Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
699 KB
Nội dung
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I CHỦ ĐỀ NHÁNH TÔI LÀ AI ( Thời gian thực hiện : Từ ngày 15/9 đến ngày 20/ 9 ) Xác định yêu cầu : Kiến thức: - Có một số hiểu biết về bản thân, đặc điểm, giới tính, sở thích riêng - Biết phân nhóm bạn trai, bạn gái ( 1 bạn- nhiều bạn) Kỹ năng : - Yêu thích cái đẹp, có khả năng cảm nhận cái đẹp của bảnthân qua một số tác phẩm tạo hình, thơ, chuyện. - Rèn luyện kỹ năng chạy cho trẻ Thái độ : - Biết tiếp nhận và cảm nhận được tình cảm khác nhau của bảnthân và của người khác. - Biết cách ứng xử với người lớn, phù hợp với giới tính của mình. Hoạt động Thứ hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Đón trẻ Cô cùng trò chuyện với trẻ về bảnthân của mình là trai hay gái, tên, tuổi, sở thích của từng cá nhân trẻ. Hướng dẫn cho trẻ biét cất cặp, dép đúng nơi qui định và tự giác chào cô, bố, mẹ. Cho trẻ xem tranh về bạn trai, bạn gái và những người bạnthân của trẻ. Cô giới thiệu các góc chơi để giúp trẻ dể nhận biết và cho trẻ chơi theo ý thích Chop trẻ quan sát tranh các bạn trai, bạn gái, để giúp trẻ tham già vào giờ học tốt hơn. TDBS Hô Hấp : Gà gáy ( 2L - 2N ) Tay Vai : Hai tay đưa ra trước xoay cổ tay ( 2L - 2N ) Chân : Hai tay chống hông xoay người sang 2 phía. ( 2L - 2N ) Bụng lườn : Ngồi xổm đứng lên dậm chân ( 2L - 2N ) Bật : Bật tại chỗ ( 2L – 2N ) Hoạt động có chủ định KP khoa học: Trò chuyện về bé và những người bạnthân của bé Thể dục: Chạy theo đường thẳng 7- 8 mét. GD âm nhạc: Đi học về Kể chuyện: Chú Vịt Xám Tạo hình : Di màu chân dung bé. Hoạt động góc Góc Phân vai Mẹ con Bế em Góc xây dựng- lắp ghép Xếp hình Bé Xếp hình bạn Bé Góc khoa học Vật nào nổi - vật nào chìm Đong nước Góc văn học Đóng kịck câu chuyện “ Chú Vịt Xám” Làm AlBum về các bạn Góc thiên nhiên Chăm sóc cây Chơi với cát Góc nghệ thuật Tô màu bạn trai, bạn gái Hát các bài hát về chủ đề bảnthân Hoạt động ngoài trời * HĐCMĐ: Cho cháu hát bài “ đi học về” * TCVĐ: Tìm bạn * Chơi với các đồ chơi trong sân trường. * HĐCMĐ: Trò vhuyện về bé và các bạn của bé. * TCVĐ: Tạo dáng *Chơi với các đồ chơi trong sân trường. * HĐCMĐ: Cho cháu vẽ trên sàn bạn trai, bạn gái. * TCVĐ: Về đúng nhà * Chơi với các đồ chơi trong sân trường. * HĐCMĐ: Cho cháu quan sát bầu trời ngày hôm nay. * TCVĐ: Đuổi bóng * Chơi với các đồ chơi trong sân trường. * HĐCMĐ Trò chuyện với trẻ về sở thích của bé. * TCVĐ: Tìm bạn * Chơi với các đồ chơi trong sân trường. Hoạt động chiều Củng cố lại các kiến thức cô cung cấp cho trẻ trong ngày. Cho trẻ chơi Cho trẻ cùng làm ALBum về bé và các bạn của bé. Cho trẻ làm quen với các nhân vật trong câu chuyện “ Chú Vịt Xám” Chơi theo các Ôn lại các bài thơ, bài hát đã học. Cho trẻ chơi các góc theo ý thích. Nêu gương các bạn tốt trong tuần, cô nhận xét và phát phiếu bé ngoan. theo ý thích góc Thứ hai Ngày 15 Tháng 9 Năm 2008 Hoạt động: Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦABÉ I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết và giới thiệu được mình tên là gì, là trai hay gái sở thích của mình thích gì? Biết được có những người bạnthân nào, tên gì, trai hay gái. - Cháu xác định đúng giới tính của mình để tham gia tốt vào trò chơi. - Biết cảm nhận được tình cảm, cảm xúc khác nhau của bảnthân và của người khác II. Chuẩn bị: - Tranh bạn trai, bạn gái. - Đàn, máy III. Tiến trình hoạt động: a/ Mở đầu hoạt động : Cô hát cho cả lớp cùng nghe bài “ Bạn có biết tên tôi”. Qua bài hát cô trò chuyện với cháu về cô, về bé, về các bạn đê khuyến khích cháu tự giới thiệu về bảnthân mình và những người bạn của trẻ. b/ Hoạt động trọng tâm : * Quan sát tranh : - Cho cháu chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng” - Cho cháu quan sát tranh bạn trai, bạn gái để cháu tự nhận xét, vì sao biết đó là bạn trai, bạn gái. - Cô hỏi cháu: + Thế cô là trai hay gái ? Vì sao ? - Cho cháu xung phong lên tự giới thiệu về mình cho các bạn cùng nghe. - Đối với các cháu mạnh dạn cô khuyến khích cháu tự giới thiệu thêm về những người bạnthân của mình. - Cô giúp cháu cùng trò chuyện về mình và những người bạnthân của mình bằng các gợi ý đơn giản, dể hiểu và để cháu tích cực tham gia cùng đàm thoại với cô và các bạn. + Con tên gì ? Năm nay con mấy tuổi ? + Con là bạn trai hay bạn gái ? + Thế trong lớp con chơi thân với bạn nào nhất? + Bạn đó tên gì? Là bạn trai hay bạn gái. - Cô chú ý đến các cháu còn rụt rè ,để giúp cháu cũng biết tự giới thiệu về bảnthân mình cà những người bạn của mình qua sự gợi ý của cô. * Trò chơi 1 : “ Về đúng nhà” - Cô đưa ra một số ngôi nhà có dán hình bạn trai, bạn gái. - Cô nêu luật chơi cho cháu hiểu, khi kết thúc một bài hát hoặc có hiệu lệnh của cô, thì các con phải chạy về tìm đúng cho mình một ngôi nhà. ( bạn trai thì về ngôi nhà có dán hình bạn trai, còn bạn gái thì cũng tìm cho mình ngôi nhà có hình bạn gái) - Cho cháu chơi vài lần để giúp cháu phân biệt tốt hơn về giới tính của mình. * Trò chơi 2 : “ Tìm bạn” - Cô nêu ra luật chơi cho cháu hiểu, mỗi bạn tự tìm cho mình một người bạnthân và giới thiệu bạn đó tên là gì? Là bạn trai hay bạn gái. c/ Kết thúc hoạt động : - Cô nhận xét giờ học và tuyên dương cháu. - Cho cả lớp cùng đọc bài thơ “ bạn mới” * Nội dung đánh giá cuối ngày: ( Đánh giá việc chuẩn bị giáo án của giáo viên, chuẩn bị môi trường để tổ chức các hoạt động, cách thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục và hướng dẫn của giáo viên các biểu hiện của trẻ, một số đặc điểm cần lưu ý ) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Thứ Ba Ngày 16 Tháng 9 Năm 2009 HOẠT ĐỘNG : ĐỀ TÀI : ĐI HỌC VỀ I.Mục đích yêu cầu : - Cháu biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu được nội dung bài hát. - Cảm nhận được giai điệu của bài hát. - Cháu hát đúng lời bài hát, đúng nhạc và vào nhạc khớp với đàn, thể hiện được hồn nhiên khi hát. - Giáo dục cháu biết chào cô, bố, mẹ, ông, bà khi đi học về. II. Chuẩn bị : - Máy, đĩa, Đàn. - Tranh về nọi dung bài hát. III. Tiến trình hoạt động : a/ Mở đầu hoạt động : - Cô cho cháu xem tranh rồi hỏi cháu về nội dung bức tranh đó. Cô giới thiệu cho cháu hiểu nội dung bài học hôm nay cho cả lớp biết thông qua cuộc trò chuyện giữa cô và cháu. b/ Hoạt động trọng tâm : * Dạy hát bài : “Đi Học Về” - Cô đàn cho cả lớp cùng nghe bài “ Đi học về” một lần.hỏi cháu vừa nghe cô đàn bài gì? Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả cho cháu biết. - Cô hát một lần thật hay, vừa, rõ lời cho cháu nghe. - Cô giải thích nội dung bài hát cho cháu hiểu. - Cô dạy cho cháu hát từng câu ( nếu cháu chưa thuộc) cô chú ý lắng nghe xem cháu hát có lời bài hát không để sữa sai kịp thời cho cháu hát đùng hơn. - Khi cháu thuộc bài hát rồi, cô cho cháu hát theo với đàn để xem cháu hát có đúng với nhịp cô đàn chưa. - Cho cháu cùng hát với cô vài lần, cô khúyến khích cháu chú ý nghe đàn để vào nhạc cho khớp nhạc. - bằng hình thức thi đua xen kẽ nhau, để giúp cháu tham gia vào giờ học tốt hơn.( cho đọi bạn trai, bạn gái hát ) * Trò chơi : Bạn nào hát + Mục đích : - Giúp cháu phát triển tai nghe và phán đoán đúng. + Luật chơi : - Một bạn lên đội mũ che mắt lại. - Cháu gọi đúng tên bạn hát và hát bài gì. + Cách chơi : - Cho cháu đứng vòng tròn , một cháu xung phong lên đội mũ che mắt lại. Cô chỉ một bạn nào đó hát một bài, sau khi bạn hát xong thì bạn đội mũ sẽ bỏ mũ ra và chỉ đúng bạn nào vừa hát và cho biết bạn đó hát bài gì? - Cho cháu chơi vài lần, cô chú ý giúp cháu tham gia tốt vào trò chơi. * Nghe cô hát : - Cô hát cho cháu nghe bài hát “ Ngày đầu tiên” một lần thật hay và rõ lời. - Cô giới thiệu tên bài hát cho cả lớp cùng biết, cô giải thích nội dung bài hát cho cháu hiểu. - Cô hát lại cho cháu nghe, khuyến khích cháu lắng nghe để cảm nhận được giai điệu của bài hát nghe. C/ Kết thúc hoạt động: - Cho cháu cùng hát lại bài “ Đi học về” * Nội dung đánh giá cuối ngày: ( Đánh giá việc chuẩn bị giáo án của giáo viên, chuẩn bị môi trường để tổ chức các hoạt động, cách thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục và hướng dẫn của giáo viên các biểu hiện của trẻ, một số đặc điểm cần lưu ý ) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Thứ tư Ngày 17 Tháng 9 Năm 2009 HOẠT ĐỘNG : ĐỀ TÀI : CHẠY THEO ĐƯỜNG THẲNG 7-8 MÉT 1/ Mục đích yêu cầu : - Cháu biết xác định đúng hướng thẳng để chạy đến đích 7-8 mét theo yêu cầu của cô. - Rèn tính mạnh dạn, dẻo dai và biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy mà không kéo lê chân . - Có ý thức học tập tốt, không xô đẩy bạn khi chạy. 2/ Chuẩn bị : - Máy, đĩa, . - Cờ xanh, đỏ. Xúc sắc. - Vạch xuất phát và vạch của điểm đến 3/ Tiến trình hoạt động : a. Mở đầu hoạt động : - Cháu chuẩn bị đội hình và tư thế thoả mái để vào giờ học. b. Hoạt động trọng tâm : * Khởi động : - Cho cháu đi theo cô tự do theo nhạc kết hợp với các kiểu đi ( khi đi các kiểu cô nhắc cháu đi cô ) * Trọng động : 4 Bài tập phát triển chung : - ĐT Hô hấp : Thổi nơ bay ( 2L x 2N ) - ĐT Tay, vai : Hai tay đưa ra trước ( 2L x 2N ) - ĐT Chân : Đứng dậm chân tại chổ ( 2L x 2N ) - ĐT Bụng, lườn : Cúi gập người về phía trước ( 2L x 2N ) - ĐT Bật : Bật tại chổ ( 2L x 2N ) 4 Vận động cơ bản : - Cho cháu đứng hai hàng xoay mặt vào nhau . - Phía trước có một bóng cây rất mát , cô sẽ chạy đến đứng dưới cây đó cho mát các con có cùng chạy với cô không nào? - Cho cả lớp cùng trải nghiệm, cô chú ý xem cháu có chạy đúng không ? - Cô thấy các con, bạn nào chạy cũng nhanh cả đấy, nhưng cô thấy còn nhiều bạn chạy chưa đúng lắm, có bạn khi chạy thì kéo lê chân xuống sàn, còn có bạn chạy thì cúi đầu xuống.Cô sẽ chạy lại cho các con xem để các con nhìn xem cô chạy có đúng không nha! + Cô làm mẫu : . Cô chạy cho cả lớp xem một vòng, sau đó cô về phân tích động tác chạy cho cháu cùng hiểu. . Lần 2 cô cho một số bạn cùng chạy với cô cho cả lớp xem. + Cháu luyện tập : - Cho hai bạn khá lên thực hành trước cho cả lớp cùng. - Cho cháu cùng luyện tập, cô chú ý xem cháu thực hành đã chính xác động tác chạy chưa để sửa sai kịp thời cho cháu. - Cô cắm cờ làm đích khoảng cách từ 7-8mét, cho cháu thi đua giữa hai đội với nhau chạy lên rút cờ đem về, đội nào đem cờ về nhiều nhất là đội đó thắng. * Trò chơi vận động : “ Tạo dáng ” + Luật chơi : Cháu biết tạo thành dáng đang làmgì đó ( múa, quét nhà, lái xe ôtô…) + Cách chơi : Cháu đang đi chơi vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô thì biết dừng lai tạo cho mình một dáng theo ý thích của mình. - Cô cho cháu chơi vài lần, khuyến khích cháu tham gia tích cực vào trò chơi và khi chơi không được xô đẩy bạn khi chơi. c/ Hoạt động kết thúc : * Hồi tĩnh : - Cho cháu đi nhẹ nhàng sau đó ngồi xuống xoa bóp tay chân * Nội dung đánh giá cuối ngày: ( Đánh giá việc chuẩn bị giáo án của giáo viên, chuẩn bị môi trường để tổ chức các hoạt động, cách thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục và hướng dẫn của giáo viên các biểu hiện của trẻ, một số đặc điểm cần lưu ý ) . . . . . . . . . . . . Thứ năm, Ngày 18 Tháng 10 Năm 2008 Hoạt động: Đề tài : CHÚ VỊT XÁM I. Mục đích yêu cầu : ( Xác định theo kiến thức - kỹ năng – thái độ ) - Cháu biết được tên câu chuyện, tên tác giả, nhớ được hành động, lời nói của từng nhân vật và hiểu được nội dung câu chuyện. - Biết trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng và thể hiện được hành động của từng nhân vật. - Biết vâng lời bố mẹ, biết xin lỗi khi mình làm sai… II. Chuẩn bị : - Mô hình câu chuyện. - Tranh minh hoạ và mũ các con vật III. Tiến trình hoạt động : a/ Mở đầu hoạt động : - Cô cho cháu hát với cô bài hát “ Đàn vịt con” cô gợi hỏi về nôi dung bài hát,thế các chú Vịt đó có nghe lời mẹ không ? Nhưng cô biết có một chú vịt không nghe lời mẹ và điều gì đã xảy ra với chú vịt đó các con có muốn biết không? Vậy cô sẽ kẻ cho lớp mình cùng nghe câu chuyện “ Chú Vịt Xám” nha ! b/ Hoạt động trọng tâm * Cô kể mẫu : - Cô kể cho cả lớp nghe câu chuyện một lần lời to, rõ và thật diễn cảm. - Cô giới thiệu tên câu chuyện cho cháu biết , tên tác giả . - Cô tóm tắt nội dung câu chuyện cho cháu hiểu.Sau đó cô kể lại một lần kết hợp sử dụng mô hình rối. * Trích dẫn - đàm thoại : + Đoạn 1 : “Từ đầu cho đến . đàn vịt con vâng dạ rối rít” - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Câu chuyện nói về ai ? - Vịt mẹ dặn các con của mình như thế nào trước khi dẫn các con đi chơi? - Đàn vịt con có vâng lời của mẹ không ? - Để biết được có chú Vịt nào không nghe lời mẹ không thì các con lắng nghe cô kể tiếp câu chuyện nha ! + Đoạn 2 : ‘ “ Từ vừa ra khỏi cổng làng…không thấy Vịt mẹ đâu cả” - Thế chú Vịt nào đã không vâng lời mẹ ? - Chú Vịt Xám đã đi chơi ở đâu ? - Vì sao chú Vịt Xám lại thích xuống ao và chú có nhảy xuống ao không ? - Khi không nhìn thấy mẹ thì chú đã làm gì và chú kêu lên như thế nào ? - Và điều gì đã xảy ra với chú Vịt Xám , cô sẽ kể tiếpcâu chuyện cho các con cùng nghe. + Đoạn 3 : “ Gần đấy có một con Cáo cho đến hết” - Có một con gì đang ngủ và khi nghe tiếng ịt kêu thì Cáo đã suy nghĩ như thế nào ? - Cáo có bắt được Vịt Xám không ? - Để cứu được Vịt Xám, vịt mẹ đã làm gì ? - Vịt Xám đã nói gì với mẹ khi được mẹ cứu khỏi bị Cáo ăn thịt ? ( cô lồng giáo dục vào…) * Trò chơi : Đóng kịch “ Chú Vịt Xám” - Cho cháu tự chọn các vai nhân vật mà cháu thích, lấy mũ đội vào sau đó đóng kịch. Cô dẫn chuyện cho cháu đóng kịch, đến đoạn nào của nhân vật thể hiện thì cô để cháu tự nhiên thể hiện theo ý của mình., cô chú ý giúp cháu đóng kịch tốt câu chuyện. - Cho cháu chơi vài lần , cô khuyến khích cháu tham gia tích cực vào trò chơi. c/ Kết thúc hoạt động : - Cho cả lớp cùng chơi “ chú Vịt con” * Ghi nhận cuối ngày : ( Đánh giá việc chuẩn bị giáo án của giáo viên, chuẩn bị môi trường để tổ chức, cách thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục và hướng dẫn của giáo viên, các biểu hiện của trẻ, một số điểm lưu ý ) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………