GIÁO ÁN THAO GIẢNG VÒNG II. Chủ điểm: ĐỘNG VẬT. Môn : Khám Phá Khoa Học. Đề tài: Một số loài cá. Lớp: Chồi 1 (4-5 tuổi). Thời gian: 20-25 phút. Ngày soạn: 24/02/2013. Ngày dạy: 26/02/2013. Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Hằng a. Mục đích yêu cầu: - Trẻ gọi đúng tên một số loài cá và một số bộ phận chính bên ngoài của cá. Trẻ biết được có rất nhiều loài cá sống dưới nước. Trẻ so sánh được sự giống và khác nhau của 1 số loài cá. - Biết được ích lợi của cá đối với đời sống, sức khỏe con người. - Biết cách chăm sóc cá. - Phát triển tư duy, trí nhớ có chủ định cho trẻ. - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ ao hồ, song, biển, không bị ô nhiễm để loài cá phát triển. b. Chuẩn bị: - Môi trường hoạt động học: trong lớp - Tranh về 1 số loài cá: cá chép, cá lóc (cá quả), cá 3 đuôi. c.Phương pháp: - Đàm thoại, quan sát, thực hành. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. Mở đầu hoạt động: - Lớp hát và vận động theo bài hát “Cá vàng bơi” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát có nhắc đến con vật gì? - Cá vàng sống ở đâu? Ngoài cá vàng ra bạn nào cho cô biết còn có những loài cá nào nữa? À ngoài cá vàng ra còn có rất nhiều các loài cá cũng sống ở dưới nước nữa muốn biết đó là những loài cá nào có đặc điểm gì hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu về một số loài cá. Hoạt động trọng tâm: * Quan sát và đàm thoại: Cô đưa tranh cá chép ra cho trẻ xem và hỏi trẻ: - Cô có bức tranh con cá gì đây? (lớp, tổ, cá nhân đọc) Lớp vận động. Cá vàng bơi. Con cá vàng. Sống dưới nước. Cá lóc, cá trê, cá chép… Cá chép. - Cá chép có màu gì? - Cá chép gồm những phần nào? Gồm 3 phần: Phần đầu, phần thân và phần đuôi. - Phần đầu gồm những bộ phận nào? - Phần thân gồm những bộ phận nào? - Còn phần đuôi thì gồm có gì? Nó thường sống ở đâu? Thức ăn của nó là gì? Cá chép có màu vàng hoặc trắng thường sống ở dưới nước, trên đầu cá thường có 2 cái râu, thân có vảy, có vây, và có đuôi to, thức ăn chủ yếu của chúng là cám, các loài thực vật và sinh vật nhỏ sống trong nước. • Cô đưa tranh con cá lóc. Đàm thoại tương tự cá chép. => Cá lóc hay còn gọi là cá quả, sống dưới nước, có màu đen, dưới bụng có màu trắng, có dạng hình tròn dài, có vảy, vây, và đuôi, thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, các loài rong rêu, và các loài cá nhỏ. * Cô đưa tranh con cá 3 đuôi ra và đàm thoại với trẻ tương tự như cá chép và cá lóc. => Cá 3 đuôi có màu vàng, bụng rất lớn. Có vây, và có 3 đuôi dài, sống dưới nước và thường được nuôi để làm cảnh, thức ăn chủ yếu của chúng là cám. So sánh: Cá chép và cá lóc: • Giống nhau : Đều sống dưới nước, có vẩy, có vây, thức ăn chủ yếu là cám và cỏ, rong rêu và các sinh vật sống dưới nước. * Khác nhau: Cá chép: Cá chép có màu vàng hoặc trắng, trên đầu cá có 2 cái râu, có đuôi to. Cá lóc: Có màu đen, dưới bụng có màu trắng, có dạng hình tròn dài, Cá lóc và cá 3 đuôi: * Giống nhau: Đều sống dưới nước, có vẩy, có vây. • * Khác nhau: Cá lóc: Có màu đen, dưới bụng có màu trắng, có dạng hình tròn dài, thường được nuôi để ăn, thức ăn chủ yếu là cám và cỏ, rong rêu và các sinh vật sống dưới nước. Cá 3 đuôi: có màu vàng, bụng rất lớn. Màu vàng. Trẻ quan sát rồi kể. Trẻ kể. Trẻ kể. Trẻ kể. Dưới nước. Cám, các loài thực vật, và một số loài sinh vật nhỏ sống dưới nước. Có 3 đuôi dài, thường được nuôi để làm cảnh, thức ăn chủ yếu của chúng là cám. * Mở rộng: cho trẻ xem tranh các loài cá khác sống ở nhiều laoij nước khác nhau. Ngoài các loại cá các con vừa học ra còn có rất nhiều các loài cá khác như: Cá trắm, cá trê, cá thu, cá mập……. đó là những loài cá sống ở rất nhiều loại nước khác nhau: nước ngọt, nước mặn và nước sông nhưng chúng đều rất có ích cho đời sống con người như làm thức ăn, để làm cảnh… nên các con phải có ý thức bảo vệ ao hồ, song, biển, không bị ô nhiễm để loài cá phát triển. * Luyện tập cá nhân: cô gọi 2 trẻ lên lấy tranh theo yêu cầu của cô. Đọc tên loại cá và nói lên đặc điểm của chúng. * Luyện tập cả lớp: Cô gọi tên hoặc đặc điểm các loại cá trẻ nào có mũ loại cá nào thì đứng lên gọi tên loại cá đó. * Củng cố kiến thức cho trẻ: Cho trẻ nghe bài hát “Tôm cá cua thi tài” kết hợp với trò chơi vận động. Chơi trò chơi vận động: làm “đàn cá bơi”, phối hợp vơi cử động hít vào thở ra, hai tay làm “vây cá” đưa thẳng từ phía trước vòng ra sau, hai chân bước nhẹ, miệng nói “cá bơi” giữa hai lần nói “cá bơi thì hít vào”. Khi nói “Cá không bơi” thì đứng yên hai tay buông xuôi. Khi nói “cá bơi thì lại tiếp tục. Kết thúc hoạt động: Giáo dục trẻ ăn cá rất có lợi cho cơ thể, nên khi các món ăn được chế biến từ cá thì phải ăn hết khẩu phần. Cho trẻ ra chơi. . Trẻ gọi đúng tên một số loài cá và một số bộ phận chính bên ngoài của cá. Trẻ biết được có rất nhiều loài cá sống dưới nước. Trẻ so sánh được sự giống và khác nhau của 1 số loài cá. - Biết được. nhiều laoij nước khác nhau. Ngoài các loại cá các con vừa học ra còn có rất nhiều các loài cá khác như: Cá trắm, cá trê, cá thu, cá mập……. đó là những loài cá sống ở rất nhiều loại nước khác. vàng ra còn có rất nhiều các loài cá cũng sống ở dưới nước nữa muốn biết đó là những loài cá nào có đặc điểm gì hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu về một số loài cá. Hoạt động trọng tâm: