì mặc đường xa Nhờ mình làm mối cho ta một người Một người mười tám đôi mươi Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình • Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, . VD: Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về. Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ. Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. • Không gian và thời gian trong ca dao thường xác định, cụ thể. VD: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.  Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân. V. Bài viết đánh giá, bình giảng về Ca dao. Bình giảng bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm…”: “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. BÀI LÀM Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm chiều chiều. “Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh dồng…” Con cò là người bạn thân thiết, hiền lành của nhà nông. Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta: chất páhc, siêng năng, cần mẫn, trải qua nhiều vất vả, gieo neo. Cánh cò từ hàng ngàn năm xa xưa đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ: “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Trang 4/6 NGÖÕ VAÊN 10 Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nạn đẻ nói lên thân phận vất vả, bất hạnh của nhà nông, ca ngợi một tâm thế đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục. Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu da đọc lên nghe nhiều thương cảm, ai oán” “Con cò mà đi ăn đêm” Vạc mới đi ăn đêm, chứ cò thì kiếm ăn ban ngày. Cò phải đia ăn đêm, đó là một nghịch lý trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ “mà” trong câu ca làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! Tục ngữ, ca dao của Vũ Ngọc Phan ghi là: “Con cò mày đi ăn đêm”. Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được mẹ cò tha mồi về tổ cho nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truân thế, cò còn phải trải fqua nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn không thể nào kể xiết! Cò đã “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”. Cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Hai từ “lộn cổ” nói lên tai họa cò gặp phải. Cò không thể nào thoát hiểm được khi bị “lộn cổ xuống ao”. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cò: “Ông ơi ông vớt tôi nao. Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”. Ba từ “ông”, hai từ “tôi” được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong “ông” cứu vớt, đoái thương. “Tôi có lòng nào…” là lời phân trần: cò đi ăn đêm… nhưng cò không phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện. Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân “hai sương một nắng”. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò “lộn cổ xuống ao” cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bưc trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ” - Nửa công đưa ở, nửa thuê bò” (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao nay. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao đã gieo vào lòng chúng ta sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước cách mạng Tháng Tám. Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối: “Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta. Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử “đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm thế thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bun”. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ “trong” và “đục” tương phản nhau, lời nguyền của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một Trang 5/6 NGÖÕ VAÊN 10 lẽ sống đẹp. Chữ “xáo” được điệp lại 4 lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả sự đinh của người bất hạnh trong cảnh ngộ đáng thương. Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò “lộn cổ xuống ao” trong bài ca dao này? Lão Hạc “thà chết trong còn hơn sống đục”; trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con tra tha hương chưa về, gời lại tiền cho ông giáo để lo việc tang ma… Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm. Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao dân ca đều được viết bằng thẻ thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ 6 câu 8 như thường lệ mà lại vần với chữ thứ 4 câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể” “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao. Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…” Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này. Thương con cò lâm nạ “lộn cổ xuống ao…”, thương “con cò đi đón cơn mưa…”, thương “con cò chết rũ trên cây…”, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Hơn 80% dân số nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc, (…) Cái kèo cái cột thành tên, Hạt gạo phải một nắng hai sương Xay giã giần sàng, Đât nước có từ ngày đó…” (Nguyễn Khoa Điềm) Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua, anh bộ đội cụ Hồ là người nông dân mặc áo lính. Cần cù, dũng cảm, yêu nước, chất phác… là phẩm chất cao quý của nhà nông quê ta… Học bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” ta thêm thương yêu kính phục họ. Bài học thà chết trong còn hơn sống đục mà nhà thơ dân gian gửi cho đến nay vẫn còn có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta. =/Sưu Tầm/= Trang 6/6 . VŨNG TÀU Họ & Tên: Ngô Thành Đại – Lớp 10A 3 TÌM HIỂU VỀ CA DAO VIỆT NAM I. Khái niệm về ca dao  Ca dao là thể loại trữ tình dân gian, thường kết hợp. ai.  Ca dao có nội dung phong phú và đa dạng. II. Phân loại ca dao  Dựa vào cung bậc tình cảm, ca dao được chia làm 3 loại: • Ca dao trữ tình • Ca dao

Ngày đăng: 11/10/2013, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w